So sánh thơ haiku nhật bản và thơ lục bát việt nam

Thơ haiku của nhật bản và ca dao việt nam nhìn từ góc độ văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [706.55 KB, 60 trang ]

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

======

LÊ PHƯƠNG THANH

THƠ HAIKU CỦA NHẬT BẢN VÀ CA DAO
VIỆT NAM NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lý luận văn học

HÀ NỘI - 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

======

LÊ PHƯƠNG THANH

THƠ HAIKU CỦA NHẬT BẢN VÀ CA DAO
VIỆT NAM NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lý luận văn học
Người hướng dẫn khoa học

PGS. TS. PHÙNG GIA THẾ

HÀ NỘI - 2018




LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp và kết thúc khóa học, với tình cảm
chân thành, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
2 đã tạo điều kiện cho em có môi trường học tập tốt trong suốt thời gian tôi học tập,
nghiên cứu tại trường.
Em xin gửi lời cảm ơn tới thầy Phùng Gia Thế đã giúp đỡ em trong suốt quá
trình nghiên cứu và trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Đồng thời, em xin bày tỏ lòng cảm ơn tới thầy cô trong Khoa Ngữ văn, bạn bè đã
giúp đỡ, tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành Khóa luận
tốt nghiệp.
Hà Nội, ngày 23 tháng 4 năm 2018
Sinh viên thực hiện

Lê Phương Thanh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc
thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã
được chỉ rõ nguồn gốc rõ ràng và được phép công bố.
Hà Nội, ngày 23 tháng 4 năm 2018
Sinh viên thực hiện

Lê Phương Thanh


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do lựa chọn đề tài...................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 3
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 3
6. Bố cục ............................................................................................................ 4
NỘI DUNG ....................................................................................................... 5
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ HAIKU VÀ CA DAO ....................................... 5
1.1. Những nét khái quát về thơ Haiku ............................................................. 5
1.1.1. Nguồn gốc hình thành thơ Haiku ............................................................ 5
1.1.2. Đặc điểm thơ Haiku ................................................................................ 6
1.2. Khái quát về ca dao .................................................................................... 8
1.2.1. Khái niệm ca dao ..................................................................................... 8
1.2.2. Thể thơ .................................................................................................... 9
1.2.2.1. Thể lục bát ............................................................................................ 9
1.2.2.2. Thể song thất lục bát .......................................................................... 10
1.2.2.3. Thể song thất: ..................................................................................... 11
1.2.2.4. Thể vãn ............................................................................................... 11
1.2.2.5. Thể hỗn hợp ....................................................................................... 13
1.2.3. Cấu trúc ngữ nghĩa ................................................................................ 13
Chương 2: CẢM THỨC THẨM MỸ TRONG HAIKU VÀ CA DAO ......... 15
2.1. Điểm tương đồng...................................................................................... 15
2.2. Những cảm thức riêng .............................................................................. 18
2.2.1. Trong ca dao .......................................................................................... 18
2.2.1.1. Những trường hợp xuất hiện thiên nhiên ........................................... 18
2.2.1.2. Cảm thức thẩm mỹ về thiên nhiên ..................................................... 19
2.2.2. Trong thơ Haiku .................................................................................... 21



2.2.2.1. Thiên nhiên biến đổi theo vòng luân hồi của vũ trụ .......................... 21
2.2.2.2. Thiên nhiên chứa đựng bí ẩn siêu phàm ............................................ 22
2.2.2.3. Thiên nhiên và con người có một mối tương giao hòa hợp ............... 22
2.3. Quan niệm về Phật giáo trong thơ Haiku và ca dao................................. 24
2.3.1. Trong thơ Haiku .................................................................................... 24
2.3.1.2. Trạng thái cảm xúc trong Thiền ......................................................... 26
2.3.2. Ca dao .................................................................................................... 33
2.3.2.1. Thuyết nhân quả ................................................................................. 33
2.3.2.2. Quan niệm về hạnh phúc và khổ đau trong kiếp sống nhân sinh ...... 33
2.3.2.3. Tinh thần từ bi của nhà Phật .............................................................. 34
Chương 3: NGHỆ THUẬT BIỂU ĐẠT NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA .... 37
3.1. Sự tương đồng .......................................................................................... 37
3.1.1. Tính hàm súc ......................................................................................... 37
3.1.1.1. Nhan đề .............................................................................................. 37
3.1.1.2. Thể thơ ............................................................................................... 37
3.1.1.3. Hình ảnh, biểu tượng.......................................................................... 38
3.1.2. Trọng tâm của câu ................................................................................ 43
3.1.3. Đặc điểm loại hình thuận lợi cho sáng tác ............................................ 45
3.2. Sự khác nhau ........................................................................................... 45
3.2.1. Nhân vật trữ tình .................................................................................. 45
3.2.1.1. Trong thơ Haiku ................................................................................. 45
3.2.1.2. Trong ca dao ....................................................................................... 46
3.2.2. Lẻ và chẵn, duy nhất và lặp lại, nhịp điệu ............................................ 47
3.2.2.1. Trong thơ Haiku ................................................................................. 47
3.2.2.2. Trong ca dao ....................................................................................... 47
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO



MỞ ĐẦU
1. Lí do lựa chọn đề tài
1.1. Văn hoá có một sức hút mạnh mẽ không chỉ đối với các nhà nghiên cứu
mà còn đối với toàn thể cộng đồng bởi nó kết tinh và thể hiện đậm nét tính cách và
tâm lí của con người. Sự kì lạ xen lẫn với những bất ngờ, thú vị luôn làm cho những
ai lần đầu tiếp xúc với nền văn hoá một nền văn hóa mới đều bị lôi cuốn. Sự phong
phú về loại hình, sự đa dạng về hình thức thể hiện đã giúp cho văn hoá trở thành
nguồn đề tài bất tận cho các công trình nghiên cứu. Văn học là gương mặt của văn
hoá dân tộc, vì vậy nó không thể đứng ngoài luồng tác động của văn hóa. Văn học
đã sớm trở thành một phương tiện lưu trữ và truyền tải văn hoá không chỉ trong
phạm vi lãnh thổ mà còn tiến xa ra bên ngoài thế giới.
1.2. Thơ Haiku và ca dao được xem là tinh túy thơ ca của Nhật Bản và Việt
Nam. Cả hia đều phản ánh thế giới quan nhân sinh, đời sống tâm hồn, tình cảm của
quần chúng nhân dân. Do vậy, đây đều là những một kho chất liệu phong phú vềđời
sốngtinh thần của nhân dân lao động. Có thể nhận thấy rằng giữa hai thể thơ có sự
gặp gỡ về cách nhìn nhận thế giới quan nhân sinh và hình thức biểu đạt song bên
cạnh đó cũng thấy rõ những điểm riêng biệt. Sự đối chiếu từ góc độ văn hóa trong
hai thể thơ này để thấy sự giống và khác nhausẽ giúp chúng ta hiểu hơn về vẻ đẹp
thơ ca của hai đất nước này và có thái độ trân trọng đối với giá trị tinh thần cao quý
của nhân loại. Từ đó tìm ra những đặc trưng văn hóa dân tộc, cái độc đáo mang
“dấu ấn quốc gia” và đặc trưng cũng như cái chung của văn hóa phương Đông.
1.3. Hiện nay trong chương trình Ngữ văn THCS và THPT và nhất là bậc đại
học Thơ Haiku của Nhật Bản và Ca dao Việt Nam được đưa vào giảng dạy và học
tập với số lượng đáng kể. Các nhà soạn sách giáo khoa đã có quan điểm đúng khi
chú ý đến hai thể loại này. Trước tình hình ấy việc lựa chon đề tài nghiên cứu của
này có thêm ý nghĩa thực tiễn. Tác giả khóa luận mong muốn rằng đề tài này sẽ góp
phần thiết thực nhất định cho việc tìm hiều, học tập thơ haiku và ca dao ở các bậc
học trong nhà trường phổ thông.

1



2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nền văn học Nhật Bản, Việt Nam nói chung, thể thơ Haiku và ca dao nói
riêng cũng từ khá lâu và được giới nghiên cứu khá quan tâm. Trong giới hạn và điều
kiện của mình, chúng tôi đã tìm hiểu và tiếp thu một số công trình của các tác giả
như: Phan Nhật Chiêu, Vĩnh Sính, Thái Bá Tân, Thanh Châu, Đoàn Lê Giang, Hữu
Ngọc, Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật…
Có tính nghiên cứu chuyên sâu về thơ Haiku phải kể đến hai công trình
nghiên cứu là tác phẩm Ba nghìn thế giới thơm của Nhật Chiêu [Nxb Văn nghệ,
2007] đã tập hợp gần như đầy đủ các bài báo, tạp chí mà ông từng công bố liên
quan đến thơ Haiku và thơ Nhật Bản. Tiếp theo là cuốn “Haiku, Hoa thời gian” của
Lê Từ Hiển và Lưu Đức Trung [nxb Giáo dục, 2007] cuốn sách được chia làm ba
phần với ba nội dung chính: Tiếp cận thơ Haiku trong chương trình THPT, Hương
sắc Haiku- những nẻo đường góp nhặt và Dạo bước vườn thơm.Đđây là tài liệu quý
báu dành cho giáo viên, học sinh.
Ngoài hai công trình kể trên, nội dung nghiên cứu thơ Haiku còn được đề cập
đến trong các giáo trình về văn học Nhật Bản, các cuốn sách giới thiệu văn hóa, văn
học Nhật Bản của Nhật Chiêu như: “Văn học Nhật Bản từ khởi thủy đến 1868,
NXB Giáo dục, 2003, “Nhật Bản trong chiếc gương soi”, NXB Giáo dục HCM
năm 1997, “Câu chuyện văn chương phương Đông”, NXB Giáo dục, 2002:
hay“Xuôi dòng văn học Nhật Bản”, Nguyễn Thị Mai Liên, NXB Đại học Sư phạm,
2003, “Phác thảo những nét tương đồng và dị biệt của ba thể thơ: tuyệt cú, haiku và
lục bát” của Nguyễn Thị Bích Hải …
Đối với lịch sử nghiên cứu những công trình nghiên cứu về ca dao trong mấy
thập kỉ qua là vô cùng phong phú và đa dạng với số lượng tương đối nhiều. Bao
gồm cả công trình nghiên cứu mang tính sưu tầm vẫn chiếm phần lớn: Kho tàng ca
dao người Việt [tập 1,2,3] do tác giả Nguyễn Xuân Kính và Phan Đăng Nhật [chủ
biên], và những công trình nghiên cứu, phê bình, bình giảng ca dao, có thể kể đến
một số ông trình nghiên cứu như: Nguyễn Xuân Kính trong Bình giảng ca dao, Mai

Ngọc Chừ nghiên cứu về ngôn ngữ trong ca dao Việt Nam.

2


Nhìn chung, những vấn đề trong thơ Haiku và ca dao được đề cập trong
không ít bài viết, công trình nghiên cứu. Tuy vậy, qua một số tài liệu kể trên, có thể
nhận thấy rằng văn hóa trong thơ Haiku và ca dao đều được tác giả này hoặc tác giả
khác nói tới nhưng chỉ là cái nhìn khác quát, chưa có sự khám phá sâu sắc và nhất là
chưa có sự so sánh giữa hai thể loại thơ ca này.
Tuy vậy, đó vẫn chỉ là những bài viết lẻ, hoặc chỉ là một vài tiểu mục nào đó
trong luận văn, luận án về một thể loại, nghĩa là vẫn chưa có công trình nào khảo sát
một cách tổng hợp, so sánh hai thể loại . Chính vì vậy, qua việc tiếp thu các công
trình nghiên cứu của các tác giả này, cộng với sự tìm tòi nghiên cứu phát hiện
những điểm giống và khác nhau về mặt nội dung cũng như nghệ thuật trên cơ sở so
sánh văn hóa trong thơ Haiku của Nhật Bản và ca dao của Việt Nam. Điều này càng
kích thích tôi mạnh dạn đi vào đề tài này
3. Mục đích nghiên cứu
3.1. Cập nhật, bổ sung kiến thức về hai thể thơ đặc sắc của hai dân tộc Nhật
Bản và Việt Nam. Đồng thời nâng cao nhận thức, giải mã những đặc điểm để từ đó
nhìn thấy mối quan hệ giữa văn học và văn hóa
3.2. Nhận diện nét đặc thù riêng của văn hóa Nhật Bản và Việt Nam cũng như
cái phổ quát của văn hóa phương Đông
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là so sánh thơ Haiku và ca dao từ góc nhìn văn hóa
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Một số văn bản thơ haiku Nhật Bản và ca dao Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp hệ thống

- Phương pháp thống kê, phân loại
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp đối chiếu, so sánh
- Phương pháp tổng hợp

3


6. Bố cục
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và tài liệu tham khảo, khóa luận vđược chia làm
ba chương:
Chương 1: Khái quát về Haiku và ca dao
Chương 2: Cảm thức thẩm mỹ thể hiện trong thơ Haiku và ca dao
Chương 3: Nghệ thuật biểu đạt nhìn từ góc độ văn hoá.

4


NỘI DUNG
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ HAIKU VÀ CA DAO
1.1. Những nét khái quát về thơ Haiku
1.1.1. Nguồn gốc hình thành thơ Haiku
Thể thơ Haiku được ra đời vào thế kỉ XVII và phát triển mạnh vào thời Edo
[1603 - 1864] khi đã mất dần đi sắc thái trào phúng mà mang âm hưởng của thiền
tông. Haiku là thể thơ nổi tiếng của Nhật Bản, bài có 17 âm tiết, có thể xếp thành 3
câu [5-7-5]. Các bài thơ Haiku chỉ là những nét chấm phá, gợi mở để độc giả vận
dụng trí tưởng tượng nhằm liên tưởng đến sự vật, hiện tượng khác. Nó chứa đựng
một khoảng chân không để từ đó người đọc thả vào đó những suy nghĩ. Thơ Haiku
là thể thơ phái sinh từ Tanka. Tanka là thể thơ khởi đầu của dân tộc Nhật Bản. Bài
thơ theo thể Tanka có 21 âm tiết, chia thành 5 dòng: dòng một 5 âm tiết, dòng hai 7

âm tiết, dòng ba 5 âm tiết, hai dòng cuối mỗi dòng 7 âm tiết [5-7-5-7-7].
Từ thế kỉ XIV- XV khi thơ Tanka có dấu hiệu thoái trào trên thi đàn văn
chương Nhật xuất hiện thể thơ Renga cũng có nhịp 5-7-5-7-7 như Tanka nhưng tách
thành hai phần 5-7-5 và 7-7 rõ rệt, số lượng câu không hạn chế.

Thực

chất

Renga là trò chơi nối câu thơ của thơ Tanka. Giới quý tộc Heian rất thích lối sáng
tác như thế. Sau này trong bài Renga liên hoàn đoạn thơ khởi xướng phần thượng
cú được gọi là hokku [phát cú] và viết với hình thức 17 âm tiết [5-7-5]. Đến thế kỉ
XVI, công chúng yêu thơ Nhật Bản rất thích trò chơi nối thơ nên Renga trở nên phổ
biến và bình dân hơn, thậm chí có nhiều bài renga được làm với mục đích hài hước,
thậm chí là châm chọc là haikai no renga, gọi tắt là haikai. Thể haikai do tầng lớp
thị dân sáng tác với mục đích đùa cợt, phóng túng nên dễ sa vào sự dung tục, chắp
nối, gượng ép.
Sau này Basho đã đưa thơ Haiku thoát khỏi sự tầm thường bằng cách dung
hợp cả cái vô tâm lẫn hữu tâm, sự trào lộng đời thường của haikai hiện đại với sự
tao nhã, tâm linh của renga cổ điển vào trong 17 âm tiết của bài hokku. Từ đấy
hokku không phụ thuộc vào renga nữa, nó trở thành thể thơ độc lập và có tên là
haiku hay hài cú lúc đầu có tên là haikai đến thế kỉ XIX mới có tên là haiku. Phần

5


đầu hokku của bài renga là tiền thân của thơ haiku, như vật thơ haiku có nguồn gốc
từ tanka và renga
1.1.2. Đặc điểm thơ Haiku
Haiku là thể thơ ngắn nhất thế giới, thông thường mỗi bài có 17 âm tiết trong

ba câu 5-7-5. Thoạt nhìn chỉ là một bài thơ ngắn gọn, nhưng nhà thơ đã dẫn dắt
chúng vào lối tư duy vô cùng, rộng mở mà người đọc cần huy động vốn kiến thức
của bản thân và phải có một sự tưởng tượng dồi dào phong phú. Haiku cổ điển có
niêm luật chặt chẽ. Thơ Haiku khi dịch ra thường được xếp thành 3 dòng, còn trong
chữ Nhật thì một bài Haiku thường nằm vỏn vẹn trên một dòng. Đây là nét riêng
biệt của thơ Haiku không thể lẫn bất kì với một bài thơ nào khác
Thơ Haiku không mô tả cảm xúc, chủ yếu ghi lại những sự việc xảy ra trước
mắt. Vì số chữ bị giới hạn trong 17 âm nên thơ Haiku thường diễn tả một sự kiện
xảy ra ngay lúc đó, ở hiện tại. Sự kiện này có thể liên kết hai ý tưởng khác nhau mà
ít khi người ta nghĩ đến cùng một lúc.
“Ôi những hạt sương [sự kiện hiện tại]
trân châu từng hạt [ý nghĩa thứ nhất]
hiện hình cố hương” [ý nghĩa thứ hai]
[Issa]
Một bài thơ Haiku luôn tuân thủ hai nguyên lí tối thiểu, đó là mùa và tính
tương quan hai hình ảnh. Trong thơ bắt buộc phải diễn tả một hình ảnh lớn [vũ trụ]
tương xứng với một hình ảnh nhỏ [đời thường] và có “Kigo” [quý ngữ] nghĩa là từ
miêu tả được bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông hoặc các hình ảnh hoạt động đặc trưng
của mùa:
“Trên cảnh khô
cánh quạ đậu
chiều thu”
[M.Basho]
Hoặc thể hiện qua các đặc trưng của mùa thay vì gọi tên mùa một cách trực
tiếp:

6


“Nara

Hoa cúc thơm
Tượng Phật cổ”
[Basho]
Hoa cúc gợi đến mùa thu Nhật Bản, đây cũng chính là quý ngữ của bài
thơ.Việc dùng quý ngữ để thể hiện sự gắn bó sâu sắc của người dân Nhật Bản với
thiên nhiên. Người Nhật Bản rất nhạy cảm với bốn mùa có cảm quan tinh tế với thời
tiết. Sự luân chuyển của "mùa" thể hiện nhịp điệu của thế giới thiên nhiên và đời
sống con người và đó là sự vận động của thời gian. Mỗi bài thơ là hương sắc của
bốn mùa rực rỡ với những nét tươi đẹp, hồn nhiên, trữ tình nồng thắm.
Đọc thơ Haiku, ta cảm nhận được vị trí ở ngoài sự kiện của tác giả. Tác giả
dường như chỉ chia sẻ với người đọc một dự kiện đã quan sát được:
“Cỏ hoang trong đồng ruộng
dẫy xong bỏ tại chỗ
phân bón”
[M.Basho]
Nhưng người đọc vẫn có thể nghiệm được tình cảm của tác giả, một tình cảm
nhẹ nhàng, bàng bạc trong thơ, nói lên niềm vui sống hay sự cô đơn, đôi khi cũng
nêu ra điểm thắc mắc về cuộc đời của con người: ngắn ngủi, phù du, trước sự vĩnh
hằng của thiên nhiên.
Thơ có xu hướng gợi ý hay ám chỉ bóng gió nhẹ nhàng. Thông thường trong
thơ đưa ra hình ảnh; một hình ảnh trừu tượng, sống động và linh hoạt, một hình ảnh
cụ thể ghi dấu ấn thời gian và nơi chốn.
“Trăng soi [hình ảnh trừu tượng]
một bầy ốc nhỏ [hình ảnh cụ thể]
khóc than đáy nồi” [ nơi chốn cụ thể]
[Issa]
Nhà thơ không giải thích hay bàn luận về sự liên kết giữa hai hình ảnh này, chỉ
diễn tả bản chất tự nhiên của nó. Người làm thơ phải đặt mình như đứa trẻ lúc nào

7



cũng có cảm giác bỡ ngỡ, lạ lùng khi tiếp xúc lần đầu tiên với ngoại giới. Một bài
thơ Haiku hay là làm sống lại những gì đã chôn giấy trong kí ức và đưa ra những
cảm giác sâu sắc, tế nhị, để tự nó khơi lại trí tưởng tượng và ước mơ của người đọc
để người đọc tự suy diễn, cảm nhận.
Thơ như một bài kệ, sàng lọc từng chữ, không dư mà cũng không thiếu, cốt
sao nói đến chính cái đang là “đương hại túc thi”. Nắm bắt ngay thực tại ngay trong
giây phút nảy mầm, cái đang xảy ra lắm khi chuyên chở cả một vũ trụ thu gọn trong
thời điểm đó, tiểu thế giới và địa thế giới hoà nhập vào nhau. Một diễn tiến trước
mắt khiến ta liên tưởng đến một hiện tượng hay biến cố nào đó trong một kinh
nghiệm sống của riêng mình. Kĩ xảo của thơ Haiku là giản lược tối đa chữ nghĩa
trong thơ để vận dụng trí tưởng tượng nơi người đọc.
Thơ Haiku là một sản phẩm tinh thần quý giá của đời sống văn hoá đất nước
Phù Tang. Mỗi bài thơ như một chiếc gương soi rọi thiên nhiên của bốn mùa và tâm
hồn của nghìn đời
1.2. Khái quát về ca dao
1.2.1. Khái niệm ca dao
Đã có không ít những tài liệu đề cập đến khái niệm ca dao như [ca: bài hát
thành chương khúc; dao: bài hát ngắn, không thành chương khúc] là những câu hát
theo giọng điệu tự nhiên lưu hành trong dân gian thường diễn tả ý nghĩ, tình cảm,
nếp sinh hoạt của đại chúng bình dân. Ca dao còn được gọi là phong dao ["phong"
là phong tục]. Người xưa cho rằng qua ca dao có thể nhận biết phong tục tốt, xấu
của một xứ, một vùng.
Theo Vũ Ngọc Phan, thuật ngữ "ca dao" vốn là tên gọi Hán Việt, được các nhà
nghiên cứu văn nghệ dân gian Trung Hoa gọi cho hai loại dân ca khác nhau.
Như vậy ca dao lời ca dân gian. Lời ca là lời của làn điệu dân ca và các sáng
tác ngâm vịnh của các nhà Nho hoà vào dòng chảy dân gian. Khái niệm ca dao được
xem là phần lời của những câu hát trữ tình truyền thống. Ca dao là tiếng nói của tình
cảm.

Đặc trưng của thi pháp ca dao

8


1.2.2. Thể thơ
1.2.2.1. Thể lục bát
Đa số ca dao được sáng tác theo thể lục bát. Theo thống kê của Nguyễn Xuân
Kính trong cuốn "Ca dao Việt Nam", có 973 lời được sáng tác theo thể thơ lục bát,
chiếm 95%. Theo thống kê trong cuốn "Tuyển tập Văn học dân gian Việt Nam" thì
có 5337/5600 lời sáng tác bằng thể thơ lục bát, chiếm 95,3%.
Thể thơ lục bát còn gọi là thể thơ sáu-tám bởi kết cấu của thể thơ dòng trên
sáu tiếng và dòng dưới tám tiếng. Một bài lục bát có số dòng không hạn định, vần
bằng; tiếng cuối của câu lục hiệp với tiếng thứ sáu của câu bát, tiếng thứ sáu của câu
bát hiệp với tiếng của câu lục tiếp; cứ như thế đến hết bài lục bát.
Ví dụ:
“Trên trời có đám mây xanh
Ở giữa mây trắng, xung quanh mây vàng
Ước gì anh lấy được nàng
Để anh mua gạch Bát Tràng về xây”…
Nhịp điệu cơ bản của thể thơ lục bát cơ bản là nhịp 2/2/3, 2/4/2, 4/4, khi diễn
ra những tình cảm yêu thương buồn đau mất mát thì thể thơ lục bát sử dụng cách
gieo vần bằng và nhịp phổ biến là 2/2/2 đã thể hiện được điều đó:
“Người ơi/ ơi hỡi/ người thương
Đi đâu/ mà để/ người thương/ lạnh lùng”
Thế nhưng khi cần diễn đạt những điều trắc trở, khúc mắc, mạnh mẽ, đột
ngột hay tâm trạng bất thường, bất định thì có thể chuyển sang nhịp lẻ 3/3, 1/5,
3/5…đây là một dạng của lục bát biến thể:
“Chồng gì anh/ vợ gì tôi
Chẳng qua là cái nợ đời chi đây”

Ngoài ra còn có lục bát biến thể, đã được phân chia thành một số loại:
Loại 1: Dòng lục thay đổi, dòng bát giữ nguyên:
“Tưởng giếng sâu nối sợi dây dài
Hay đâu giếng cạn tiếc hoài sợ dây”

9


[7/8]
“Chàng trẩy đi nước mắt thiếp tôi chảy quanh
Chân đi thất thểu lời anh dặn dò”
[9/8]
Loại 2: Dòng lục giữ nguyên, dòng bát thay đổi
“Chúng ta có thể hiểu chim
Nhưng làm sao chim hiểu được máu tim con người”
[6/10 tiếng]
“Cuối cùng kết thúc tiêu tao
Thái Bình Dương chiến trận dạt dào đạn bom”
[6/9]
Loại 3: Cả hai dòng đều thay đổi
Yêu nhau ba bốn núi cũng trèo
Năm sáu sông cũng lội, bảy tám đèo cũng qua
[7/10]
“Anh xa em ra vì thiên hạ hay vì thúc bá tới xui
Đó băn khoăn đó nhớ, đây bùi ngùi đây thương”
[13/10]
1.2.2.2. Thể song thất lục bát
Trong thơ ca dao, số lời được sáng tác thể song thất lục bát chiếm khoảng 2%.
Ở thơ trữ tình bác học, được viết theo thể này cũng có một số bài. Theo Phan Ngọc,
cấu trúc từng khổ 7+7+6+8 tiếng cho phép thể thơ này nói lên sự đi về của cảm xúc

như những đợt sóng lên cao xuống thấp rồi lại dàn ra đón lấy những đợt sóng khác
[Phan Ngọc [1984], “Suy nghĩ về thể loại song thất lục bát”, Bđd, tr. 75]
Làm theo thể này, mỗi lời ca chỉ gồm một khổ [bốn dòng thơ]; cực kì hiếm hoi
nếu không muốn nói rằng không có lời nào dài từ hai khổ trở lên:
“Dưới mặt nước chói lòa yếm đỏ
Trên bầu trời rạng rỡ mây xanh

10


Từ ngày chia rẽ em anh
Nước trời còn đó ai đành phụ nhau”
Ngoài ra trong ca dao còn có hiện tượng song thất lục bát biến thể:
“Nước chay xuôi, con cá bơi lội ngược
Nước chảy ngược, con ca vược lội ngang
Thuyền em xuống bến Thuận An
Thuyền anh lại trẩy lên ngàn, anh ơi!”
“Ai trắng như bông lòng tôi không chuộng
Ai đó lên giòn, làm ruộng tôi thương
Biết rằng dạ có vấn vương
Để tôi cậy mối tìm đường sang chơi”
1.2.2.3. Thể song thất:
Đây là thể loại đặc biệt ở ca dao. Theo Nguyễn Xuân Kính thì trong thơ bác
học, không có tác phẩm nào chỉ có hai câu thất. Ở trong ca dao, hiện tượng này
không phổ biến nhưng không phải là không có:
“Áo vá vai/ vợ anh không biết
Áo vá quàng/ chí quyết vợ anh”
Hai cặp song thất càng tăng lên sự khẳng định, sự kết luận chắc chắn
“Trầu không vôi/ ắt là trầu mình
Cau không hạt/ ắt là cau già

Mình không lấy ta/ ắt là thiệt
Ta không lấy mình/ ta biết lấy ai”
1.2.2.4. Thể vãn
Thể vãn là thể đặc trưng trong hát dặm Nghệ Tĩnh. Thể vãn gồm những câu
4,5,6,7 chữ và vần chân mỗi đoạn lại lặp lại hai câu:
“Công đôi ta thề thốt
Kể đã mấy niên rồi
Lòng đã quyết lúa đôi

11


Nhất ngôn nói hẳn lời
Đừng bốn chốn ba nơi
Đừng trăng gió chào mời
Trăng nhiều trăng rạng rỡ
Trăng nhiều đèn rạng rỡ”
Thể vãn kết hợp với thể lục bát làm cho tiết tấu và vần điệu thơ phong phú, có
khả năng diễn đạt những cung bậc khác nhau của tình cảm.
“Nào khi mô em nói với anh
Sông cạn mà tình không cạn
Vàng mòn mà nghĩa không mòn
Nay chừ nước lại xa non
Đêm nằm tơ tưởng héo hon ruột tằm”
Thể lục bát kết hợp với thể vãn tạo cho bài ca có thế vững chắc, là điểm nhấn
kết vấn đề, ngăn lại dòng kể lan man của thể vãn.
“Tháng giêng tháng hai, tháng ba, tháng bốn
Tháng khốn, tháng nạn
Đi vay, đi dạm
Được một quan tiền

Ra chợ Kẻ Giêng
Mua con gà mái về nuôi
Nó đẻ ra mười trứng
Một trứng: ung
Hai trứng: ung
Ba trứng: ung
Bốn trứng ung…

Chớ than phận khó ai ơi
Còn da lông mọc, còn chồi lên cây”
Thể lục bát kết hợp với thể vãn tạo cho bài ca có thể vững chắc, là điểm nhấn

12


kết vấn đề, ngăn lại dòng kể lan man của thể vãn. Có nhiều lúc phải kể lể sự tình,
phải bộc bạch nỗi ấm ức trong lòng, câu thơ lục bát xuất hiện sẽ làm hạn chế chức
năng của nó, vì thế thể lục bát kết hợp với thể vãn để bài ca có giọng kể lể dẫn dắt.
1.2.2.5. Thể hỗn hợp
Đây là thể kết hợp với nhiều thể khác nhau trong một lời ca chiếm hơn 1%. Sự
hỗn hợp này khá đa dạng chẳng hạn lời ca sau đây kết hợp giữa các câu chữ khác
nhau 6+4+4+4+4+6/8:
“Chiều chiều trước bến Vân Lâu
Ai ngồi ai câu
Ai sầu ai thảm
Ai thương ai cảm
Ai nhớ ai trông
Thuyền ai thấp thoáng bên sông nay khá
Nghe câu mái đầy chạng lòng nước”
Hay sự kết hợp 5+5+6+8

“Đường không đi sao biết
Chuông không đánh sao kêu
Nghe lời anh nói bao nhiêu
Khiến lòng thắc thẻo tram chiều sót đau”
1.2.3. Cấu trúc ngữ nghĩa
- Cấu trúc lời đơn: Đây là dạng cấu trúc chỉ có một vế đơn
“Yêu nhau cau sáu bổ ba
Ghét nhau cau sáu bổ ba làm mười”
- Cấu trúc đối giải: Đây là cấu trúc đối đáp để giãi bày tâm sự:
“Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa
Mận hỏi thì đào xin thưa
Vườn đào mở lối nhưng chưa ai vào”
Vài nét cơ bản chắc chắn khó có thể bao quát được sự thay đổi đầy biến động

13


cũng như những đặc trưng của cả hai thể loại. Tuy vậy, nhìn chung thơ Haiku và ca
dao đều thể hiện được tiếng nói tâm hồn của con người, nền văn hóa đất nước bởi
chúng ra đời từ sớm và được trưởng thành từ trong cuộc sống sinh hoạt con người.
Trải qua một quá trình dài, cả Haiku và ca dao đều phải oằn mình biến đổi trong cả
nội dung và thể loại để phù hợp với sự thay đổi của sự vật con người qua thời gian.
Những sự thay đổi trong thể loại này đã tạo nên sự đa dạng các hình thức thể hiện
và có khả năng truyền tải phong phú về nội dung.
Ngày nay, bên cạnh sự sáng tạo các thể loại khác nhau và sự du nhập những
thể loại văn chương thì những thể loại văn chương ra đời sớm như thơ Haiku và ca
dao vẫn giữ được vị trí cao trong lòng độc giả ngày nay. Có lẽ bởi vậy mà đâu đó
trong những cuộc trò chuyện vẫn thưởng thấy xuất hiện những cụm từ, câu văn
mang dáng dấp của hai thể loại này


14


Chương 2: CẢM THỨC THẨM MỸ TRONG HAIKU VÀ CA DAO
2.1. Điểm tương đồng
Thiên nhiên chính là khoảng không gian bên ngoài, là nơi con người luôn tìm
về mỗi khi muốn tìm thấy chính mình, đứng trước thiên nhiên mỗi cá nhân thường
có những cảm nhận riêng bởi họ có những trải nghiệm, hiểu biết khác nhau và trên
hết mỗi khung cảnh lại mở ra cho con người một cái nhìn. Bất kể dân tộc nào cũng
đều sở hữu trong mình những khung cảnh thiên nhiên khác chính vì vậy nó trở
thành một đặc trưng cho nền văn hoá hóa. Chúng ta đi tìm hiểu thiên nhiên cũng
chính là tìm hiểu văn hóa của dân tộc hay nói khác đó là tìm hiểu cách giao cảm,
cách nhìn của con người với chính thiên nhiên đó. Nhờ đó phát hiện những quan
niệm khác nhau về thiên nhiên. Tuy vậy điều thú vị là những đất nước khác nhau,
con người khác nhau, cách nhau xa về không gian đại lí nhưng vẫn phát hiện ra
những điểm tương đồng trong cảm quan thẩm mỹ. Điều này được thấy ở qua hình
thức nghệ thuật văn chương thơ Haiku Nhật Bản và ca dao.
Tình yêu thiên nhiên, trong đó có tình yêu cái đẹp của thiên nhiên, phong
cảnh là nột nét tính cách nổi bật ở cả người Nhật và người Việt. Điều đó được minh
chứng một cách rõ ràng hơn qua hai loại hình nghệ thuật gắn liền với hai quốc gia
đó là thơ Haiku của Nhật Bản và ca dao trữ tình Việt Nam, người đọc thấy hiện lên
đó cảnh núi sông, sơn thuỷ hài hoà, cảnh vật luân chuyển,tươi tắn, hữu tình..Đứng
trước khung cảnh thiên nhiên con người dễ bị rung động trước trước nó, bởi vậy
thiên đã trở thành một trong những đề tài kinh điển trong thẩm mỹ của con người.
Tìm hiểu những rung động ấy qua hai thể thơ truyền thống là một cách tiếp cận văn
hoá mà mỗi dân tộc tồn tại đều có diện mạo riêng của mình. Diện mạo ấy thường
bộc lộ rõ nét qua văn hoá, tức là trong phong cách sinh hoạt, cách ứng cử của con
người trong mối quan hệ với chính mình, với tự nhiên và xã hội. "Văn hoá là hệ
thống ứng xử của con người với thiên nhiên và xã hội, trong những hoạt động sinh

tồn và phát triển của mình" [Hà Văn Tấn]. Trong diện mạo ấy có những nét nổi bật
để tạo nên diện mạo văn hoá của dân tộc, nhưng cũng có nét giống hoặc gần gũi với
dân tộc khác để hiện lên chân dung văn hoá chung.

15


Trước hết, trong thơ Haiku hay ca dao thiên nhiên hiện đều là những hình
ảnh thật bình dị, nguyên sơ và hùng vĩ. Trong đó hình ảnh thiên nhiên thường gắn
với các hình tượng: trăng, mây, núi sông, sơn thuỷ, nước non. Có nhiều cách giải
thích khác nhau nhưng có một điểm trong lối tư duy phương Đông là sự hài hoà âm
và dương, những cặp hài hoà mang tính cân đối, đối xứng. Ca dao và haiku đều thể
hiện nét tư duy ấy:
“Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ”
“Bên đồi đêm nay
sương về nằm mộng
trăng vung vãi đầy”
[Thiền sư Huyền Tri]
Những hình tượng thiên nhiên mây, trăng, núi, hoa, tuyết… xuất hiện trong
câu thơ ngắn gọn nhưng mở ra một không gian rộng lớn, trong đó là sự kết hợp hài
hòa giữa thiên – địa, âm – dương điển hình cho lối tư duy phương Đông. Ngoài ra,
còn phải nhắc đến yếu tố địa hình, ở cả Việt Nam cũng như Nhật Bản thì sơn thủy,
mây núi, gió trăng đều gắn bó chặt chẽ với cuộc sống con người, mọi công việc làm
ăn, đói no, mọi sinh hoạt buồn vui gắn liền, rất gần gũi thân thiết với con người.
Chính vì vậy, nó đã trở thành nguồn cảm xúc đầy thi vị đối với con người xứ sở.
Thiên nhiên xuất hiện trong hai thể thơ này không chỉ dừng lại ở những sự
vật mang giá trị lớn lao, kì vĩ mà đó còn là các sự vật nhỏ bé, bình thường khác như
các loài hoa dại, bùn, cỏ..., các loài chim đỗ quyên, chim sẻ...còn có cả chấy, ruồi,
muỗi, rận... những cảnh vật hình dị, những vật nhỏ bé, bình thường, dễ bị lãng quên

được đưa vào trong thi phẩm, đó là sự cố gắng đi tìm cái đẹp từ trong những cái
hình thường ấy. Thể hiện tình yêu với thiên nhiên, quay lưng lại với những giá trị
mà đời người hằng theo đuổi. Vì vậy thiên nhiên hiện lên thật hồn nhiên trong cái
trong trẻo và nguyên sơ của nó.
Thiên nhiên trong đó còn là những hình ảnh quen thuộc quanh ta, nó hiện
diện thật hồn nhiên, khiêm tốn, bé bỏng dễ thương:

16


“Một nhành bìm bìm hoa tía
Quấn quanh chiếc gàu
Ta sang nhà hàng xóm xin nước thôi!”
Chiyo - [Thanh Châu dịch]
Chỉ sau một giấc ngủ mà điều thú vị đã hiện ra trước mắt nhà thơ. Một nhành
dây leo hoa tím tự trong vườn đã bò ra quấn quýt quanh gàu nước. Và nhà thơ, với
tâm hồn nhạy cảm, đã nâng niu mối giao hoà gắn bó giữa hai sự vật giản dị ấy.
Không nỡ cắt chia tình thân giữa chúng, thi sĩ đành sang nhà hàng xóm xin nước để
uống.
Cũng trong ca dao, hình ảnh dây hoa bìm bìm nhỏ bé, bình dị xuất hiện:
“Khi xưa ước những chân mây
Bây giờ rớt xuống giữa dây bìm bìm”
[Ca dao]
Hay đơn gian là hình ảnh chú chuồn chuồn kiên trì vượt qua gian nan để tồn
tại mà cố bám víu cho được trên ngọn cỏ rung rinh theo gió
“Con chuồn chuồn
đậu mãi mà không được
trên ngọn cỏ gió rung”
Trong ca dao, hình ảnh chuồn chuồn lại hiện lên cái nhìn đầy tinh tế của con
người trong mối tương quan của con vật nhỏ bé này với sự thay đổi của thiên nhiên:

“Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”
Hay:
“Chuồn chuồn bay thấp
Mưa ngập bờ ao
Chuồn chuồn bay lượn lên cao
Trời mưa mày thấy thế nào được ta!”
Những hình ảnh bình dị ta bắt gặp trong cuộc sống. Ta thấy nó luôn được
xuất hiện trong hai loại hình nghệ thuật này. Nó được đưa vào trong thơ bởi cảm

17


thức thẩm mỹ truyền thống về cái đơn sơ, bình dị, mộc mạc... của tự nhiên. Hình
ảnh thiên nhiên ta gặp trong thơ Haiku với vai trò là "quý ngữ" nhưng nó chứa đựng
vẻ đẹp đơn sơ, dung dị, nguyên thuỷ... trong từng câu chữ. Nó chứa đựng bao tình
cảm với thiên nhiên của nhà thơ. Haiku là thơ ca của thiên nhiên và của vạn vật.
Lí giải vì sao thiên nhiên có vị trí đặc biệt trong sáng tác ca dao trữ tình có
thể nhận thấy thiên nhiên xuất hiện nhiều và đa dạng như vậy trong hai loại hình
nghệ thuật phản ánh sự gắn bó người của hai quốc gia với môi trường thiên nhiên
vốn cũng là môi trường lao động, môi trường sinh sống của họ. Cảm hứng thiên
nhiên phản ánh của những tâm hồn khoáng đạt. Thiên nhiên còn là hoàn cảnh sáng
tác và hình thành thi hứng, hoàn cảnh cấu tứ của hai loại hình nghệ thuật này.
2.2. Những cảm thức riêng
2.2.1. Trong ca dao
2.2.1.1. Những trường hợp xuất hiện thiên nhiên
Thứ nhất là trong những câu kể chuyện tâm tình, ở đó cảnh là môi trường
gặp gỡ, là nơi tình tự, chờ đợi, nhớ nhung, nơi diễn ra câu chuyện yêu đương:
“Hà Nội ba mươi sáu phố phường
Hàng Gai, hàng Đường, hàng Muối trắng tinh

Từ ngày ta phải lòng mình
Bác mẹ đi rình đã mấy mươi phen”
“Cần Thơ là tỉnh,
Cao Lãnh là quê,
Anh đi lục tỉnh bốn bề,
Mải đi buôn bán chẳng về thăm em”
Thứ hai, trong những câu ca giới thiệu về quê hương xứ sở:
“Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Đường ra Hà Nội như tranh vẽ rồng”
“Dạo xem phong cảnh trời mây
Lô, Đà, Tam Đảo cũng quay đầu về.”
Thứ ba, cảnh như đối tượng của sự thưởng thức thẩm mỹ:

18


“Chiều chiều ra đứng gốc cây
Trong chim bay liệng, trông mây ngang trời
Trông xa xa tít xa vời
Những non cùng nước, những đồi cùng cây”
hay:
“Ai đi qua phố khoa Trường
Dừng chân ngắm cảnh núi rừng xanh xanh
Dòng sông uốn khúc chảy quanh
Trên đường cái lớn bộ hành ngược xuôi”
Trong trường hợp thứ ba này, thiên nhiên và cảnh vật hiện ra không phải như
những đối tượng ám chỉ hay đưa đẩy, mà là đối tượng của sự chiêm ngưỡng thuần
túy. Điều chứng tỏ ca dao truyền thống không chỉ chứa đựng tâm tư và kinh nghiệm
sống của người dân quê mà còn thể hiện những rung động thẩm mỹ, tình yêu của họ
với cái đẹp của thiên nhiên và cảnh vật xung quanh. Đối tượng gây nên cảm xúc

thẩm mỹ không chì là thiên nhiên mà nhiều khi còn là những cảnh vật do con người
tạo nên, gắn bó với đời sống của họ:
“Làng tôi có lũy tre xanh,
Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng
Bên bờ vải nhãn hai hàng,
Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng
Thanh Trì cảnh đẹp người đông
Có cây sáo trúc bên đồng lúa xanh”
Thiên nhiên xuất hiện trong ca dao như một lẽ dĩ nhiên bởi cuộc sống của
người Việt vốn gắn chặt với thiên nhiên, vì vậy vẻ đẹp của thiên nhiên cũng gắn
chặt với sinh hoạt của con người. Cái đẹp của phong cảnh có khi là vẻ đẹp của núi,
sông, suối khe thuần túy, nhưng nhiều khi là cánh đồng, là bến sông, là con đường
người qua lại đông vui.
2.2.1.2. Cảm thức thẩm mỹ về thiên nhiên
Trong ý thức của người Việt, cảm xúc thẩm mỹ không phải lúc nào cũng tồn

19


Luận án tiến sĩ so sánh tuyệt cú và haiku về phương diện loại hình

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

----------------------

NGUYỄN THỊ NGUYỆT TRINH

SO SÁNH TUYỆT CÚ VÀ HAIKU
VỀ PHƯƠNG DIỆN LOẠI HÌNH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

TP HỒ CHÍ MINH - 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

----------------------

NGUYỄN THỊ NGUYỆT TRINH

SO SÁNH TUYỆT CÚ VÀ HAIKU
VỀ PHƯƠNG DIỆN LOẠI HÌNH
Chuyên ngành: Văn học Trung Quốc
Mã ngành: 62.22.30.05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. Hồ Sĩ Hiệp

TP HỒ CHÍ MINH - 2017

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 11 năm 2017
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Nguyệt Trinh

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.....................................................................1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu.................................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu...................................................14
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................15
5. Phương pháp nghiên cứu..................................................................16
6. Những đóng góp của luận án...........................................................16
7. Kết cấu của luận án..........................................................................17
Chương 1: NHỮNG TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH NÊN SỰ TƯƠNG
ĐỒNG – DỊ BIỆT CỦA TUYỆT CÚ VÀ HAIKU
1.1 Những tiền đề cho sự hình thành thơ tuyệt cú và haiku............19
1.1.1 Điều kiện lịch sử - tự nhiên .........................................................19
1.1.2 Nền tảng văn hóa – tư tưởng......................................................21
1.1.3 Sự phát triển tự thân của văn học...............................................24
1.2 Sự hình thành thơ tuyệt cú và haiku...........................................25
1.2.1 Sự hình thành thơ tuyệt cú..........................................................25
1.2.2 Sự hình thành thơ haiku..............................................................28
1.2.3 Hai thể loại tinh hoa thuộc loại hình thơ cổ điển
phương Đông.................................................................................................30

1.3

Quan niệm thơ ca.......................................................................35

1.3.1 Khởi từ tâm hay bản chất trữ tình của thơ ca..............................35
1.3.2 Tính chính trị và tính duy mĩ........................................................39
1.3.3 Phong cốt và mono no aware – cốt tủy của trữ tình Trung Hoa và
Nhật Bản.........................................................................................................42
Chương 2: HỨNG THÚ TỰ NHIÊN, CẢM NGHIỆM NHÂN
SINH VÀ SUY TƯ TÔN GIÁO TRONG TUYỆT CÚ VÀ HAIKU
2.1 Hứng thú tự nhiên trong tuyệt cú và haiku................................51
2.1.1 Vẻ đẹp ý cảnh ..............................................................................62
2.1.1.1 Ý cảnh tinh tế hài hòa...............................................................66
2.1.1.2 Ý cảnh tịch tĩnh không hư.........................................................68
2.1.1.3 Tráng mĩ và bi mĩ......................................................................70
2.1.2 Thiên nhiên tượng trưng..............................................................74
2.1.2.1 Thiên nhiên và bước đi bốn mùa...............................................77
2.1.2.2 Màu sắc, hương thơm và âm thanh tương ứng…………

……81

2.1.2.3 Tỷ đức và như như....................................................................86
2.2 Cảm nghiệm nhân sinh trong tuyệt cú và haiku........................92
2.2.1 Bức tranh cuộc sống trong tuyệt cú và haiku..............................92
2.2.1.1 Vấn đề thân phận và tình cảm con người................................93
2.2.1.2 Hình ảnh quá khứ và cái nhìn hoài cổ thương kim.................101
2.2.1.3 Cái lớn lao và cái bình dị.......................................................103
2.2.2 Sự thể hiện con người trong tuyệt cú và haiku..........................105
2.2.2.1 Con người vũ trụ.....................................................................105
2.2.2.2 Con người thế tục....................................................................109
2.3 Suy tư tôn giáo trong tuyệt cú và haiku....................................112
2.3.1 Dấu ấn của Thiền.......................................................................113

2.3.2 Vai trò của Đạo..........................................................................122
2.3.3 Ảnh hưởng của Nho...................................................................125
Chương 3: VẺ ĐẸP NGHỆ THUẬT THƠ TUYỆT CÚ VÀ HAIKU
3.1 “Dĩ thiểu kiến đa” – “sự tình vắn tắt” hay sự phù hợp giữa nội
dung và hình thức của tuyệt cú và haiku..................................................131
3.1.1 Sự phong phú của tuyệt cú và sự đơn thuần của haiku về phương
diện đề tài......................................................................................................132
3.1.2 Lát cắt của đời sống hay là phương thức xử lý không gian.......133
3.1.3 Thơ ca của khoảnh khắc hay là năng lực làm chủ thời gian.....136
3.2 Âm luật.........................................................................................138
3.2.1 Những đặc thù về mặt âm học của ngôn ngữ dân tộc................138
3.2.2 Âm số ít oi hay là sự tinh giản của thơ ca.................................141
3.2.3 Âm vận hài hòa trong tuyệt cú và sự đơn thuần đạm bạc của
haiku....................................................................................................144
3.3 Từ ngữ và kết cấu........................................................................147
3.3.1 Ý tượng giản đơn và danh từ thiện mĩ.......................................147
3.3.2 Các thủ pháp nghệ thuật……………………………………………
153
3.3.2.1 Các thủ pháp tỉnh lược...........................................................153
3.3.2.2 Các thủ pháp dựa trên sự liên tưởng......................................156
3.3.3 Kết cấu mở hay khoảng trống trong thơ....................................160
3.3.3.1 Kết cấu nghi vấn.....................................................................160
3.3.3.2 Kết cấu trùng điệp...................................................................162
KẾT LUẬN........................................................................................172
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................175
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ................................186

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Nxb: Nhà xuất bản
H.: Hà Nội
TP. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
Tr.: Trang

DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
Tên bảng
01 Bảng 2.1 Thống kê những hình ảnh thiên nhiên thường gặp

Trang
55

02

trong tuyệt cú
Bảng 2.2 Thống kê những hình ảnh thiên nhiên thường gặp

58

03

trong haiku
Bảng 3.1 Cấu trúc một số ý tượng giản đơn thường gặp trong

149

04

tuyệt cú
Bảng 3.2 Cấu trúc một số ý tượng giản đơn thường gặp trong

150

haiku

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tuyệt cú và haiku – hai thể thơ hội tụ tinh túy vẻ đẹp thơ cổ điển
phương Đông. Nếu tuyệt cú – “hạt minh châu của thơ ca Trung Hoa” – long
lanh vẻ sáng hàm súc, dư ba đầy ý vị Đường thi thì haiku là thể thơ nhỏ xinh
như một đóa anh đào là niềm tự hào của thơ ca Nhật Bản vươn ra thế giới.
Trong khi nhiều thể thơ khác chịu sự hạn chế của lịch sử - thời đại thì tuyệt cú
và haiku có được sự năng động và sức sống mạnh mẽ với sự lan tỏa, ảnh
hưởng vượt không gian – thời gian. Mỗi thể thơ, trong một dạng thức bé nhỏ,
lại mang một khả năng biểu đạt dồi dào, là một niềm ngạc nhiên thú vị cho
người yêu thơ và các nhà nghiên cứu. Vì những lý do này, tuyệt cú và haiku
luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt, và cùng với lòng yêu không hề vơi theo
năm tháng, những công trình nghiên cứu về chúng ngày càng dày dặn thêm.
Chọn đề tài này, chúng tôi tiếp tục tìm hiểu mảnh đất thơ cổ điển phương
Đông muôn đời “quen mà lạ”, đầy bí ẩn mà chứa đựng bao vẻ đẹp không nói
hết.
So với những công trình nghiên cứu đã có về tuyệt cú và haiku – chủ
yếu nghiên cứu từng thể loại độc lập, riêng rẽ - đề tài của chúng tôi đóng góp
một hướng tiếp cận khá mới. Dưới góc nhìn so sánh, tuyệt cú và haiku sẽ thể
hiện nhiều đặc điểm trên nhiều phương diện – hơn là nghiên cứu độc lập. Từ
đó đề tài góp phần làm sáng tỏ những nét đồng dị của hai thể thơ đặc sắc
trong thế giới thơ ca phương Đông.
Trong văn học trung đại Việt Nam, tuyệt cú – thường được gọi là tứ
tuyệt - cũng là một thể thơ được yêu thích và sáng tác rộng rãi, sức sống của
thể loại đã vượt qua những giới hạn không thời gian, không ngừng biến đổi và

2

tỏa sáng. Vì vậy nghiên cứu so sánh tuyệt cú [Trung Hoa] và haiku [Nhật
Bản] cũng là để hiểu rõ hơn văn học của nước nhà.
Từ lâu thơ Đường – trong đó tuyệt cú đóng vai trò quan trọng – đã
được lưu tâm trong nhà trường phổ thông. Haiku được thế giới biết đến ởViệt
Nam vẫn còn tương đối lạ lẫm, gần đây mới được đưa vào giảng dạy. Việc
dạy học hai thể thơ này đối với giáo viên luôn là một công việc hay mà khó.
Cấu trúc chương trình Ngữ văn trên cơ sở kết hợp trục lịch sử văn học và trục
thể loại theo định hướng vận dụng nguyên tắc tích hợp và mở rộng tri thức
“cửa sổ văn hóa”, thơ Đường luật [Việt Nam] – Thơ Đường [Trung Quốc] và
thơ Haiku [Nhật Bản] được đặt bên cạnh nhau. Với đề tài này, chúng tôi hy
vọng góp phần giúp dạy học tốt hơn thơ tuyệt cú và haiku nói riêng, thơ cổ
điển phương Đông nói chung trong nhà trường, khi tiếp cận văn bản, ngoài
tính chỉnh thể tác phẩm như một sinh mệnh trọn vẹn, phần nào có ý thức về
sự tương đồng loại hình, quan hệ ảnh hưởng văn học và cả sự khác biệt ở tính
cách bản sắc dân tộc.
Nghiên cứu – so sánh tuyệt cú và haiku trong bối cảnh thế giới hội
nhập ngày nay cũng là tìm hiểu thêm về hai quốc gia – hai nền văn hóa Trung
Hoa và Nhật Bản – cũng như sức sống của thơ ca qua những bờ cõi và giới
hạn, đồng vọng tiếng lòng nhân loại trong một tiếng nói chung.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Với vẻ đẹp đặc trưng của thể loại, có thể nói tuyệt cú và haiku từ lâu đã
thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Ở đây chúng tôi khảo
sát lịch sử nghiên cứu tuyệt cú và haiku chủ yếu dựa trên các mảng tư liệu
sau:
2.1 Ở mảng tài liệu tiếng Việt
Chưa đi sâu và cụ thể vào hình thức thể loại thơ, xét trên trục lịch sử và
văn hóa “đồng văn” Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam, Vĩnh Sính – giáo sư

3

đại học Alberta, Canada cho rằng: “Thái độ của Việt Nam đối với Trung
Quốc: đề kháng xâm lăng quân sự và chấp nhận khuôn mẫu văn hóa” [101,
tr.19]; còn “thái độ của Nhật Bản đối với Trung Quốc: kính nể hoặc phủ nhận
văn hóa Trung Hoa” [101, tr.27]. Từ định hướng mang tính gợi ý đó, có thể
nghĩ về những mối quan hệ tương tác – song hành nghệ thuật ngôn từ thi ca
[chữ Hán – chữ Nôm – chữ Kana], hình thức thể loại [tuyệt cú – tứ tuyệt –
haiku] vai trò và sự ảnh hưởng thơ ca [Đường thi – thơ chữ Hán và thơ Nôm
Đường luật – thơ haiku]…
Tuyệt cú song hành cùng với chiều dài truyền thống văn học Việt Nam
hàng ngàn năm, vì vậy đã được biết đến từ rất lâu, còn haiku mãi đến đầu thế
kỷ XX mới được biết đến. Và cũng phải mất một khoảng thời gian khá dài để
thể thơ này trở nên gần gũi hơn với tâm thức văn hóa Việt Nam, đến cuối thế
kỷ XX những nét tương đồng giữa tuyệt cú và haiku mới được một số nhà
nghiên cứu nhận ra và bước đầu có những so sánh trên những nét cơ bản.
Nhưng sự so sánh thường diễn ra khi tác giả đi vào tìm hiểu một thể thơ. Khi
đi vào nghiên cứu cụ thể một thể thơ, các tác giả thường nhớ đến thể thơ còn
lại và thao tác so sánh được sử dụng trong trường hợp này nhằm làm sáng tỏ
một luận điểm nhất định. Ở đây xảy ra hai khuynh hướng:
- So sánh tuyệt cú với haiku nhằm làm nổi bật đặc điểm của tuyệt cú.
Tiêu biểu cho hướng đi này là các công trình nghiên cứu của Nguyễn Sĩ Đại,
Nguyễn Kim Châu… Trong luận án Phó tiến sĩ Ngữ văn Một số đặc trưng
nghệ thuật của thơ tứ tuyệt đời Đường [1995], đã được xuất bản thành sách,
Nguyễn Sĩ Đại nhắc đến những kiểu thơ ngắn, trong đó “Về thơ ba câu, ta
thấy có thơ hai-cư Nhật Bản nổi tiếng” [18, tr.38]. Tác giả đi đến kết luận
“Kiểu tổ chức bốn câu của thơ là phổ biến nhất […] thuộc hàng ưu việt nhất
và có tính ổn định cao” [18, tr.38] và “thơ tứ tuyệt mạnh hơn thơ hai câu, ba
câu, thơ ngũ ngôn, thất ngôn, mạnh hơn thơ tứ ngôn, tam ngôn là chỗ có dư

4

địa để cho đôi cánh của trí tưởng tượng sáng tạo bay lên, cho làn sóng xúc
cảm lan tỏa”[18, tr. 44]. Sự so sánh này nhằm chỉ ra vẻ đẹp của tuyệt cú nên ít
nhiều có tính chất phiến diện, bởi không thể đơn thuần cho rằng tuyệt cú có
nhiều “dư địa” hơn haiku. Cũng với sự liên hệ giữa các thể loại thơ ngắn,
nhưng trong luận án Tiến sĩ Ngữ văn Thơ tứ tuyệt trong Văn học Việt Nam từ
thế kỉ X đến thế kỉ XIX [2001], Nguyễn Kim Châu đã có cái nhìn tương đối
khách quan hơn khi nhận xét “Các hình thái thơ ngắn không xa lạ với thơ ca
cổ điển phương Đông” [8, tr.30] và đặt tuyệt cú trong mối liên hệ với các thể
thơ sijo, tanka, haiku. Tác giả so sánh tuyệt cú với các hình thái thơ ngắn của
văn học cổ điển Nhật Bản và đặt ra vấn đề: “Phải chăng số câu lẻ và tổng số
chữ lẻ trong các hình thái thơ ngắn phổ biến của người Nhật Bản gợi cảm giác
về những lời nói bỏ lửng, chưa trọn ý và lựa chọn giải pháp đánh dấu khoảng
dư địa của những điều không thể nói đó bằng cách cố tình không sử dụng đặc
điểm cân đối, hoàn hảo thường thấy ở những kiến trúc bài thơ có tổng số câu
chẵn và tổng số chữ chẵn?” [8, tr.40]. Như vậy, tác giả đã chỉ ra được những
điểm giống và khác nhau cơ bản của hai thể loại cùng thuộc về loại hình thơ
ca cổ điển phương Đông.
- So sánh haiku với tuyệt cú để làm nổi bật đặc điểm của haiku. Nhật
Chiêu trong Basho và thơ haiku khi nói đến tính chất hàm súc của thơ haiku
đã có điểm qua tuyệt cú: “Thơ ca Á Đông nói chung là cô đọng với các hình
thức ngắn gọn của haiku, tanka, tứ tuyệt […] Haiku tiêu biểu cho phong cách
Đông phương hơn cả, cô đọng, ý ở ngoài lời” [9, tr.53]. Các tác giả Haiku Hoa thời gian thì nhận xét: “trong khi tứ tuyệt chững chạc bốn chân cân xứng,
đường bệ thì haiku trụ vững trên ba chân chông chênh không đều nhau như là
một khiếm khuyết, nhưng lại toàn vẹn như giọt nước bé nhỏ ôm gọn cả vũ trụ
bao la” [36, tr.35].

5

Dù theo hướng đi nào thì các tác giả đều nhận ra nét chung và nổi bật
của hai thể loại thơ tuyệt cú và haiku ở chỗ nó đều là những thể thơ ngắn và
hội tụ tiêu biểu vẻ đẹp thơ cổ điển phương Đông. Nhưng so sánh không bình
đẳng thường khó đảm bảo tính khách quan và không làm rõ được đặc điểm
loại hình của hai thể thơ độc đáo này.
Dưới góc độ văn học so sánh, một số công trình nghiên cứu đã có cái
nhìn tương đối toàn diện hơn dưới nhiều hướng khác nhau:
- So sánh thể loại: Trước hết có thể kể đến bài viết “Phác thảo những
nét tương đồng và dị biệt của ba thể thơ: tuyệt cú, haiku và lục bát” của
Nguyễn Thị Bích Hải. Tác giả nhận xét rằng: “Ba thể thơ tuyệt cú, haiku và
lục bát đều là thể thơ cách luật ngắn nhất trong văn học dân tộc của Trung
Quốc, Nhật Bản và Việt Nam” [85, tr.221], từ đó chỉ ra những điểm giống
nhau và gần gũi khác, như hình thành từ văn học dân gian, là thơ trữ tình, hàm
súc cao độ, trọng tâm ý nghĩa nằm ở câu cuối, dễ làm nhưng khó cho được
hay. Nhà nghiên cứu cũng bước đầu chỉ ra sự khác nhau giữa ba thể thơ về
con đường định hình cũng như ảnh hưởng đối với thơ ca nước ngoài. Có thể
nói, trong một bài viết khá gọn gàng, tác giả đã có những nhận định ban đầu
mang tính chất gợi ý để người đọc tiếp tục tìm hiểu sâu hơn về những thể thơ
độc đáo của thơ ca phương Đông.
Bài viết “Những nét tương đồng và dị biệt của thơ sijo [Hàn Quốc] và
thơ haiku [Nhật Bản] – nhìn từ đặc trưng thể loại” của Hà Văn Lưỡng cũng
cho chúng ta cái nhìn so sánh đối với các thể thơ ca cổ điển này. Trong đó tác
giả nhìn nhận sự giống nhau giữa các thể thơ cổ điển phương Đông về các
phương diện “cô đúc, ngắn gọn”, “bố cục chặt chẽ”, “trọng tâm ý nghĩa
thường nằm ở câu cuối” [57, tr.52]. Trong Tiếp cận thể loại văn học cổ Trung
Quốc, Đinh Phan Cẩm Vân cũng chỉ ra những nét gặp gỡ và khác biệt của
tuyệt cú và haiku “Thể haiku của Nhật Bản cực ngắn có tính chất khơi gợi

6

[…]. Tứ tuyệt cũng rất ngắn, với ngũ tuyệt mỗi bài thơ chỉ 20 chữ”. Tác giả
cũng chỉ ra đặc điểm loại hình của thể loại: “Haiku, tứ tuyệt hay luật thi đều là
sản phẩm của tư duy phương Đông. Từ cái hữu hình nhằm khơi gợi cái vô
hình. Cái vô hình, trừu tượng lại nhằm giải thích cái hữu hình, cụ thể. Phương
Đông không có hứng thú nói trực tiếp mà nói theo lối gián tiếp, hoặc nói một
phần, để lại dư địa cho người đọc” [100, tr.32]. Như vậy, mặc dù chưa bàn
thật sâu những điểm dị đồng của các thể loại thơ ca cổ điển phương Đông
nhưng các tác giả đã cho ta thấy những đặc điểm tiêu biểu của chúng là sự
hàm súc và khơi gợi.
- So sánh loại hình tác gia: tiêu biểu là các bài viết “Basho [1644-1694]
và Huyền Quang [1254-1334] - Sự gặp gỡ với mùa thu hay sự tương hợp về
cảm thức thẩm mĩ” [37] của Lê Từ Hiển, “Vương Duy và Matsuo Basho - loại
hình thi tăng của khu vực văn hóa Phật giáo” [45] của Trần Thị Thu Hương.
Các tác giả tìm thấy vẻ đẹp của mĩ học Thiền trong thơ ca của các tác giả,
phần nào bộc lộ qua thể loại - “tứ tuyệt rất gần gũi với hai-kư về sự ngắn gọn,
tính hàm súc, đa nghĩa”, “kết cấu chân không” thể hiện qua “hình thức cực
tiểu” của tuyệt cú và haiku …
- So sánh loại hình thơ Thiền: tiêu biểu là Khảo sát một số đặc trưng
nghệ thuật của thơ Thiền Việt Nam thế kỉ XI - thế kỉ XIX của Đoàn Thị Thu
Vân, “Ba dòng thơ tiêu biểu phương Đông: thơ Thiền Việt Nam, Đường thi
Trung Hoa và Haiku của Nhật” của Thái Tú Hạp… Nếu Thái Tú Hạp chủ yếu
chỉ ra tinh thần của ba dòng thơ này là “con người hòa nhập với thiên nhiên,
với vũ trụ nhất thể” thì Đoàn Thị Thu Vân cụ thể hơn khi triển khai so sánh
cảm thức Thiền, tính trực cảm, gợi mở, hình ảnh thiên nhiên… trong đó sự
khác nhau giữa tuyệt cú và haiku cũng đã được đề cập đến:
Thơ Thiền Lý Trần đa số là những bài tứ tuyệt Đường luật. Hình
thức này mang tính cân đối hoàn chỉnh. Có cái “ý tại ngôn ngoại”

7

nhưng bản thân nó cũng đã là đầy đủ. Còn thơ haiku với 17 âm tiết chia
làm 3 dòng dài ngắn khác nhau. Không có cái vẻ cân đối đều đặn của
sự gia công trau chuốt bởi bàn tay người như thơ Đường luật nhưng lại
mang được cái tự nhiên của sự sống. Và chính hình thức này đã tạo cho
người đọc bài thơ có cảm giác về một sự còn thiếu, như bức tranh đang
vẽ dở chừng, bài thơ còn muốn viết tiếp. Cảm giác thiếu vắng này tạo
một sức gợi vô cùng mạnh mẽ và thu hút người đọc tham gia quá trình
sáng tạo [101, tr179-180].
Tác giả đã tinh tế chỉ ra được sự khác nhau giữa tính cân đối và tính
thiếu vắng, sự trau chuốt và tính tự nhiên giữa hai thể thơ này. Tuy nhiên, bởi
vì diện so sánh của tác giả là bao quát cả loại hình thơ Thiền nên không
hướng đến tập trung so sánh hai thể loại.
Như vậy, mặc dù đã có nhiều nhà nghiên cứu nhận ra những nét tương
đồng và dị biệt giữa hai thể loại thơ ca tiêu biểu cho thơ ca Á Đông, nhưng
những so sánh chỉ dừng lại ở mức điểm qua hoặc bước đầu mà chưa tập trung
đi vào phân tích thấu đáo. Trên cơ sở những gợi ý của các công trình nghiên
cứu đi trước, chúng tôi triển khai luận án nhằm hướng đến một sự so sánh
công phu hơn hai thể loại thơ ca độc đáo này.
2.2 Ở mảng tài liệu tiếng Trung Quốc:
Văn học so sánh ở Trung Quốc có một bề dày lịch sử khá dày dặn –
hơn trăm năm – vì vậy những vấn đề của văn học so sánh được quan tâm,
trong đó có việc so sánh văn học Trung Hoa với thế giới, trong đó có Nhật
Bản. Cùng với việc so sánh song song hai nền văn học là tìm hiểu giao lưu
ảnh hưởng qua lại trên tất cả các phương diện: văn học dân gian, tiểu thuyết,
tản văn, thơ ca… Và nhắc đến thơ ca không thể bỏ qua hai thể loại thơ tiêu
biểu của dân tộc là tuyệt cú và haiku.

8

Năm 1984, trong bộ Tỷ giảo văn học nghiên cứu tùng thư 比比比比比比比比
của Đại học Bắc Kinh, quyển Tỉ giảo văn học luận văn tập 比比比比比比比 [142]
do Trương Long Khê – Ôn Nho Mẫn biên tuyển có bài viết “Trung Nhật đích
tự nhiên thi quan” của Lâm Lâm, trong đó tìm hiểu ảnh hưởng của Trung Hoa
đến Nhật Bản trong cái nhìn đối với thế giới tự nhiên, trong đó có thơ haiku
của Basho, Buson…
Năm 1987, trong công trình Trung Nhật cổ đại văn học quan hệ sử
khảo 中中中中中中中中中中 [119], Nghiêm Thiệu Đãng đã dành chương 2 để tìm
hiểu hình thái văn học Hán trong loại thơ đoản ca, ông chỉ ra đoản ca là loại
thơ thuần Nhật, đồng thời cũng phát hiện những ảnh hưởng của văn học Hán
đối với thể loại thơ này. Cũng Nghiêm Thiệu Đãng trong công trình Trung
Quốc văn học tại Nhật Bản 中中中中中中中 [120] viết chung với Vương Hiểu Bình
xuất bản năm 1990, đã củng cố và mở rộng những vấn đề đã được đề cập
trong cuốn sách trước, bàn đến “Ý nghĩa của văn học Trung Quốc trong sáng
tác haikai của Matsuo Basho”. Ông nói đến mối liên hệ giữa haiku của Basho
với thơ ca Trung Hoa, đặc biệt là thơ Đường, chịu ảnh hưởng sâu sắc của Đỗ
Phủ, Lý Bạch… Tuy nhiên, dù so sánh song song hay tìm hiểu ảnh hưởng, thì
tác giả cũng chỉ liên hệ đến thơ ca Trung Hoa chứ chưa xét riêng đến thể loại
tuyệt cú.
Năm 1996, trong công trình Thất thập âm đích thế giới: Nhật Bản bài
cú 中中中中中中—中中中中 [122], tác giả Mã Hưng Quốc cũng dành một chương để
khảo sát “Bài cú dữ Trung Quốc”. Công trình có một bước phát triển mới so
với các công trình của họ Nghiêm ở chỗ tác giả không chỉ nghiên cứu ảnh
hưởng của văn học Trung Quốc đối với haiku mà còn tìm hiểu theo chiều
ngược lại, đó là haiku tại Trung Quốc. Tuy nhiên, sự so sánh chủ yếu tìm hiểu
trên phương diện nội dung, và tuyệt cú vẫn chưa được liên hệ so sánh. Trịnh

9

Dân Khâm với Nhật Bản bài cú sử 中中中中中[2000] [136] cũng tìm hiểu mối
quan hệ “Bài cú dữ Hán thi”, mà chưa đề cập đến thể loại tuyệt cú.
Trong Đông phương cổ điển mĩ: Trung Nhật truyền thống thẩm mĩ ý
thức tỉ giảo 中中中中中中中中中中中中中中中中[2002] [137], trên sự so sánh rộng về mặt
tư tưởng, ý thức thẩm mĩ, Khương Văn Thanh đã lưu tâm đến haiku trong
dòng chảy của thơ ca từ khởi nguyên. Nhưng khi so sánh, Khương Văn Thanh
đã lựa chọn hòa ca với tuyệt cú như là hai thể loại thơ ca tiêu biểu của hai dân
tộc, mặc dù ông chỉ ra: “hòa ca đã nhỏ bé, haiku lại càng nhỏ bé hơn” [137,
tr.211]. Tác giả đã vận dụng lý thuyết văn bản của Roman Ingarden để so
sánh hai thể loại thơ ca, từ đó chỉ ra:
Vẻ đẹp mang tính đa dạng của âm vận, truyền đạt ý tượng đa
dạng phong phú, ý cảnh cấu tứ hoàn chỉnh, hình thành nên ý vị sâu xa,
đây là đặc tính nghệ thuật của kết cấu văn thể thơ ca cổ điển Trung
Quốc biểu hiện qua tuyệt cú đời Đường; vẻ đẹp bình hòa tự do của âm
vận, đơn thuần giản đạm của ý tượng, tính chất tương đối thoải mái tự
do, để càng nhiều khoảng trống cho tưởng tượng thể nghiệm, đây là đặc
tính nghệ thuật của kết cấu văn thể thơ ca cổ điển Nhật Bản thể hiện
qua đoản ca. Điểm tương đồng là đều theo đuổi tính trữ tình của tình
cảnh giao dung, điểm khác biệt là khi trữ tình biểu hiện hoặc kín đáo
hoặc trực tiếp [137, tr.238].
Có thể nói, trong một sự phạm vi so sánh ngắn, tác giả đã đưa ra được
nhiều kiến giải quan trọng, từ đó cho chúng tôi nhiều gợi ý quý báu.
Công trình nghiên cứu có ý thức so sánh tuyệt cú và haiku có thể kể
đến là Đường tuyệt cú sử 中中中中[1987] [139] của Chu Khiếu Thiên. Trong khi
nghiên cứu ngũ ngôn tuyệt cú của Vương Duy, ông đã nhận thấy với haiku có
những điểm tương đồng: thể thơ nhỏ bé, dung hợp họa ý với triết lý, thủ pháp
tượng trưng, lời ngắn ý dài. Mặc dù tác giả chưa đi sâu phân tích so sánh hai

10

thể thơ mà chỉ dừng lại ở những nhận xét mang tính cảm nhận ban đầu nhưng
có thể nói, đây là những phát hiện quan trọng mang tính gợi ý trong việc so
sánh hai thể loại thơ ca tiêu biểu nhất của hai dân tộc.
Ngoài ra còn có những bài nghiên cứu trên báo – tạp chí viết về ảnh
hưởng của thơ ca cổ điển Trung Hoa đến thơ haiku. Trong đó có thể kể đến
“Tòng Hán thi dữ bài cú đích tỉ giảo khán Trung Nhật văn hóa chi dị đồng”
“从从从从从从从从从从从从从从从从从”[131] của Khưu Minh. Khưu Minh đã so sánh sự
khác biệt giữa Hán thi và bài cú để chỉ ra sự bất đồng về mặt văn hóa giữa
Trung Hoa và Nhật Bản, giữa một bên xem trọng “lý và thiện” trong khi một
bên lại đặt nặng “chân và tình”. Những đặc điểm cơ bản này cũng chính là sự
khác biệt cơ bản giữa tuyệt cú và bài cú.
Bài viết Phan Quý Dân – Điền Thiếu Úc “Bài cú dữ Đường nhân tuyệt
cú đích ý cảnh mĩ – dĩ Ba Tiêu Tùng Vĩ dữ Vương Duy tác phẩm vi lệ” “从从从
从从从从从从从从从从从从从从从从从从从从从”[Khảo thí chu san, kỳ 18 – 2008] cũng đã có
những nhận xét xác đáng về sự giống nhau giữa hai thể tài thơ ca này:
Bài cú là một loại hình thức truyền thống vận văn học của Nhật
Bản, cũng là một trong những thơ cách luật ngắn nhất trên thế giới,
trong lịch sử văn học Nhật Bản chiếm địa vị mười phần trọng yếu. Ngũ
ngôn tuyệt cú Đường thi cũng lấy nhỏ thấy lớn, lấy ít nói nhiều, có vận
luật bằng trắc, lưu truyền rất rộng, đến nay vẫn được hậu nhân truyền
tụng rộng rãi. Hai loại thể thơ này, đều đối với đời sau ảnh hưởng sâu
xa, trong văn học sử hai nước đều thực sự có địa vị nổi bật mười phần
quan trọng, đặc biệt đều có câu chữ giản đoản, truyền đạt ý cảnh sâu
sắc thâm u [129, tr.42].
Từ đó các tác giả đi vào so sánh tuyệt cú và haiku về phương diện ý
cảnh với những vẻ đẹp tịch tĩnh, dư tình, tinh tế, cũng như vẻ đẹp “không”,
“hư”, tuy nhiên trong khuôn khổ một bài viết khoảng hai trang, các tác giả chỉ

11

dừng lại ở mức độ bước đầu cảm nhận cùng so sánh một cách giản lược chứ
chưa thực sự đi vào phân tích vẻ đẹp ý cảnh của hai tác gia rất tiêu biểu cho
thơ tuyệt cú và haiku này.
Sau đó bài viết của Chu Kiến Bình “Vương Duy sơn thủy thi dữ Ba
Tiêu bài cú chi tỉ giảo – dĩ Thiền Đạo tư tưởng ảnh hưởng vi trung tâm” “从从从
从从从从从从从从从从从从-从从从从从从从从从从”[Từ Châu công trình học viện học báo, kỳ
quyển 24, kỳ 6 – 2009] đã tiếp tục so sánh thơ Vương Duy với Basho. Tác giả
chỉ ra:
Vương Duy đem ý cảnh Thiền dung nhập vào thơ sơn thủy của
ông, hình thành nên tình thú thẩm mĩ đặc sắc. Cũng như vậy, thơ quan
hệ giữa thơ bài cú của Basho với Thiền cũng vô cùng mật thiết, nhưng
so với những tác phẩm thơ tràn đầy Thiền vị của Trung Quốc, nó càng
nghiêng về bình đạm, phác thực, thuận theo tự nhiên [133, tr.33].
Tác giả đánh giá thơ Vương Duy và Basho đều đạt đến cảnh giới của
nhàn tịch, u huyền, tuy vậy lại cho rằng bởi Vương Duy sống trong thời đại
cực thịnh nên thơ ca mang âm hưởng nhàn nhã lạc quan, trong khi Basho trải
nghiệm cuộc sống bần cùng nên thơ ca mang khí vị lạnh lẽo. Người viết
không nghĩ rằng khí vị lạnh lẽo trong thơ ca của Basho là bởi vì ông trải qua
cuộc đời nghèo túng, mà nó nằm trong truyền thống thẩm mĩ Nhật Bản
nghiêng về vẻ đẹp u buồn, một bi cảm aware xuyên thấm trong nền văn học.
Mặc dù chưa có điều kiện trực tiếp tham khảo những công trình nghiên
cứu so sánh bằng tiếng Nhật, nhưng một số công trình văn học so sánh bằng
tiếng Trung có sự tham gia của các học giả Nhật Bản đã hé mở cho chúng tôi
cách nhìn nhận từ phía Nhật Bản về mối quan hệ giữa hai nền thơ ca này.
Năm 1988, cuốn Trung ngoại tỉ giảo văn học dịch văn tập 中中中中中中中中
中 [140] do Châu Phát Tường biên soạn đã tập hợp các bài viết của các nhà
nghiên cứu Trung Quốc và thế giới, trong đó có các bài của các nhà nghiên

12

cứu Nhật Bản tìm hiểu so sánh thơ ca Trung Quốc và Nhật Bản như “Chính
trị tính dữ trữ tình tính – Trung Nhật thi ca sáng tác đích tỉ giảo” của Linh
Mộc Tu Thứ [Suzuki Shuji], “Ba Tiêu dữ Đường Tống thi” của Tiểu Tây
Thậm Nhất [Konishi Jinichi]. Nếu như Linh Mộc Tu Thứ tìm hiểu hai đặc
trưng riêng biệt của văn học Trung Quốc và văn học Nhật Bản thể hiện qua
thơ ca thì Tiếu Tây Thậm Nhất chỉ ra Basho đã tiếp nhận thơ ca Đường Tống
từ đó hình thành phong cách haiku của mình.
Năm 1996, trong bộ sách công phu Trung Nhật văn hóa giao lưu sử đại
hệ, quyển 6 – văn học quyển 中中中中中中中中中 - 中中中 [121] – có sự tham gia của
các nhà nghiên cứu từ hai phía Trung Quốc và Nhật Bản, nhà nghiên cứu
Nhật Bản Nakanishi Susumu đã viết chương 2 của cuốn sách “Nhật Trung thi
ca đích bản thể dữ hình thái cập kỳ nghiên cứu tỉ giảo”, có sự mở rộng so
sánh không chỉ Hòa ca và Hán thi mà còn tìm hiểu mối quan hệ giữa Bài cú
và Hán thi, đồng thời tìm hiểu Hòa ca và bài cú tại Trung Quốc giao lưu và
ảnh hưởng. Đây là một nghiên cứu bổ ích và công phu, từ đó ta có được cái
nhìn đa chiều trong so sánh văn học chứ không đơn thuần nhìn từ một phía.
Nhìn chung, từ mảng tư liệu tiếng Trung, có thể nhận thấy các nhà
nghiên cứu Trung Quốc cũng như Nhật Bản đã quan tâm so sánh thơ ca giữa
hai quốc gia trên các phương diện nội dung và nghệ thuật để tìm ra những ảnh
hưởng cũng như dị đồng, trong đó haiku thường được tìm hiểu trong mối
quan hệ với Hán thi. Sự tương đồng – dị biệt giữa hai thể loại tuyệt cú – haiku
cũng đã được một số nhà nghiên cứu lưu ý, tuy nhiên vẫn còn sơ lược, vẫn
chưa có một công trình nào thực hiện so sánh tuyệt cú và haiku cụ thể và có
hệ thống.
2.3 Ở mảng tài liệu tiếng Anh
Thơ ca cổ điển phương Đông – bao gồm cả tuyệt cú và haiku – từ lâu
đã khơi được niềm ngạc nhiên, hứng thú và say mê của các nhà nghiên cứu

Tải về bản full

Video liên quan

Chủ Đề