So sánh ngôn ngữ và văn học

TIỂU LUẬN CUỐI KỲMôn: Loại thể văn họcĐề bài:So sánh ngôn ngữ tiểu thuyết và ngôn ngữ kịch.Bài làmNgôn ngữ là một khía cạnh trung tâm trong việc xây dựng một tác phẩm.Gorki từng quan điểm: “Yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ, công cụ chủ yếucủa nó và - cùng với các sự kiện, các hiện tượng của cuộc sống - nó là chất liệu củavăn học”. Tuy nhiên, ở mỗi thể loại văn học, yếu tố ngôn ngữ lại có những đòi hỏivà đặc trưng riêng của thể loại đó. Cùng xem xét ngôn ngữ hai thể loại tiểu thuyếtvà kịch để làm rõ điều này.Nếu như tiểu thuyết thường được chia hành các chương, phần,…thì kịchđược chia thành các màn, lớp. Đặc trưng của ngôn ngữ tiểu thuyết như Bakhtinnhận định, vốn có “tính phức âm, tính phân tầng”, từ trong bản chất, “phổ biến làcác hình thức kết cấu lai tạo rất đa dạng và bao giờ cũng được đối thoại hóa ở mứcđộ này hay mức độ khác”. Song mức độ “đối thoại” đến đâu lại phụ thuộc vào từngkhuynh hướng tiểu thuyết, từng giai đoạn tiểu thuyết và từng chủ thể riêng biệt.Tính đối thoại trong tiểu thuyết được thể hiện trên nhiều cấp độ: đối thoại giữa cácnhân vật, đối thoại trong độc thoại, đối thoại giữa các chiều văn hóa, sự đa nghĩatrong các diễn ngôn nghệ thuật.Ở cấp độ nhân vật, mỗi nhân vật là một tiếng nói, một chủ thể độc lập, bìnhđẳng với tác giả. Đây là những đối thoại về tư tưởng, về ngữ nghĩa, về quan điểmnằm trong chính phát ngôn của họ. Bakhtin đã viết: “Chính sự định hướng đối1|Pagethoại của lời nói con người giữa những lời nói của người khác [với tất cả mọi mứcđộ tính chất xa lạ] tạo cho ngôn từ những khả năng nghệ thuật mới và cốt yếu, tạonên tính văn xuôi nghệ thuật đặc thù mà biểu hiện đầy đủ nhất và sâu sắc nhất là ởtrong tiểu thuyết”Tiểu thuyết thuộc loại hình tự sự nên nghệ thuật trần thuật là một trongnhững yếu tố quan trọng trong phương thức biểu hiện. Ngôn ngữ trần thuật là nơibộc lộ ý thức sử dụng ngôn ngữ có chủ ý của nhà văn, bộc lộ cách lý giải cuộcsống từ cách nhìn riêng và cá tính sáng tạo của tác giả.Xét ở ngôi kể thứ nhất, lời trần thuật vừa là ngôn ngữ trần thuật của tác giảvừa là ngôn ngữ trần thuật của nhân vật, nói cách khác, nó vừa là lời trực tiếp, vừalà lời gián tiếp. Còn ngôi thứ ba dưới hình thức người kể chuyện, lời trần thuậtmang tính khách quan hoá và trung tính. Người trần thuật được chứng kiến câuchuyện và có khả năng kể lại toàn bộ câu chuyện theo cách riêng của mình. Lúcnày lời trần thuật còn có nhiệm vụ tái hiện và phân tích, lý giải thế giới khác quanvật chất, sự việc, con người…; tái hiện và phân tích, lý giải lời nói ý thức ngườikhác. Lời văn trần thuật gián tiếp có thể là gián tiếp một giọng, là lời trần thuật táihiện, bình phẩm các hiện tượng của thế giới trong ý nghĩ khách quan vốn có củachúng. Cũng có thể là lời gián tiếp hai giọng, là lời trần thuật có hấp thu lời nhânvật, nó thể hiện sự đối thoại với ý thức khác của cùng một đối tượng miêu tả. Loạithứ hai này cho phép tác giả di chuyển “điểm nhìn” trần thuật và tạo nên tính chấtđa thanh trong ngôn ngữ trần thuật, ngôn ngữ tiểu thuyết. Ngôn ngữ đa thanh trongtrần thuật nhấn mạnh vào ngôn ngữ của người khác, hướng về một tiếng nói khác;chẳng hạn tiếng nói tác giả hướng về tiếng nói của nhân vật, hoặc tiếng nói nhânvật trong đó có xen lẫn giọng tác giả, hoặc là tiếng nói của nhân vật này xen lẫngiọng của nhân vật khác.2|PageNgôn ngữ nhân vật là một trong những phương tiện quan trọng được nhàvăn sử dụng nhằm thể hiện cuộc sống và cá tính nhân vật. Ngôn ngữ trần thuật củanhân vật là lời trực tiếp của nhân vật trong tác phẩm. Đó thực chất là ngôn ngữ củatác giả nhưng được giãi bày với tư cách nhân vật. Ngôi kể của nhân vật trần thuậtlà ngôi thứ hai, thứ ba nhưng vẫn được trần thuật ở ngôi thứ nhất, xưng tôi trongđối thoại. Điều này làm nên yếu tố tự truyện của nhân vật. Trong văn học hiện đại,lời – ngôn ngữ trần thuật của nhân vật có vị trí ưu trội nhất định trong tác phẩm, làphương diện quan trọng nhất của tính tạo hình khách thể trong tác phẩm tự sự.Ngôn ngữ trần thuật của nhân vật có thể là đối thoại hay độc thoại. Đối thoạigắn liền với việc những người nói hướng vào nhau và tác động vào nhau; độc thoạikhông nhằm hướng đến người khác và tác động qua lại giữa người và người. Ngônngữ trần thuật của nhân vật có nhiều chức năng khác nhau như: chức năng phảnánh hiện thực, chức năng tự bộc lộ của nhân vật, chức năng là đối tượng miêu tảcủa tác giả hoặc chức năng thể hiện nội tâm…. Tổng hợp những chức năng đó,thông qua trần thuật, nhân vật kể lại cuộc đời của mình, bộc lộ tâm tư, suy nghĩ,chiêm nghiệm về cuộc đời, lẽ sống, giúp người đọc lĩnh hội được tư tưởng, quanniệm của nhà văn. Cùng với trần thuật tác giả, trần thuật của nhân vật góp phầnhoàn thiện bức tranh đời sống trong tác phẩm. Mỗi nhân vật đều có ngôn ngữ trầnthuật của mình, làm phân hoá ngôn ngữ tiểu thuyết, đưa vào tiểu thuyết nhiều tiếngnói khác nhau, đa thanh, đa giọng điệu.Khác với tiểu thuyết, trong kịch hầu như không có ngôn ngữ kể chuyện.Vởkịch được diễn trên sân khấu với ngôn ngữ nhân vật. Chủ yếu là đối thoại.Ngôn ngữ đối thoại là lời đối đáp qua lại giữa các nhân vật, là dạng ngônngữ chủ yếu trong kịch. Các lời đối thoại trong kịch phải sắc sảo, sinh động và cótác dung hỗ tương với nhau nhằm thể hiện kịch tính. Xen kẽ là những mẩu độc3|Pagethoại, lời nhân vật tự nói với mình, qua đó bộc lộ những dằn vặt nội tâm và nhữngý nghĩa thầm kín. Ngoài ra trong kịch có bàng thoại, là lời nói với khán giả. Có khiđang đối đáp với một nhân vật khác, bỗng dưng nhân vật tiến gần đến và hướng vềkhán giả nói vài câu để phân trần, giải thích một cảnh ngộ, một tâm trạng cần đượcchia sẻ, một điều bí mật.Ngôn ngữ kịch là một hệ thống mang tính hành động, ngôn ngữ khắc họatính cách và là một hình thái ngôn ngữ hội thoại gần gũi với đời sống. Ngôn ngữvăn học kịch chủ yếu là ngôn ngữ nhân vật, rất ít ngôn ngữ của người trần thuật,toàn bộ nội dung cơ bản của kịch đều dựa trên sự hoàn thành ngôn ngữ nhân vật.Ngôn ngữ nhân vật có nhiệm vụ thúc đẩy xung đột kịch, triển khai tình cảnh kịch,biểu hiện tính cánh nhân vật. Vì thế yêu cầu ngôn ngữ kịch phải có tính hành động,cá tính hóa và đầy ẩn ý.Tính hành động của ngôn ngữ kịch một mặt chỉ hiện tượng ngôn ngữ đốithoại, độc thoại của nhân vật luôn kết hợp với hình dáng, điệu bộ, cử chỉ, thổ lộtình cảm, động tác hình thể, khiến cho diễn viên vừa thốt ra lời kịch vừa diễnnhững động tác, hành vi tương ứng; mặt khác chỉ hiện tượng ngôn ngữ đối thoại cósức ảnh hưởng, sức tác động mạnh mẽ đến người khác, thúc đẩy mạnh mẽ sự pháttriển của tình huống kịch, biểu hiện sâu sắc tư tưởng, ý chí, dục vọng, tình cảm.Nếu như đối thoại giữa các nhân vật, mặc dù mỗi bên đều biểu hiện ra tư tưởng,tình cảm của mình, nhưng lời nói của bên này không ảnh hưởng đến lời nói củabên kia, tâm tình hai bên từ đầu đến cuối không biến đổi, nội dung đối thoại trựctiếp được chú ý thì cũng không tạo được hứng thú kịch. Tính hành động trongngôn ngữ kịch chỉ việc nhân vật trong khi đối thoại đã ảnh hưởng lẫn nhau về cáchkiến giải, tình cảm, tư tưởng, quyết định mối quan hệ tương hỗ giữa cách nhân vật.4|PageTính cá thể hóa của ngôn ngữ văn học kịch là chỉ đối thoại, độc thoại củanhân vật vừa phải phù hợp với thân phận, tuổi tác, số phận, nghề nghiệp, địa vị xãhội, trình độ văn hóa, thói quen sinh hoạt, sở thích hứng thú, vừa biểu hiện được tưtưởng, tình cảm, đặc trưng cá tính của nhân vật, đây chính là người thế nào thì nóithế ấy, nói như thế nào sẽ biểu hiện tính cách như thế ấy. Nhà viết kịch người MĩLei.Shiluosaisi nói: “Lời thoại, đối thoại trong kịch là một thứ có ma lực, thôngqua nó, các yếu tố trong kịch mới có thể triển khai. Lời thoại là lời do nhân vậttrong kịch nói ra phải tất yếu và mới mẻ, vì nhân vật không thể nào kìm được màkhông nói ra, và sự tình của lời nói chỉ anh ta mới nói được, hơn nữa, chỉ có thể lấyphương thức lời nói của anh ta mới có thể nói được”Ngôn ngữ kịch chứa nhiều ẩn ý là chỉ ngôn ngữ nhân vật phải ý ở ngoài lời,là nhân vật không trực tiếp nói ra, mà tác giả ngụ ở trong ngôn ngữ, khán giả căncứ vào tình cảnh trong kịch và lời thoại có thể lĩnh hội được ý tứ. Văn bản kịch làkịch bản gốc dùng để diễn trên sân khấu cho khán giả có thể xem và nghe hiểuđược kịch, nên ngôn ngữ kịch trước hết phải rõ ràng, dễ hiểu, khẩu ngữ hóa, tránhtrống rỗng, tối nghĩa, đọc lên có thể hiểu ngay, đồng thời lại phải hàm súc khiếncho trong lời có lời, ý ở ngoài lời, từ đó mà có thể tìm thấy ý vị. Ngôn ngữ nhânvật kịch đòi hỏi người viết phải có một vốn hiểu biết phong phú và sâu rộng vềquần chúng, nắm được cách nói đa dạng của quần chúng, điều này quan trọng đốivới mọi nhà văn nói chung nhưng đặc biệt là đối với người viết kịch.Nói tóm lại, ngôn ngữ tiểu thuyết và ngôn ngữ kịch mang những đặc trưngthể loại riêng biệt. Tiểu thuyết thiên về trần thuật, kịch thiên về hành động. khônggian và hình thức biểu hiện là những yếu tố ảnh hưởng và chi phối ngôn ngữ thểloại.5|Page

Bài tập điều kiện chuyên đề Ngôn ngữ và văn học - Phạm Văn Nghiêm - cao học K20 ĐHSPHNBài tập điều kiện: chuyên đề ngôn ngữ và văn họcĐề bài: SO SÁNH CHẤT LIỆU CỦA NGHỆ THUẬT VĂN CHƯƠNG VÀ CHẤT LIÊU CỦA NGHỆ THUẬT HỘI HỌA THEO NHỮNG ĐẶC TÍNH CHI PHỐI ĐỒI VỚI NGHỆ THUẬTBài làmPHẦN MỞ ĐẦU Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của nghệ thuật văn chương hay nói ngược lại văn chương là nghệ thuật ngôn ngữ . Đó là những sự khẳng định từ lâu và được thừa nhận rộng rãi. Trong lịch sử loài người đã sáng tạo nhiều loại hình nghệ thuật như âm nhạc, điêu khắc, kiến trúc mỗi loại hình nghệ thuật đều có chất liệu riêng cho mình. Chẳng hạn chất liệu của âm nhạc là âm thanh, hội họa là đường nét và màu sắc, điêu khắc, kiến trúc là các dạng vật chất như gỗ, đá, thạch cao để tạo ra những đường nét, hình khối. Văn chương cũng như mọi ngành nghệ thuật đều cần có chất liệu. Không có chất liệu thì không thể gột “nên hồ”. Đó là điều kiện tiên quyết. Có thể nói chất liệu có vai trò quan trọng ảnh hưởng tới nghệ thuật ở nhiều phương diện: Quá trình sáng tạo nghệ thuật, quá trình lĩnh hội, tiếp nhận cảm thụ và ảnh hưởng trực tiếp tới tác phẩm nghệ thuật. Tuy nhiên vì mỗi loại hình nghệ thuật đều có chất liệu riêng cho mình nên sự chi phối của chất liệu đối với từng loại hình nghệ thuật khác nhau là khác nhau. Ở bài này do thời gian có hạn chúng tôi chỉ tập trung vào so sánh chất liệu của nghệ thuật văn chương và chất liệu của nghệ thuật hội họa theo những đặc tính chi phối đối với nghệ thuật.PHẦN NỘI DUNG Qua một thời gian học tập và nghiên cứu chuyên đề Ngôn ngữ và văn học chúng tôi đã rút ra một số điểm khác biệt giữa chất liệu của nghệ thuật văn chương với chất liệu của nghệ thuật hội họa theo những đặc tính chi phối đối với nghệ thuật, cụ thể như sau:1. Với tư cách là chất liệu của nghệ thuật văn chương , ngôn ngữ là một loại chất liệu mang tính toàn dân, phổ thông, phổ biến nhất. Thứ chất liệu này có ở mọi người, nằm ngay trong chính mỗi con người, bởi vì trừ những người khuyết tật bẩm sinh, còn không ai là không có ngôn ngữ. Trong khi đó chất liệu của nghệ thuật hội họa là màu sắc, đường nét là những thứ vốn không có sẵn trong con người. Người họa sĩ muốn sáng tác được phải đi mua chất liệu. Nhiều khi chất liệu rất đắt như sơn dầu, bột màu Chính sự khác nhau đó đã chi phối đến sáng tác nghệ thuật. Do ngôn ngữ có tính toàn dân, phổ thông phổ biến nhất nên sự sáng tạo văn chương cũng mang tính toàn dân. Khi sáng tác văn chương người sáng tác không phải đi mua chất liệu mà chính là “ rút ruột của chính mình” để sáng tác. Do có sẵn trong mỗi con người nên bất kỳ ai bất kỳ lúc nào khi có cảm hứng vẫn có thể sáng tác đôi câu thơ, câu văn. Chuyện các em nhỏ, hay những người dân bình thường làm thơ la thường gặp. Trong khi đó chất liệu nghệ thuật hội họa do tính không có sẵn cho nên người nghệ sĩ không thể 1Bài tập điều kiện chuyên đề Ngôn ngữ và văn học - Phạm Văn Nghiêm - cao học K20 ĐHSPHNsáng tác khi không có chất liệu trong tay. Nhiều khi cảm hứng dâng cao nhưng vì không mang theo chất liệu nên không thể sáng tác tạo ra sản phẩm được. Sau sáng tác là khâu truyền bá. Nhờ thư chất liệu mang tính toàn dân nên nghệ thuật văn chương có thể được truyền bá rộng rãi đến mọi người. Ngay cả khi chưa có chữ viết, chưa có kỹ thuật in ấn, chưa có phương tiện truyền thông hiện đại như ngày nay thì tác phẩm văn chương vẫn được lưu truyền rất dễ dàng từ người này sang người khác, cộng đồng này sang cộng đồng khác, thế hệ này sang thế hệ khác. Sự thật, truyện dân gian, ca dao, dân ca xưa được lưu truyền chủ yếu qua con đường “truyền miệng”. Nhờ tính toàn dân, tính phổ biến của chất liệu ngôn ngữ mà việc lĩnh hội, cảm thụ văn chương cũng không phải xa lạ, cao siêu. Những tác phẩm ưu tú của dân tộc như Truyện Kiều bất hủ vẫn được mọi người dân[ ngay cả những người không biết chữ, không có học] cảm thụ, say mê đến thuộc lòng. Trong khi đó đối với hội họa điều này quả thực không đơn giản. Từ khâu sáng tác, truyền bá và cả lĩnh hội, cảm thụ nếu không có điều kiện nhất định thì sẽ vô cùng khó khăn. Chẳng hạn, ngày trước khi phương tiện truyền thông chưa phát triển thì việc được thưởng thức tiếp cận những tác phẩm hội họa nổi tiếng với những người dân lao động bình thường la điều rất khó. Không phải ai cũng có điều kiện để đi đến những phòng trưng bày, triển lãm . Mặt khác để hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của một tác phảm hội họa đòi hỏi ở người thưởng thức cần có một trình độ nhất định. Đó là những hiểu biết căn bản về cách phối hợp màu sắc, hình khối phối hợp ánh sáng các gam màu… Do vậy nếu so sánh hai loại hình nghệ thuật ở tính toàn dân, tính phổ thông, tính phổ biến thì ta nhận thấy rõ ràng nghệ thuật văn chương với chất liệu ngôn ngữ có sự nổi trội hơn nghệ thuật hội họa.2. Tuy nhiên tính toàn dân của chất liệu ngôn ngữ lại không đồng nghĩa với tính nhân loại. Điều này khác với hội họa. Trong nghê thuật hội họa chất liệu là chung cho toàn nhân loại, đều là các đường nét và màu sắc tạo nên từ những thuốc vẽ hay sơn màu nào đó. Những đặc điểm về chất liệu này tạo nên những trường phái hội họa riêng và phổ biến toàn nhân loại. Ngôn ngữ thì trái lại, tự bản thân mình ngôn ngữ luôn mang tính dân tộc sâu sắc. Ngôn ngữ là tài sản riêng của từng dân tộc mang đặc trưng dân tộc. Đặc trưng dân tộc ở đây có thể biểu hiện ở những phương diện như: Hình thức âm thanh, hệ thống ngữ pháp và phương diện ngữ nghĩa. Trong khi đó ở hội họa bản thân chất liệu không mang tính dân tộc. Để sáng tạo nên một tác phẩm hội họa thì bất cứ ở đâu, dân tộc nào, người họa sĩ cũng đều cần tới nguồn chất liệu chung là màu sắc, đường nét hình khối… Tính dân tộc của chất liệu ngôn ngữ có sự chế định rất lớn đến các quá trình sáng tác, cảm thụ và đến chính tác phẩm văn chương. Không thể sáng tác văn chương bằng thứ ngôn ngữ xa lạ, thậm chí một thứ ngôn ngữ mà mình biết nhưng chưa đủ đến độ nắm được cái thần thái của nó. Càng không thể cảm thụ được tác phẩm văn chương khi không biết đến độ thuần thục chất liệu ngôn ngữ với những đặc trưng dân tộc gắn liền với nó. lúc đó, muốn cảm thụ được thì hoạt động chuyển dịch ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng và đòi hỏi sự chuyển dịch không chỉ về mặt từ ngữ mà cả cái linh hồn dân tộc đứng sau từ ngữ. Chẳng hạn như trong đoạn thơ sau :Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôiNày của Xuân Hương đã quyệt rồiCó phải duyên nhau thì thắm lạiĐừng xanh như lá bạc như vôi[Mời trầu – Hồ Xuân Hương]2Bài tập điều kiện chuyên đề Ngôn ngữ và văn học - Phạm Văn Nghiêm - cao học K20 ĐHSPHN Những câu thơ trên vốn làm từ những chất liệu hàng ngày của tiếng Việt,được mọi người Việt Nam bình thường biết và sử dụng. Những thứ chất liệu ấy thấm đượm hồn Việt: không chỉ ở các âm thanh của từ ngữ, ở các quy tắc kết hợp từ ngữ, ở thể loại lục bát, mà còn ở nhiều phương diện khác: ở nghĩa của các từ gắn liền với những sự vật , hiện tượng đặc thù của xứ sở [trầu, cau] ở cách dùng sự vật, hành động bên ngoài để diễn tả tâm lý bên trong, đó là cách nói bóng gió xa xôi về một ước vọng chung tình với người mình yêu. Nói đến cau và giầu ở đây mỗi độc giả là người Việt Nam đều hình dung ngay đến một phong tục truyền thống của người Việt : đó là tục cưới hỏi và theo tục này thì trầu, cau là những thứ không thể thiếu. Nữ sĩ đã mượn hình ảnh trầu, cau để bày tỏ một cách tế nhị, kín đáo tình cảm và mong ước của mình một cách rất tế nhị và độc đáo mang phong cách rất riêng. Nếu không có vốn hiểu biết, vốn ngôn ngữ dân tộc cũng như văn hóa của dân tôc thì sẽ không thể làm ra và hiểu đươc câu thơ. Trong khi đó, do chất liệu của nghệ thuật hội họa không mang đăc trưng dân tộc mà mang tính nhân loại , nên không cần thiết và cũng không thể chuyển dịch sang một chất liệu tương đương nào của dân tộc khác. Cả nhân loại vẫn chiêm ngưỡng và cảm nhận không đến nỗi khó khăn những tác phẩm hội họa của nhiều dân tộc khác trên thế giới. 3. Một điểm khác biệt rất cơ bản của chất liệu ngôn ngữ so với chất liệu của nghệ thuật hội họa là : ngôn ngữ là chất liệu mang nghĩa. Ngôn ngữ sinh ra là để thực hiện hai chức năng cơ bản: chức năng nhận thức và chức năng giao tiếp.Toàn bộ nội dung nhận thức, tư tưởng, tình cảm, cảm xúc của con người làm thành nội dung của ngôn ngữ và khi giao tiếp với nhau con người dùng ngôn ngữ để trao đổi những nội dung đó. Nội dung ngữ nghĩa mà ngôn ngữ biểu hiện rất đa dạng, phong phú thuộc mọi lĩnh vực khác nhau trong đời sống của con người .Đó không chỉ là kết quả phản ánh những sự vật, hiện tượng, tính chất thuộc thế giới bên ngoài con người, mà còn là cả những trạng thái tâm lí tình cảm bên trong con người và hơn nữa còn bao gồm cả những điều do con người liên tưởng, tưởng tượng ra. Có thể nói không một cái gì liên quan đến con người hay thuộc về con người mà ngôn ngữ không thể hiện được. Chẳng hạn nhờ các từ ngữ trong tiếng Việt mà có rất nhiều sắc thái tím đã được người Việt Nam phân xuất và biểu hiện [tím ngắt, tím đỏ, tím hồng, tím hoa cà, tím hoa sim ]. Trong văn chương, nhờ chất liệu ngôn ngữ, nghệ sĩ còn tạo ra nhiều sắc thái tím nữa như : tím mộng mơ, tím thủy chung thiết nghĩ, trong nghệ thuật hội họa với chất liệu của mình, những nhà nghệ sĩ tài hoa cũng khó có thể pha chế màu để đáp ứng nhu cầu biểu hiện như thế. Mặt khác, với chất liệu mang nghĩa - ngôn ngữ - nghệ thuật văn chương có thể diễn tả được mọi sắc thái tinh vi của tất cả các giác quan không riêng gì xúc giác, thị giác và thính giác. Quả thật tài tình khi tác giả giúp người đọc như trực tiếp thưởng thức hương vị trái Sầu riêng thông qua nghệ thuật ngôn từ : “ Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín cây quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái ngọt của mật ong già hạn” [Mai Văn Tạo] Cũng chính nhờ chất liệu mang nghĩa mà nghệ thuật văn chương đi sâu vào từng ngõ ngách tâm tư, tình cảm của con người, trong những trạng thái tâm lí hay cảm xúc rất tinh vi, tế nhị và giãi bày, thể hiện tường minh trên từng câu chữ, điều mà loại hình nghệ thuật hội họa khó có thể làm được bằng chất liệu của mình. Đây là những câu thơ diễn tả thật nhiều cung bậc của nỗi nhớ trong lòng người phụ nữ đang yêu và khao khát được yêu:Con sóng dưới lòng sâuCon sóng trên mặt nước3Bài tập điều kiện chuyên đề Ngôn ngữ và văn học - Phạm Văn Nghiêm - cao học K20 ĐHSPHNÔi con sóng nhớ bờNgày đêm không ngủ đượcLòng em nhớ đến anhCả trong mơ còn thức[ Sóng – Xuân Quỳnh] Đặc tính mang nghĩa của chất liệu ngôn ngữ cũng là một ưu thế lớn đối với độc giả khi tiếp cận và lĩnh hội tác phẩm văn chương. Vì chất liệu ngôn ngữ ngay từ đầu đã biểu hiện nội dung ý nghĩa, đến khi sử dụng trong tác phẩm ưu thế này còn tăng lên gấp bội nhờ nghê thuật sử dụng ngôn ngữ của tác giả, nhờ sự cộng hưởng của ngữ cảnh và cả nhờ sự “đồng sáng tạo ” của độc giả. Góp phần làm cho tác phẩm mang trong nó nhiều tầng bậc ý nghĩa. Điều này thì nghệ thuật hội họa không thể làm được. Bản thân màu sắc, đường nét trong nghệ thuật hội họa chưa hề chứa đựng ý nghĩa. Chỉ khi các màu sắc, đường nét đó phối hợp với nhau tạo thành sản phẩm là một tác phẩm hội họa thì mới mang nghĩa. Do vậy sự biểu hiện nội dung, ý nghĩa của nghệ thuật văn chương so với nghệ thuât hội họa phong phú hơn rất nhiều. Sự lĩnh hội tác phẩm văn chương so vơi lĩnh hội tác phẩm hội hoạ do đó cũng trở nên phức tạp hơn, khó khăn hơn, cần sự suy nghĩ tìm tòi nhiều hơn từ phía người tiếp nhận. 4. Xét về mặt hình thể , ngôn ngữ là một dạng vật chất , nhưng mang những nét riêng trong cơ chế cấu tạo. Ngôn ngữ là dạng vật chất bao gồm nhiều bộ phận hợp thành mà tiêu biểu là các tín hiệu ngôn ngữ . Mỗi tín hiệu ngôn ngữ lại gồm hai thành tố: Cái biểu hiện và cái được biểu hiện. Giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt của tín hiệu ngôn ngữ lại có một tính chất kì lạ là nó vừa mang tính bất biến lại vừa mang tính khả biến. Nó bất biến bởi nó thực hiện chức năng là công cụ nhận thức tư duy và phương tiện giao tiếp của cả một cộng đồng xã hội. Hơn nữa, là sự nhận thức và giao tiếp giữa nhiều thế hệ kế tiếp trong suốt lịch sử lâu dài, hệ thống ngôn ngữ nói chung và từng tín hiệu ngôn ngữ nói riêng cần có tính ổn định bất biện. Tuy nhiên mặt khác, tín hiệu ngôn ngữ lại có tính khả biến. Để thỏa mãn nhu cầu nhận thức, biểu hiện giao tiếp, tín hiệu ngôn ngữ đã thường xuyên biến chuyển thay đổi. Như vậy có thể thấy chính tính khả biến của tín hiệu ngôn ngữ đã làm cho chất liệu ngôn ngữ trong nghệ thuật văn chương không kém độ linh hoạt mềm dẻo. Điều này đã giúp tạo nên những tác phẩm nghệ thuật văn chương đa dạng, phong phú, giàu cá tính. Khác với chất liệu của nghệ thuật văn chương, chất liệu của nghệ thuât hội họa là bất biến cố định. Các màu sắc là những dạng vật chất cụ thể, rõ ràng, mỗi màu mang một đặc trưng riêng. Chẳng hạn màu đỏ thuộc gam màu nóng. Màu xanh, trắng thuộc gam màu lạnh Chính đặc điểm này của chất liệu hội họa đã khiến cho tác phẩm của nghệ thuật hội họa luôn là cụ thể, minh bạch. Khán giả không phải băn khoăn suy nghĩ nhiều khi đứng trước một tác phâm hội họa xem đằng sau nó còn ẩn chứa những lớp nghĩa nào nữa như trong tác phẩm văn chương. 5. Ngôn ngữ có một đặc tính rất nổi bật khác với chất liệu của nghệ thuật hội họa đó là tính hình tuyến. F.De Saussure đã chỉ ra “ vốn là vật nghe được, cái biểu hiện diễn ra trong thời gian và có những đặc điểm vốn là của thời gian: a] nó có bề rộng và b] bề rộng đó chỉ có thể đo trên một chiều mà thôi: đó là một đường chỉ, một tuyến”. Đối với nghệ thuật văn chương, đặc tính hình tuyến của chất liệu ngôn ngữ vừa tạo nên những ưu thế to lớn, lại vừa gây ra những cản trở, hạn chế nhất định đối với cấu trúc của tác phẩm và cả đối với hoạt động sáng tác, cũng như hoạt động lĩnh hội, cảm thụ.4Bài tập điều kiện chuyên đề Ngôn ngữ và văn học - Phạm Văn Nghiêm - cao học K20 ĐHSPHN Nhờ đặc tính hình tuyến ngôn ngữ giúp cho văn chương có khả năng biểu hiện dòng chảy bất tận của những sự kiện trong thời gian. Điều này được chứng minh qua những bộ trường thiên tiểu thuyết, trường ca bất hủ diễn tả các dòng sự kiện kéo dài hàng trăm năm như: Tam Quốc Diễn Nghĩa, Hồng Lâu Mộng, Trường ca Đam San Điều này thì nghệ thuật hội họa không thể làm được. Do chất liệu của nghệ thuật hội họa không mang tính hình tuyến cho nên một tác phẩm hội họa được tạo ra chỉ tái hiện được hình ảnh, sự vật, sự kiện tại một thời điểm nhất định, cụ thể. Tuy nhiên, chính tính hình tuyến của chất liệu ngôn ngữ đã gây ra những cản trở không nhỏ cho nghệ thuật văn chương khi cần thể hiện những diễn biến đồng thời hay những mỗi quan hệ thuộc về không gian nhiều chiều. Điều này lại trở thành ưu điểm đối với nghệ thuật hội họa. Do không mang tính hình tuyến cho nên các đường nét, màu sắc được thể hiện đồng thời tạo nên một bức tranh hoàn chỉnh. Do vậy khi thưởng thức khán giả lập tức có một cái nhìn cụ thể, toàn cảnh về bức tranh đó. Chẳng hạn, đoạn thơ miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều.Kiều càng sắc sảo mặn mà,So bề tài sắc lại là phần hơn.Làn thu thủy nét xuân sơn,Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.Một hai nghiêng nước nghiêng thành,Sắc đành đòi một tài đành họa hai.Thông minh vốn sẵn tính trời,Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.[Truyện Kiều – Nguyễn Du] Để miêu tả Thúy Kiều văn chương phải tuân thủ tính hình tuyến của bản thân chất liệu. Tác giả phải miêu tả Thúy Kiều theo trình tự từ khái quát đến cụ thể từng bộ phận. Các chi tiết của bức tranh không thể hiện lên đồng thời. Độc giả phải hình dung dần dần hình ảnh của Thúy Kiều từ dung nhan đến tài mạo. Ngược lại nếu sử dụng nghệ thuật hội họa thì bức tranh vẽ Thúy Kiều sẽ được thể hiện cụ thể rõ nét . Người xem không phải lần lượt hình dung và chắp nối các mảnh ghép lại thành một bức tranh hoàn chỉnh mà lập tức có một cái nhìn toàn diện về Thúy Kiều khi quan sát. Đây có thể coi là một ưu thế của chất liệu nghệ thuật hội họa so với chất liệu ngôn ngữ của nghệ thuật văn chương. Điều này dẫn đến một hệ quả là viêc thưởng thức tác phẩm văn chương đòi hỏi sự kiên trì, cần nhiều thời gian và công sức hơn khi thưởng thức tác phẩm hội họa. Độc giả cần phải tập trung trí tuệ ,vân dụng vốn hiểu biết và trí tưởng tượng của bản thân ở mức độ cao nhất thì mớí hiểu đươc sâu sắc và có caí nhìn đúng đắn nhất về tác phẩm. 6. Điểm khác biệt cuối cùng giữa ngôn ngữ với tư cách là chất liệu của nghệ thuật văn chương với chất liệu của nghệ thuật hội họa đó là : Ngôn ngữ mang đặc tính siêu ngôn ngữ. Nó không chỉ đươc dùng để con người trao đổi nhận thức với nhau những kết quả nhận thức ,suy ngẫm ,cảm thụ về thế giới bên ngoài ngôn ngữ mà được dùng để nói chính bản thân ngôn ngữ .Chất liệu của nghệ thuật hội họa không thể có khả năng này. Chúng ta không thể dùng đường nét, màu sắc của bức tranh này để nói về bức tranh khác. Đối với nghệ thuât văn chương , đặc tính siêu ngôn ngữ là ưu thế lớn. Nhà nghệ sĩ ngôn từ dùng ngôn ngữ của mình không chỉ để tả, để kể về thế giới tự nhiên, xã hội bên ngoài hay thế giới tâm trạng bên trong của con người mà dùng ngôn ngữ của mình để thuật lại lời nói , để dẫn lời nói hay bình phẩm lời nói của thế giới nhân vật trong tác phẩm. Hơn nữa nhân vật trong tác phẩm văn chương cũng dùng ngôn ngữ của mình để 5Bài tập điều kiện chuyên đề Ngôn ngữ và văn học - Phạm Văn Nghiêm - cao học K20 ĐHSPHNnhắc lại để dẫn để bình phẩm lời của các nhân vật khác. Kết quả là trong tác phẩm văn chương có nhiều lời nói, nhiều giọng nói khác nhau, chồng lên nhau hay hòa phối với nhau Chẳng hạn ta có thể dẫn một đoạn văn ngắn trong Chí Phèo của Nam Cao. “- Ôi làng nước ôi! Cứu tôi với Ôi làng nước ôi! Bố con thằng Kiến nó đâm chết tôi! Thằng lý Cường nó đâm chết tôi rồi, làng nước ôi! Và họ thấy Chí Phèo lăn lộn dưới đất, vừa kêu vừa lấy mảnh chai cào vào mặt. Máu ra loe loét trông gớm quá! Mấy con chó xông xáo quanh hắn, sủa rất hăng. Lý Cường hơi tái mặt, đứng nhìn mà cười nhạt, cười khinh bỉ . Hừ! Ngỡ là gì, chẳng hoá ra nằm ăn vạ! Thì ra hắn định đến đây nằm vạ! [Chí Phèo - Nam Cao ] Đoan trích tuy ngắn nhưng xuất hiện hai lời kể đó là lời kể gián tiếp xen lẫn lời nửa trực tiếp. Lời gián tiếp là lời chính tác giả. Lời nửa trực tiếp là lời kể bộc lộ suy nghĩ, tâm trạng của Chí Phèo và Lý Cường thông qua lời kể của tác giả. Có thể nói chính đăc tính siêu ngôn ngữ này đã góp phần khắc họa sự đa dạng về tính cách, điểm nhìn, về cảm xúc trong tác phẩm văn chương. Điều này nghệ thuật hội hoạ không thể làm được. Người họa sĩ không thể đưa lời nói của mình vào trong tác phẩm để thể hiên tư tưởng, cảm xúc của mình như trong tác phẩm văn chương. Đây có thể coi là ưu thế nổi trội nhất của ngôn ngữ so với chất liệu của nghệ thuật hội họa.PHẦN KẾT LUẬN Tổng kết lại, có thể thấy rằng khi so sánh chất liệu của nghệ thuật văn chương với chất liệu của nghệ thuật thuật hội họa theo những đặc tính chi phối đối với nghệ thuật, ta có thể thấy ngôn ngữ trong nghệ thuật văn chương có ưu thế hơn hẳn chất liệu của nghệ thuât hội họa. Chính điều này đã đem đến cho tác phẩm văn chương những lợi thế nổi bật trong sáng tác, cảm thụ, truyền bá tác phẩm văn chương so với tác phẩm của ngành nghệ thuật hội họa nói riêng và các ngành nghệ thuật khác nói chung. Văn chương nghệ thuật với chất liệu ưu việt của mình mà cho đến hôm nay và mãi mãi mai sau vẫn sẽ trường tồn và ngày càng phát triển mạnh mẽ.TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Nguyễn Phan Cảnh, Ngôn ngữ thơ, NXB Văn hóa thông tin, 20012. F.De saussure, Giáo trình ngôn ngữ học đại cương, KHXH, 20043. Phan Ngọc, Cách giải thích văn học bằng ngôn ngữ học, NXB Trẻ, 20006

Video liên quan

Chủ Đề