Soạn văn 6 bài 1 theo sách Chân trời sáng tạo Thánh Gióng (Truyện dân gian Việt Nam)

Hướng dẫn soạn bài: Thánh Gióng [Truyện dân gian Việt Nam] trang 19 sgk ngữ văn 6 tập 1. Đây là sách giáo khoa nằm trong bộ sách "Chân trời sáng tạo" được nhà xuất bản giáo dục biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

1. Em nghĩ thế nào về việc một cậu bé ba tuổi bỗng nhiên trở thành tráng sĩ?

2. Theo em, tác giả dân gian muốn thể hiện điều gì qua việc xây dựng hình ảnh ấy?

=> Xem hướng dẫn giải

Trải nghiệm cùng văn bản

1. Sự ra đời và những biểu hiện khác thường của cậu bé dự báo sự việc sắp xảy ra như thế nào?

2. Từ "chú bé" được thay bằng từ "tráng sĩ" khi kể về Thánh Gióng. Sự thay đổi này trong lối kể có ý nghĩa gì?

3. Việc kể về những dấu tích đánh giặc của Thánh GIóng trong đoạn kết có ý nghĩa gì?

=> Xem hướng dẫn giải

Suy ngẫm và phản hồi

1. Liệt kê một số chi tiết kì ảo gắn liền với các sự việc sinh ra và lớn lên, ra trận và chiến thắng, bay về trời của nhân vật Gióng?

2. Nhận vật Gióng đã nói gì với mẹ và sứ giả khi biết tin nhà vua đang tìm người tài đánh giặc cứu nước? Theo em, vì sao khi nghe Gióng nói, sứ giả "vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ"?

=> Xem hướng dẫn giải

3. Văn bản trên đã sử dụng nhiều từ ngữ khác nhau để chỉ nhân vật Gióng. Em hãy liệt kê các từ ngữ ấy thành hai nhóm theo hai thời điểm: trước và sau khi Gióng "vươn vai" thành tráng sĩ để ra trận đánh giặc?

4. Từ kết quả liệt kê ở câu 3, hãy cho biết từ ngữ nào được lặp lại nhiều lần nhất và việc lặp lại ấy có tác dụng thế nào?

=> Xem hướng dẫn giải

5. Nhân vật truyền thuyết thường xuất hiện nhằm thực hiện một nhiệm vụ lớn lao. Nhiệm vụ của Gióng là gì và quan trọng như thế nào?

6. Theo một số bạn, truyện Thánh Gióng lẽ ra nên kết thúc ở câu “Đến đây, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời". Các bạn ấy cho rằng: phần văn bản sau câu văn này là không cần thiết, vì không còn gì hấp dẫn nữa. Em có đồng ý như vậy không? Vì sao?

7. Sau khi đọc truyện Thánh Gióng, em có suy nghĩ gì về truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta?

=> Xem hướng dẫn giải

Lắng nghe lịch sử nước mình từ các văn bản truyền thuyết dân gian Việt Nam. Bài học đầu tiên trong bộ sách Chân trời sáng tạo các em cùng tìm hiểu về người anh hùng Thánh Gióng đánh đuổi giặc Ân cứu nước.

1. Em nghĩ thế nào về việc một cậu bé ba tuổi bỗng nhiên trở thành tráng sĩ?

Gợi ý: Việc một cậu bé ba tuổi bỗng nhiên trở thành tráng sĩ là sự lớn lên kì diệu, khác thường, bởi thường cậu bé ba tuổi chỉ biết đi, đứng, cười, nói… trong khi Gióng lại lớn lên kì diệu. Cũng chứng tỏ rằng Gióng là một con người phi thường.

2. Theo em, tác giả dân gian muốn thể hiện điều gì qua việc xây dựng hình ảnh ấy?

Gợi ý: Hình ảnh cậu bé ba tuổi vươn vai trở thành tráng sĩ đại diện cho sức mạnh của nhân dân, sức mạnh đoàn kết của dân tộc đã hóa thành sức mạnh phi thường đứng lên chiến đấu, vùi chôn quân giặc, bảo vệ nước nhà.

1. Dự đoán: Sự ra đời và những biểu hiện khác thường của cậu bé dự báo sự việc sắp xảy ra như thế nào?

Gợi ý: Theo quan niệm dân gian xưa, sự ra đời và biểu hiện khác thường của cậu bé dự báo sự biến chuyển lớn của đất nước. Gióng sẽ là người anh hùng với sức mạnh phi thường, đánh đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước bình an.

2. Suy luận: Từ “chú bé” được thay bằng từ “tráng sĩ” khi kể về Thánh Gióng. Sự thay đổi này trong lối kể có ý nghĩa gì?

Gợi ý: Gióng sinh ra là con của cặp vợ chồng nông dân, một “chú bé” bình thường, nhưng khi lớn lên bằng cơm gạo của xóm làng, vươn vai thành một “tráng sĩ”, Gióng là người anh hùng của nhân dân. “Tráng sĩ” có nghĩa là người thanh niên khỏe mạnh, cường tráng. Thay đổi lối kể chuyện, điều này thể hiện niềm mơ ước của nhân dân về một người anh hùng có sức mạnh phi thường có thể đánh đuổi giặc ngoại xâm cứu đất nước. Cũng là sự gửi gắm niềm tin của nhân dân về một chiến thắng vẻ vang của dân tộc.

3. Suy luận: Việc kể về những dấu tích đánh giặc của Thánh Gióng trong đoạn kết có ý nghĩa gì?

Gợi ý: Những dấu tích được kể ở cuối truyện:

– Nhằm giải thích một số sự kiện, tên gọi, địa danh, địa điểm lịch sử [Đền thờ Thánh Gióng, Phù Đổng Thiên Vương, những ao hồ, làng Cháy].

– Thể hiện sự trân trọng, niềm tự hào của dân tộc ta về người anh hùng đánh giặc ngoại xâm cứu nước.

– Hình ảnh Thánh Gióng còn sống mãi với non sông đất nước.

1. Liệt kê một số chi tiết kì ảo gắn liền với các sự việc sinh ra và lớn lên, ra trận và chiến thắng, bay về trời của nhân vật Gióng?

Gợi ý:

Thánh Gióng ra đời Thánh Gióng lớn lên Thánh Gióng ra trận và chiến thắng Thánh Gióng bay về trời
Chi tiết kì ảo – Bà mẹ ướm chân – thụ thai, 12 tháng mới sinh; cậu bé lên ba không nói, cười, đi, đặt đâu nằm đấy.

– Khi sứ giả đi tìm người tài giỏi cứu nước, Gióng bỗng cất tiếng nói mời sứ giả vào

Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không biết no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ. Bà con làng xóm góp gạo nuôi Gióng – Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng

– Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác

– Roi sắt gãy, tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc.

Gióng một mình một ngựa, lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt bỏ lại rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay về trời.

2. Nhận vật Gióng đã nói gì với mẹ và sứ giả khi biết tin nhà vua đang tìm người tài đánh giặc cứu nước? Theo em, vì sao khi nghe Gióng nói, sứ giả “vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ”?

Gợi ý:

– Nhân vật Gióng nói với mẹ: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”

– Nhân vật Gióng nói với sứ giả: “Ông về tâu vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và mọt tấm áo giáp sắt”

– Sau khi nghe Gióng nói, sứ giả “vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ” vì: “kinh ngạc” vì lời nói tình nguyện đánh giặc cứu nước lại là của một cậu bé lên ba tuổi, “mừng rỡ” vì đã tìm được người cứu nước, hoàn thành nhiệm vụ nhà vua giao.

3. Văn bản trên đã sử dụng nhiều từ ngữ khác nhau để chỉ nhân vật Gióng. Em hãy liệt kê các từ ngữ ấy thành hai nhóm theo hai thời điểm: trước và sau khi Gióng “vươn vai” thành tráng sĩ để ra trận đánh giặc?

Gợi ý:

Từ ngữ chỉ Gióng trước khi Gióng “vươn vai” thành tráng sĩ ra trận đánh giặc Từ ngữ chỉ Gióng sau khi Gióng “vươn vai” thành tráng sĩ ra trận đánh giặc
cậu bé, đứa trẻ, đứa bé Tráng sĩ, Phù Đổng Thiên Vương, Thánh Gióng

4. Từ kết quả liệt kê ở câu 3, hãy cho biết từ ngữ nào được lặp lại nhiều lần nhất và việc lặp lại ấy có tác dụng thế nào?

Gợi ý:

– Từ ngữ “tráng sĩ” được lặp lại nhiều lần nhất [7 lần].

– Ý nghĩa: Thể hiện niềm tự hào, trân trọng, ngưỡng mộ của người kể chuyện trước sức mạnh kì diệu, hành động cao đẹp của người anh hùng làng Gióng.

5. Nhân vật truyền thuyết thường xuất hiện nhằm thực hiện một nhiệm vụ lớn lao. Nhiệm vụ của Gióng là gì và quan trọng như thế nào?

Gợi ý: Nhiệm vụ của Gióng là trở thành người anh hùng đánh giặc Ân cứu nước. Tầm quan trọng của nhiệm vụ này là cứu nguy cho đất nước, bảo vệ đất nước bình an.

6. Theo một số bạn, truyện Thánh Gióng lẽ ra nên kết thúc ở câu “Đến đây, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời”. Các bạn ấy cho rằng: phần văn bản sau câu văn này là không cần thiết, vì không còn gì hấp dẫn nữa. Em có đồng ý như vậy không? Vì sao?

Gợi ý: Học sinh có thể bày tỏ ý kiến cá nhân theo hướng “không tán thành”

Bởi vì: Phần kết là yêu cầu về kết cấu chung của một truyền thuyết cần phải có. Hơn nữa, những chi tiết cuối truyện cần thiết để giải thích cho một số tên gọi lễ hội, địa danh còn tồn tại đến bây giờ. Cũng thể hiện niềm tự hào dân tộc về một người anh hùng được tôn làm Thánh.

7. Sau khi đọc truyện Thánh Gióng, em có suy nghĩ gì về truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta?

Gợi ý: Học sinh có thể trình bày quan điểm, suy nghĩ của cá nhân theo hướng:

– Dân tộc ta có truyền thống yêu nước quý báu, nó tồn tại từ lâu đời, luôn thường trực trong mỗi con người, không phân biệt già trẻ gái trai. Trong hoàn cảnh bình thường, họ sẽ là những con người bình thường nhưng trong hoàn cảnh đất nước nguy nan, họ sẽ sẵn sàng đứng lên tiêu diệt giặc cứu nước.

– Tinh thần đoàn kết chính là vũ khí đánh thắng sự tàn ác của quân giặc.

– Thế hệ trẻ cần phát huy truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc.

Video liên quan

Chủ Đề