Chuyên đề 19 các cấp so sánh

HƯỚNG DẪN HỌC SINH THPT CÁCH LÀM DẠNG ĐỀ SO SÁNH VĂNHỌCI. CƠ SỞ LÍ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀTÀI1. So sánh là một thao tác tư duy rất cơbản. Trong cuộc sống, khi ta tư duy, tađã dùng đến thao tác này rất thườngxuyên như một phần tất yếu. Văn học cũnglà một lĩnh vực của tư duy, của nhậnthức, mang tính đặc thù, cho nên việc sửdụng thao tác so sánh trong sáng tácvà nghiên cứu văn học là một điều hết sứctự nhiên. Từ khi có văn học, nhất làvăn học viết đến nay, các nhà nghiên cứu đãcó ý thức so sánh khi tìm hiểu vănchương, đặc biệt là khi có những hiện tượngsong hành trong văn học. Có thểnhắc đến những hiện tượng song hành tiêu biểutrong văn học Việt Nam: NguyễnTrãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du vàNguyễn Đình Chiểu, Cung Oán Ngâmvà Chinh Phụ Ngâm,… So sánh các hiệntượng văn chương trở thành mộtphương pháp nghiên cứu văn chương. Ở đâytôikhông nhắc tới so sánh văn học như một bộ môn khoa học mà được hiểu nhưmộtkiểu bài nghị luận văn học, một cách thức trình bày khi viết bài nghị luận.2.Khái niệm so sánh văn học cần phải được hiểu theo ba lớp nghĩa khácnhau. Thứnhất, so sánh văn học là “một biện pháp tu từ để tạo hình ảnh cho câuvăn” .Thứ hai, nó được xem như một thao tác lập luận cạnh các thao tác lập luậnnhư:phân tích, bác bỏ, bình luận đã được đưa vào sách giáo khoa Ngữ văn 11.Thứ ba,nó được xem như “một phương pháp, một cách thức trình bày khi viếtbài nghịluận”, tức là như một kiểu bài nghị luận bên cạnh các kiểu bài nghị luậnvề mộtđoạn trích, tác phẩm thơ; nghị luận về một đoạn trích, tác phẩm vănxuôi… ởsách giáo khoa Ngữ văn 12. Ở đề tài này chúng ta nghiên cứu vấn đề ởgóc nhìnthứ ba.3. So sánh là phương phápnhận thức trong đó đặt sự vật này bên cạnhmột hay nhiều sự vậtkhác để đối chiếu, xem xét nhằm hiểu sự vật một cách toàndiện,kỹ lưỡng, rõ nét và sâu sắc hơn. Tuy nhiên, so sánh văn học như mộtkiểubài nghị luận văn học lại chưa được cụ thể bằng một bài học độc lập, chưaxuấthiện trong chương trình sách giáo khoa. Vì vậy, từ việc xác lập nội hàmkháiniệm kiểu bài, mục đích, yêu cầu, đến cách thức làm bài cho kiểu bài nàythựcsự rất cần thiết song lại gặp không ít khó khăn.4.Kiểu bài viết so sánh văn học yêu cầu thực hiện cách thức so sánh trênnhiềubình diện: đề tài, nhân vật, tình huống, cốt truyện, cái tôi trữ tình, chitiếtnghệ thuật, nghệ thuật trần thuật… Quá trình so sánh có thể chỉ diễn ra ởcáctác phẩm của cùng một tác giả, nhưng cũng có thể diễn ra ở những tác phẩmcủacác tác giả cùng hoặc không cùng một thời đại, giữa các tác phẩm của nhữngtràolưu, trường phái khác nhau của một nền văn học.5. Mục đích cuối cùng của kiểu bài này là yêu cầu học sinh chỉ rađượcchỗ giống và khác nhau giữa hai tác phẩm, hai tác giả, từ đó thấy đượcnhữngmặt kế thừa, những điểm cách tân của từng tác giả, từng tác phẩm; thấyđược vẻđẹp riêng của từng tác phẩm; sự đa dạng muôn màu của phong cách nhàvăn. Khôngdừng lại ở đó, kiểu bài này còn góp phần hình thành kĩ năng lí giảinguyên nhâncủa sự khác nhau giữa các hiện tượng văn học – một năng lực rấtcần thiết gópphần tránh đi khuynh hướng “bình tán” khuôn sáo trong các bàivăn của học sinhhiện nay. Lẽ hiển nhiên, đối với đối tượng học sinh trung họcphổ thông, cácyêu cầu về năng lực lí giải cần phải hợp lí, vừa sức. Nghĩa là cáctiêu chí sosánh cần có mức độ khó vừa phải, khả năng lí giải sự giống và khácnhau cũngcần phải hợp lí với năng lực của các em.II. THỰC TRẠNG CỦA DẠNG ĐỀ SO SÁNH VĂN HỌC HIỆN NAY1. Như phần đặt vấn đề chúng tôi cógiới thiệu, dạng đề so sánhvăn học đã xuất hiện thường niên trong các kì thi đạihọc, cao đẳng, các kì thihọc sinh giỏi. Thậm trí trong các nhà trường phổthông trung học dạng đề nàycũng thường xuyên được các thầy cô sử dụng cho cácbài kiểm tra định kì củacác trường THPT. Minh chứng cho điều này tôi giớithiệu vắn tắt một số câu hỏithuộc phần 5 điểm trong SGK Ngữ văn 11, 12, trong cácđề thi học sinh giỏi tỉnhHưng Yên và một số câu hỏi trong đề thi đại học, caođẳng từ năm 2009 đến naycủa Bộ giáo dục đào tạo:- Đề thi học sinh giỏi môn Văn tỉnh Hưng Yên: [Câu 2- 6 điểm]+ Nămhọc 2009-2010: Cảm nhận của anh/chị vềhai đoạn văn sau:“Còn xa lắm mới đến cái thác dưới ........ nónằm tùy theo sở thích tự động củađá to đá bé...” [Trích Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân]“Rờikhỏikinh thành,.....ấy là tấm lòng người dân Châu Hóa xưa mãi mãi chungtình vớiquê hương xứ sở....” [Trích Ai đã đặttên cho dòng sông ?– Hoàng PhủNgọc Tường]+ Nămhọc 2010-2011: Cảm nhận của anh/chị vềhai đoạn thơ:“ Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ....Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi”[TríchTiếng hát con tàu- Chế Lan Viên]“Có biết bao người con gái, con trai...Để đất nước này là Đất Nước nhân dân”[tríchĐất Nước của Nguyễn Khoa Điềm]+ Nămhọc 2011-2012: Đề ra cảm nhận về hai đoạn văn trong bài Vợ nhặt củaKim Lân và Vợchồng APhủ của Tô Hoài+ Năm học 2012-2013: Cảm nhận của anh/chị vềhai đoạn thơ sau:“Những đường Việt Bắc của ta.....Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng”[Trích Việt Bắc – Tố Hữu]“Ngày nắng đốt theo đêm mưa dội.....Rũ bùn đứng dậy sáng lòa”+ Nămhọc 2013-2014: Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ trong bài Trànggiang [Huy Cận] và bài Đây thôn Vĩ Dạ Hàn Mặc Tử]- Đề thi đại học, cao đẳng của Bộ giáo dục:+Đề thi tuyển sinh đại học năm 2009, khối D [câu 3a] như sau:Cảmnhận của anh/chị về vẻ đẹp khuất lấp củanhân vật người vợ nhặt [Vợ nhặt KimLân] và nhân vật người đàn bà hàng chài [Chiếcthuyền ngoài xa - NguyễnMinh Châu].+ Đề thi tuyển sinh đại học khối C năm 2009: Cảmnhận của anh/chị về haiđoạn văn sau:“Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình,..... lừ lừ cáimàuđỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về”[Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12 Nâng cao]“Từ Tuần về đây, sông Hương vẫn đitrong dư vang của TrườngSơn, ..... .....“sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” nhưngười Huế thường miêu tả”[Ai đã đặt tên cho dòng sông –Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12 Nâng cao]+ Đề thi Tuyển sinh đại học khối D[câu 3b] năm 2010: Cảm nhận của anh/chịvềchi tiết “bát cháo hành” mà nhânvật thị Nở mang cho Chí Phèo [Chí Phèo –Nam Cao] và chi tiết “ấm nước đầy và nước hãy còn ấm” mà nhânvật Từ dànhsẵn cho Hộ [Đời Thừa – Nam Cao].+ Đề thi Tuyển sinh đại học khối D năm 2012: Truyệnngắn Chí Phèo của NamCao kết thúc bằng hình ảnh:Đột nhiên thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhàcửa,và vắng người lại qua…[Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.155]Truyệnngắn Vợ nhặt của Kim Lân kết thúc bằng hình ảnh:Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới…[Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.32]Cảmnhận của anh/chị về ý nghĩa của những kết thúc trên.2. Các đề thi trong khoảng 5 nămtrở lại đây xuất hiện với mật độ dàynhư vậy, chúng tôi chưa tính đến thực tếtrong các trường phổ thông nhiều bàiviết thường xuyên và định kì giáo viêncũng ra dạng đề này. Đặc biệt trong sáchgiáo khoa của lớp 11 và lớp 12 cũngxuất hiện các đề so sánh yêu cầu giáo viênvà học sinh tìm hiểu, điển hình như:Bài viếtsố 2 Nghị luận văn học lớp 11, SGK giới thiệu đề thuộc so sánh văn họcHình ảnh người phụ nữ Việt nam thời xưa quacác bài Bánh trôi nước, Tựtình[II] của Hồ Xuân Hương và Thương Vợ của Trần Tế Xương.Bài Ôn tập phần văn học lớp 12 học kì Iđưa ra hệ thống câu hỏi trong đó có3câu hỏi với kiểu đề so sánh để thầy cô và các em tìm hướng giải quyết.Câu 8:Phân tích vẻ đẹp của hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến củaQuang Dũng, so sánh với hình tượng người lính trongbài thơ Đồng chí củaChính HữuCâu 9:Những khám phá riêng của mỗi nhà thơ về đất nước quê hương qua bàithơ Đất nước [Nguyễn Đình Thi] và đoạn tríchĐất Nước trong trường ca Mặtđường khát vọng [Nguyễn Khoa Điềm]Câu12: So sánh Chữ người tử tù [Ngữ văn11, tập một] với Người lái đò SôngĐà,nhận xét những điểm thống nhất và khác biệt của phong cách nghệ thuậtNguyễnTuân trước và sau Cách mạng tháng Tám năm 1945].Bàiviết số 6 trong SGK Ngữ văn 12 cũng có đề so sánh về hai bài thơ củaNguyễnĐình Thi và Nguyễn Khoa Điềm3. Thực trạng đề thi có dạngso sánh xuất hiện phong phú như vậynhưng trong chương trình sách giáo khoa mônNgữ văn của trung học phổ thônglại không có một kiểu bài dạy riêng để hướngdẫn cho thầy cô giáo cũng như cácem học sinh nắm được phương pháp làm dạng đềnay một cách hiệu quả nhất.Chính vì vậy mà như đã trình bày ở phần lí do chọnđề tài nhiều em học sinh tỏra rất lúng túng khi đứng trước đề bài so sánh vănhọc, còn không ít thầy cô thìbăn khoăn về phương pháp làm bài. Đứng trước thựctrạng đó, bằng kinhnghiệm của bản thân qua những năm dạy đội tuyển học sinhgiỏi, dạy chuyên đềđại học cũng như trao đổi với đồng nghiệp, tôi đề xuất cáchlàm dạng đề so sánhnày.III. ĐỀ XUẤT CÁCH LÀM DẠNG ĐỀ SOSÁNH VĂN HỌC1.Xác định các loại đề so sánh văn học thường gặpThực tế cho thấy dạng bài so sánhvăn học có rất nhiều loại nhỏ. Bằngsựtrải nghiệm của bản thân và dựa vào tổng kết các đề thi của những nămgầnđây, tôi thống kê và khái quát lại thànhnhững cấp bậc đề so sánh văn học cơbản và đưa ra một vài ví dụ mang tínhchất minh họa cho mỗi loại nhỏ:-So sánh hai chi tiết trong hai tác phẩm văn học:Ví dụ 1: Đề khối D 2010: So sánh chitiết ấm nước đầy và còn ấm mà Từ dànhchăm sóc Hộ và chi tiếtbát cháo hành của Thị Nở dành cho Chí PhèoVí dụ2: Cảm nhận của anh/chị về chi tiết “tiếngchim hót ngoài kia vui vẻ quá!”mà nhân vật Chí Phèo cảm nhận được sau đêmgặp thị Nở [Chí Phèo - Nam Cao,Ngữvăn 11] và chi tiết “Mị nghe tiếng sáovọng lại, thiết tha bổi hổi” mà nhânvật Mị nghe được trong đêm tình mùaxuân [Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữvăn12]-So sánh hai đoạn thơVí dụ1: Đề khối C 2008 [diễn tả nỗi nhớ] trong hai bài: Tây Tiến của QuangDũng và Tiếnghát con tàu của Chế Lan ViênVí dụ2: Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:Tôi muốn tắt nắng điCho màu đừng nhạt mất;Tôi muốn buộc gió lạiCho hương đừng bayđi.[Vội vàng– Xuân Diệu, Ngữ văn 11,Tập 2, NXB Giáo dục 2011]Tôi buộc lòng tôi với mọi ngườiĐể tình trang trảivới trăm nơiĐể hồn tôi với baohồn khổGần gũi nhau thêmmạnh khối đời.[Từ ấy– Tố Hữu, Ngữ văn 11,Tập2, NXB Giáo dục 2011]- Sosánh hai đoạn vănVí dụ 1: Đề khối C 2010 [khắc họa vẻ đẹphai dòng sông] trong hai bài kí:Ngườilái đò sông Đà của Nguyễn Tuân và Aiđã đặt tên cho dòng sông củaHoàng Phủ Ngọc TườngVí dụ2: Cảm nhận về hai đoạn văn sau: “Ngàytết, Mị cũng uống rượu. Mị nénlấy hũ rượu cứ uống ừng ựng từng bát. Rồi say,Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọingười nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đangsống về ngày trước. Tai Mịvăng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng...” [Vợ chồng APhủ - Tô Hoài]“ Phảiuống thêm chai nữa. Và hắn uống. Nhưng tức quá, càng uống lại càngtỉnh ra.Tỉnh ra chao ôi buồn! Hơi rượu không sặc sụa, hắn cứ thoang thoảngthấy hơicháo hành. Hắn ôm mặt khóc rưng rức...” [ Chí Phèo –Nam Cao]- So sánh hai nhân vậtVí dụ1: Đề thi đại hoc –khối C 2009 Vẻ đẹp khuất lấp của: người vợ nhặttrongVợ nhặt của Kim Lân vàngười đàn bà hàng chài trong Chiếcthuyền ngoài xa củaNguyễn Minh Châu.Ví dụ2: So sánh nhân vật Đan Thiềm trong trích đoạn Vĩnh biệt Cửu Trùng Đàicủa Nguyễn Huy Tưởng và viên quản ngụctrong Chữ Người tử tù củaNguyễnTuân.Ví dụ3: Bi kịch của Vũ Như Tô [Vũ Như Tô –Nguyễn Huy Tưởng] và Hộ [Đờithừa –Nam Cao]- So sánh cách kết thúc hai tác phẩm:Ví dụ1: Đề thi đại học 2012: So sánh kết thúctác phẩm truyện ngắn Chí Phèocủa NamCao và kết thúc tác phẩm Vợ nhặt củaKim LânVí dụ2: So sánh cách kết thúc hai tác phẩm Haiđứa trẻ của Thạch Lam và ChíPhèocủa Nam Cao-So sánh phong cách tác giả:Ví dụ: So sánh Chữ người tử tù [Ngữ văn 11, tập một] với Ngườilái đò SôngĐà, nhận xét những điểm thống nhất và khác biệt của phong cáchnghệ thuậtNguyễn Tuân trước và sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.-So sánh, đánh giá hai lời nhận định về một tác phẩmĐề thi đại học khối C năm 2013 cũngcó thể xem là một dạng của so sánh:Vềhình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng có ý kiến chorằng:người lính ở đây có dáng dấp của tráng sĩthuở trước; ý kiến khác thì nhấnmạnh: hìnhtượng người lính mang đậm vẻ đẹp của người lính thời kì khángchiến chống Pháp.Từcảm nhận của mình về hình tượng này, anh chị hãy bìnhluận những ý kiến trên.Đề thi đại học 2013 yêu cầu người viết hiểuđúng, hiểu sâu nhưng quan trọng làtự bày tỏ hiểu biết tùy theo năng lực nhậnthức, không lệ thuộc tài liệu hay bàigiảng của thầy cô. Đáp án chấp nhận cảquan điểm khác hướng dẫn chấm nhằmkhuyến khích thí sinh mạnh dạn viết về vấnđề với cảm nhận từ nhiều điểm nhìnkhác nhau, trình độ khác nhau. Vấn đề quantrọng quyết định đánh giá chấtlượng bài thi văn lại chính là kỹ năng phântích, so sánh, bình luận làm rõ vấn đềcủa học sinh.2. Các cách làm bài dạng đề so sánh văn học- Đứng trước một đề văn thường có rất nhiều cách triển khai, giải quyếtvấn đề, song đối với kiểu đề so sánh văn học dù là ở dạng so sánh hai chi tiết,hai đoạn thơ, hai đoạnh văn, hay hai nhân vật .... phương pháp làm bài văndạng này thông thường có hai cách:Nối tiếp : Lần lượt phân tích hai vănbản rồi chỉ ra điểm giống và khácnhauSong song : Tìm ra các luận điểm giống và khác nhau rồi lầnlượt phântích từng luận điểm kết hợpvới việc lấy song song dẫn chứng của cả hai văn bảnminh họa.* Cách 1: Phân tích theo kiểu nối tiếp. Đây là cách làm bàiphổ biến của họcsinh khi tiếp cận với dạng đề này, cũng là cách mà Bộ giáo dụcvà đào tạo địnhhướng trong đáp án đềthi đại học - cao đẳng. Bước một lần lượt phân tích từngđối tượng sosánh cả về phương diện nội dung và nghệ thuật, sau đó chỉ ra điểmgiống vàkhác nhau. Cách này học sinh dễ dàng triển khai các luận điểm trongbàiviết. Bài viết rõ ràng, không rối kiến thức nhưng cũng có cái khó là đếnphầnnhận xét điểm giống và khác nhau học sinh không thành thạo kĩ năng, nắmchắckiến thức sẽ viết lặp lại những gì đã phân tích ở trên hoặc suy diễn mộtcáchtùy tiện. Mô hình khái quát của kiểu bài này như sau:Mởbài:- Dẫn dắt [mở bài trực tiếp không cần bước này]- Giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánhThânbài- Làm rõ đối tượng so sánh thứ 1 [bước nàyvận dụng kết hợp nhiều thao táclập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luậnphân tích]- Làm rõ đối tượng so sánh thứ 2 [bước nàyvận kết hợp nhiều thao tác lậpluận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phântích]- So sánh:+ Nhậnxét nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên cả các bình diệnnhưchủ đề, nội dung hình thức nghệ thuật...[bước này vận dụng kết hợp nhiềuthaotác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích và thao tác lậpluậnso sánh]+Lý giải sự khác biệt: Thực hiện thao tác này cần dựa vào các bình diện:bốicảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn; đặctrưngthi pháp của thời kì văn học…[bước này vận nhiều thao tác lập luận nhưngchủyếu là thao tác lập luận phân tích]Kếtbài:- Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu- Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân.*Cách2: Phân tích songsong được hiểu song hành so sánh trên mọi bình diệncủa hai đối tượng.Cách này hay nhưng khó, đòi hỏi khả năng tư duy chặt chẽ,lôgic,sự tinh nhạy trong phát hiện vấn đề học sinh mới tìm được luận diểmcủabài viết và lựa chọn những dẫn chứng tiêu biểu phù hợp của cả hai văn bảnđểchứng minh cho luận điểm đó. Ví dụ, khi so sánh hai bài thơ Đất nước củaNguyễn Đình Thi vàtrích đoạn Đất nước của NguyễnKhoa Điềm. Ứng dụngcách viết này học sinh không phân tích lần lượt từng tácphẩm như cách một màphân tích so sánh song song trên các bình diện: Xuất xứ - cảm hứng- hình tượng- chất liệu và giọng điệu trữ tình, mô hình khái quát củakiểu bài này như sau:Mở bài:- Dẫn dắt [mở bài trực tiếp không cần bước này]- Giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánhThân bài:- Điểmgiống nhau+ Luậnđiểm 1 [lấy dẫn chứng cả hai văn bản]+ Luậnđiểm 1 [lấy dẫn chứng cả hai văn bản]+ Luậnđiểm .....- Điểmkhác nhau+ Luậnđiểm 1 [lấy dẫn chứng cả hai văn bản]+ Luậnđiểm 1 [lấy dẫn chứng cả hai văn bản]+ Luận điểm.....Kếtbài- Kháiquát những nét giống nhau và khác nhau tiêubiểu- Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân.* Hai cách làm bài của kiểu đềso sánh văn học là vậy, mỗi cách làmđều có mặt mạnh, mặt yếu khác nhau. Trongthực tế không phải đề nào chúng tacũng có thể áp dụng theo đúng khuôn mẫu cáchlàm như đã trình bày ở trên.Phải tùy thuộc vào cách hỏi trong mỗi đề cụ thể màta áp dụng theo cách nào vàáp dụng sao cho linh hoạt, phù hợp. Cũng có khi vậndụng đầy đủ các ý của phầnthân bài,cũng có khi phải cắt bỏ một phần cho hợp với yêu cầu trọng tâm củađề, hay dụngý của người viết.3. Hướng dẫn thực nghiệmĐể minh họa cho các bước làm mộtđề so sánh văn học tôi đưa ra hai vídụđể ứng dụng. Ví dụ 1 sẽ được làm theo cách làm bài số 1 – Phân tích nối tiếp;ví dụ 2 sẽ được làm theo cách làm bài số 2 –Phân tích song song. Hai ví dụđược vận dụng xuyên xuốt trong phần thực nghiệm đểchúng ta kiểm chứng lại líthuyết về cách làm bài và tiện đối chiếu mặt mạnh,mặt yếu của từng cách làm.* Vídụ 1:Sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tốitrong truyện ngắn Hai đứatrẻ củaThạch Lam và Chữ người tử tù củaNguyễn Tuân.* Vídụ 2: Hình tượng ngườilính trong thời kì kháng chiến chống Pháp qua haibài thơ Tây Tiến của Quang Dũng và Đồng chí của Chính Hữu.3.1. Hướngdẫn học sinh tìm hiểu đề- Thông thường giáo viên hướngdẫn học sinh tìm hiểu đề qua ba ý+ Xácđịnh kiểu đề+ Nội dung, ý cơ bản+ Phạmvi dẫn chứngNếu chỉ dừng lại ở lẽ thườngtrên thì có lẽ chưa đủ với cách tìm hiểuđề của dạng so sánh này. Bởi thực tếcho thấy nhiều em học sinh chỉ cần đọc quađề xác định đó đúng là dạng đề sosánh văn học là bắt tay vào viết ngay, gặp gìviết lấy, cốt bài dài dài làđược. Ví dụ cứ thấy đề bàn về nhân vật nào, tác phẩmnào là mang tất cả nhữnggì hiểu biết về tác phẩm ấy đưa vào bài viết. Thực rathì hoàn toàn không phảilà thế. Mỗi đề văn, nhất là đề văn hay phải vừa “lạ”vừa “quen”, người ra đềngoài những yêu cầu bình thường còn cài đặt trong đómột ẩn ý sâu xa mà họcsinh chịu khó tìm hiểu, suy nghĩ mới có thể đáp ứngđược yêu cầu. Chính vì vậymà ngay bước khởi đầu này giáo viên cần lưu ý cácem phải biết cách nhận thứcđề cho đúng và trúng – nghĩa là tìmcho đúng trọngtâm yêu cầu đề.- Thường đề hỏi theo hai cách:dạng hỏi có định hướng [có luận điểmsẵn trong đề như ví dụ 1] và dạng hỏikhông có định hướng [không có sẵn luậnđiểm trong đề mà mà học sinh phải tự đitìm như ví dụ 2] Nếu xác định khôngtrúng trọng tâm yêu cầu đề thi bài viết sẽlạc hướng và ngược lại nếu xác địnhđúngvà trúng thì bài viết sẽ bám sát yêucầu đề và đem lại hiệu quả cao hơn.Ví dụ 1: Sựtương phản giữa ánh sáng và bóng tối trong truyện ngắn Hai đứatrẻ của Thạch Lam và Chữngười tử tù của Nguyễn Tuân.Đây là dạng đề có địnhhướng: tìm hiểu ánh sáng và bóng tối tronghai tác phẩm, kiểu đề sosánh hai chi tiết trong tác phẩm. Tuy nhiên nếu học sinhkhông nghiền ngẫm đềsẽ chỉ lao vào phân tích ánh sáng và bóng tối của hai tácphẩm rồi tìm rađiểm giống và khác nhau. Nhưng đề không đơn thuần là nhưvậy, các em học sinh cần hiểu yêu cầu đề nhấn mạnh đến sự tương phản giữaánh sángvà bóng tối . Nghĩa là dụng ý củangười ra đề còn muốn nhấn mạnh đếnmục đích của các nhà văn khi khi xây dựng sựtương phản giữa hai loại ánh sángđó. Từ đó tìm ra nét tương đồng và khác biệtcủa từng tác phẩm. Nếu hiểu đượcđúng yêu cầu đề như vậy bài viết chắc sẽ tốthơn.Ví dụ2:Hìnhtượng người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp qua hai bàithơ Tây Tiến của Quang Dũng và Đồngchí của Chính Hữu.Giáo viên cần xác định cho họcsinh đây là dạng hỏi không có địnhhướng hay nói một cách khác là một dạng củađề mở. Với đề bài này người viếttự tìm ra luận điểm sao cho phù hợp, dù luậnđiểm xác định như nào thì nhấtthiết người đọc cũng phải thấy được nét tươngđồng và khác biệt trong hai tácphẩm. Đề này có thể thấy điểm giống nhau trêncác bình diện: thời đại, hìnhtượng, lí tưởng...điểm khác nhau về bút pháp,nguồn gốc xuất thân...3.2. Hướng dẫn học sinh lập dàn ýchi tiết- Trước một đề văn, phân tích tìm hiểuđề cho kĩ càng đã khó, xây dựngđược một dàn ý cho tương đối hoàn chỉnh và đúngđắn lại càng khó hơn. Bởitrước một vấn đề của văn chương không ít cách tiếpcận. Trước một câu hỏi vănchương ít khi có một lời đáp duy nhất, nhất là cácdạng đề mở. Tuy nhiên, nóinhư thế không có nghĩa là trước một đề văn ai nói gìthì nói mà ta cũng phải tuânthủ theo những nguyên tắc nhất định. Một bài vănlàm theo hình thức tự luận thìbất kì đề thi thuộc kiểu, dạng gì cũng thường cóđủ ba phần: Đặt vấn đề [mởbài], giảiquyết vấn đề [thân bài], kết thúc vấn đề[kết bài].- Nội dung tiếp theo của SKKN tôi sẽgiới thiệu cách làm ba phần trongmột bài viết, có dàn ý chi tiết minh họa chohai cách làm bài như đã trình bày ởtrên. Còn bài viết chi tiết tôi sẽ minhchứng bằng bài viết của học sinh ở phầnPhụ lục của SKKN3.2.1.Đặt vấn đề- Không phải khôngcó lí khi có ý kiến cho rằng: văn hay chỉcần đọc mở bài. Tấtnhiên nếu chỉ đọc mở bài thì không thể đánh giá đượctoàn bộ bài văn. Nhưngmở bài có tầm quan trọng thực sự đối với bài viết. Ngườita thường nói “Vạn sựkhởi đầu nan”.Khi viết văn có được một mở bài hay, tự nhiên “dòng văn” nhưđược khơi chảy, tuôn trào. Mở bài lúng túng, trụctrặc sẽ khiến bài văn thiếu sinhkhí, văn phong không liền mạch, ý tứ sẽ trởnên rời rạc.- Đối với dạng đề so sánh văn học, học sinhcàng lúng túng hơn khi viết mở bàivì liên qua tới hai tác giả, hai tác phẩm. Quathực tế chấm bài của học sinh làmtôi thấy nhiều học sinh mở bài so sánh chưa đúng nguyêntắc. Các em thườngmắc phải lỗi giới thiệu tuần tự hai tác giả, hai tác phẩmmột cách rời rạc khiếnngười chấm có cảm giác như có hai mở bài. Vì vậy dạy đềvăn dạng này giáoviên cần lưu ý cho học sinh cách mở bài:+ Các em nên bắtđầu từ những điểm chung có liên quan đến hai tác giả, hai tácphẩm, thời đại,đề tài, các nhận định liên quan...để dẫn dắt vào vấn đề+ Để có một mởbài hay các em cần mở bài ngắn gọn, đầy đủ [các thông tin cơbản], độc đáo [gâyđược sự chú ý của người đọc về vấn đề mình sẽ viết] và phảitự nhiên.* Ví dụ 1:-ThạchLam và Nguyễn Tuân là hai nhà văn thuộc dòng văn học lãngmạn, sinh ra trongmột thời đại có nhiều biến động…- Ánh sáng và bóng tối trong haitruyện ngắn được sử dụng như mộtnguyên tắc tạo tình huống truyện mà còn vươnđến ý nghĩa biểu tượng về sự đốilập giữa thiện và ác và tốt và xấu, giữa hiệnthực tăm tối và tương lai tươisáng…* Ví dụ 2: Đặtvấn đề- Đề tài về người lính là đềtài quen thuộc của thơ ca kháng chiếnchống Pháp- Cùng viết về một đề tài songvẻ đẹp của hình tượng người lính trongĐồngchí qua cảm nhận của Chính Hữu và vẻ đẹp của hình tượng người línhtrong Tây Tiến qua cảm nhận của Qung Dũng lạikhác nhau.3.2.2 Giải quyết vấn đề- Giải quyết vấn đề được xem là phầnquan trọng nhất trong một bài viếtvì nóchiếm số lượng điểm nhiều nhất của toàn bài. Chính vì vậy mà phần nàygiáo viênkhông chỉ trang bị kiến thức lí luận, kiến thức về tác giả, kiến thức sâu,rộngvề tác phẩm mà phải hướng dẫn cho các em các kĩ năng viết bài: lập dàn ý,cáchbám sát yêu cầu đề cũng như là nghệ thuật hành văn, kĩ thuật xoáy trọngtâm đểkhi thực hành các em làm được bài ở phong độ tốt nhất.- Quy trìnhthực hiện lập dàn ý chi tiết phần giải quyết vấn đề dạng bàiso sánh có thể phân lập theocác bước sau. Đề bao giờ cũng đưa ra các đối tượngđể so sánh: haiđoạn thơ, hai đoạn văn, hai nhân vật, hai chi tiết…+ Trướchết, cần phân lập đối tượng thành nhiều bình diện để đối sánh.Bước nàynhằm phát huy trí tuệ sắc sảo và mĩ cảm của học sinh.Trên đại thể, hai bình diệnbao trùm là nội dung tư tưởng và hìnhthức nghệ thuật.Tùy từng đối tượng được yêucầu so sánh mà có cách chia tách ra các khía cạnhnhỏ khác nhau như:ngôn từ, hình ảnh, chi tiết, kếtcấu, âm hưởng, giọng điệuđến đề tài, chủ đề, tư tưởng và cảm hứngnghệ thuật.....+ Sau đó cần nhận xét, đối chiếu để chỉ ra điểm giống và khácnhau. Bước nàyđòi hỏi học sinh cần có sự quan sát tinh tường, pháthiện chính xác và diễn đạtthật nổi bật, rõ nét, tránh nói chungchung, mơ hồ.Khi nhận xét về điểm giống và khácnhau, giáo viên cũng cần định hướng chocác em tìm trên các bình diện để sosánh như :-> Thời đại, hoàn cảnh ra đời-> Đề tài, chủ đề-> Phong cách sáng tác-> Nội dung tư tưởng-> Đặc sắc nghệ thuật->Vị trí đóng góp của tác phẩm, tác giả.....Nếu các em đối chiếu hai đối tượng [văn bản] được so sánh trên các bìnhdiệntrên để khái quát vấn đề chắc chắn các em sẽ tìm thấy điểm giống và khácnhau.Vì người ra đề thi dạng so sánh thường dựa trên những vấn đề có liên quantớinhau để ra đề.+Cuối cùng là đánh giá, nhận xét và lí giải nguyên nhân của sựgiống và khácnhau đó. Bước này đòi hỏi những tiêu chuẩn chắc chắnvà bản lĩnh vững vàngcùng những hiểu biết sâu sắc ngoài văn bảnđể tránh những suy diễn tùy tiện,chủ quan, thiếu sức thuyết phục.Đây là một luận điểm khó nhất trong bài viếtnên không nhất thiết đề thi nàocũng yêu cầu học sinh phải làm được, mà chỉ làkhuyến khích học sinh tìm ra đểthưởng điểm. Vì vậy giáo viên cũng không nênquá nặng nề khi đạt ra yêu cầuthực hiện ở học sinh. Thực tế cho thấy đa phầnđáp án đề thi đại học, cao đẳng,đề thi học sinh giỏi những năm qua cũng khôngbắt buộc phải có ý này.* Vídụ 1:- Phân tích đối tượng so sánh 1: Sự tương phảngiữa ánh sáng và bóng tối trongtruyện ngắn Haiđứa trẻ+ Bóng tối: Dày đặc, bao trùm cả phố huyện vàđược lặp đi, lặp lại nhiều lần:Một đêmmùa hạ êm như nhung; đường phố và các ngõ con dần dần chứa đầybóng tối; tốihết cả con đường thăm thảm ra sông, con đường qua chợ về nhà;các ngõ vào lànglại càng sẫm đen hơn nữa; đêm trong phố tĩnh mịch và đầybóng tối.... biểutrưng cho cuộc sống tăm tối, tù đọng,quẩn quanh nơi phốhuyện... [đó cũng chính là hình ảnh của xã hội Việt Namnhững năm 1930 1945].+ Ánh sáng: Ánh sángtương phản với bóng tối nhằm tô đậm thêm bóng tối.Ánh sáng nơi phốhuyện: nhỏ nhoi, yếu ớt, thưa thớt chỉ là những quầng sángleo lét, những hộtsáng, những vệt sáng, những khe sáng,... tượng trưng cho sốphận leolét, mòn mỏi của những con người nơi đây...Ánh sáng Hà Nộitrong hoài niệm của nhân vật Liên: Hà Nộirực sáng....vừa làquá khứ, vừa là ước mơ về tương lai của chị em LiênÁnh sáng từ đoàntàu vụt qua nhanh: các toa đèn sángtrưng; các cửa kính sáng;đồng và kền lấp lánh.... ánh sáng của đoàn tàukhác hẳn với ánh sáng nhỏ nhoi,yếu ớt của phố huyện, hướng con người tới tương lai tươi sáng...-> Kết quả của sựtương phản giữa ánh sáng và bóng tối: Biểu tượng cho nhữngkiếp người sống leo lét vô danh trong một xã hội tùđọng tăm tối nhưng vẫnkhông nguôi hướng về một tương lai tươi sáng hơn- Phân tích đối tượng so sánh 2: Sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối trongtruyện ngắn Chữngười tử tù- Bóng tối: “mặt đất tối”, “ một buồng tối chật hẹp, ẩmướt, tường đầy mạngnhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián”…. hiện thâncho một không gian nhàtù tăm tối, một cuộc sống tù đọng, tối tăm đầy cái ác,cái xấu nơi nhà ngục thựcdân, phong kiến. Đồng thời bóng tối cũng tượng trưngcho cái ác trong cuộcsống cũng như trong bản chất con người.- Ánh sáng: “một ngôi sao Hôm nhấp nháy”, “một ngôi sao chính vị từ biệt vũtrụ”, “vuông lụatrắng”, “ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu”…là ánhsáng của chân lí,của tâm hồn con người, của cái đẹp tài hoa, của một nhân cáchthanh cao…-> Kếtquả của sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối là sự chiến thắng củathiênlương con người trước cái xấu cái ác, trước cái cao cả với cái thấp hèn…- Nhận xét điểm tương đồng và khác biệt+Điểm tương đồng+ Cả hai tác giả đều sử dụng ánh sáng và bóng tối - một thủpháp nghệ thuậttương phản, đối lập mà văn học lãng mạn hay sử dụng nhằm tạotình huốngtruyện. Đây là các chi tiết nhỏ nhưng góp phần chuyển tải nội dungtư tưởng,chủ đề tác phẩm+Ánh sáng và bóngtối trong hai tác phẩm tác phẩm vừa mang ý nghĩa tả thựcvừa mang ý nghĩa biểutượng cao. Bóng tối tượng trưng cho cái xấu, còn ánhsáng tượng trưng cho cáitốt.+ Điểm khác biệt+ Sự tương phản gữa ánh sáng và bóng tối được xây dựng trênsự đối lập gaygắt, có sự chuyển biến bất ngờ, đột ngột. Thủ pháp nghệ thuậtnày dẫn dắt tìnhhuống truyện đi đến kết thúc là sự chiến thắng của ánh sángđối với bóng tối, củachân lí, cái đẹp, cái thiên lương với cái xấu cái ác. Quađó nhà văn thể hiện rõthái độ trân trọng cái Đẹp+Sự tươngphản giữa ánh sáng và bóng tối không có sự chuyển biến bất ngờ.Ánh sáng của phố huyện nhỏ bé, ánh sángtừ đoàn tàu qua nhanh nên ánh sángchỉ càng làm cho bóng tối trở nên dày đăchơn, tô đậm thêm cái ngột ngạt, tămtối của cuộc sống nơi đây. Qua đó nhà vănbày tỏ lòng cảm thông đối với nhữngcon người nhỏ bé, đặc biệt là số phận trẻthơ trong xã hội cũ- những con ngườisống trong tăm tối nhưng không nguôi hướngvề ngày mai tươi sáng.+Lígiải sự khác biệtCả hai nhà văn đều xuất hiện trong giaiđoạn văn học 1930-1945, trong một xãhội đầy biến động tuy nhiên phong cáchsáng tác khác nhauNguyên Tuân: Đại biểu của dòng vănhọc lãng mạn, một nhà văn xuốtđời đi tìm cái đẹp. Cảm hứng thẩm mĩ của ôngthường hướng tới cái đẹp lớn lao,cái cao cả, những nhân cách lớn.... vì thế sựtương phản giữa ánh sáng và bóngđối lập bất ngờ, cuối cùng ánh sáng,cái Đẹp phải chiến thắng.Thạch Lam: Là thành viên của nhóm Tự lựcvăn đoàn nhưng sáng tác của ôngkhông theo hướng lãng mạn mà tác phẩm có sự hòatrộn cả lãng mạn và hiệnthực. Đặc biệtThạchLam hay quan tâm đến những cái nhỏ bé, giản dị, đờithường, thế giới của trẻthơ.... nên ánh sáng và bóng tối không có sự chuyển biếnbất ngờ,ánh sáng không hoàn toàn thắng thế.* Ví dụ 2:-Giống nhau:+ Luận điểm 1: Hai tác phẩm cùng ra đời năm 1948, lànhững hình ảnh ngườilính đang sống, chiến đấu vì lí tưởng cao đẹp – bảo vệ tổquốc+Luận điểm 2: Họ đều lànhững anh lính bộ đội cụ Hồ sống chiến đấu trong buổiđầu của cuộc kháng chiếnchống Pháp trải qua bao gian nan thửthách, khắcnghiệt nhưng sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn:Với người lính Tây Tiến : Họ vượt lênthiên nhiên hiểm trở, dữ dội [Dốc lênkhúckhuỷu, dốc thăm thẳm; Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người] cuộc sốngthiếuthốn, bệnh tật [ Tây Tiến đoàn binhkhông mọc tóc...]Với người lính trong Đồng chí là tinh thần chịu đựng gian khổ [áo anh rách vai,quần tôi có vài mảnh vá, chân không dày, đêm rét chungchăn,...] chịu chungnhững cơn sốt rét [anhvới tôi biết từng cơn ớn lạnh; Sốt run người vầng tránướt mồ hôi...]+Luận điểm 3: Cả haingười lính đã không bị gian khổ đẩy lùi mà họ lớn lên vớitầm vóc lớn lao, đầysức mạnh, một tinh thần lạc quan: Trong Tây Tiến trướcthiên nhiên khắc nghiệthọ không hề chìm đi mà nổi lên hiên ngang, thách thức[Heo hút cồn mây súng ngửi trời...] Trong Đồng chí cũng là vẻ đẹp hiên ngangtrong đêm canh gác [ Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới; Đầu súngtrăng treo]-Khác nhau:+Luậnđiểm 1: Bút phápHình tượng người lính “Tây Tiến”được vẽ bằng bút pháp lãng mạnHình tượng người lính trong bài Đồngchí được thể hiện bằng bút pháp tảthực+Luận điểm 2: Hoàn cảnh xuất thânNgười lính Tây Tiến ra đi từ những phố phường, mái trường, công sở,là nhữngthanh niên tri thức hà thành nên họ mang theo vào cuộc chiến đấu giấcmơ củamột tâm hồn lãng mạn [Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm]Người lính trong Đồng chí xuất thân từ những mái tranhnghèo, từnhững vùng quê, đất mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá [Quê hương anh nướcmặn đồng chua; Làng tôi nghèođất cày lên sỏi đá] nên họ mang vào cuộc chiếnđấu cái dáng vẻ lam lũ củanhững miền quê.+Luận điểm 3: Vẻ đẹp của tâm hồn:Người lính Tây Tiến mang vẻ đẹphào hùng nhưng cũng rất hào hoa[Mắttrừng gửi mộng qua biên giới./Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm] Tâm hồnbaybổng trước vẻ đẹp của thiên nhiên [Heohút cồn mây súng ngửi trời]. Mộttâm hồn nghệ sĩ trong sinh hoạt tinh thần[Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa;Kìa emxiêm áo tự bao giờ; Khèn lên man điệu nàng e ấp; Nhạc về Viên Chănxây hồn thơ]+ Vẻ đẹp tâm hồn của người lính trong Đồng chí lại được nhấn mạnh đếntìnhđồng chí đồng đội giữa những người lính . Cơ sở làm nên tình cảm của họ làcóchung một hoàn cảnh nghèo khổ nên họ dễ đồng cảm, có chung một chíhướng [Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ],chung tấm lòng yêu quê hương đấtnước... Chính tình đồng đội, đồng chí đó đãtạo nên sức mạnh chiến đấu.3.2.3Kết thúc vấn đề- Kết bài là khâu cuối cùng đểhoàn thành bài viết. Trải qua khâu chấmthi chúng tôi nhận thấy các em học sinhthường xem nhẹ kết bài. Với tâm lí“đầuxuôi thì đuôi khắc lọt”, thêm vào đó một lí do sắp hết giờ nên chỉ cần có“đóng lại” bằng cách tóm lại một vài ý đãtrình bày ở trên là được. Đứng trướcthực trạng đó nên giáo viên cần hướng dẫncho học sinh cách kết bài, nhất làcách kết bài của dạng đề so sánh vốn mangtính đặc thù riêng.- Một kết bài đúng nguyên tắc,hay không chỉ ngắn gọn, khép lạinhữngvấn đề đã bàn luận ở trên mà học sinh có thể kết bài mở, kết bài pháttriển, kết bài theo hướng nâng cao, mở rộng đểgợi ra nhiều suy nghĩ liên tưởngmới nơi người đọcVídụ 1:- Hai nhà văn, hai phong cách nhưng đều gặp nhautrong việc sử dụng thủ phápđối lập giữa ánh sáng và bóng tối để thể hiện nhữngdụng ý nghệ thuật riêng.- Đây là những chi tết nhỏ nhưng làm lêngiá trị lớn....Ví dụ 2:-Hai hình tượng người lính này mang những vẻ đẹp khác nhau nhưng đã hoànchỉnhbức chân dung anh bộ đội Cụ Hồ trong buổi đầu cuộc kháng chiến chốngPháp.-Hình tượng người lính đã sống lại trong lòng người đọc về một thời khổnhụcnhưng vĩ đại của dân tộc.* Như chúng tôi đã trình bày, kiểubài so sánh văn học có yêu cầu sosánh khá phong phú, đa dạng khó có thể tìm ramột dàn bài khái quát thỏa mãntất cả các dạng đề bài. Trong yêu cầu của từngđề bài cụ thể thuộc kiểu bài này,học sinh cần linh hoạt, sáng tạo, không nhấtthiết phải tuân thủ nghiêm ngặt quitrình trên. Caccs em có thể phối hợpnhiều bước cùng một lúc. Chẳng hạn, đồngthời vừa phân tích làm rõ đối tượng,vừa thực hiện nhiệm vụ so sánh trên haibình diện nội dung và nghệ thuật, vừalí giải nguyên nhân vì sao khác nhau hoặcchỉ trong bước so sánh, học sinh cóthể kết hợp vừa so sánh vừa lí giải... .Vấn đềcốt tủy của mọi bài nghị luận làlàm thế nào để vừa “đúng” vừa “trúng” vừa“hay”. Nguyên tắc trìnhbày một bài nghị luận so sánh văn học cũng không đi rangoài mục đích đó3.3.Một số đề luyện tập tham khảoPhần này tôi giới thiệu một sốđề so sánh văn học và gợi ý đáp án đểchúng ta cùng tham khảo khi hướng dẫn ôntập cho học sinh. Vì dung lượng cóhạn của một sáng kiến kinh nghiệm nên tôikhông trình bày đầy đủ các ý cần cótheo yêu cầu đề mà chủ yếu gợi ý điểm giốngvà khác nhau – luận điểm khó nhấtcủa bài viết. Thiết nghĩ các luận điểm kháchọc sinh có thể làm tốt được.Đề1: Cảm nhận về bài thơ ĐộcTiểu Thanh kí của Nguyễn Du và bài thơ Đànghita của Lor- ca [Thanh Thảo]Gợiý*Nét tương đồng:-Đề tài: Hai bài thơ viếtở hai thời điểm khác nhau nhưng cùng hướng về một đềtài: con người tài hoa bạcmệnh.+Tiểu Thanh một người con gái tài sắc,làm lẽ, bị vợ cả ghen bắt ra ở một mìnhtrên núi Cô Sơn –Trung Quốc. Buồn khổ,nàng lâm bệnh và chết trong nỗi côđơn khi mới 18 tuổi. Tập thơ của nàng cũng bịngười vợ cả ghen tuông đốt sạch.+Thanh Thảo một nhân cách lớn, nhà thơ cáchtân thiên tài của đất nước TâyBan Nha, người đã hát lên bằng thơ tiếng hát tựdo nhưng đã bị bọn phát xítPhrăng-cô sát hại, thủ tiêu mất xác.-Cảm xúc: Hai bài thơ cáctác giả cùng có chung một cảm xúc: thương cảm chonhững kiếp người tài hoa màbạc mệnh, trân trọng và ngưỡng mộ tài năng củahọ.+Nguyễn Du thương cho nàng Tiểu Thanh tàisắc mà Nửa chừng xuân thoắt gãycànhthiên hương+Thanh Thảo cảm thương cho Lor-ca, ngườinghệ sĩ, thi sĩ, nhạc sĩ đấu tranhcho tự do nhưng số phận bi tráng*Điểmkhác biệt:-Vềnghệ thuật:+ Nguyễn Du sử dụng thể thơ thất ngôn bátcú, hình ảnh thơ có tính chất ước lệ,tượng trưng, lối đối chặt chẽ.+ Thanh Thảo sử dụng thể thơ tự do, hìnhảnh thơ chịu ảnh hưởng của bút pháptượng trưng, siêu thực, câu thơ giàu nhạctính, miên man như một bản nhạc giaohưởng bởi cả bài thơ không một dấu chấmcâu.-Nội dung:+ Nguyễn Du từ thương người mà đến thươngmình, tự nhận mình là người cùnghội cùng thuyền với Tiểu Thanh và gửi lại niềmbăn khoăn đến hậu thế.+Thanh Thảo từ tình thương, sự cảm thôngcon người có số mệnh nghiệt ngã màngưỡng mộ thiên tài, khẳng định sức sống bấtdiệt của tiếng đàn, của nghệ thuật.-Lí giải sự khác biệt: Cộinguồn của sự khác biệt ấy là do đặc trưng của vănchương, do phong cách nghệthuật cũng như cá tính sáng tạo của người nghệ sĩkhác nhau.Đề2: Vẻ đẹp xứ Huế qua hai tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ [Hàn Mặc Tử] và Aiđãđặt tên cho dòng sông ? [Hoàng Phủ Ngọc Tường]Gợiý*Néttương đồng:- Cả hai nhà thơ đều lấy những địa danhnổi tiếng của xứ Huế [Vĩ Dạ và sôngHương] làm điểm nhấn và khởi hứng cảm xúc.- Cùng tái hiện được vẻ đẹp của thiênnhiên, cảnh sắc con người xứ Huế rấtriêng, rất thơ mộng. Có được điều đó chứngtỏ mảnh đất, con người Huế đãchiếm chỗ sâu bền nhất trong lòng các tác giả.- Cả hai đều là những cây bút tài hoa,tinh tế, nhạy cảm trong văn chương, cótâm hồn hết sức lãng mạn, phong phú.*Nétkhác biệt:-Đây thôn Vĩ Dạ: Bài thơ được gợi cảm hứng từ tấm bưuthiếp mà Hoàng Cúcgửi cho Hàn Mặc Tử nên điểm nhìn cảm xúc trong một khônggian hẹp, cái nhìntừ kí ức. Cảnh vật của xứ Huế hiện lên với những nét đặctrưng rất bình dị, quenthuộc, gần gũi nhưng cũng thật lãng mạn: cảnh vườn tượcxanh mướt như ngọc,sông trăng huyền ảo, con người với vẻ đẹp đằm thắm, dịudàng...cảnh vật in đậmcảm xúc về tình đời, tình người.- Ai đã đặt tên cho dòng sông?: HoàngPhủ Ngọc Tường chọn điểm nhìn là sôngHương, đặt trong một không gian phóngkhoáng, rộng lớn hơn. Vẻ đẹp của xứHuế hiện lên ở rất nhiều góc độ từ quá khứcho đến hiện tại, từ lịch sử, thơ vănđến địa lí, văn hóa....Vì thế vùng đất cốđô hiện lên toàn diện hơn, hiện thực hơnbởi sông Hương chính là linh hồn của Huế,là nơi tích tụ những trầm tích vănhóa lâu đời của mảnh đất kinh thành cổ xưa.- Lígiải sự khác biệt+Xuất phát từ đặc điểmcủa thể loại thơ và bút kí là khác nhau. Thơnghiêng vềcảm xúc, tâm trạng. Bút kíkhông chỉ đòi hỏi có cảm xúc mà ít nhiều có tính xácthực và khách quan.+ Đối với Hàn Mặc Tử, Huế là nơi tác giảtừng gắn bó, giờ đã trở thành kỉ niệm.Còn Hoàng Phủ Ngọc Tường là người concủa xứ Huế nên chất Huế đã thấm sâuvào tâm hồn máu thịt của ông.Đề3: Cảmnhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:Tôi muốn tắt nắng điCho màu đừng nhạtmất;Tôi muốn buộc gió lạiCho hương đừng bayđi.[Vội vàng– Xuân Diệu, Ngữ văn 11,Tập2, NXB Giáo dục 2011]Tôi buộc lòng tôi với mọi ngườiĐể tình trang trảivới trăm nơiĐể hồn tôi với bao hồn khổGần gũi nhau thêmmạnh khối đời.[Từ ấy– Tố Hữu, Ngữ văn 11,Tập2, NXB Giáo dục 2011]Gợiý*Nét tương đồng:- Hai bài thơ ra đời cùng thời [1938].- Nhân vật trữ tình trong hai bài thơ đềulà hình tượng cái tôi tác giả vì thếnó thểhiện đầy đủ những nét độc đáo thế giới tinh thần của hai nhà thơ.- Cái tôi trẻ trung giàu nhiệt huyết, tâmhồn sôi nổi, nồng nhiệt trong tình cảmcùng giọng điệu lãng mạn.- Đều hướng đến cuộc đời, con người bằngtình yêu chân thành, mãnh liệt và gửivào đó những lẽ sống đẹp.*Sự khác biệt- Khổ thơ của Tố Hữu :+ Đối tượng hướng đến là tầng lớp quầnchúng nhân dân cần lao.+Thái độ tha thiết gắn bó bằng một tráitim tự nguyện+Mục đích chia sẻ, đồng cảm giữa cá nhânvới cộng đồng tạo thành một khối đờivững chắc->Cái tôi tận hiến-> Tố Hữu một người say mê lí tưởng,sẵn sàng dâng hiến nhiệt huyết tuổi trẻcho lí tưởng cộng sản. Bộc lộ mình lànhà thơ cách mạng-Khổ thơ của Xuân Diệu+ Đối tượng hướng đến là tất cả những gìthuộc về sự sống ở trần gian, ngaytrong tầm tay với.+Thái độ khao khát giao cảm mãnh liệt.+Mục đích: chiếm lĩnh và hưởng thụ trọnvẹn hương sắc của cuộc đời, vẻ đẹpcủa trần gian-> Cái tôi tận hưởng-> Xuân Diệu một tâm hồn nhạy cảm,giàu rung động trước vẻ đẹp của cuộcsống trần gian. Một cái tôi chân thànhmãnh liệt trong cảm xúc, một cái tôi côngkhai bộc lộ khát vọng cá nhân, bộc lộmình là nhà thơ lãng mạn.Đề4: So sánh hai bài thơ Đất nướccủa Nguyễn Đình Thi và trích đoạn Đấtnước[Trích Trường ca mặt đường khátvọng Nguyễn Khoa Điềm].- Vềxuất xứ: Đất nước củaNguyễn Đình Thi là một chỉnh thể sáng tạotổng hợp từ hai bài thơtrước đó và nó có dáng dấp như một trường ca thu nhỏ.Trong khi đó, Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm làmột mảnh nhỏ vỡ ra từ chỉnhthể trường ca lớn-Về cảm hứng: Nguyễn Đình Thi gửi gắm những suy tư, tâmniệm vềsức sống diệu kì của dân tộc Việt Nam anh hùng còn NguyễnKhoa Điềmnghiêng về cắt nghĩa lí giải các câu hỏi: Đất nước có tựbao giờ? Đất nước là gì?Ai đã làm lên Đất nước ? Mối quan hệ giữa conngười và đất nước?...- Hình tượng: Nguyễn Đình Thi khắc họa bằng hai hệ thốnghình ảnhchính của giang sơn tổ quốc là đất và trời thì Nguyễn KhoaĐiềm hướng đến đấtvà nước như hai yếu tố khởi thủy hợp lại.Với Nguyễn Đình Thi, nhân dân lànhững con người trong một cuộc hànhtrình trường chinh máu lửa vươn vai nhưnhững thiên thần còn với NguyễnKhoa Điềm là đám đông vô danh bốn nghìnthế hệ, hòa nhập vào nhau đểhóa thành đất nước trong hình tượng mang màu sắchuyền thoại.-Về chất liệu: Nguyễn Đình Thi sửdụng chất liệu thi ca từ chi tiết đờisống bằng vốn sống và ấntượng chủ quan trực tiếp còn Nguyễn Khoa Điềmnhào nặn tài tình vốnvăn hóa dân gian trong ca dao, truyền thuyết, cổ tích…-Vềgiọng điệu: Nguyễn Đình Thi như đang phát ngôn giữa quảngđại quầnchúng nên bài thơ có giọng tráng ca hào sảng dõng dạc. VớiNguyễnKhoa Điềm, đó là giọng trữ tình của một chàng trai trong lời tâmtình vớingười yêu, thân mật mà nghiêm trang, cảm xúc đan cài suy tư,triết lí làm nêngiọng triết luận tâm tình.Đề 10Phân tích hình tượng cây xà nu, rừng xà nu trong truyện ngắn “rừng xà nu”của Nguyễn Trung Thành, để làm rõ ý nghĩa tượng trưng cho sức sống và phẩmchất của người dân Tây Nguyên trong kháng chiến chống MỹI/. Mở bài:- “Rừng xà nu” là một trong những tác phẩm tiêu biểu viết về cuộc khángchiến chống Mỹ vĩ đại của dân tộc ta. Tác phẩm được viết vào mùa hè năm1965, khi Mỹ bắt đầu ào ạt đổ quân vào miền Nam.- Một trong những thành công nổi bật của tác phẩm là nhà văn đã xây dựngđược một hình tượng nghệ thuật mang ý nghĩa biểu trưng giàu chất lãng mạn:đó là hình tượng cây xà nu, rừng xà nu....II/. Thân bài:1/. Cây xà nu tượng trưng cho sự mất mát, đau thương, uất hận của dân làngXô Man.2/. Cây xà nu tượng trưng cho sức sống mãnh liệt của dân làng Xô Man.3/. Cây xà nu tượng trưng cho các thế hệ Tây Nguyên kế tiếp nhanh chóngtrưởng thành trong chiến tranh.

Video liên quan

Chủ Đề