So sánh tội tham ô tài sản và tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản

So sánh Tội tham ô tài sản và Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Vừa qua vụ án Công an Thành phố Hà Nội ra quyết định khởi tố, tạm giam Phạm Minh Hoàng – cán bộ hải quan Phòng chống buôn lậu và xử lý vi phạm của Cục hải quan Hà Nội cùng đồng phạm đánh tráo đồ giả, rút ruột ngà voi thật bán gần 3 tỷ đồng để điều tra về hành vi tham ô tài sản vào ngày 8/9/2017 đã tạo được sự quan tâm không nhỏ của dư luận.

Tuy nhiên, bên cạnh sự quan tâm về diễn biến vụ việc có nhiều câu hỏi thắc mắc đặt ra tại sao lại khởi tố Hoàng và đồng bọn về tội tham ô tài sản mà không phải là tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản ??? Bảng so sánh dưới đây hy vọng phần nào sẽ giúp các bạn có cái nhìn rõ hơn về hai tội danh này.

- Điểm giống nhau:

     + Cả hai hành vi phạm tội đều xâm phạm đến quyền sở hữu, sự hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước

+ Cá nhân phạm tội đều là những người có chức vụ, quyền hạn.

+ Đều lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình chiếm đoạt tài sản.

+ Mặt khách quan : đều là tội cấu thành vật chất.

+ Mặt chủ quan : đều là lỗi cố ý trực tiếp với mục đích tư lợi

- Điểm khác nhau:

 

 Tội tham ô

 Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài  sản

Khái niệm

 Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn  chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm  quản lý với giá trị từ hai triệu đồng trở lên  hoặc dưới hai triệu đồng.

 Hành vi cố ý dịch chuyển 1 cách trái pháp  luật tài sản của người khác thành tài sản  của mình hoặc cho người khác mà mình  quan tâm bằng thủ đoạn lạm dụng tín  nhiệm có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới  năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu  đồng.

Chủ thể

 Người có chức vụ, quyền hạn, đồng thời  phải là người có trách nhiệm quản lý đối  với tài sản chiếm đoạt.

  Người đủ năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS.

Đối tượng  tác động

 Tài sản bị chiếm đoạt do chính người  phạm tội quản lí

 Tài sản bị chiếm đoạt do người khác quản  lí, đó có thể là tài sản của Nhà nước.

Dấu hiệu  phạm tội

 Lơi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm  đoạt, đánh tráo tài sản do mình quản lí  thành tài sản cá nhân, làm mất đi 1 khối  lượng tài sản nhất định của nhà nước hoặc  cơ quan, tổ chức mà người đó quản lí.

 Lợi dụng lòng tin của người khác để vay,  mượn, thuê tài sản hoặc uy hiếp tinh thần  chủ tài sản buộc họ giao tài sản. Sau đó,  sử dụng thủ đoạn gian dối, bỏ trốn chiếm  đoạt tài sản vào mục đích bất hợp pháp.

Căn cứ  pháp lý

 Điều 353 Bộ luật hình sự 2015

 Điều 175 Bộ luật hình sự 2015

Mong rằng bài viết sẽ giúp ích cho những ai còn đang nhầm lẫn giữa các khái niệm và có cái nhìn rõ hơn về pháp luật!

Giữa hai tội này có những điểm khác nhau, bảng phân tích dưới đây sẽ giúp mọi người phân biệt hai tội này:

 

TỘI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

[Điều 175 BLHS 2015 sửa đổi năm 2017]

TỘI THAM Ô TÀI SẢN

[Điều 353 BLHS 2015 sửa đổi năm 2017]

CHỦ THỂ

Người đủ năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS.

Người có chức vụ, quyền hạn, đồng thời phải là người có trách nhiệm quản lý đối với tài sản chiếm đoạt.

ĐỐI TƯỢNG TÁC ĐỘNG

Tài sản bị chiếm đoạt do người khác quản  lí, đó có thể là tài sản của Nhà nước.

Tài sản bị chiếm đoạt do chính người  phạm tội quản lí.

DẤU HIỆU PHẠM TỘI

Lợi dụng lòng tin của người khác để vay,  mượn, thuê tài sản hoặc uy hiếp tinh thần  chủ tài sản buộc họ giao tài sản. Sau đó,  sử dụng thủ đoạn gian dối, bỏ trốn chiếm  đoạt tài sản vào mục đích bất hợp pháp.

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm  đoạt, đánh tráo TS do mình quản lí  thành TS cá nhân, làm mất đi 1 khối  lượng TS nhất định của NN hoặc  cơ quan, tổ chức mà người đó quản lí.

MỨC PHẠT

- Khung hình phạt cơ bản: phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

- Mức phạt tối đa: phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10triệu đồng đến 100triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

- Khung hình phạt cơ bản: phạt tù từ 02 năm đến 07 năm

- Mức phạt tối đa: phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình

- Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Một số bản án xét xử về hai tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; tội Tham ô tài sản mời các bạn tham khảo:

1. Bản án về tội tham ô tài sản số 340/2021/HSPT

2. Bản án về tội tham ô tài sản số 06/2020/HSST

3. Bản án về tội tham ô tài sản số 413/2021/HS-PT

4. Bản án về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 53/2021/HSPT

5. Bản án về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản số 51/2021/HSST

6. Bản án về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản số 74/2021/HSST

Ngày Đăng: 12 Tháng Tám, 2021

Tội “Tham ô tài sản” và tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” đều là tội phạm tham nhũng được quy định tại Mục 1 Chương XXIII Bộ luật Hình sự năm 2015 [sửa đổi, bổ sung năm 2017]. Trong thực tế, việc xác định hai loại tội phạm này rất dễ nhầm lẫn với nhau bởi cả hai tội này đều được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản và đều được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp.

Tuy nhiên, tội “Tham ô tài sản” và tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” cũng có đặc điểm riêng khác nhau, cụ thể:

STT Tiêu chí Tội tham ô tài sản Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản
1 Về mặt khách quan

Căn cứ quy định tại Điều 353 Bộ luật Hình sự năm 2015 [sửa đổi, bổ sung năm 2017] thì hành vi tham ô tài sản là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý, tức là, người phạm tội sử dụng chức vụ, quyền hạn được giao như điều kiện, phương tiện để có thể dễ dàng biến tài sản được giao quản lý thành tài sản của mình.

Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản do mình quản lý có thể được thực hiện dưới nhiều thủ đoạn khác nhau như: Lập chứng từ giả, tẩy xóa, sửa chữa sổ sách, tài liệu, giấy tờ…

Căn cứ quy định tại Điều 355 Bộ luật Hình sự năm 2015 [sửa đổi, bổ sung năm 2017] và khoản 5 Điều 3 Nghị quyết số 03/2020/NQ-HĐTP thì hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản là hành vi vượt quá quyền hạn, chức trách, nhiệm vụ được giao hoặc tuy không được giao, không được phân công nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực đó nhưng vẫn thực hiện để nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác [bao gồm tài sản của Nhà nước, tổ chức và mọi công dân].

Hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản của người khác có thể thực hiện dưới nhiều thủ đoạn khác nhau, chẳng hạn như uy hiếp tinh thần, cưỡng bức, lừa dối hoặc lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản.

Lưu ý: Hành vi “Tham ô tài sản”“Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” chỉ bị coi là tội phạm khi thuộc một trong các trường hợp sau:

– Giá trị tài sản bị chiếm đoạt từ 02 triệu đồng trở lên;

– Giá trị tài sản bị chiếm đoạt dưới 02 triệu đồng nhưng đã bị xử lí kỉ luật về hành vi phạm tội này mà còn vi phạm;

– Giá trị tài sản bị chiếm đoạt dưới 02 triệu đồng nhưng đã bị kết án về một trong các tội phạm tham nhũng quy định tại Mục 1 Chương XXIII Bộ luật Hình sự năm 2015 [sửa đổi, bổ sung năm 2017] gồm: Tham ô tài sản; nhận hối lộ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; lạm quyền trong khi thi hành công vụ; lạm quyền trong khi thi hành công vụ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; giả mạo trong công tác, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

2 Về mặt khách thể    Xâm phạm đến quan hệ sở hữu, sự hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước và của các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước.
3 Về mặt chủ quan    Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp. Mục đích, động cơ phạm tội là tư lợi. Người phạm tội biết rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi là tài sản bị chiếm đoạt trái phép và mong muốn hậu quả xảy ra.
4 Về mặt chủ thể    Là người từ đủ 16 tuổi trở lên và không trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự. Đồng thời, chủ thể của tội này phải là người có chức vụ, quyền hạn quản lý tài sản.

Những người không có chức vụ, quyền hạn quản lý tài sản chỉ có thể là đồng phạm với vai trò là người xúi giục, tổ chức hay giúp sức.

   Là người từ đủ 16 tuổi trở lên và không trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự. Đồng thời, chủ thể của tội này phải là người có chức vụ, quyền hạn.

Những người không có chức vụ, quyền hạn chỉ có thể là đồng phạm với vai trò là người xúi giục, tổ chức hay giúp sức.

5 Về hình phạt – Khoản 1: Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

– Khoản 2: Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

– Khoản 3:Phạt tù từ 15 năm đến 20 năm.

– Khoản 4: Phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

– Khoản 1: Phạt tù từ 01 năm đến 06 năm.

– Khoản 2: Phạt tù từ 06 năm đến 13 năm.

– Khoản 3: Phạt tù từ 13 năm đến 20 năm.

– Khoản 4: Phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân.

Hình phạt bổ sung: Cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Như vậy, có thể thấy tội “Tham ô tài sản” và tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” giống và khác nhau ở các điểm:

1. Giống nhau

– Tội “Tham ô tài sản” và tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” đều thuộc tội phạm tham nhũng được quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015 [sửa đổi, bổ sung năm 2017].

– Về mặt chủ thể: chủ thể của 02 tội này đều là chủ thể đặc biệt, là người có chức vụ, quyền hạn. Theo đó, người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một nhiệm vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ.

– Đều xâm phạm đến quan hệ sở hữu, sự hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước và của các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước.

– Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp.

– Đều là loại tội phạm cấu thành vật chất, tức phải có hành vi chiếm đoạt tài sản và chỉ bị coi là tội phạm khi thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Giá trị tài sản bị chiếm đoạt từ 02 triệu đồng trở lên;

+ Giá trị tài sản bị chiếm đoạt dưới 02 triệu đồng nhưng đã bị xử lí kỉ luật về hành vi phạm tội này mà còn vi phạm;

+ Giá trị tài sản bị chiếm đoạt dưới 02 triệu đồng nhưng đã bị kết án về một trong các tội phạm tham nhũng quy định tại Mục 1 Chương XXIII Bộ luật Hình sự năm 2015 [sửa đổi, bổ sung năm 2017] như phân tích trên.

2. Khác nhau

– Về đối tượng tác động

+ Đối tượng của tội tham ô tài sản phải là tài sản đang do người phạm tội quản lý một cách hợp pháp [do chức vụ, cương vị công tác đem lại];

+ Đối tượng của tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản là tài sản của người khác và đang dưới sự quản lý của người khác.

– Về hành vi khách quan:

+ Hành vi khách quan của tội tham ô tài sản là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý [do chức vụ, cương vị công tác đem lại], tức là, người phạm tội sử dụng chức vụ, quyền hạn được giao như điều kiện, phương tiện để có thể dễ dàng biến tài sản được giao thành tài sản của mình như:

  • Sử dụng quyền hạn thực hiện không đúng chức trách của mình hoặc làm trái chế độ quản lí tài sản thuộc lĩnh vực công tác cuẩ mình với mục đích chiếm đoạt tài sản; hoặc,
  • Sử dụng quyền hạn vượt quá giới hạn cho phép nhưng có liên quan đến cương vị công tác với mục đích chiếm đoạt tài sản.

+ Hành vi khách quan của tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản là hành vi vượt quá quyền hạn, chức trách, nhiệm vụ được giao hoặc tuy không được giao, không được phân công nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực đó nhưng vẫn thực hiện các hành vi để nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác như:

  • Lạm dụng chức vụ, quyền hạn uy hiếp tinh thần chủ tài sản buộc họ giao tài sản;
  • Lạm dụng chức vụ, quyền hạn lừa dối người khác nhằm chiếm đoạt tài sản;
  • Lạm dụng tín nhiệm của chủ tài sản dựa vào chức vụ, quyền hạn nhằm chiếm đoạt tài sản, tức là nếu không có chức vụ, quyền hạn thì người phạm tội không tạo ra được sự tín nhiệm để được chủ tài sản tin và giao tài sản rồi sau khi có tài sản đó trong tay người phạm tội đã chiếm đoạt 1 phần hoặc toàn bộ tài sản đó.

– Về hình phạt:

+ Người phạm tội tham ô tài sản sẽ bị xử phạt thấp nhất là 02 năm tù và cao nhất là 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

+ Người phạm tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản sẽ bị xử phạt thấp nhất là 01 năm tù và cao nhất là 20 năm tù hoặc tù chung thân.

Video liên quan

Chủ Đề