So sánh thế chấp và bảo lãnh

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, trong thực tiễn còn có một số cách hiểu chưa thống nhất, có sự nhầm lẫn giữa thế chấp và bảo lãnh. Đặc biệt là nhẫm lẫn giữa thế chấp tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của người khác [gọi là thế chấp] và bảo lãnh. Cũng tương tự, việc nhầm lẫn giữa cầm cố tài sản để bảo đảm cho nghĩa vụ của bên thứ ba và bảo lãnh cũng thường xảy ra.

Ðiều 342 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Thế chấp tài sản là việc một bên [gọi là bên thế chấp] dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia [gọi là bên nhận thế chấp] và không chuyển giao tài sản cho bên kia”.

Như vậy, các quy định của Bộ luật Dân sự 2005 đã bỏ quy định bên thế chấp bắt buộc phải đồng thời là bên có nghĩa vụ trong quy định về thế chấp của Bộ luật Dân sự 1995. Hay nói cách khác, theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005, nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp tài sản có thể là nghĩa vụ của chính bên thế chấp [chủ sở hữu tài sản] hoặc có thể là nghĩa vụ của người khác không phải là bên thế chấp.

Kế thừa quy định tại Bộ luật Dân sự 2005, khoản 1 Điều 330 dự thảo Bộ luật Dân sự quy định "Thế chấp tài sản là việc một bên [sau đây gọi là bên thế chấp] dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của chính mình hoặc của người khác và không chuyển giao tài sản cho bên kia [sau đây gọi là bên nhận thế chấp]".

So với khái niệm thế chấp quy định tại khoản 1 Điều 342 Bộ luật Dân sự 2005, quy định tại dự thảo Bộ luật Dân sự [sửa đổi] không thay đổi khái niệm thế chấp mà chỉ quy định cụ thể, rõ ràng hơn về nghĩa vụ dân sự được bảo đảm bởi biện pháp thế chấp, góp phần hạn chế các cách hiểu khác nhau trong thực tiễn áp dụng pháp luật.

Về bảo lãnh, Ðiều 362 Bộ luật Dân sự 2005 và Điều 353 dự thảo Bộ luật Dân sự [sửa đổi] đều quy định về khái niệm bảo lãnh như sau: “Bảo lãnh là việc người thứ ba [gọi là bên bảo lãnh] cam  kết với bên có quyền [gọi là bên nhận bảo lãnh] sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ [gọi là bên được bảo lãnh], nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình”.

Theo các quy định của Bộ luật Dân sự 2005 và dự thảo Bộ luật Dân sự, bảo lãnh là quan hệ đối nhân, bên bảo lãnh không xác định tài sản cụ thể của mình để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh mà bên bảo lãnh bảo lãnh bằng toàn bộ tài sản, tiềm lực tài chính, uy tín của mình [ví dụ khi ngân hàng thực hiện bảo lãnh dự thầu cho nhà thầu].

Như vậy, cùng là biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ của bên thứ ba, nhưng quan hệ bảo lãnh [không xác định tài sản cụ thể để bảo đảm cho nghĩa vụ được bảo lãnh - quan hệ đối nhân] khác với quan hệ thế chấp [phải xác định tài sản cụ thể để bảo đảm cho nghĩa vụ được thế chấp - quan hệ đối vật].

Quy định về thế chấp, bảo lãnh tại dự thảo Bộ luật Dân sự [sửa đổi] đã phản ánh chính xác hơn tư cách, quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia vào giao dịch. Quy định cụ thể về nghĩa vụ dân sự được bảo đảm bởi biện pháp thế chấp có thể là nghĩa vụ của chính bên thế chấp; hoặc có thể là nghĩa vụ của người khác không phải là bên thế chấp là rất cần thiết.

Quy định này góp phần làm rõ và thống nhất cách hiểu về biện pháp thế chấp cũng như hạn chế nhầm lẫn giữa biện pháp thế chấp và bảo lãnh đang khá phổ biến hiện nay.

Tuy nhiên, khoản 3 Điều 355 dự thảo Bộ luật Dân sự quy định: "Nghĩa vụ bảo lãnh có thể được bảo đảm thực hiện bằng cầm cố hoặc thế chấp tài sản nếu các bên có thỏa thuận". Quy định này sẽ làm cho các hình thức bảo đảm không rõ ràng, rành mạch và có sự chồng lấn giữa hình thức cầm cố, thế chấp và bảo lãnh. Việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh chính là việc bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh thay cho bên được bảo lãnh.

Do đó, về bản chất, trường hợp bên bảo lãnh đã có cam kết bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh, đồng thời dùng tài sản để cầm cố hoặc thế chấp để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của mình là việc dùng hai biện pháp bảo đảm để bảo đảm cho cùng một nghĩa vụ.

Quy định này là không cần thiết và gây phức tạp trong quan hệ bảo lãnh vì trường hợp bên nhận bảo lãnh thấy cần thiết phải xác định một tài sản cụ thể của bên bảo lãnh để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của bên được bảo lãnh, các bên có thể thỏa thuận lựa chọn hình thức đơn giản, rõ ràng hơn là thế chấp để bảo đảm cho nghĩa vụ của bên thứ ba.

Để có sự phân biệt rõ ràng hơn nữa giữa bảo lãnh và thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của người khác, dự thảo Bộ luật Dân sự [sửa đổi] nên bỏ quy định tại khoản 3 Điều 355 dự thảo Bộ luật Dân sự nêu trên.

Bảo lãnh và tín chấp tài sản là hai biện pháp bảo đảm nghĩa vụ cho hợp đồng được quy định trong bộ luật dân sự 2015. Hai biện pháp này đôi khi bị nhầm lẫn với nhau. Bài viết sẽ nêu một số lưu ý để so sánh hai biện pháp này. 

Căn cứ pháp lý

– Bảo lãnh được quy định tại Điều 335 đến 343 bộ luật dân sự 2015.

– Tín chấp được quy định tại Điều 344 đến 345 bộ luật dân sự 2015.

Bảo lãnh là gì?

Pháp luật Việt Nam quy định bảo lãnh là một trong số các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, cụ thể bảo lãnh là việc người thứ ba cam kết với bên có quyền [còn gọi là bên nhận bảo lãnh] sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ [bên được bảo lãnh], nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo hợp đồng. 

Tín chấp là gì? 

Pháp luật quy định về tín chấp, một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ như sau: Tín chấp là việc bảo lãnh bằng uy tín của tổ chức chính trị – xã hội cho cá nhân hoặc hộ gia đình nghèo không có tài sản để thế chấp được vay một số tiền nhỏ tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác nhằm mục đích sản xuất, kinh doanh hoặc làm dịch vụ. 

Một số điểm giống nhau giữa bảo lãnh và tín chấp

Thứ nhất, tín chấp và bảo lãnh đều là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được quy định tại BLDS 2015. Đặc biệt có hai biện pháp này đều có tính chất đối nhân. Tức là thay vì dùng tài sản để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng chính, đối tượng của các biện pháp này còn có thể là uy tín chủ thể thứ ba tham gia bảo đảm cho nghĩa vụ này.

Thứ hai, mục đích: Hai biện pháp này có mục đích chung là để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ đối với bên có quyền trong hợp đồng chính. 

Thứ ba, về chủ thể: Đây là hai biện pháp cùng có sự tham gia của bên thứ ba vào quan hệ bảo đảm này. Cụ thể là các chủ thể: bên bảo đảm [bên thứ ba], bên nhận bảo đảm [bên có quyền] và bên được bảo đảm [bên có nghĩa vụ theo hợp đồng chính].  

Sự khác nhau cơ bản giữa cầm cố và thế chấp

Thứ nhất, về hình thức.

Pháp luật không quy định về hình thức của bảo lãnh vì vậy có thể hiểu bảo lãnh có thể lập bằng miệng hoặc bằng văn bản. Ngược lại, với tín chấp, việc cho vay bảo đảm bằng tín chấp phải được lập thành văn bản có xác nhận của tổ chức chính trị xã hội bảo đảm. 

Thứ hai, về chủ thể thứ ba tham gia vào quan hệ [bên bảo đảm]. 

Pháp luật quy định bên bảo lãnh có thể là cá nhân, tổ chức bất kỳ có thể thực hiện nghĩa vụ theo bảo lãnh nếu cần. Ngược lại, chủ thể bảo đảm trong tín chấp chỉ có thể là tổ chức chính trị- xã hội. Mà theo quy định các tổ chức này chỉ được bảo đảm tín chấp cho thành viên của tổ chức mình trong quan hệ vay vốn tại các quan hệ tín dụng.

Thứ ba, về đối tượng của bảo đảm.

Đối với bảo lãnh, đối tượng bảo đảm có thể là tài sản hoặc nghĩa vụ thực hiện công việc theo hợp đồng chính. Chính vì vậy mà bảo lãnh có tính đối nhân vì chủ thể của bảo lãnh phải là chủ thể có khả năng thực hiện công việc theo hợp đồng chính.

Ngược lại, tín chấp có đối tượng là uy tín của các tổ chức chính trị xã hội. Các tổ chức này không có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được tín chấp, mà nghĩa vụ của các tổ chức này chỉ là giám sát và đôn đốc việc trả nợ của bên đi vay.

Thứ tư, loại hợp đồng.

Bảo lãnh có thể bảo đảm cho hầu hết các nghĩa vụ theo hợp đồng, thông thường được sử dụng cho các hợp đồng có đối tượng thực hiện công việc. Ngược lại, tín chấp bảo đảm cho các hợp đồng vay với chủ thể vay là các hộ gia đình, cá nhân có điều kiện hoàn cảnh khó khăn và vay với số tiền nhỏ. 

Như vậy, bảo lãnh và tín chấp là hai biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thường thấy trong đời sống hàng ngày. Hai hình thức này có những đặc điểm giống và khác nhau dựa trên bản chất của chúng. Có thể thấy, tín chấp là một trường hợp đặc biệt của bảo lãnh với chủ thể bên thứ ba là các tổ chức chính trị – xã hội và chủ thể có nghĩa vụ là các nhân, hộ gia đình nghèo trong trường hợp họ không có tài sản để thế chấp. 

Mục lục bài viết

  • 1. Phân tích bảo lãnh và thế chấp tài sản ?
  • 2. Thế chấp nhằm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ?
  • 3. Quy định của pháp luật về bảo lãnh ?
  • 4. Xử lý tài sản bảo lãnh khi không trả được nợ ?
  • 5. Thủ tục xử lý tài sản bảo đảm khi đứng ra bảo lãnh ?

1. Phân tích bảo lãnh và thế chấp tài sản ?

Xin chào luật sư, Tôi có câu hỏi mong nhận được sự tư vấn của luật sư. Phân tích bảo lãnh và thế chấp để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Hãy sưu tầm và phân tích một vụ việc về bảo lãnh trên cơ sở quy định của pháp luật dân sự hiên hành ?

Cảm ơn!

Trả lời:

Quy định về bảo lãnh được quy định từ Điều 335 đến Điều 343 : Bộ luật dân sự năm 2015

Căn cứ Điều 335 Bộ luật dân sự năm 2015:

>> Xem thêm: Tội xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác theo quy định của pháp luật hình sự ?

"Điều 335. Bảo lãnh

Bảo lãnh là việc người thứ ba [say đây gọi là bên bảo lãnh] cam kết với bên có quyền [sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh] sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ [sau đây gọi là bên được bảo lãnh], nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thoả thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình."

Quy định về thế chấp được quy định tại Điều 317 đến Điều 327 Bộ luật dân sự năm 2015:

"Điều 317. Thế chấp tài sản

1. Thế chấp tài sản là việc một bên [sau đây gọi là bên thế chấp] dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia [sau đây gọi là bên nhận thế chấp].

2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.

Như vậy dựa vào căn cứ trên có thể thấy về bản chất việc bảo lãnh và thế chấp đều là nhằm thực hiện một nghĩa vụ quân sự với bên thứ ba, tuy nhiên nghĩa vụ này với việc bảo lãnh là nghĩa vụ của người được bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh, còn nghĩa vụ trong thế chấp là nghĩa vụ của bên thế với bên nhận thế chấp.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email:Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác!

2. Thế chấp nhằm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ?

Thưa luật sư, em có một thắc mắc muốn hỏi, vấn đề thế chấp nhằm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh được hiểu là như thế nào. Ý nghĩa của việc thực hiện thế chấp nhằm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh? Và trong việc thực hiện hai biện pháp này nó có mối liên hệ với nhau như thế nào?

Xin cảm ơn luật sư!

>> Xem thêm: Quyền công dân là gì ? Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo luật hiến pháp

>> Luật sư tư vấn luật dân sự về bảo lãnh, gọi: 1900.6162.

Trả lời:

Đầu tiên, bạn cần hiểu rõ khái niệm thế chấp và khái niệm bảo lãnh là như thế nào, Bộ luật dân sự 2015 có nêu rõ:

"Điều 317. Thế chấp tài sản

1. Thế chấp tài sản là việc một bên [sau đây gọi là bên thế chấp] dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia [sau đây gọi là bên nhận thế chấp].

2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.

"Điều 335. Bảo lãnh

Bảo lãnh là việc người thứ ba [say đây gọi là bên bảo lãnh] cam kết với bên có quyền [sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh] sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ [sau đây gọi là bên được bảo lãnh], nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thoả thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình."

Giả sử trong một nghĩa vụ dân sự có bên có nghĩa vụ [bên A], bên có quyền đồng thời là bên nhận thế chấp [bên B] và bên thế chấp [bên C]. Vậy có thể hiểu việc thế chấp nhằm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh là việc bên C dùng tài sản của mình, thế chấp cho bên B để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thay cho bên A. Ví dụ, một tổ chức xã hội muốn dùng quyền sử dụng đất của mình để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ vay vốn ngân hàng của một người dân, thì khi đó người dân được vay vốn chính là bên A, ngân hàng là bên B và tổ chức xã hội đứng ra bảo đảm là bên C, đây chính là việc thế chấp nhằm thực hiện nghĩa vụ dân sự.

Về bản chất, thế chấp là một biện pháp bảo đảm đối vật còn bảo lãnh là một biện pháp bảo đảm đối nhân. Trong nghĩa vụ bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh [bên B] rất dễ phải chịu thiệt thòi vì pháp luật quy định bên bảo lãnh [bên C] không dùng tài sản cụ thể thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ mà chỉ cần cam kết về việc thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh [bên A] tại thời điểm các bên ký kết hợp đồng bảo lãnh. Vì vậy nếu bên bảo lãnh không thể chứng minh được khả năng thanh toán của mình thay cho bên được bảo lãnh khi không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ đến mức độ nào, thì rất khó để bên nhận bảo lãnh đồng ý thực hiện giao dịch dân sự các bên cần có. Do đó việc thế chấp một tài sản cụ thể và đáp ứng đủ nhu cầu của bên nhận bảo lãnh là rất cần thiết để việc thực hiện giao dịch dân sự ở đây được dễ dàng và thuận lợi hơn.

Trong thực tiễn có rất nhiều trường hợp dùng việc thế chấp nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, tuy nhiên các bên thường ký kết hợp đồng dưới hình thức hợp đồng thế chấp để bảo đảm nghĩa vụ của người thứ ba, việc này là hoàn toàn nhầm lẫn và thậm chí đã bị Tòa án tuyên hợp đồng vô hiệu do hiểu sai bản chất hợp đồng. Hợp đồng trong trường hợp này phải được coi là hợp đồng bảo lãnh chứ không phải hợp đồng thế chấp để bảo đảm nghĩa vụ của người thứ ba.

Trân trọng cảm ơn!

>> Xem thêm: Chứng khoán là gì ? Khái niệm về chứng khoán theo quy định của pháp luật

3. Quy định của pháp luật về bảo lãnh ?

Bảo lãnh: Bảo lãnh là việc người thứ ba [say đây gọi là bên bảo lãnh] cam kết với bên có quyền [sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh] sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ [sau đây gọi là bên được bảo lãnh], nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến [24/7] gọi số: 1900.6162

Các bên cũng có thể thoả thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình.

Hình thức bão lãnh:

Việc bảo lãnh phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. Trong trường hợp pháp luật có quy định thì văn bản bảo lãnh phải được công chứng hoặc chứng thực.

Phạm vi bảo lãnh:

>> Xem thêm: Nghĩa vụ công dân là gì ? Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo hiến pháp năm 2013

Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh.

Nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Thù lao: Bên bảo lãnh được hưởng thù lao nếu bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh có thoả thuận.

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi: CÔNG TY LUẬT TNHH MINH KHUÊ

Điện thoại yêu cầu dịch vụ: 0243-9916057 Tổng đài tư vấn luật: 1900.6162

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

>> Tham khảo dịch vụ liên quan: Luật sư tư vấn thừa kế quyền sử dụng đất;

4. Xử lý tài sản bảo lãnh khi không trả được nợ ?

Thưa Luật sư, do cần vốn làm ăn nên tôi đã vay ngân hàng số tiền là 100 triệu với thời hạn là 1 năm. Để bảo đảm cho khoản vay này anh tôi đã tự nguyện đứng ra bảo lãnh khả năng trả nợ cho tôi đối với ngân hàng [A] .

Tuy nhiên, ngân hàng yêu cầu anh trai tôi phải có tài sản bảo đảm. Sau đó, anh tôi đã thế chấp căn hộ chung cư có giá trị 1 tỷ đồng cho ngân hàng . Tuy nhiên, căn nhà này đã được anh trai tôi thế chấp để vay tại ngân hàng khác [B] số tiền 300 triệu. Khi thế chấp, anh tôi đã thông báo cho ngân hàng A. Sau khi hết thời hạn hợp đồng, tôi đã không thanh toán đầy đủ số tiền cho ngân hàng, nên ngân hàng này đã làm thủ tục để bán đấu giá căn hộ chung cư của anh tôi [lúc này, anh tôi đã thanh toán toàn bộ số nợ với ngân hàng B và đã xóa thế chấp ngôi nhà tại ngân hàng B].

XIN HỎI: Tôi có bắt buộc phải ký vào hợp đồng bảo lãnh không? Việc ngân hàng B bán đấu giá căn hộ chung cư của anh tôi là đúng hay sai? Vì sao?

Tôi rất thắc mắc nên mong nhận được sự giải đáp từ phía công ty. Tôi xin chân thành cảm ơn!

>> Xem thêm: Năm 2022, Tiêu chuẩn chiều cao, cân nặng để tham gia nghĩa vụ quân sự là gì ?

>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự, gọi : 1900.6162

Luật sư trả lời:

Thứ nhất, về ký kết hợp đồng bảo lãnh:

Căn cứ Điều 335 Bộ luật Dân sự số 2015 của Quốc hội quy định như sau:

>> Xem thêm: Trốn nghĩa vụ quân sự năm 2022 sẽ bị xử lý như thế nào ? Mức phạt tiền khi không đi nhập ngũ ?

“Bảo lãnh là việc người thứ ba [say đây gọi là bên bảo lãnh] cam kết với bên có quyền [sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh] sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ [sau đây gọi là bên được bảo lãnh], nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thoả thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình.”

Theo Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về hình thức bảo lãnh như sau:

“Việc bảo lãnh phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. Trong trường hợp pháp luật có quy định thì văn bản bảo lãnh phải được công chứng hoặc chứng thực.”.

Như vậy, theo quy định trên thì khi hợp đồng bảo lãnh lập thành văn bản riêng thì bạn không bắt buộc phải ký tên trong hợp đồng đó. Nếu hợp đồng bảo lãnh ghi trong hợp đồng chính thì đương nhiên phải có chữ ký của bạn.

Thứ hai, xử lý tài sản của bên bảo lãnh:

Căn cứ Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về xử lý tài sản như sau:

Trong trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh, mà bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải đưa tài sản thuộc sở hữu của mình để thanh toán cho bên nhận bảo lãnh.”

Trong trường hợp của bạn anh trai chỉ bảo lãnh cho bạn tại ngân hàng A nên khi bạn không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ thì ngân hàng A có quyền đấu giá tài sản bảo lãnh của anh trai bạn. Còn đối với ngân hàng B thì anh trai bạn đã thanh toán hết nợ và xóa thế chấp nên ngân hàng B không có quyền bán đấu giá tài sản bảo lãnh [ngôi nhà của anh trai bạn].

Như vậy, theo quy định trên thì ngân hàng B không có quyền bán đấu giá tài sản bão lãnh [ngôi nhà của anh trai bạn].

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

>> Xem thêm: Cận thị 3 độ có phải đi nghĩa vụ quân sự ? Cận bao nhiêu điop thì được miễn nghĩa vụ quân sự ?

5. Thủ tục xử lý tài sản bảo đảm khi đứng ra bảo lãnh ?

Chào Luật sư, tôi có một thắc mắc mong luật sư giải đáp: Tôi giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở cho người quen thế chấp ngân hàng để vay tiền kinh doanh. Tôi đã ký giấy tờ cam kết căn nhà của tôi là tài sản bảo đảm các nghĩa vụ tài chính của người bạn tôi với ngân hàng.

Nếu chẳng may người bạn tôi làm ăn thất bại không trả được nợ thì ngân hàng có tịch thu và phát mãi nhà tôi không? Các thủ tục tiến hành tịch thu và phát mãi như thế nào, nếu tôi không ký bất kỳ một giấy tờ gì liên quan đến việc tịch thu và phát mãi ?

Tôi chân thành cảm ơn Luật sư !

Luật sư tư vấn luật dân sự về thế chấp, gọi: 1900.6162

Luật sư tư vấn:

Trong trường hợp này, bạn đứng là bảo lãnh cho bạn của mình tại ngân hàng để vay tiền và việc ngân hàng yêu cầu anh thế chấp quyền sử dụng đất của anh là để bảo đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh của bạn, dựa trên căn cứ quy định tại Điều 335 Bộ Luật dân sự năm 2015 như sau:

>> Xem thêm: Thời điểm xuất hóa đơn theo quy định của pháp luật là bao lâu?

"Điều 335. Bảo lãnh

Bảo lãnh là việc người thứ ba [say đây gọi là bên bảo lãnh] cam kết với bên có quyền [sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh] sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ [sau đây gọi là bên được bảo lãnh], nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thoả thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình."

Nếu như trong trường hợp đến hạn trả nợ mà bạn anh không thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng thì ngân hàng có quyền xử lý tài sản thế chấp để bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015.

1. Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ.

2. Bên nhận bảo lãnh không được yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh khi nghĩa vụ chưa đến hạn.

3. Bên bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp bên nhận bảo lãnh có thể bù trừ nghĩa vụ với bên được bảo lãnh.

Trong trường hợp đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh, mà bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải đưa tài sản thuộc sở hữu của mình để thanh toán cho bên nhận bảo lãnh".

Còn về phương thức xử lý tài sản sẽ do các bên thỏa thuận có thể là bán đấu giá hoặc dùng trực tiếp tài sản này để trừ nợ hoặc ngân hàng có thể khởi kiện ra Tòa án yêu cầu phát mãi căn nhà. Và vấn đề này sẽ được cơ quan Thi hành án thực hiện theo quyết định, bản án của Tòa án mà không phụ thuộc vào việc bạn có ký vào các giấy tờ trên hay không.

Những điều cần lưu ý: Nếu anh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thay cho bạn mình thì căn cứ vào hợp đồng bảo lãnh, vào giá trị tài sản trả nợ, vào giá trị tài sản phát mãi để yêu cầu phía bạn anh bồi hoàn lại cho anh. Tham khảo bài viết liên quan: Tư vấn về xử lý tài sản bảo đảm thông qua cơ quan thi hành án ?

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự - Công ty luật Minh KHuê

Video liên quan

Chủ Đề