So sánh suất ăn tự nấu và thuê ngoài năm 2024

Đến thăm nhà ăn của Công ty TNHH Tsuchiya Tsco Việt Nam (KCN Việt Nam - Singapore I, TP Thuận An, tỉnh Bình Dương), ấn tượng đầu tiên của chúng tôi là không gian thoáng mát, sạch sẽ, nhân viên phục vụ tận tình. Mỗi suất ăn được bày biện đẹp mắt và đầy đủ các món cho người lao động (NLĐ) lựa chọn.

Tái tạo sức lao động

Trao đổi với phóng viên, bà Huỳnh Kim Phượng, Chủ tịch Công đoàn công ty, cho biết trị giá mỗi suất ăn giữa ca là 38.500 đồng. Ngoài ra, công nhân (CN) còn được bổ sung thêm phần thức uống như sữa chua, sữa tươi… "Chủ trương của công ty là mỗi suất ăn khi đến với CN phải bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và đầy đủ dinh dưỡng để họ tái tạo sức lao động. Lãnh đạo công ty thường xuyên dùng bữa với CN để cảm nhận và kịp thời có những điều chỉnh nếu phần cơm không ngon" - bà Phượng nói.

Cũng từ quan điểm phục vụ bữa ăn giữa ca cho CN phải tươm tất nên nhà ăn của công ty được trang bị máy lạnh, nhân viên nhà ăn được kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Mỗi CN sử dụng một khay, thức ăn được phục vụ theo yêu cầu, có đủ nước và trái cây tráng miệng. Thực đơn được nhà bếp lên sẵn, liên tục thay đổi để phù hợp với khẩu vị của CN.

So sánh suất ăn tự nấu và thuê ngoài năm 2024

Công nhân Công ty TNHH Compass II ăn cơm trưa trong không gian sạch sẽ, thoáng mát

Tại Công ty TNHH Torex Semiconductor Việt Nam (KCN Việt Nam - Singapore II), do chỉ có khoảng 100 CN nên ban giám đốc không tổ chức bếp ăn mà đặt cơm ở bên ngoài. Cả giám đốc và CN đều ăn suất cơm 30.000 đồng/người, được để trong cặp lồng ngăn nắp, gọn gàng, khi mở ra ăn vẫn còn nóng.

Tại Công ty TNHH Compass II (KCN Việt Nam - Singapore I), mỗi suất ăn giữa ca cho CN trị giá 25.000 đồng. Ngoài ra, CN còn được hỗ trợ bữa ăn sáng trị giá 15.000 đồng. "Ngoài việc tự tuyển đầu bếp, công ty cũng kiểm soát chặt chẽ các khâu, từ lựa chọn nguyên liệu và chế biến, do vậy bữa ăn luôn bảo đảm chất lượng và an toàn sức khỏe cho CN" - ông Nguyễn Duy Phương, Chủ tịch Công đoàn công ty, cho biết.

Nhiều lựa chọn cho công nhân

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bữa ăn giữa ca có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sức khỏe lâu dài của NLĐ. Qua diễn biến nhiều vụ ngộ độc thực phẩm ở các doanh nghiệp, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm luôn được NLĐ quan tâm nhất. Theo chị Nguyễn Thị Dung, CN một công ty hóa mỹ phẩm ở TP Thủ Dầu Một, một bữa ăn giữa ca trị giá 15.000 đồng hay 17.000 đồng thì cũng gần như tương đương nhau, song điều khiến chị lo lắng là nguồn gốc thực phẩm chế biến. Để giúp CN an tâm làm việc và từng bước nâng cao chất lượng bữa ăn giữa ca, nhiều Công đoàn cơ sở tại Bình Dương đã có cách làm rất thuyết phục.

Ông Đỗ Quang Trung, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Nitto Denko Việt Nam (KCN Việt Nam - Singapore I), cho biết hằng năm ban chấp hành Công đoàn cơ sở chủ động lên kế hoạch khảo sát suất ăn giữa ca ở một số doanh nghiệp cùng ngành nghề để từ đó đề xuất ban giám đốc xem xét cải thiện chất lượng. Ông Trung và các thành viên ban chấp hành Công đoàn cơ sở thường tranh thủ giờ nghỉ trưa để đến các công ty lân cận nhằm khảo sát và so sánh với suất ăn hiện tại của doanh nghiệp. Do quá trình khảo sát và tập hợp ý kiến NLĐ được thực hiện bài bản nên mọi đề xuất của Công đoàn cơ sở về việc nâng cao chất lượng bữa ăn giữa ca đều nhận được sự ủng hộ của ban giám đốc.

Bà Nguyễn Thị Kim Nguyên, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH MTV May mặc Bình Dương, cho biết ở rất nhiều doanh nghiệp, do chỉ có một nhà thầu nấu ăn nên thực đơn bữa ăn giữa ca rất đơn điệu và không phù hợp với khẩu vị của CN. Để cải thiện chất lượng bữa ăn giữa ca cho NLĐ, Công đoàn cơ sở đưa ra ý tưởng thuê cùng lúc hai nhà thầu nấu ăn; đề xuất mức thấp nhất cho bữa ăn ca là 20.000 đồng/suất. Ý tưởng hợp lý này của CĐ được ban giám đốc đánh giá cao bởi CN sẽ có nhiều lựa chọn hơn.

Từ khi công ty thuê hai đơn vị cung cấp suất ăn phục vụ cùng lúc thì thực đơn khá phong phú, gồm 2 món mặn, 1 món xào và canh. Có hôm còn có thêm các món như phở, bún, đồ chay... cho CN lựa chọn. Công đoàn cơ sở còn cử cán bộ giám sát đầu vào nguyên vật liệu để ngăn chặn tình trạng các đơn vị cung cấp bữa ăn bớt xén khẩu phần ăn của CN hoặc trục lợi từ nguồn thực phẩm không bảo đảm chất lượng, không an toàn.

Nữ CN Nguyễn Thị Hoa cho biết chị đã làm việc tại đây hơn 10 năm và nhận thấy suất ăn được cải thiện hơn, trước đây chỉ có 2 món thì bây giờ tới 3 món, các món ăn đa dạng, thay đổi từng ngày, thái độ phục vụ của nhân viên cũng tốt hơn.

Không chỉ thương lượng cải thiện chất lượng bữa ăn giữa ca, nhiều Công đoàn cơ sở còn cử cán bộ phối hợp với doanh nghiệp giám sát đầu vào thực phẩm, kể cả khâu chế biến, nhờ vậy giảm thiểu được rủi ro ngộ độc. Ở các doanh nghiệp tổ chức tốt bữa ăn giữa ca, tinh thần CN làm việc rất phấn chấn, năng suất lao động cũng cao hơn".

Về hình thức bếp ăn bán trú phổ biến là: tổ chức nấu ăn tại bếp, nhà trường tự thuê người phụ trách; hợp đồng với công ty cung cấp suất ăn, người của công ty đến nấu trực tiếp tại trường; hợp đồng suất ăn với công ty, đến giờ ăn công ty vận chuyển suất ăn đến trường học… Việc lựa chọn phương thức tổ chức bữa ăn bán trú tại các trường học như thế nào do Hiệu trưởng quyết định; UBND quận chịu trách nhiệm ở góc độ quản lý Nhà nước thông qua các đợt kiểm tra, đánh giá, kịp thời chấn chỉnh (nếu phát hiện sai sót).

Nhiều sự cố về bữa ăn bán trú đã xảy ra

Cụ thể, việc hàng loạt học sinh Trường Tiểu học Thành Công B (quận Ba Đình) bị đau bụng, nôn ói nghi ngờ rối loạn tiêu hóa và không loại trừ nguyên nhân do bữa ăn bán trú ở trường gây nên. Ngày 18/10, Hiệu trưởng nhà trường gửi thư ngỏ xin lỗi phụ huynh, mong phụ huynh thông cảm.

Tại Trường THCS Yên Nghĩa (quận Hà Đông), sau khi một nhóm phụ huynh đột xuất kiểm tra bữa ăn bán trú của học sinh tại trường, họ ngỡ ngàng khi nhìn suất ăn của các con mình giá 32.000 đồng nhưng chỉ có 1 miếng giò nhỏ, 1 ít khoai tây, vài miếng cá chiên giòn và lèo tèo vài ba sợi giá.

So sánh suất ăn tự nấu và thuê ngoài năm 2024

Suất ăn bán trú của Trường THCS Yên Nghĩa sau khi bị phản ánh lèo tèo vài món đã được điều chỉnh với định lượng nhiều hơn; đồ ăn đầy đặn, thực đơn phong phú.

Hay vụ việc xảy ra tại Trường tiểu học Kim Giang (Thanh Xuân, Hà Nội) hồi tháng 3 năm nay khiến 72 học sinh phải nhập viện với các biểu hiện ngộ độc. Nguyên nhân được cho là do vi khuẩn tụ cầu vàng nhiễm vào thịt gà có trong suất ăn. Rất may không có em nào tử vong.

Một vụ việc gây xôn xao xư luận khác đó là câu chuyện bữa ăn 800.000 đồng nhưng hết sức đạm bạc, nghi bị cắt xén của các vận động viên đội tuyển bóng bàn trẻ. Sau vụ lùm xùm, Bộ VH-TT&DL đã vào cuộc và huấn luyện viên đã bị cho thôi chức.

Phụ huynh hãy đấu tranh nếu phát hiện điều bất ổn

Mặc dù không phải là phụ huynh của một trong các trường kể trên, nhưng nhìn suất ăn bán trú của học sinh chỉ có vài món lèo tèo đó, chị Phạm Thị Hồng Thái (quận Đống Đa, Hà Nội) không khỏi băn khoăn khi cho rằng với một bữa có giá 32.000 đồng, bếp ăn của nhà trường hoàn toàn có thể lên thực đơn với các món đa dạng và đảm bảo dinh dưỡng cho học sinh.

Chị Thái cho rằng, để học trò phải ăn những suất ăn như vậy, hiệu trưởng là người rất đáng trách. "Khi ăn ở trường có thể các con không dám bỏ thừa, không thể khen chê, không quyền đòi hỏi. Vì vậy, nếu phát hiện điều bất ổn, phụ huynh hãy đấu tranh để trường thay đổi, đừng sợ con em mình bị trù dập. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cũng nên thay phiên nhau đến trường giám sát bữa ăn thay vì chỉ hỏi con ăn gì, có ngon hay không".

Là một phụ huynh có hai con đang ăn bán trú tại trường và cũng là người từng cùng Ban đại diện cha mẹ học sinh tới trường giám sát bữa ăn bán trú của con, chị Vân Hà (quận Thanh Xuân) cho rằng, bữa ăn bán trú tại trường được coi là giải pháp tốt cho những phụ huynh bận rộn. Do đó, các bậc cha mẹ mong muốn nhà bếp cung cấp bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh cho con mình.

"Về nguyên tắc, phụ huynh nào cũng được quyền tham gia kiểm tra, giám sát bữa ăn của học sinh. Phụ huynh có thể vào trường lúc con đang ăn trưa để biết khẩu phần ăn của con có những gì. Song tôi chưa được vào nhà bếp để quan sát quy trình nấu ăn, kiểm tra thực phẩm nên không biết nguồn gốc thực phẩm có an toàn, có đảm bảo đủ về chất lượng và số lượng hay không. Tôi nghĩ giám sát cũng chỉ một vài lần thôi, bởi phụ huynh không đủ điều kiện để thực hiện. Quan trọng nhất vẫn là lương tâm, trách nhiệm của hiệu trưởng và nhà bếp.

Rất nhiều vụ ngộ độc thực phẩm khi con ăn bán trú tại trường đã xảy ra, tôi mong sao con mình không nằm trong số đó. Mong các vị hiệu trưởng bằng lương tâm và trách nhiệm, hãy thật sự yêu thương học trò, hãy đặt an toàn sức khỏe của học sinh là ưu tiên hàng đầu".

Khi sự cố xảy ra, trách nhiệm thuộc về ai?

Chia sẻ với PV báo Sức khỏe&Đời sống, một hiệu trưởng trường tiểu học đã nghỉ hưu cho biết, bên cạnh nhiệm vụ nâng cao chất lượng dạy và học, chăm lo phát triển cơ sở vật chất, nhân sự… thì ban giám hiệu nhà trường phải thêm một gánh nặng rất lớn đó là chăm lo bữa ăn bán trú cho học sinh.

Việc chú trọng bữa ăn bán trú được xem là một trong những ưu tiên hàng đầu trong việc chăm lo sức khỏe học sinh trong thời gian ở trường. Mặc dù khi một sự cố xảy ra xung quanh bữa ăn bán trú là nằm ngoài ý muốn nhưng trách nhiệm tiên quyết thuộc về nhà trường mà đứng đầu là hiệu trưởng. Vì thế, khi có sự cố xảy ra, nhà trường không thể đột ngột thông báo dừng tổ chức bữa ăn bán trú vì như vậy sẽ gây khó cho phụ huynh. Mặt khác, nhà trường cũng không nên có tư tưởng giao khoán cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nấu ăn hay các dịch vụ cung cấp bữa ăn sẵn với ý nghĩ khi có sự cố sẽ dễ dàng quy trách nhiệm cho họ.

So sánh suất ăn tự nấu và thuê ngoài năm 2024

Học sinh cần được cung cấp những bữa ăn bán trú đảm bảo đủ cả về số lượng và chất lượng cũng như đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

"Theo tôi, nhà trường cần nêu rõ những điều khoản ràng buộc liên quan tới bảo đảm VSATTP khi ký kế hợp đồng, mua bảo hiểm đề phòng rủi ro xảy ra, nêu rõ trách nhiệm của các bên như thế nào khi bữa ăn bán trú gặp sự cố… Với các quy định về ATTP đã ghi rõ trong nhiều văn bản nhưng địa phương nên tạo điều kiện giúp các nhà trường có cơ sở pháp lý để hợp đồng giám sát quản lý, kiểm soát bữa ăn với đơn vị cung cấp suất ăn cho học sinh. Khi xảy ra sự cố cần nghiêm khắc xử lý sai phạm với các hình phạt có tác dụng răn đe.

Việc phụ huynh được phép kiểm tra đột xuất bữa ăn bán trú ở trường thì họ cũng chỉ biết tin vào cảm quan và nhãn mác được dán trên bao bì sản phẩm. Không thể nhìn, sờ, ngửi mà phát hiện được thực phẩm có an toàn hay không. Do vậy, theo tôi, sự an toàn về chất lượng bữa ăn bán trú của học sinh vẫn hoàn toàn phụ thuộc vào lương tâm và trách nhiệm của nhiều đơn vị, đặc biệt là của ban giám hiệu nhà trường và đơn vị cung cấp bữa ăn bán trú, trong đó có các đơn vị cung ứng thực phẩm".

Chia sẻ thêm với PV báo Sức khỏe và Đời sống về vấn đề khi xảy ra sự cố về ngộ độc thực phẩm trong trường học thì trách nhiệm thuộc về ai, TS.BS. Trương Hồng Sơn - Phó Tổng thư ký Tổng hội Y học Việt Nam, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam cho rằng, do hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm kiểm soát quy trình tổ chức, đảm bảo bữa ăn cho học sinh nên khi có sự cố liên quan đến chất lượng bữa ăn của học sinh tại trường, hiệu trưởng nhà trường phải chịu trách nhiệm cao nhất và là người chịu trách nhiệm với vai trò người đứng đầu.

Sau đó, nếu xác định có độc tố trong thực phẩm và đó chính là nguyên nhân dẫn tới vụ ngộ độc tập thể, lỗi sẽ thuộc về đơn vị cung cấp thực phẩm. Khi đó, các cá nhân liên quan tới hoạt động nuôi trồng và kiểm định chất lượng thực phẩm (của cả phía công ty cung cấp thực phẩm/suất ăn và của nhà trường) sẽ phải chịu trách nhiệm. Trường hợp ngộ độc do độc tố sinh ra trong quá trình chế biến thức ăn, cần xem xét trách nhiệm của người đầu bếp/người trực tiếp chế biến thực phẩm.