So sánh văn bản quy phạm và văn bản áp dụng

Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo một thủ tục và hình thức nhất định có chứa đựng những quy tắc xử sự chung nhằm điều chỉnh một loại quan hệ xã hội nhất định và được áp dụng nhiều lần trong thực tế đời sống.

Văn bản quy phạm pháp luật có các đặc điểm sau đây:

– Là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành [theo luật định].

– Là văn bản chứa đựng các quy tắc xử sự chung [các quy phạm pháp luật].

– Được áp dụng nhiều lần trong đời sống, được áp dụng trong mọi trường hợp khi có sự kiện pháp lí xảy ra.

– Tên gọi, nội dung và trình tự ban hành các loại văn bản quy phạm pháp luật được quy định cụ thể trong pháp luật.

So sánh văn bản qui phạm pháp luật và văn bản cá biệt

* Giống nhau:

– Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền hay nhà chức trách có thẩm quyền ban hành theo trình tự thủ tục luật định.

– Có tính bắt buộc, tính đơn phương.

– Tên các loại văn bản cá biệt giống tên 1 số loại Văn bản quy phạm pháp luật như Nghị quyết, Quyết định, Chỉ thị,…

* Khác nhau:

[i] Văn bản quy phạm pháp luật

– Chứa đựng những nguyên tắc chung.

– Áp dụng nhiều hay một nhóm đối tượng.

– Thường áp dụng nhiều lần.

– Hiệu lực thời gian dài.

– Tác động phạm vi rộng.

– Cơ sở pháp lý cho văn bản cá biệt.

– Ghi năm ban hành giữa số và ký hiệu.

Ví dụ: số …/2006/QĐ-TTg

[ii] Văn bản cá biệt

– Chứa đựng quy tắc xử sự riêng.

– Áp dụng 1 số đối tượng nhất định.

– Thường áp dụng 1 lần.

– Hiệu lực thời gian ngắn.

– Tác động phạm vi hẹp.

– Áp dụng Văn bản quy phạm pháp luật để làm căn cứ pháp lý.

– Không ghi năm ban hành giữa số và ký hiệu.

Ví dụ: số …/QĐ-UBND.

Tài liệuKiến thức môn học

Cập nhật 17/12/2021

Văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính là hai loại văn bản thường gặp hiện nay. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa phân biệt được hai loại văn bản này. Do đó, HILAW  gửi đến bạn đọc bài viết so sánh văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính để chỉ ra sự giống và khác nhau cơ bản giữa 02 loại văn bản này.

– Đều được xác lập bằng ngôn ngữ viết nhằm đảm bảo trình bày đầy đủ, mạch lạc toàn bộ ý chí của các chủ thể ban hành về các vấn đề phát sinh trong quản lý nhà nước, giúp cho đối tượng thi hành biết, hiểu và thực hiện, đồng thời còn giúp chuyển tải, lưu trữ, khai thác thông tin phục vụ quản lý nhà nước nhanh chóng tiện lợi.

– Đều được ban hành bởi chủ thể có thẩm quyền;

– Đều có nội dung là ý chí của chủ thể ban hành nhằm đạt được mục tiêu quản lý;

– Đều có hình thức do pháp luật quy định;

– Đều được ban hành theo thủ tục do pháp luật quy định;

– Đều là những văn bản được Nhà nước đảm bảo thực hiện.

Hình minh họa. So sánh văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính
Tiêu chí Văn bản quy phạm pháp luật Văn bản hành chính
Khái niệm Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền,hình thức, trình tự, thủ tục quy định của Pháp luật.

[Điều 2 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015].

Văn bản hành chính thông thường là những văn bản mang tính chất thông tin điều hành nhằm thực thi các văn bản quy phạm pháp luật hoặc dùng để giải quyết các công việc cụ thể, phản ánh tình hình giao dịch, trao đổi, ghi chép công việc của cơ quan.
Hiệu lực pháp lý Văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn  văn bản hành chính. Có hiệu lực thấp hơn văn bản quy phạm pháp luật.
Nội dung Chứa những quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, được áp dụng nhiều lần đối với nhiều đối tượng. Nội dung chỉ mang tính chất thông tin để giải quyết các công việc cụ thể, trao đổi, ghi chép công việc…
Thủ tục xây dựng, ban hành Phải được xây dựng theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015. Các cơ quan, đơn vị, cá nhân nào ban hành thì sẽ tự soạn thảo và ban hành mà không cần tuân theo trình tự, thủ tục luật định nào.
Thể thức trình bày Văn bản quy phạm pháp luật được trình bày theo quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 và Nghị định 34/2016/NĐ-CP. Văn bản hành chính thông thường được trình bày theo quy định tại Nghị định 30/2020/NĐ-CP.
Ví dụ Bộ luật, luật, nghị định, thông tư… Quyết định, thông báo, công văn, kế hoạch, tờ trình, đề nghị…

Xem thêm: Quy phạm pháp luật là gì

Xem thêm: Cấu trúc của quy phạm pháp luật

hành chínhquy phạm pháp luậtvăn bản


 

LƯU Ý: Nội dung bài viết trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung bài viết trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách pháp luật. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email:

Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản chứa đựng các quy tắc xử sự chung do các cơ quan nhà nước hoặc nhà chức trách [chủ thể] có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục, hình thức do pháp luật quy định.

Văn bản áp dụng pháp luật [còn được gọi là văn bản pháp lý cá biệt] là văn bản do các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền áp dụng pháp luật ban hành trên cơ sở các quy phạm pháp luật, trong đó xác định rõ quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể hoặc các hình thức khen thưởng cụ thể hoặc các biện pháp cưỡng chế cụ thể đối với cá nhân hoặc tổ chức cụ thể.

1. Điểm giống nhau giữa văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật

– Đều là văn bản có tính pháp lý, tức là văn bản do các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật ban hành.

– Đều có giá trị bắt buộc phải tôn trọng hoặc thực hiện đối với các tổ chức hoặc cá nhân có liên quan.

– Đều được ban hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

– Đều được bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp nhất định.

– Đều được dùng để điều chỉnh các quan hệ xã hội.

2. Điểm khác nhau giữa văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật

Có thể phân biệt văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật bằng các đặc điểm sau đây:

[i] Văn bản quy phạm pháp luật

– Chỉ do các cơ quan nhà nước hoặc nhà chức trách có thẩm quyền ban hành pháp luật ban hành.

– Nội dung của văn bản có chứa đựng các quy tắc xử sự chung được nhà nước bảo đảm thực hiện, tức là các quy phạm pháp luật nên không chỉ rõ chủ thể cụ thể, trường hợp cụ thể cần áp dụng và được thực hiện nhiều lần trong thực tế cuộc sống, được thực hiện trong mọi trường hợp khi có các sự kiện pháp lý tương ứng với nó xảy ra cho đến khi nó hết hiệu lực.

– Được ban hành theo trình tự, thủ tục và hình thức đã được quy định trong Hiến pháp và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

– Được dùng để ban hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc huỷ bỏ các quy phạm pháp luật hoặc các văn bản quy phạm pháp luật.

– Là cơ sở để ban hành các văn bản áp dụng pháp luật.

[ii] Văn bản áp dụng pháp luật

– Chỉ do các cơ quan, Tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền áp dụng pháp luật ban hành.

– Nội dung của văn bản xác định rõ quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể hoặc các hình thức khen thưởng cụ thể hoặc các biện pháp cưỡng chế nhà nước cụ thể đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể nên bao giờ cũng chỉ rõ chủ thể cụ thể, trường hợp cụ thể cần áp dụng và chỉ được thực hiện một lần trong thực tế đời sống.

– Được ban hành theo trình tự, thủ tục ban hành văn bản áp dụng pháp luật được quy định trong pháp luật và thường theo những mẫu đã quy định sẵn.

– Được dùng để cá biệt hoá các quy phạm pháp luật vào những trường hợp cụ thể đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể.

– Được ban hành trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật.

Video liên quan

Chủ Đề