So sánh hủy bỏ hợp đồng và hợp đồng vô hiệu

So sánh hợp đồng dân sự vô hiệu và hủybỏ hợp đồng dân sựHợp đồng vô hiệu và hủy bỏ hợp đồng đều đi đến một kết quả chung là chấm dứt hợp đồng. Tuynhiên, hợp đồng bị hủy và hợp đồng bị vô hiệu có những nét khác biệt.Cần phải phân biệt hai sự kiện pháp lý này vì đây là cơ sở để yêu cầu bồi thường thiệt hại trongtrường hợp hợp đồng đã giao kết không còn giá trị pháp lý.Tiêu chí so sánhHợp đồng dân sựvô hiệuHủy bỏ hợp đồngsựdân1. Điều kiện chấm dứthợp đồngHợp đồng dân sự viphạm một trong các điềukiện có hiệu lực của hợpđồngMột trong các bên tronghợp đồng vi phạm cácđiều khoản có trong hợpđồng hoặc một bên yêucầu hủy hợp đồng.2. Các trường hợpchấm dứt hợp đồngHợp đồng dân sự vôhiệu do:- Vi phạm điều cấm- Giả tạo- Người chưa thànhniên, người mất nănglực hành vi dân sự,người hạn chế năng lựchành vi dân sự xác lập,thực hiện- Nhầm lẫn- Bị lừa dối, đe dọa- Người xác lập khôngnhận thức và làm chủhành vi của mình- Không tuân thủ quyđịnh về hình thức- Có đối tượng không thểthực hiện đượcMột bên có quyền hủy bỏhợp đồng và không phảibồi thường khi bên kia viphạm hợp đồng.3. Hệ quả pháp lýHợp đồng vô hiệu không có hiệu lực kể từ thời điểmgiao kết.4. Trách nhiệm thôngbáoHợp đồng không đủ điều Bên hủy hợp đồng phảikiện có hiệu lựcthông báo cho bên kia vềthìđương nhiên vô hiệu. việc hủy bỏ, nều khôngthông báo mà gây thiệthại thì phải bồi thường5. Trách nhiệm hoàn trảCác bên hoàn trả cho nhau tài sản đã nhận, nếukhông hoàn trả được bằng hiện vật thì hoàn trảbằng tiền.6. Trách nhiệm bồithườngBên có lỗi gây thiệt hạicó trách nhiệm bồithường [có thể là mộttrong số các bên tronghợp đồng, có thể làngười thứ ba].[Nguon: Danluat]Bên có lỗi phải bồithường thiệt hại [mộttrong số các bên tronghợp đồng]Bên yêu cầu hủy hợpđồng nều không có lỗi thìkhông phải bồi thường.Bên vi phạm hợp đồngphải bồi thường phầnhợp đồng đã được thựchiện [nếu có thỏa thuận].

Luật sư Nguyễn Văn Thái

Điểm đặc trưng của hợp đồng dân sự vô hiệu là vi phạm các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự, đương sự có thể yêu cầu hủy hợp đồng nếu các bên vi phạm điều khoản hợp đồng. Tuy nhiên, khi phát sinh tranh chấp, mấu chốt vẫn là chứng cứ. Ông có thể phân tích rõ hơn về vấn đề này với các loại hợp đồng cụ thể như hợp đồng mua bán, vay nợ…?

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 137, Bộ luật Dân sự 2005, “khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường”.

Cũng từ quy định này, tòa án sẽ buộc các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận và các bên phải chứng minh mình đã giao, đã nhận cái gì để được tòa án bảo toàn quyền lợi. Nếu không hoàn lại cho nhau những gì đã nhận thì cũng phải chứng minh giá trị tương ứng để đưa ra yêu cầu tòa án bảo vệ quyền lợi hợp pháp.

Ví dụ, đối với hợp đồng mua bán,  bên bán cần chứng minh hàng hóa mình đã giao theo hợp đồng là đầy đủ, đúng chủng loại, chất lượng. Phía bên mua cũng phải chứng minh giá trị mình đã thanh toán. Trường hợp, tài sản không thể hoàn trả lại nguyên trạng ban đầu do đã có khấu hao qua quá trình sử dụng, thì đây là thiệt hại của bên bán và có thể yêu cầu phía bên kia phải bồi thường.

Với hợp đồng vay tài sản thì bên cho vay cần chứng minh đã giao đủ tài sản cho vay, bên vay cũng cần chứng minh rõ giá trị tiền đã trả [gồm cả gốc và lãi]. Tuy nhiên, do hợp đồng vay tài sản vô hiệu, điều khoản quy định về lãi phát sinh cũng vô hiệu theo và bên vay không có nghĩa vụ trả tiền lãi phát sinh kể từ thời điểm ký kết. Nếu bên cho vay cho rằng mình bị thiệt hại khi phải trả lãi cho người khác đối với số tiền đã cho vay, cần có chứng cứ chứng minh và có yêu cầu bồi thường. Tuy nhiên, giá trị bồi thường còn phụ thuộc vào việc tòa án xác định tỷ lệ lỗi của mỗi bên khi tham gia giao kết giao dịch vô hiệu. 

Hợp đồng dân sự bị vô hiệu và hủy bỏ hợp đồng dân sự đều dẫn đến kết quả chung là chấm dứt sự thỏa thuận của các bên. Ông đánh giá thế nào về hậu quả pháp lý của 2 sự kiện này?

Hợp đồng dân sự bị tuyên bố vô hiệu và hợp đồng dân sự bị chấm dứt hiệu lực là hai sự kiện pháp lý hoàn toàn khác sau. Hợp đồng dân sự bị tuyên bố vô hiệu thì không phát sinh hiệu lực kể từ thời điểm ký kết và không phát sinh quyền, nghĩa vụ của các bên. Còn hợp đồng bị chấm dứt hiệu lực do một sự kiện pháp lý nào đó thì hợp đồng đó vẫn phát sinh hiệu lực kể từ thời điểm các bên ký kết đến thời điểm bị chấm dứt và quyền, nghĩa vụ của các bên vẫn phát sinh như đã thỏa thuận trong hợp đồng.

Về hậu quả pháp lý, nếu hợp đồng vô hiệu, các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Bên nào có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường và nếu cả hai bên cùng có lỗi, tòa án sẽ xác định tỷ lệ lỗi tương ứng với mỗi bên và giá trị bồi thường cũng sẽ được áp dụng theo tỷ lệ lỗi.

Đối với hợp đồng bị chấm dứt hiệu lực, các bên không phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, mà giữ nguyên trạng hiện tại tranh chấp và các bên có quyền đưa ra yêu cầu bồi thường nếu cho rằng mình bị thiệt hại từ sự kiện chấm dứt hợp đồng. Nếu có đầy đủ chứng cứ chứng minh cho thiệt hại, bên gây thiệt hại có nghĩa vụ bồi thường toàn bộ. 

Hợp đồng không đủ điều kiện có hiệu lực thì đương nhiên vô hiệu, nhưng bên hủy hợp đồng nếu không thông báo mà gây thiệt hại sẽ phải bồi thường. Phải chăng điều này nhằm đề cao sự tôn trọng thỏa thuận và nghĩa vụ của các bên?

Theo quy định của pháp luật, hợp đồng vô hiệu không phát sinh hiệu lực kể từ thời điểm giao kết, vì vậy, các bên không có nghĩa vụ phải thực hiện giao dịch vô hiệu đó. Tuy nhiên, xuất phát từ giao dịch là sự thỏa thuận, hợp tác giữa các bên tham gia giao kết, vì vậy, pháp luật luôn khuyến khích các bên đàm phán, thỏa thuận giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp pháp sinh trong quá trình hợp tác, bao gồm cả việc thỏa thuận, đàm phán phương án khắc phục giao dịch vô hiệu, giải quyết hậu quả giao dịch vô hiệu, trước khi đưa tới tòa án để giải quyết.

Việc thông báo, đàm phán khi phát hiện giao dịch đang được thực hiện bị vô hiệu là hành vi tôn trọng pháp luật, tôn trọng lẫn nhau hơn là tuân thủ một giao kết giữa các bên. 

Đối với chủ thể tham gia giao kết là pháp nhân thương mại, nếu thời điểm xảy ra tranh chấp, đại diện pháp nhân bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự thì hợp đồng thương mại ký kết trước đó có thể bị tuyên vô hiệu không?

Đối với giao dịch của pháp nhân thương mại đều được giao kết, thực hiện thông qua người đại diện. Trường hợp người đại diện của pháp nhân bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự và thời điểm được tòa án ghi nhận mất năng lực hành vi dân sự là trước hoặc ngay thời điểm tham gia giao kết giao dịch thì giao dịch đó vô hiệu theo quy định tại Điều 130, Điều 133, Bộ luật Dân sự năm 2005. Nếu thời điểm giao dịch được ký kết trước thời điểm người đó được xác định mất năng lực hành vi dân sự, giao dịch đó vẫn có hiệu lực và pháp nhân vẫn tiếp tục thực hiện với người đại diện mới.

Hà Linh thực hiện.

cho em hỏi hợp đồng vô hiệu và hợp đồng bị hủy bỏ có điểm nào giống và khác nhau ạ? e cảm ơn !

Hợp đồng vô hiệu và bị hủy là khác nhau nhiều phần, trong đó:

Giống nhau

Đều là các hình thức chấm dứt hiệu lực của hợp đồng dân sự. Bên làm xảy ra thiệt hại nghiêm trọng phải bồi thường cho bên kia. Khi sự việc xảy ra hai bên hoàn trả nhau những gì đã nhận.

Khác nhau

Trước hết bạn cần xem qua định nghĩa:

Huỷ bỏ hợp đồng dân sự

  1. Một bên có quyền huỷ bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện huỷ bỏ mà các bên đã thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
  2. Bên huỷ bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc huỷ bỏ, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
  3. Khi hợp đồng bị huỷ bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết và các bên phải hoàn trả cho nhau tài sản đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải trả bằng tiền.
  4. Bên có lỗi trong việc hợp đồng bị huỷ bỏ phải bồi thường thiệt hại.

Hợp đồng dân sự vô hiệu

Là hợp đồng vi phạm một trong các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự được quy định tại Điều 122 Bộ luật dân sự năm 2005. Khi hợp đồng vô hiệu thì các bên có thể tự nguyện chấm dứt việc thực hiện hợp đồng, song nhiều trường hợp các bên không thể thỏa thuận với nhau về việc chấm dứt hợp đồng thì một hoặc các bên hoặc người đại diện [khi hợp đồng do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện] có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu và giải quyết hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu. Nhìn chung, các quy định về hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu theo Điều 137 Bộ luật dân sự năm 2005 không có sự thay đổi so với Điều 146 Bộ luật dân sự năm 1995: “Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận… Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.

Như vậy sự khác nhau ở đây là: Hợp đồng dân sự vô hiệu là hợp đồng vi phạm một trong các điều kiện có hiệu lực còn hợp đồng dân sự bị hủy bỏ là một trong các bên trong hợp đồng vi phạm các điều khoản có trong hợp đồng hoặc/và do một bên đề nghị hủy bỏ hợp đồng.

Hợp đồng dân sự vô hiệu không có các khoản quy định bồi thường thiệt hại của hai bên hoặc không có quy định riêng cụ thể cho các trường hợp xảy ra thể hiện trên hợp đồng của hai bên.

Hợp đồng dân sự bị đình chỉ có các thỏa thuận giữa các bên về điều khoản phải thi hành khi việc đình chỉ xảy ra, đây là thỏa thuận tình nguyện giữa các bên khi ký kết hợp đồng.

Đây là những ý kiến riêng của ban tư vấn, về câu hỏi của bạn chúng tôi có thể sửa đổi câu trả lời khi tập hợp được các ý kiến khác của cuộc họp nội bộ. Trường hợp có thêm ý kiến chúng tôi sẽ email đến địa chỉ của bạn lúc bạn đăng câu hỏi.

Cảm ơn bạn đã chia sẻ thắc mắc với chúng tôi !

Video liên quan

Chủ Đề