Trình bày đối tượng nghiên cứu của triết học

[Last Updated On: 02/07/2021]

Đối tượng của triết học là thế giới vật chất và con người được triết học nghiên cứu dưới dạng các quy luật chung và phổ biến của tự nhiên, xã hội và tư duy. Tuy nhiên, đối tượng nghiên cứu của triết học cũng thay đổi và phát triển có tính chất lịch sử. Nhưng triết học bao giờ cũng đặt ra và giải quyết bằng lý luận những vấn đề về thế giới quan, như vấn đề mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, về bản chất và tính thống nhất thế giới của vật chất, về khả năng nhận thức của con người.

Khi mới ra đời, triết học thời cổ đại được gọi là triết học tự nhiên, bao hàm trong nó tri thức về tất cả các lĩnh vực không có đối tượng riêng. Đây là nguyên nhân sâu xa làm nảy sinh quan niệm sau này coi triết học là khoa học của các khoa học. Tuy nhiên, triết học thời kỳ này đã đạt được nhiều thành tựu và nó ảnh hưởng to lớn đối vơi sự lịch sử phát triển của các khoa học.

Thời trung cổ, ở Tây âu khi quyền lực của giáo hội bao trùm mọi lĩnh vực của đời sống xã hội thì triết học tự nhiên bị thay thế bởi triết học kinh viện2, phụ thuộc vào thần học chỉ còn nhiệm vụ lý giải và chứng minh cho Kinh thánh.

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học ở thế kỷ XV, XVI đã tạo ra cơ sở vững chắc cho sự phục hưng triết học và đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, các khoa học chuyên ngành, nhất là khoa học thực nghiệm đã ra đời với tính cách là những khoa học độc lập so với triết học. Chủ nghĩa duy vật dựa trên cơ sở tri thức của khoa học thực nghiệm đã phát triển nhanh chóng và đã đạt tới đỉnh cao ở thế kỷ XVII – XVIII như chủ nghĩa duy vật của Ph. Bêcơn, T. Hốpxơ, Điđrô, Xpinôza, v.v… trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo. Mặt khác, tư duy triết học cũng được phát triển trong chủ nghĩa duy tâm mà đỉnh cao là triết học Hêghen.

Điều kiện kinh tế – xã hội và sự phát triển của khoa học đầu thế kỷ XIX đã dẫn đến sự ra đời của triết học Mác, đoạn tuyệt với quan niệm triết học “khoa học của các khoa học”. Triết học mácxít xác định đối tượng nghiên cứu của mình là tiếp tục giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trên lập trường duy vật triệt để và nghiên cứu các quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.

Triết học phương Tây hiện đại muốn từ bỏ quan niệm truyền thống về triết học, xác định đối tượng nghiên cứu riêng cho mình, nhưng triết học bao giờ cũng đặt ra và giải quyết bằng lý luận những vấn đề về thế giới quan, như vấn đề mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, về bản chất và tính thống nhất thế giới của vật chất, về khả năng nhận thức của con người.

MỞ ĐẦUTriết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới, về vị trí,vai trò của con người trong thế giới ấy. Đối tượng của triết học chính là thế giới vậtchất và con người được nghiên cứu dưới dạng các quy luật chung và phổ biến của tựnhiên, xã hội và tư duy. Ra đời từ thực tiễn, phụ thuộc vào tình hình kinh tế - xã hội,nên trong quá trình phát triển của mình, đối tượng của triết học được thay đổi để phùhợp theo từng giai đoạn của lịch sử cụ thể. Trong phạm vi bài viết, nhóm 2A1 sẽ phântích, trình bày và làm rõ quan niệm về đối tượng của Triết học thông qua từng giaiđoạn lịch sử. Do quá trình nghiên cứu khó có thể tránh được những thiếu sót, chúngtôi rất mong muốn nhận được sự góp ý của thẩy cô tổ bộ môn và các bạn.Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!NỘI DUNGI, Khái niệm triết học và đối tượng nghiên cứu của triết học1, Khái niệm triết họcTriết học ra đời vào khoảng thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ thứ VI trước công nguyênvới các thành tựu rực rỡ trong triết học Trung Quốc, Ấn Độ và Hy Lạp cổ đại.Về khái niệm Triết học, theo gốc từ chữ Hán là sự truy tìm bản chất của đối tượng,là sự hiểu biết sâu sắc của con người, đi đến đạo lý của sự vật. Theo người Ấn Độ,triết học là darshana. Điều đó có nghĩa là sự chiêm ngưỡng dựa trên lý trí, là conđường suy ngẫm để dẫn dắt con người đến lẽ phải. Theo chữ Hy Lạp, triết học làphilosophia, có nghĩa là yêu thích sự thông thái. Nhà triết học được coi là nhà thôngthái, có khả năng nhận thức được chân lý, làm sáng tỏ được bản chất của sự vật. Nhưvậy, dù ở phương Đông hay phương Tây, khi triết học mới ra đời, đều coi triết học làđỉnh cao của trí tuệ, là sự nhận thức sâu sắc về thế giới, đi sâu nắm bắt được chân lý,được quy luật, được bản chất của sự vật. Trải qua quá trình phát triển, đã có nhiềuquan điểm khác nhau về triết học. Trong các quan điểm khác nhau đó vẫn có nhữngđiểm chung. Đó là, tất cả các hệ thống triết học đều là hệ thống tri thức có tính kháiquát, xem xét thế giới trong tính chỉnh thể của nó, tìm ra các quy luật chi phối trongchỉnh thể đó, trong tự nhiên, xã hội và bản thân con người.Khái quát lại, triết học là một hình thái ý thức xã hội. Đó là một hệ thống tri thứclý luận chung nhất của con người về thế giới, về bản thân con người và vị trí của conngười trong thế giới đó.12, Đối tượng nghiên cứu của triết họcĐối tượng nghiên cứu của triết học là toàn bộ thế giới trong một chỉnh thể, baogồm: giới tự nhiên, xã hội loài người và tư duy của con người.Triết học ra đời từ thời cổ đại. Từ đó đến nay, triết học đã trải qua nhiều giai đoạnphát triển. Trong quá trình phát triển đó, đối tượng của triết học cũng thay đổi theotừng giai đoạn lịch sử.-Thời kỳ cổ đại: Triết học bao gồm tri thức về tất cả các lĩnh vực như toán, vật lý,hóa học, thiên văn, sinh vật, xã hội học, đạo đức học, mỹ học, …-Thời kỳ trung cổ: Triết học kinh viện, có nhiệm vụ lý giải và chứng minh cho sựđúng đắn của những nội dung trong kinh thánh.-Thời kỳ cận đại: Sự phát triển mạnh mẽ của các khoa học cụ thể, tri thức của conngười phát triển phong phú, các môn khoa học dần dần tách ra thành các môn khoahọc độc lập trong đó có triết học. Sự phát triển mạnh mẽ của triết học duy vật thế kỷXVII – XVIII và sự phát triển của chủ nghĩa duy tâm; cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩaduy vật và chủ nghĩa duy tâm đã xóa bỏ tham vọng triết học là khoa học của mọi khoahọc, khẳng định đối tượng của triết học là xem xét thế giới như một chỉnh thể và tìmcách đưa ra một hệ thống các quan niệm về chỉnh thể đó. Hay nói cách khác, triết họcnghiên cứu những vấn đề chung nhất của giới tự nhiên, của xã hội và con người, mốiquan hệ của con người nói chung của tư duy nói riêng với thế giới xung quanh.II, Quan niệm về đối tượng triết học trong lịch sửTheo quan niệm truyền thống, người ta phân kỳ lịch sử Triết học tương ứng với sựphân kỳ lịch sử hiện thực. Trong quá trình phát triển, đối tượng của triết học thay đổitheo từng giai đoạn lịch sử, cụ thể là:1.Quan niệm về đối tượng triết học thời kỳ cổ đạiThời cổ đại, khi mới bắt đầu có sự phân chia giữa lao động chân tay với lao độngtrí óc, tri thức của loài người còn rất ít, chưa có sự phân chia giữa triết học với cáckhoa học độc lập. Ở Trung Hoa, triết học gắn liền với những vấn đề chính trị - xã hội;ở Ấn Độ triết học gắn liền với tôn giáo; ở Hy Lạp, triết học gắn liền với khoa học tựnhiên và gọi là triết học tự nhiên. Cũng vì vậy, ở thời kỳ này đối tượng nghiên cứu củatriết học là mọi lĩnh vực tri thức. Đây cũng là nguyên nhân sâu xa về sau dẫn đến quanniệm cho rằng: “Triết học là khoa học của các khoa học”.2Thời kỳ này, triết học đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ, đặt nền móng cho sựphát triển về sau không chỉ đối với triết học mà còn đối với khoa học tự nhiên và khoahọc xã hội. Triết học phát triển ở cả phương Đông lẫn phương Tây với vô vàn quanđiểm, trường phái, triết gia muôn màu muôn sắc.Ở phương Đông, các nền triết học Ấn Độ và Trung Quốc lâu đời cho phép chúng tahình dung quan niệm của con người đối với các vấn đề tự nhiên, xã hội, chính trị,…vôcùng đa dạng thông qua các bộ thánh kinh Veda, Upanishad, các trường phái triết họcMimansa, Samkhya, Phật giáo… của Ấn Độ, thông qua Nho giáo, Đạo gia, Pháp gia… của Trung Quốc.Với những tư tưởng triết học đượm màu sắc tôn giáo, các triết gia Ấn Độ cổ đạiđều đặt ra và tìm những phương hướng khác nhau để giải thoát cho con người; một sốtriết gia đã tìm cách giải thích các sự vật hiện tượng xung quanh mình từ các yếu tốquen thuộc đối với họ như đất, nước, lửa, gió hay khái quát hơn như nguyên tử, đặcsắc nhất là quan niệm về một thế giới vô cùng vô tận tự nó sinh ra nó theo quy luậtnhân quả của triết học Phật giáo.Nền triết học – chính trị Trung Quốc cổ đại trong bối cảnh xã hội loạn lạc thờiĐông Chu lại thiên về nghiên cứu và đề xuất những chủ trương trị nước khác nhau:Đức trị, vô vi trị, pháp trị, …; gắn với các chủ trương trị nước đó là những yêu cầu cótính chất chuẩn mực đặt ra đối với mối quan hệ giữa người với người trong xã hội;những quan niệm về giới tự nhiên không nhiều và luôn hướng tới việc yêu cầu conngười phải giữ được sự đồng nhất với “đạo” hoặc tuân phục sự chi phối của “thiênmệnh”. Các tư tưởng triết học đó đã trầm tích, từ tốn bổ sung, phát triển trong suốtmấy nghìn năm và còn tồn tại, tác động ảnh hưởng đến bây giờ. Những Cakya Muni,Khổng Tử, Lão Tử, Mạnh Tử… còn mãi mãi được nhớ tới bởi những tư tưởng triếthọc sâu sắc, thâm thúy và trường tồn.Phương Tây diễn ra sự phát triển sôi động, liên tục của triết học, biểu hiện ở cácgiai đoạn kế tiếp nhau, mỗi giai đoạn phát triển với một đặc trưng riêng có, với nhữngtrường phái, học thuyết triết học không lẫn lộn, lặp lại bất cứ trường phái nào trướcđó.Ở thời kỳ cổ đại, các triết gia Hy Lạp khởi đầu từ Talet đến Heerraclit, Pitago, quaĐêmôcrit, Xoocrat, Platon, Arixtot, với những cố gắng nghiền gẫm, suy tư, đã tìmcách giải thích, cắt nghĩa cho con người về sự hình thành của thế giới, của vũ trụ, vềcon người và nhiều vấn đề xã hội khác. Dù còn cảm tính, phỏng đoán, ngây thơ nhưng3những tư tưởng của họ thực sự là những viên gạch tri thức đầu tiên của toàn bộ nềnvăn minh châu Âu.Như vậy khi mới ra đời, triết học thời cổ đại được gọi là “ triết học tự nhiên”, baohàm trong nó toàn bộ tri thức của nhân loại. Do đó, đối tượng nghiên cứu của triết họcthời kỳ này là toàn bộ thế giới khách quan. Lúc bấy giờ, triết học và khoa học tự nhiêncó chung đối tượng nghiên cứu. Bên cạnh xu hướng nghiên cứu triết học với tư cáchlà toàn bộ thế giới khách quan thì còn có xu hướng nghiên cứu triết học về con người.Tuy nhiên, phần lớn các nhà triết học thời kỳ này lại lấy giới tự nhiên làm đối tượngnghiên cứu, họ nghiên cứu về thế giới này một cách hoàn toàn trực quan và cảm tính,tức là bằng việc quan sát một cách trực tiếp về thế giới.2. Quan niệm về đối tượng nghiên cứu của Triết học thời kỳ trung cổCơ sở của những quan niệm:Như chúng ta đã biết, thời kỳ trung cổ là thời kỳ thống trị về mặt tư tưởng của đạoThiên chúa giáo và tôn giáo nói chung. Tôn giáo đã bắt những hình thái khác của củaý thức xã hội phải phụ thuộc vào nó. Pháp luật, khoa học tự nhiên, triết học - tất cả nộidung của các khoa học đó đều được trình bày sao cho phù hợp với học thuyết của nhàthờ. Vai trò của tôn giáo biểu hiện đặc biệt ở chỗ nó làm chủ ý thức của quần chúngnhân dân và dùng sự áp bức về tinh thần của nó để ủng hộ sự bóc lột của bọn phongkiến.Nhà thờ đạo Thiên chúa, như Ăng ghen nhận xét, là một tổ chức tập quyền hùngmạnh, thống trị Châu Âu tinh thần và chính trị. Do đó, khoa học và triết học đãkhông tìm được cho mình một con đường dộc lập. Việc nghiên cứu khoa học và thầnhọc chủ yếu tập trung trong các tu viện và trường học của nhà thờ. Còn các nhà khoahọc và thần học thì ít khi vượt khỏi sự bình luận và giải thích kinh thánh. Bởi vậy, tínđiều nhà thờ là điểm xuất phát của mọi tư duy, và thế giới quan thời kỳ này chủ yếu làthế giới quan thần học bao trùm lên triết học, luật học và chính trị. Các lý thuyết triếthọc từ đó chịu ảnh hưởng của nền triết học đạo Cơ đốc từ thế kỷ II đến thể kỷ IV. Vìvậy, nghiên cứu triết học thời trung cổ không thể tách dời sự nghiên cứu giai đoạn triếthọc đạo Cơ đốc.Quan niệm về đối tượng triết học thời kỳ trung cổDo sự thống trị của tôn giáo mà lúc bấy giờ, triết học, kể cả khoa học tự nhiên cósự thay đổi về đối tượng, nó không nghiên cứu về thế giới khách quan nữa mà nóchuyển sang nghiên cứu về một cuốn sách, đó là cuốn kinh thánh. Cũng bởi do sự4thống trị của tôn giáo mà triết học thời kỳ này chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là giảithích, chứng minh cho những giáo lý trong kinh thánh là chân lý. Chính vì đối tượngnghiên cứu của triết học là một cuốn sách cho nên người ta gọi triết học thời kỳ này làtriết học kinh viện, tức là xuất phát từ từ “school” - sách vở, trường học. Sự tồn tại vàphát triển mạnh mẽ của tư tưởng triết học kinh viện [chủ nghĩa kinh viện] cũng là mộtnét nổi bật của thời kỳ Trung cổ ở Tây Âu mà theo Ăngghen, trong thời kỳ Trung cổ ởTây Âu, triết học chỉ là "đầy tớ", "con sen" cho thần học. Bởi vì, nhiệm vụ duy nhấtcủa triết học là giải thích đúng đắn và chứng minh về mặt hình thức cho những tínđiều tôn giáo do nhà thờ thiên chúa giáo thống trị, đứng đầu là Giáo hoàng La Mã đặtra.Mặc dù tôn giáo không phải là triết học nhưng xét về mặt thế giới quan của tôngiáo thì thế giới quan của tôn giáo là thế giới quan duy tâm khách quan, bởi vì nó thừanhận có một đấng sáng tạo tạo ra thế giới ở bên ngoài con người. Tuy nhiên, ở đây tôngiáo không đồng nghĩa với chủ nghĩa duy tâm khách quan. Triết học duy tâm kháchquan khác với thế giới quan duy tâm khách quan của tôn giáo [xem phần các vấn đềcơ bản của triết học].Giai đoạn đầu của triết học Thiên chúa giáo trong thời kỳ Trung cổ là Patrixtica.Trên cơ sở của Patrixtica, chủ nghĩa kinh viện đã thống trị trong các thế kỷ từ IX đếnXII. Chủ nghĩa kinh viện được coi là mục đích của triết học trong sự biện giải của cácnhà giáo điều. Trong các thế kỷ từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIV xẩy ra cuộc tranh luậngiữa thuyết duy thực [thực thể luận] [đại diện là A.Kentơ rờ beri xki. PhômaĂcvinxki]- thuyết này khẳng định sự tồn tại nằm bên ngoài trí tuệ con người vớithuyết duy danh [đại diện là Rốt xelin, Đunxcốt, Occam]- thuyết này công nhận sự tồntại hiện thực chỉ của các sự vật đơn nhất. Kết quả của cuộc tranh luận trên là sự thểhiện của cuộc đấu tranh giữa xu hướng duy vật và xu hướng duy tâm. Hướng chủ đạocủa triết học Ả rập thời Trung cổ là hệ thống triết học Peripatét phía Đông [xem:trường phái Peripatét] với những người chỉ hướng và phát triển các học thuyết củamình như: Kin đi, Pha ra bi, I bi, Xin na, Ibi Rusd.Trong giai đoạn triết học này có những nhà triết học và thần học nổi tiếng nhưTéctuliêng [khoảng 160-230], nhà triết học khởi xướng việc tách triết học khỏi tôngiáo, theo ông trí tuệ không có khả năng sáng tạo mà tôn giáo mới bao hàm tất cảTéctuliêng đối lập Chúa trời với chân lý của con người và đưa ra kết luận: ''tôi tin bởivì điều đó là vô lý''. Téctuliêng cho rằng lý trí chỉ nhận thức được giới tự nhiên cònniềm tin tôn giáo thì vượt ra ngoài giới hạn đó với mục đích nhận thức Thượng đế.Theo ông, “Thượng đế là không thể nhìn thấy, mặc dù Ngài ở khắp mọi nơi!không thể5cảm nhận thấy, mặc dù bằng sự ban thưởng của mình Ngài đã hiện hữu trong chúngta…”. Như vậy, tư tưởng cơ bản của nhà thần học Téctuliêng là hạ thấp tri thức và lýtrí, thù địch với triết học phi tôn giáo, ca ngời lòng tin mù quáng. HayÔguytxtanh [354-430], nhà triết học, nhà văn, giáo chủ được phong thánh, ông bácbỏ tính chất thần thánh trong các vật tự nhiên và kết luận: ''Không có Thượng đế trongcác sự vật cảm biết''. Ôguytxtanh cho rằng lý trí của con người là tự do nhưng chỉtrong giới hạn định sẵn của Chúa và quá trình nhận thức của con người chính là quátrình nhận thức Thượng đế. Thượng đế chính là chân lý tối cao.Ưu điểm của những quan niệm về đối tượng triết học thời kỳ trungcổ:Xuất hiện các cuộc đấu tranh của các xu hướng duy vật trong triết học. Xã hộiphong kiến Tây Âu trung cổ và nền triết học của nó không phải là đứt đoạn hay sụp đổmà chứa đựng những nhân tố chuẩn bị cho sự khôi phục những học thuyết duy vậtthời cổ đại và phát triển chúng trong thời đại của chủ nghĩa tư bản.Có thể nói, các hệ thống triết học đều được trở đi trở lại, giai đoạn sau dường nhưquay lại điểm xuất phát của giai đoạn trước. Nằm trong quy luật đó, triết học Tây ÂuTrung cổ là sự phát triển kế tiếp của triết học Cổ đại, đồng thời là tiền đề cho triết họcCận đại. Những tư tưởng triết học của Ôguýtxtanh, Tômát Đacanh cũng là sự kế thừavà phát triển của triết học Platôn, Arixtốt thời kỳ Cổ đại, và có những tư tưởng cònđược luận giải sâu sắc hơn. ..Do vậy, không nên coi triết học Tây Âu Trung cổ là giaiđoạn “thụt lùi” của lịch sử tư duy nhân loại, cũng không phải là sự “đứt đoạn” của lịchsử, mà chính trong giai đoạn này, nó đã hình thành cơ sở, nền móng cho sự phát triểncủa các giai đoạn tiếp theo, cho dù triết học thời kỳ này bị xem là triết học kinh việnHạn chế của những quan niệm về đối tượng triết học thời kỳ trungcổ:Đây là thời kỳ lịch sử mà tiếng nói "trí tuệ và lương tri nhân loại" bị áp đảo bởi sựtuyên truyền của giáo hội về đức tin nơi Thiên chúa. Những căn cứ để triết học kinhviện "luận chứng" chính là những tín điều trong các cuốn kinh thánh của đạo Thiênchúa, chứ không phải là những kiến thức khoa học, không phải là thực tiễn quan sát vàthí nghiệm của khoa học như giai đoạn sau này, cũng không phải là thực tiễn kinh tếxã hội hiện thực.Những luận chứng của triết học kinh viện mang tính "sáo rỗng" hình thức mà thiếuđi nội dung hiện thực của cuộc sống sinh động. Triết học kinh viện là triết học chính6thức của giai cấp phong kiến, đã kìm hãm sự phát triển của khoa học và triết học duyvật. Mục đích cao nhất của các trào lưu triết học là phục vụ tôn giáo và nhà thờ, xuyêntạc học thuyết của các nhà triết học tiến bộ thời cổ đại như Arixtot. Triết học chínhthức của xã hội phong kiến Tây Âu trung cổ là chủ nghĩa kinh viện thấm nhuần tinhthần duy tâm chủ nghĩa.3. Quan niệm về đối tượng nghiên cứu của triết học thời kỳ phục hưng và cậnđại.Cơ sở hình thành quan niệm về đối tượng nghiên cứu của triết họcthời phục hưng:Đến cuối thế kỷ XV là thời kỳ xuất hiện phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, vàkhi xuất hiện phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa thì người ta có nhu cầu là tạo ranhững công cụ lao động bằng máy móc để tiến hành sản xuất. Sự phát triển của nềnsản xuất vật chất, cuộc đấu tranh giai cấp trong phương thức sản xuất phong kiến ngàycàng trở nên gay gắt hơn đã dẫn tới điều tất yếu là chủ nghĩa tư bản phải thay thế chủnghĩa phong kiến. Do đòi hỏi của thực tiễn sản xuất vật chất, các ngành khoa học tựnhiên bắt đầu phát triển và do nhu cầu của sản xuất thì khoa học tự nhiên lúc bấy giờtách ra khỏi triết học để trở thành ngành độc lập. Khi đó, nó sẽ có đối tượng nghiêncứu riêng, phương pháp nghiên cứu riêng. Như ta đã biết, phương pháp nghiên cứucủa khoa học tự nhiên là phương pháp thực nghiệm, tức là chia đối tượng thành cácmặt, các bộ phận để nghiên cứu. Và khi phương pháp thực nghiệm này ảnh hưởng đếntư duy của các nhà triết học thì nó trở thành phương pháp tư duy siêu hình. Bởi vậy,triết học thời kỳ này là triết học siêu hình.Những nhà tư tưởng triết học nổi tiếng:Ảnh hưởng của khoa học tới sự phát triển của triết học Tây Âu giai đoạn này lớntới mức khó xác định được ranh giới giữa các lĩnh vực thế giới quan. Những nhà tưtưởng lớn như Brunô, Galilê, Đềcáctơ, Lépnít, …đều là những người uyên bác cả vềphương diện triết học lẫn khoa học tự nhiên. Họ là những bộ óc bách khoa toàn thưthể hiện trình độ phát triển trí tuệ nhân loại thời đó.Mặc dù bản thân nhiều triết gia thời kỳ này không ý thức được sự tác động trở lạicủa các khoa học trong việc giải quyết nhiều vấn đề triết học mà chỉ coi triết học nhưmột dạng thế giới quan đứng trên chúng, nhưng trên thực tế, chính sự phát triển củacác khoa học tự nhiên, đặc biệt là cơ học, đã tạo điều kiện cho sự thống trị của phươngpháp tư duy siêu hình. Sự phát hiện ra tuần hoàn của máu của Gavrê, phát hiện ra cơ7chế phản xạ của Đềcáctơ … đã làm cho các nhà triết học thời kỳ này lưu tâm tới vaitrò đặc biệt quan trọng của thể xác con người đối với tư duy và ý thức, tạo điều kiệnchấm dứt cái gọi là “vấn đề tâm – vật lý” ra khỏi diễn đàn triết học.Tiêu biểu như Lêôna Đờ Vanhxi [1452-1519], ông phê phán các quan niệm củathần học và giáo hội mà cao vai trò của kinh nghiệm trong nhận thức, ông luôn tìmcách xây dựng một hệ thống thế giới quan khoa học thực sự dựa trên cơ sở của kinhnghiệm và thực nghiệm. Đồng thời, tiếp thu tư tưởng của các nhà nhân đạo, Lêôna ĐờVanhxi khẳng định con người là vũ khí vĩ đại nhất của tạo hóa. Dựa trên các sự vật tựnhiên, con người sáng tạo ra các sự vật mới phục vụ cho cuộc sống của mình. Tuynhiên, theo ông khoa học chỉ có khả năng khám phá ra các đặc tính thuộc về lượngcủa các sự vật, phát hiện ra các quy luật chung của thế giới, chỉ có nghệ thuật mới cóthể nhận thức các đặc tính thuộc về chất của các sự vật. Đây cũng chính là điểm hạnchế trong quan niệm của nhà danh họa này mặc dù nó vẫn mang yếu tố hợp lý nhấtđịnh. Hay Brunô [1548-1600] một nhà triết học, nhà khoa học tự nhiên vĩ đại thời kỳphục hưng . Theo ông, vật chất phải là cái tích cực, nó vừa là cơ chất, vừa là thực thểcủa mọi vật. Mọi hình dạng chẳng qua là hình dạng của vật chất mà thôi. Tiếp cậnđược với quan niệm khẳng định tính thống nhất vật chất của vũ trụ, ông nhận thấychân lý: “mọi sự vật, hiện tượng đều nằm trong vũ trụ và vũ trụ nằm trong tất thảymọi vật. Chúng ta ở trong vũ trụ và vũ trụ nằm trong chúng ta”. Đề cập đến con người,Bru nô đặc biệt đề cao khả năng nhận thức trí tuệ của con người. Ngoài ra, còn cóGalilê [1564-1642] người mở đầu cho sự phát triển khoa học thực nghiệm và toán họccận đại. Các phát kiến khoa học của Galilê có ý nghĩa triết học sâu sắc. Chúng giúpông xây dựng quan niệm về thế giới một cách khách quan. Galilê cũng ví giới tự nhiênvà kinh thánh tựa như “hai cuốn sách” không liên quan tới nhau, mỗi “cuốn sách” trênthích dụng cho con người ở một khía cạnh nhất định. Từ đó, ông khẳng định tôn giáovà khoa học là hai lĩnh vực đời sống tinh thần cần thiết của con người. Điều này chothấy cách quan niệm mềm dẻo của Galilê về vấn đề này mang nhiều yếu tố hợp lý màđến nay đã được chứng minh.Đối tượng nghiên cứu của triết học:Trong thời kỳ này, khi khoa học tự nhiên tách ra thành ngành độc lập thì bản thâncác nhà khoa học tự nhiên vẫn nghiên cứu về triết học nên đối tượng nghiên cứu củatriết học thời kỳ này đã ra thế giới khách quan, nhưng thế giới khách quan lại đượcnghiên cứu dưới góc độ khoa học tự nhiên, tức là nó bị chia cắt thành từng mặt, từngbộ phận để nghiên cứu đã tạo nên cho triết học thời kỳ này mang tính máy móc vàsiêu hình. Thời kỳ này chịu tác động mạnh mẽ của tư duy siêu hình, máy móc của cơ8học, cho rằng thế giới giống như một cỗ máy cơ giới khổng lồ mà mỗi bộ phận tạonên nó luôn ở trạng thái biệt lập, tĩnh tại.Điểm tích cực là bảo vệ và phát triển chủ nghĩa duy vật , đấu tranh quyết liệt chốnglại chủ nghĩa duy tâm, nhà thờ, tôn giáo, thiên chúa. tuy nhiên, hạn chế của nó là tínhchất siêu hình máy móc. Các quan điểm này thống trị dai dẳng trong khoa học cho đếnthế kỷ 19 và ngày càng bộc lộ những nhược điểm của nó. Đặc biệt đến cuối thế kỷ 19đầu thế kỷ 20, đứng trước những phát minh mới ra đời của khoa học kỹ thuật nhưthuyết tế bào , thuyết tiến hoá, định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng… thì cácquan điểm trên không đứng vững được nữa.4. Quan niệm về đối tượng của triết học trong triết học cổ điển ĐứcĐến cuối thế hỷ XVIII đầu thế kỷ XIX lại đặt ra vấn đề triết học có đối tượngnghiên cứu riêng, khoa học có đối tượng nghiên cứu riêng thì nó có liên quan gì đếnnhau hay không? Trong khi triết học Hêghen là hệ thống triết học cuối cùng “ triết họclà khoa học của mọi khoa học”. Ta sẽ tìm hiểu quan niệm tiêu biểu về đối tượng củatriết học thời kỳ này trong học thuyết triết học cổ điển Đức.Tác động của bối cảnh lịch sử đến sự ra đời của triết học cổ điểnĐức.Nước Đức vào thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ XIX vẫn còn là một quốc gia phong kiếnđiển hình, với hơn 300 tiểu vương quốc tự lập trong một liên bang Đức, lạc hậu vềkinh tế và chính trị. Thủ công nghiệp, công nghiệp, nông nghiệp bị đình đốn. Triềuđình vua Phổ Phriđrich Vin Hem vẫn tăng cường quyền lực duy trì chế độ quân chủ,cản trở đất nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. Cả đất nước bao trùmbầu không khí bất bình của đông đảo quần chúng. Trong khi đó, ở nước Pháp đã tiếnhành cuộc cách mạng tư sản, ở nước Anh thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp làmrung chuyển châu Âu, đưa châu Âu bước vào nền văn minh công nghiệp. Vì giai cấptư sản Đức và những lực lượng tiến bộ khác nằm rải rác ở những vương quốc nhỏ táchrời nhau, yếu kém về kinh tế và chính trị lẫn lực lượng nên không thể tiến hành cáchmạng tư sản trong thực tiễn, mà chỉ tiến hành cách mạng về phương diện tư tưởng.Trước đòi hỏi của quá trình phát triển phương thức sản xuất tư bản ở các nước TâyÂu, khoa học tự nhiên đã đạt nhiều thành tựu lớn: phát hiện ra điện, phát hiện ra ôxyvà bản chất sự cháy của Lavoadie; việc phát hiện ra tế bào của Lơvenhuc; … Nhữngthành tựu đó chứng tỏ sự hạn chế của phương pháp tư duy siêu hình trong việc lý giảibản chất của các hiện tượng tự nhiên và thực tiễn xã hội đang diễn ra. Nó đòi hỏi cần9có cách nhìn mới, phương pháp mới, quan niệm mới về vai trò và khả năng của conngười. Triết học cổ điển Đức ra đời và phát triển mạnh mẽ nhằm đáp ứng nhu cầu đó.Đối tượng của triết học cổ điển Đức thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIXTriết học cổ điển Đức đề cao vai trò tích cực của hoạt động con người, coi conngười là một thực thể hoạt động, là nền tảng và điểm xuất phát của mọi vấn đề triếthọc. Con người là chủ thể đồng thời là kết quả của quá trình hoạt động của chínhmình; tư duy và ý thức của của con người chỉ có thể phát triển trong quá trình conngười nhận thức và cải tạo thế giới. Hay nói cách khác, triết học cổ điển Đức quanniệm đối tượng của triết học chính là nghiên cứu về con người, về thế giới kháchquan, về mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan.Triết học cổ điển Đức xây dựng phép biện chứng trở thành phương pháp luận triếthọc độc lập với phương pháp tư duy siêu hình trong lĩnh vực nghiên cứu các hiệntượng tự nhiên và xã hội. Với cách nhìn bao quát, biện chứng, nhiều nhà triết học cổđiển Đức thời kỳ này có tham vọng xây dựng một hệ thống triết học vạn năng khôngnhững làm nền tảng cho thế giới quan của con người mà còn trở thành một thứ khoahọc của các khoa học.Đại diện tiêu biểu của triết học cổ điển Đức.Đại diện tiêu biểu cho triết học cổ điển Đức thời kỳ này là triết học Hêghen.Hêghen xem triết học của mình là một hệ thống phổ biến của tri thức khoa học, màtrong đó các ngành khoa học cụ thể chỉ là những móc khâu của triết học. Triết họcHêghen quan niệm triết học là "khoa học của các khoa học".Triết học Hêghen đã phê phán được thuyết siêu hình học chỉ xem xét sự vật trongsự cô lập, phủ nhận mâu thuẫn nội tại trong sự vật. Hêghen cũng là người có côngtrình bày một cách có hệ thống những nội dung quan trọng nhất của phương pháp biệnchứng. “Nền triết học Đức đã đạt tới đỉnh cao của nó trong hệ thống của Hêghen,trong đó, lần đầu tiên - và đây là công lao to lớn của ông- toàn bộ thế giới tự nhiên,lịch sử và tinh thần được trình bày như một quá trình, nghĩa là luôn luôn vận động,biến đổi, biến hóa và phát 20 triển, ông đã cố vạch ra mối liên hệ nội tại của sự vậnđộng và sự phát triển ấy” [ C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trịquốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 39]Tuy nhiên, hạn chế bao trùm nhất trong triết học Hêghen là lập trường duy tâmkhách quan và chịu ảnh hưởng của tôn giáo. Theo Hêghen, tư duy, ý thức chỉ tồn tại tựnó, có tính chất thần thánh mà không phải là sản phẩm cao nhất của thế giới vật chất.10Hêghen đã đồng nhất tư duy với tồn tại, thế giới hiện thực chỉ là sự sao chép ý niệm,bắt đầu từ tinh thần và kết thúc ở tinh thần nên phép biện chứng của Hêghen là biệnchứng duy tâm.Tuy phép biện chứng của Hêghen không triệt để bởi tính duy tâm của nó. Nhưngphép biện chứng của Hêghen là một trong những thành tựu quý giá nhất của triết họccổ điển Đức nói riêng và lịch sử triết học trước Mác nói chung. Sau này, C.Mác, Ph.Ăngghen đã kế thừa phép biện chứng của Hêghen để xây dựng nên phép biện chứngduy vật.5. Đối tượng của Triết học thời kỳ hiện đạiTriết học Mác xuất hiện vào những năm 40 của thế kỷ XIX bởi các triết gia lỗi lạclà Các Mác – Ăng ghen và Lê Nin, đối tượng nghiên cứu của triết học đã được thayđổi, bởi vì các nhà triết học này đã chứng minh được rằng “triết học không phải làkhoa học của mọi khoa học mà là một khoa học độc lập” và khoa học độc lập này cóđối tượng nghiên cứu là toàn bộ giới tự nhiên, xã hội loài người và tư duy của conngười. Việc nghiên cứu này đem lại cho con người những quan điểm, quan niệm vềvấn đề chung nhất của thế giới. Và lúc bấy giơ cũng xuất hiện nhiều quan điểm, quanniệm khác về đối tượng nghiên cứu của triết học hiện đại là cái mà tưởng rằng đã biếtnhưng lại chẳng biết gì…Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, trước yêu cầu cuộc đấu tranh của giai cấp vôsản và sự phát triển của khoa học tự nhiên lúc bấy giờ, triết học Mác đã ra đời. Triếthọc Mác đã đoạn tuyệt với quan niệm “triết học là khoa học của các khoa học” và xácđịnh đối tượng nghiên cứu của mình là tiếp tục giải quyết vấn đề mối quan hệ giữa vậtchất với ý thức trên lập trường duy vật; nghiên cứu những quy luật chung nhất của tựnhiên, xã hội và tư duy. Từ đó định hướng cho hoạt động nhận thức, hoạt động thựctiễn của co người nhằm cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội theo con đường tiến bộ.Triết học Mác ra đời những năm 40 của thế kỷ XIX và được V.I.Lênin bổ sung,phát triển đầu thế kỷ XX đã làm nên một bước ngoặt trong sự phát triển triết học; triếthọc Mác - Lênin là hệ thống triết học duy vật và biện chứng, khắc phục được nhữnghạn chế của chủ nghĩa duy tâm và phép biện chứng trước Mác. Triết học Mác – Lê nincũng là triết học gắn liền với thực tiễn, nhằm mục đích cao nhất là cải tạo thế giới.Đặc biệt, sự sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử, từ luận điểm xuất phát: Sản xuất vậtchất là yếu tố quyết định sự phát triển của xã hội, triết học Mác – Lênin đã chỉ ranhững quy luật vận động cơ bản của xã hội loài người. Đó là các quy luật lực lượngsản xuất – quan hệ sản xuất, cơ sở hạ tầng – kiến trúc thượng tầng, tồn tại xã hội – ý11thức xã hội, quy luật đấu tranh giai cấp,… Với những nội dung đã được khoa họcchứng minh và thực tiễn kiểm nghiệm, triết học Mác – Lênin đem lại cho con ngườinhững lời giải đáp đúng đắn và khoa học về mọi vấn đề tự nhiên, xã hội và tư duy.Gần 200 năm nay, triết học Mác – Lê nin đã và đang là cơ sở cho nhân loại tiến bộtrong cuộc đấu tranh để xây dựng một thế giới hòa bình, một xã hội tốt đẹp hơn.Song song với sự phát triển của triết học Mác – Lênin, trong điều kiện trong điềukiện mới của chủ nghĩa tư bản thế giới từ giữa thế kỷ XIX đến nay, triết học của giaicấp tư sản cũng có sự phát triển phong phú, đa dạng và phức tạp với những xu hướngchủ đạo như triết học tôn giáo, triết học khoa học, triết học phi lý tính. Trên tinh thầnphê phán chủ nghĩa duy lý cổ điển, triết học phi lý tính [Sôpenhauơ, Huxec, Haiđơgơ…] hướng vào những yếu tố “phi lý tính” như bản năng, vô thức, tự do sinh tồn cánhân; triết học khoa học [Côngtơ, Makhơ…] lấy đối tượng nghiên cứu là các mônkhoa học, tuyệt đối hóa vai trò của khoa học và thực nghiệm khoa học, phủ nhận ýnghĩa thế giới quan của triết học; còn triết học tôn giáo [chủ nghĩa Tômát mới] ra sứcđiều hòa tôn giáo với khoa học. Nhìn chung, tuy có những giá trị nhất định nhưng triếthọc tư sản hiện đại chủ yếu bảo vệ cho lợi ích của giai cấp tư sản và sự tồn tại của chủnghĩa tư bản, trong học thuyết của họ chất chứa những mâu thuẫn, những yếu tố duytâm, thậm chí phản tiến bộ.III, Ý nghĩa của việc nghiên cứu quan niệm về đối tượng của triết học tronglịch sửTrên cơ sở những phân tích, đánh giá quan niệm về đối tượng của triết học qua cácthời kỳ lịch sử cho phép ta rút ra kết luận sau:+ Quan niệm về đối tượng của triết học luôn chịu sự quy định của điều kiện kinh tế- chính trị - xã hội, sự phát triển khoa học và nhận thức của mỗi giai đoạn lịch sử. Đâylà một điều hiển nhiên vì với tư cách một hình thái ý thức xã hội, triết học phải chịu sựquy định của tồn tại xã hội và nó là sự phản ánh tồn tại xã hội đó. Điều kiện sinh sống,cách thức sản xuất vật chất, mối quan hệ vật chất giữa con người với con người,những hiểu biết khoa học đã đạt được của mỗi thời đại sẽ được phản ánh, kết tinhtrong những tư tưởng triết học của thời đại đó. Kết luận này cho phép lý giải một cáchbản chất vì sao nếu vấn đề trọng tâm của triết học Ấn Độ cổ đại là giải thoát conngười thì ở Trung Quốc cổ đại nó lại là những chủ trương trị nước và việc xây dựngcác quan hệ xã hội; giúp chúng ta căn cứ xác thực để thông cảm với phương pháp tưduy siêu hình, máy móc của các nhà triết học thế kỷ XVII, XVIII và tương tự là lờigiải thích sự ra đời tất yếu của phép biện chứng ở triết học cổ điển Đức thay thế chophép siêu hình trước đó.12Mặt khác, mặc dù chịu sự quy định của tồn tại xã hội nhưng triết học hoàn toànkhông thụ động mà thông qua hoạt động của những con người, các tổ chức, thiếtchế ..., triết học có sự tác động trở lại to lớn đối với tồn tại xã hội sinh ra nó.+ Các quan niệm về đối tượng của triết học luôn có sự phát triển không ngừng theokhuynh hướng ngày càng hoàn thiện. Những tinh thần duy vật từ khởi đầu mộc mạc,chất phác thời cổ đại ở phương Đông và phương Tây đã ngày càng trở lên sâu sắc,tinh tế với sự hỗ trợ của các thành tựu khoa học tự nhiên.+ Có một trục trung tâm, đứng xương sống xuyên qua các giai đoạn phát triển củatriêt học, đặc biệt là triết học phương Tây, chính là cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duyvật và chủ nghĩa duy tâm, đấu tranh giữa phương pháp biện chứng và phương phápsiêu hình, quan điểm vô thần và hữu thần, khoa học và tôn giáo.KẾT LUẬNTriết học nghiên cứu thế giới bằng phương pháp của riêng mình khác với mọi khoahọc cụ thể, xem xét thế giới như một chỉnh thể và tìm cách đưa ra một hệ thống cácquan niệm về chỉnh thể đó. Điều đó được thực hiện thông qua cách tổng kết toàn bộlịch sử của khoa học và lịch sử của bản thân tư tưởng triết học. Bởi tính đặc thù diễntả thế giới quan bằng lý luận, đối tượng triết học vẫn gây ra những cuộc tranh luận kéodài cho đến hiện nay. Nhiều học thuyết triết học hiện đại ở phương Tây muốn từ bỏquan niệm truyền thống về triết học, xác định đối tượng nghiên cứu riêng cho mìnhnhư mô tả những hiện tượng tinh thần, phân tích ngữ nghĩa, chú giải văn bản...Mặc dù vậy, cái chung trong các học thuyết triết học là nghiên cứu những vấn đềchung nhất của giới tự nhiên, của xã hội và con người, mối quan hệ của con người nóichung, của tư duy con người nói riêng và với thế giới xung quanh.13MỤC LỤC14

Video liên quan

Chủ Đề