Soạn bài Một số the loại văn học: thơ, truyện

1. Thơ 

Khái lược về thơ

Thơ là thể loại văn học có phạm vi phổ biến rộng và sâu. Thơ tác động đến người đọc bằng sự nhận thức trong cuộc sống, những liên tưởng phong phú, nhưng cái cốt lõi của thơ là trữ tình. Thơ ca bao giờ cũng là tấm gương của tâm hồn, là tiếng nói của tình cảm con người, những rung động của trái tim trước cuộc đời. Thơ chú trọng đến cái đẹp, phần thi vị của tâm hồn con người và cuộc sống khách quan. Vẻ đẹp và tính chất gợi cảm, truyền cảm của thơ có được còn do ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm súc, giàu hình ảnh và nhạc điệu. Sự phân dòng và vần hiệp lời thơ, cách ngắt nhịp, sử dụng thanh điệu,... làm tăng sức âm vang và lan tỏa, thẩm sâu của ý thơ. 

Phân loại

Phân theo nội dung biểu hiện có: 

  • Thơ trữ tình [đi sâu vào tâm tư tình cảm, những chiêm nghiệm của con người về cuộc đời. 
  • Thơ tự sự [cảm nghĩ vận động theo mạch kể chuyện]
  • Thơ trào phúng [phủ nhận những điều xấu bằng lối viết mỉa mai, khôi hài

Phân theo cách thức tổ chức bài thơ có

  • Thơ lách luật
  • Thơ tự do 
  • Thơ văn xuôi

Thơ là thể loại ra đời rất sớm.Những bài hát trong lao động của người nguyên thủy được xem là những hình thức đầu tiên của thơ ca. 

Yêu cầu về đọc thơ

  • Cần biết rõ tên bài thơ, tập thơ, tên tác giả, năm xuất bản, tìm hiểu hoàn cảnh. Có thể xem sách giáo khoa, xem sách tham khảo để có những vốn hiểu biết ban đầu này.
  • Đọc kỹ bài thơ, cảm nhận ý thơ qua câu chữ, hình ảnh, nhịp điệu, ý thơ ở đây là cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng, cảnh vật,.. Đồng cảm với nhà thơ, dùng liên tưởng tưởng tượng, phân tích khả năng biểu hiện của từ ngữ, chi tiết, vần điệu,... mới cảm nhận được ý thơ, cái tôi trữ tình, nhân vật trữ tình. 
  • Từ những câu thơ đẹp, ý thơ lạ, ý thơ hay, từ hình tượng thơ, cái tôi trữ tình, nhân vật trữ tình, hãy nhìn xa và lùi lại để lý giải, đánh giá toàn bài thơ về cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Bài thơ có nét gì độc đáo, sáng tạo gì,...

2. Truyện

Khái lược về truyện

Khác với thơ ca in đậm dấu ấn chủ quan, truyện phản ánh đời sống trong tính khách quan của nó, qua con người, hành vi, sự kiện được miêu tả và được kể lại bởi người kể chuyện [trần thuật] nào đó. Ở đây, cốt truyện với một chuỗi các tình tiết, sự kiện, biến cố xảy ra liên tiếp tạo nên sự vận động của hiện thực được phản ánh, góp phần khắc họa tính cách nhân vật, số phận từng cá nhân. Nhân vật được miêu tả chi tiết và sinh động trong mối quan hệ với hoàn cảnh, với môi trường xung quanh. Truyện không bị gò bó về không gian, thời gian, có thể đi sâu vào tâm trạng con người, những cảnh đời cụ thể.

Truyện sử dụng nhiều hình thức ngôn ngữ khác nhau. Ngoài ngôn ngữ người kể chuyện còn có ngôn ngữ nhân vật. Bên cạnh lời đối đáp còn có lời độc thoiaj nội tâm. Lời kể khi thì ở bên ngoài khi thì nhập tâm vào nhân vật. Ngôn ngữ kể chuyện gần với ngôn ngữ đời sống.

Trong văn học dân gian truyện có nhiều thể loại: thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn. Văn học trung đại có truyện bằng chữ Hán và truyện thơ Nôm. Trong văn học hiện đại, theo quy mô văn bản và dung lượng hiện thực người ta phân ra thành truyện ngắn, truyện dài, truyện vừa. 

Truyện ngắn thường ít nhân vật, sự kiện, nó hướng tới mảnh  nhỏ cuộc sống, có thể kể cả cuộc đời hay một đoạn đời, một chốc lát của nhân vật nhưng vẫn đặt ra được những vấm đề lớn lao, thể hiện những tư tưởng nhân sinh sâu sắc. 

Truyện vừa là thể loại văn xuôi cỡ trung bình. Không có sự phân biệt rạch ròi giữa truyện dài và truyện vừa. 

Yêu cầu về đọc truyện

  • Tìm hiểu bối cảnh xã hội, hoàn cảnh sáng tác để có cơ sở cảm nhận các tầng lớp nội dung và ý nghĩa của truyện. 
  • Phân tích diễn biến của cốt truyện qua các phần mở đầu, vận động, kết thúc với các tình tiết, sự kiện, biến cố cụ thể. Làm rõ giá trị cảu các yếu tố đó trong việc phản ánh hiện thực cuộc sống, khắc họa bản chất, tính cách các nhân vật. Chú ý tới nghệ thuật tự sự.
  • Phân tích các nhân vật trong dòng lưu chuyển của cốt truyện. Tập hợp thành hệ thống và làm rõ ý ngĩa các chi tiết miêu tả nhân vật về ngoại hình, hành động, nội tâm, ngôn ngữ. Tìm hiểu mối quan hệ giữa nhân vật này với nhân vật khác.
  • Truyện đặt ra vấn đề gì, có ý nghĩa tư tưởng  như thế nào? Xác định giá trị  của truyện ở các phương diện.

Câu 1 [trang 136 sgk Văn 11 Tập 1]:

- Loại: là phương thức tồn tại chung

- Thể: là sự hiện thực hóa của loại.

- Tác phẩm văn học bao gồm: tự sự, trữ tình, kịch.

    + Các thể loại trữ tình: ca dao, thơ cách luật, thơ tự do, thơ trào phúng,…

    + Các thể loại tự sự: truyện, ngắn, tiểu thuyết, truyện vừa, bút kí, phóng sự,…

    + Các thể loại kịch: kịch dân gian, kịch cổ điển, kịch hiện đại, bi kịch, hài kịch.

Câu 2 [trang 136 sgk Văn 11 Tập 1]:

- Đặc trưng của thơ:

    + tiêu biểu cho loại trữ tình.

    + là tiếng nói của tình cảm con người

    + chú trọng đến cái đẹp, phần thi vị của tâm hồn con người và cuộc sống khách quan

    + ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, giàu hình ảnh và nhạc điệu

- Các kiểu loại thơ phân chia:

    + theo nội dung biểu hiện: thơ trữ tình, thơ tự sự, thơ trào phúng

    + theo cách thức tổ chức bài thơ: thơ cách luật, thơ tự do, thơ văn xuôi

- Yêu cầu về đọc thơ:

    + cần biết rõ xuất xứ

    + đọc kĩ bài thơ, cảm nhận ý thơ qua câu chữ, hình ảnh, nhịp điệu,....

    + từ câu thơ, lời thơ, ý thơ cái tôi của nhân vật trữ tình ta đánh giá, phân tích bài thơ ở hai phương diện nội dung và nghệ thuật.

Câu 3 [trang 136 sgk Văn 11 Tập 1]:

- Đặc trưng của truyện:

    + truyện tiêu biểu cho loại tự sự

    + phản ánh đời sống trong tính khách quan của nó

    + truyện có cốt truyện, tình tiết, sự kiện, biến cố, nhân vật và số phận của từng nhân vật, hoàn cảnh và môi trường, không gian và thời gian

    + ngôn ngữ có nhiều hình thức khác nhau: ngôn ngữ người kể chuyện, ngôn ngữ nhân vật, lời đối thoại, lời độc thoại nội tâm

    + ngôn ngữ truyện gần với ngôn ngữ đời sống

- Các kiểu loại truyện:

    + trong văn học dân gian: thần thoại, truyền thuyết...

    + trong văn học trung đại: truyện viết bằng chữ Hán, truyện thơ Nôm

    + trong văn học hiện đại: truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài

- Yêu cầu về đọc:

    + tìm hiểu bối cảnh xã hội, hoàn cảnh sáng

    + đọc kĩ truyện, nắm vững cốt truyện và có thể tóm tắt nội dung truyện.

    + phân tích nhân vật, phân tích tình huống truyện và ý nghĩa của tình huống đối với việc khắc họa chủ đề của truyện

    + khái quát chủ đề tư tưởng của truyện

Luyện tập

Bài 1 [trang 136 sgk Văn 11 Tập 1]:

  Nghệ thuật tả cảnh, tả tình và sử dụng ngôn ngữ trong bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến có nét đặc biệt là: cảnh chan chứa tình và tình thấm đẫm trong cảnh là nét đặc trưng của mùa thu trong thơ Nguyễn Khuyến

- Bức tranh thu cổ điển với thi đề, thi liệu quen thuộc

- Điển hình cho mùa thu của làng quê Việt Nam vùng đồng bằng Bắc Bộ

   Đường nét trong bức tranh thu thật mảnh mai, tinh tế

- Sự hòa phối màu sắc đã đạt đến độ tinh tế bậc thầy

- Ngôn ngữ giản dị, trong sáng, diễn tả được những biểu hiện tinh tế của sự vật và của tâm trạng con người

- Bút pháp nghệ thuật của thơ cổ điển: lấy động tả tĩnh

Bài 2 [trang 136 sgk Văn 11 Tập 1]:

- Cốt truyện: không có cốt truyện, các chi tiết là một sự duy trì tuần hoàn về không gian và thời gian

- Nhân vật: lần lượt xuất hiện theo thời gian, truyện đi sâu vào diễn biến tâm trạng của nhân vật.

- Lời kể: tâm tình, thủ thỉ như lời tâm sự

LÝ LUẬN VĂN HỌC – MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: THƠ, TRUYỆN

I. Quan niệm chung về loại, thể văn học

Cơ sở chung để phân chia loại thể văn học là dựa vào phương thức [ cách thức phản ánh hiện thực, tình cảm của tác phẩm ].

1. Loại

Là phương thức tồn tại chung, là loại hình, chủng loại. Tác phẩm văn học được chia làm 3 loại: tự sự, trữ tình, trào phúng

2. Thể

       Là hiện thực hóa của loại, nhỏ hơn loại.

       Căn cứ để phân chia đa dạng: Có khi dựa vào độ ngắn dài; đề tài; cấu trúc; tính chất mâu thuẫn; cảm hứng chủ đạo…

       Có một thể loại tồn tại độc lập: Văn nghị luận [chính trị xã hội, văn hóa]

II. Thể loại thơ

1. Khái lược về thơ

a. Đặc trưng của thơ

       Là một thể loại văn học có phạm vi phổ biến rộng và sâu.

       Thơ tác động đến người đọc bằng sự nhận thức cuộc sống, những liên tưởng, tưởng tượng phong phú,

       Thơ ca là tấm gương phản chiếu tâm hồn, là tiếng nói của tình cảm con người, những rung động của trái tim trước cuộc đời.

       Thơ chú trọng đến cái đẹp, phần thi vị của tâm hồn con người và cuộc sốn khách quan.

       Cốt lõi cơ bản của thơ là trữ tình

       Ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm xúc, giàu nhịp điệu, hình ảnh sinh động, được tổ chức đặc biệt theo thể thơ.

b. Phân loại thơ

       Phân loại theo nội dung biểu hiện có:

+         Thơ trữ tình

+         Thơ tự sự

+         Thơ trào phúng

       Phân loại theo cách thức tổ chức có:

+         Thơ cách luật.

+         Thơ tự do.

+         Thơ văn xuôi.

2. Yêu cầu về đọc thơ

       Cần biết rõ tên bài thơ, tập thơ, tác giả, hoàn cảnh sáng tác…

       Đọc kĩ văn bản, cảm nhận ý thơ qua từng dòng, từng câu, từng từ, từng hình ảnh, nhịp điệu… 

       Lí giải, đánh giá về nội dung và nghệ thuật 

III. Truyện

1. Khái lược về truyện

a. Đặc trưng của truyện

       Là thể loại văn học phản ánh đời sống trong tính khách quan của nó qua con người, hành vi, sự kiện được miêu tả và kể lại bởi một người nào đó.

       Thường có cốt truyện.

       Nhân vật.

       Nhân vật được miêu tả chi tiết, sống động gắn với hoàn cảnh.

       Phạm vi miêu tả không bị hạn chế bởi thời gian và không gian.

       Ngôn ngữ linh hoạt gần với đời sống.

b. Phân loại truyện

       Văn học dân gian: thần thoại, truyền thuyết, cổ tích,..

       Văn học trung đại: có truyện viết bằng chữ Hán và chữ Nôm.

       Văn học hiện đại: có truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài.

2. Yêu cầu đọc truyện

       Tìm hiểu bối cảnh xã hội, hoàn cảnh sáng tác…

       Phân tích diễn biến cốt truyện.

       Phân tích nhân vật: ngoại hình, tính cách, ngôn ngữ…

       Xác định vấn đề của truyện đặt ra, ý nghĩa tư tưởng, giá trị của truyện trên các phương diện: nhận thức, giáo dục, thẩm mỹ.

III.Tổng kết

Ghi nhớ SGK

IV. Luyện tập

Bài tập SGK tr136.

Video liên quan

Chủ Đề