So sánh tuổi thọ ssd và hdd

Đã có nhiều sự so sánh giữa ổ đĩa cứng [Hard Disk Drive - HDD] và ổ đĩa thể rắn [Solid State Drive - SSD] khi đề cập đến giá thành, tốc độ và dung lượng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét cụ thể về độ bền của HDD và SSD để đánh giá liệu có sự khác biệt nào về tuổi thọ giữa hai loại thiết bị lưu trữ hay không.

Điều quan trọng đầu tiên cần lưu ý là bất kỳ số liệu tuổi thọ nào của HDD và SSD đều không thể đảm bảo 100%. Các ước tính này dựa trên điều kiện môi trường khuyến cáo của nhà sản xuất và không tính đến sự khắc nghiệt về nhiệt độ, độ ẩm và thao tác sai về mặt vật lý.

Thực tế, trong số gần 2.000 trường hợp được khảo sát từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2016, ít nhất 30% ca liên quan đến tình trạng hỏng vật lý làm cho thiết bị lưu trữ ngừng hoạt động và/hoặc gây mất dữ liệu.

Ổ cứng là thiết bị cơ điện - có bộ phận chuyển động - thường làm cho chúng dễ bị hỏng khi gặp sốc vật lý. Tuy nhiên, nhiều ổ cứng hiện đại, đặc biệt là các thiết bị dành riêng cho thị trường thiết bị di động, có thể chịu được sốc vật lý rất lớn khi đầu đọc được đỗ [vị trí nghỉ] và kết hợp với công nghệ chống sốc như cảm biến "rơi" được sử dụng để bảo vệ đầu đọc và thiết bị, thậm chí khi ổ cứng đang hoạt động.

Mặc dù SSD không có bộ phận chuyển động và chắc chắn hơn về mặt này, nhưng việc sử dụng flash NAND làm bộ nhớ lưu trữ dẫn đến nhiều phức tạp mới và vì vậy khả năng mất dữ liệu có nguyên nhân khác hơn so với sốc vật lý.

Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu bạn để không [không sử dụng] thiết bị? Nhiều người trong chúng ta sẽ cho rằng nếu bạn chỉ đơn giản là không làm gì và để ổ đĩa trong điều kiện lưu trữ bình thường [nhiệt độ, độ ẩm...] khi đó sẽ không bị mất dữ liệu?

Dữ liệu lưu trữ trên ổ cứng sẽ dần dần suy biến do các vùng từ tính tượng trưng cho bit dữ liệu bị đổi cực, làm tăng số "lỗi bit".

Nhưng nếu cũng trong điều kiện lưu trữ bình thường, dữ liệu được lưu trữ trên HDD sẽ suy biến chậm hơn nhiều so với SSD. Tại sao?

Flash NAND lưu trữ dữ liệu bằng cách tích điện, sẽ bị rò rỉ khá nhanh so với suy biến cực từ - đó là do lớp cách điện không hoàn hảo trong chính cấu trúc của bộ nhớ.

Tuy nhiên đối với SSD, suy biến dữ liệu [thay đổi dữ liệu đã lưu có thể được ngăn ngừa bằng "Thuật toán Sửa Lỗi"] sẽ không xảy ra trong ít nhất 10 năm nếu ổ đĩa bị mất nguồn ở điều kiện lưu trữ tối ưu. Thời gian này phụ thuộc vào loại bộ nhớ flash NAND được sử dụng, ví dụ bộ nhớ "Triple-Level Cell" [TLC - lưu trữ 3 bit trên mỗi cell] có thể bị mất dữ liệu nhanh hơn nhiều - thậm chí chỉ trong vài tháng.

Thực vậy, mất dữ liệu từ flash NAND vẫn có thể xảy ra ngay cả khi bộ nhớ được cấp nguồn. Những SSD tốt sử dụng kỹ thuật refresh [làm mới] ở chế độ nền để phục hồi điện tích trong các cell được xác định là nơi chứa dữ liệu. Một số vùng của bộ nhớ flash NAND được dành riêng cho dữ liệu và mã hoạt động của ổ đĩa, được gọi là firmware.

Firmware được đọc mỗi khi SSD được cấp nguồn, nhưng một số phần không được ghi lại thường xuyên. Mặc dù các nhà sản xuất có biện pháp để giảm bớt ảnh hưởng mất điện tích trên cell [ví dụ: sử dụng ngưỡng điện tích ít nhạy hơn đối với các cell NAND lưu trữ firmware và chu kỳ refresh điện tích trên cell], nếu lỗi bit quá mức sẽ làm hỏng firmware, SSD có thể ngừng hoạt động hoàn toàn.

Nếu so về mặt này, ổ cứng sẽ thế nào? Cứ mỗi 10 năm hoặc hơn, một số kỹ sư của chúng ta đã thành công trong việc tái hoạt động và đọc dữ liệu từ các hệ thống ổ cứng có tuổi đời trên 30 năm, mà không bị lỗi!

Về mặt điều kiện lưu trữ thì sao? Các yếu tố như nhiệt độ và độ ẩm có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ lưu trữ dữ liệu trên HDD và SSD hay không?

Tóm lại là có, bởi không thiết bị lưu trữ nào tồn tại mãi mãi. Ví dụ, độ ẩm cao có thể là vấn đề quan trọng đối với cả SSD và HDD vì nó có thể dẫn đến quá trình oxy hóa và ăn mòn kim loại. Tuy nhiên nhiệt độ lưu trữ cao ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động ghi dữ liệu của SSD; tỷ lệ suy biến dữ liệu trong bộ nhớ flash NAND tăng nhanh khi nhiệt độ tăng lên.

Với máy tính xách tay [laptop] hoặc thiết bị di động sử dụng thông thường, mặt này có lẽ không là vấn đề. Nhưng khi bạn triển khai các máy chủ và trung tâm dữ liệu, cần phải xem xét điều kiện lưu trữ thích hợp để bảo vệ chống lại tình trạng hỏng ổ đĩa [và nguy cơ mất dữ liệu] do quá nhiệt hoặc độ ẩm cao.

Thực tế sử dụng thông thường hàng ngày trong máy tính xách tay hoặc máy tính để bàn [desktop], bạn không cần phải lo lắng vì tuổi thọ của thiết bị lưu trữ. Bên cạnh tỷ lệ lỗi rất nhỏ của nhà sản xuất, HDD hoặc SSD của bạn sẽ không dễ bị hỏng nếu bạn biết cách gìn giữ và tránh nguy cơ va chạm vật lý.

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm thông tin, có nhiều cách để theo dõi tình hình sức khỏe thiết bị của bạn; những công cụ S.M.A.R.T [Self-Monitoring, Analysis and Reporting Technology] như CrystalDiskInfo sẽ dự đoán khả năng lỗi HDD và SSD, mức độ hao mòn SSD, kể cả tuổi thọ còn lại của SSD là bao nhiêu.

Với thiết bị di động, nguy cơ bị hỏng vật lý cao hơn [rơi điện thoại xuống nền nhà, iPad trong nhà tắm...], nhưng khi sử dụng bình thường hàng ngày, bạn sẽ ít gặp phải vấn đề về tuổi thọ của thiết bị lưu trữ. Nếu muốn lưu trữ dữ liệu lâu dài, tốt nhất bạn nên sử dụng HDD thay vì SSD.

Nếu bạn đang tìm kiếm sự hướng dẫn về loại lưu trữ tốt nhất cho doanh nghiệp, bạn nên xem qua bài viết này - nói về HDD, SSD và ổ cứng lai.

#hdd #ổcứng #ssd #ổđĩathểrắn #hddvsssd #ổđĩanàobềnhơn #ổđĩanàotốthơn #sosánhhddvàssd #sosánhổcứngvàổđĩathểrắn

Bạn đang gặp vấn đề về không đủ dung lượng bộ nhớ, hay bạn phải chờ quá lâu để giải nén hoặc mở một file nào đó, hoặc là máy tính của bạn quá chậm. Đây là lúc bạn cần nâng cấp ổ đĩa lưu trữ, nhưng bạn lại không biết cách so sánh SSD và HDD.

Nhưng bạn không biết nên so sánh SSD và HDD, bạn không thể phân biệt chính xác sự khác nhau giữa HDD và SSD. Qua bài viết này, bạn sẽ biết được đâu là điểm khác biệt chính, và bạn nên mua SSD hoặc HDD hoặc đôi khi cả 2 để tối ưu máy tính của bạn và tiết kiệm chi phí.

Sự khác biệt chính giữa SSD và HDD là cách mà dữ liệu có thể lưu trữ và khác biệt về cách mà bạn truy cập vào dữ liệu đó.

Ổ cứng HDD sử dụng các bộ phận cơ học như là đầu từ, đĩa từ, cánh tay truyền động, . . . để đọc và ghi dữ liệu trong khi đó ổ cứng SSD sử dụng các bộ nhớ bán dẫn như là Flash, DRAM, SRAM để lưu trữ dữ liệu và không có các bộ phận cơ học để truy cập dữ liệu

Cấu tạo đặc, không có các bộ phận cơ học nên ít bị hư hại do va đập nhờ vậy mà có độ bền cao hơn ổ cứng HDD

Cấu tạo rỗng, có chứa khí Heli và các bộ phận cơ học như là đầu từ, đĩa từ, cánh tay truyền động, . . .

Nhanh, trung bình 500MB/s. Với NVME SSD lên tới 3500MB/s [tải 20GB trong 10s]

Chậm, trung bình 30-150MB/s [tải 20GB gần 2 phút]

Chịu được va đập do không có bộ phận cơ học

Dễ bị hư các bộ phận cơ học

Có tiếng ồn từ bộ phận cơ học

Giảm thiểu rủi ro bị phân mảnh

Lưu trữ hệ điều hành, cài app, game, các file thường sử dụng

Lưu trữ phim, hình ảnh, và tài liệu [ít sử dụng]

Tốc độ của SSD và HDD có sự khác biệt lớn. Ổ cứng SSD có tốc độ nhanh hơn nhiều lần so với ổ HDD.

SSDHDD
Tốc độ trung bình500MB/s và NVMe SSD lên tới 3500MB/s30 tới 150MB/s
Các file 4KB [các file nhỏ khi khởi động 1 chương trình nào đó]50 tới 250MB/s0.1 tới 0.7MB/s

Để thấy sự khác biệt về tốc độ giữa HDD và SSD, bạn có thể xem 3 hình dưới đây để thấy được sự khác nhau giữa HDD, SSD và SSD M2

Theo N-ABLE tuổi thọ của SSD là khoảng 10 năm, mặc dù thực tế thì tuổi thọ trung bình của SSD có thể ngắn hơn. Theo Google và đại học Toronto thì tuổi thọ của SSD là yếu tố quyết định thời điểm mà SSD dừng hoạt động.

Ngoài ra một SSD thông thường có thể ghi tới 150TB dữ liệu, và sau khi chạm tới ngưỡng này thì bạn cần thay thế một SSD mới.

Theo newegg thì tuổi thọ của HDD rơi vào khoảng từ 3 đến 5 năm, sau thời điểm này thì ổ HDD có thể hư bất kỳ lúc nào và hoàn toàn bạn sẽ không biết được lý do hư

Cả HDD và SSD đều có thể phục hồi lại những dữ liệu đã mất. Tuy nhiên, việc phục hồi dữ liệu từ ổ SSD sẽ nhanh hơn rất nhiều trên ổ HDD.

SSD sử dụng TRIM Command để xoá dữ liệu, giúp tăng tuổi thọ của SSD nhưng đồng thời cũng gây khó khăn trong việc khôi phục dữ liệu. Nên đôi khi bạn cần phải trả chi phí cao hơn HDD để phục hồi dữ liệu trên SSD.

Vì thế nên bất kể bạn sử dụng SSD hay HDD thì bạn cũng cần thường xuyên backup dữ liệu ra ổ nhớ ngoài hoặc trên cloud, vì dữ liệu là quan trọng nhất trên máy tính.

Dung lượng lưu trữ của SSD và HDD không có quá nhiều điểm khác biệt.

Bạn có thể chọn dung lượng cho ổ cứng SSD từ 120GB đến 30.72TB

Trong khi đó dung lượng cho ổ HDD sẽ từ 250GB đến 20TB và giá thành sẽ rẻ hơn SSD.

Trên thị trường ổ cứng thì có rất nhiều khoảng giá cho cả SSD và HDD tùy theo tốc độ đọc ghi và khả năng lưu trữ. Nhưng nhìn chung giữa SSD và HDD có sự khác biệt lớn về giá.

Khi mà 1TB HDD có giá khoảng 1 triệu đồng thì 1TB SSD có giá khoảng 3 triệu đồng.

Nếu bạn vẫn còn phân vân không biết nên chọn SSD hay HDD để phù hợp với máy tính của mình, bạn có thể kết hợp cả hai.

Ổ cứng SSD nhanh, độ bền cao, nhỏ gọn và tốn ít điện năng bạn có thể sử dụng để lưu trữ những file thường xuyên sử dụng như là hệ điều hành, các ứng dụng office, game, . . .

Còn ổ HDD thì dung lượng lớn với giá thành rẻ, dễ dàng khôi phục hoặc backup dữ liệu bạn có thể sử dụng để lưu trữ video, hình ảnh, và các tài liệu ít sử dụng.

Còn nếu bạn không quan tâm đến chi phí thì bạn có thể mua một ổ SSD 1TB hoặc nhiều hơn, vì SSD luôn nhanh, hiệu năng tốt và phù hợp trong đại đa số trường hợp.

Video liên quan

Chủ Đề