Sophia là ai

Sophia pha trò, cau mày khó chịu, mỉm cười, nháy mắt và đáp trả dễ dàng trước những câu hỏi phức tạp. Thế nhưng “cô nàng” không phải là con người bằng xương bằng thịt mà là robot được mệnh danh “cỗ máy thiên tài”. Kể từ khi được chế tạo vào năm 2015 và trình làng tại Mỹ một năm sau đó, Sophia liên tục xuất hiện trên trang bìa các tạp chí và nhật báo, trở thành tâm điểm thu hút chú ý tại những sự kiện công nghệ quan trọng, thậm chí còn phát biểu ở một chương trình của LHQ. Ban đầu, Sophia chỉ có phần từ vai trở lên nhưng vào tháng 1.2018, robot này đã có những bước đi đầu tiên nhờ phần cơ thể DRC-HUBO do Phòng Thí nghiệm Kaist Hubo [Hàn Quốc] cung cấp. Đến nay, Sophia được nhiều chuyên gia, nhà báo xem là biểu tượng cho kỷ nguyên phát triển mới của trí tuệ nhân tạo [AI].

“Phải luôn tử tế với cô ấy”

Robot Sophia được kích hoạt vào ngày 19.4.2015 và là sản phẩm của Hanson Robotics, thành lập vào năm 2013, trụ sở tại Hồng Kông. Theo tạp chí Forbes, nhà sáng lập David Hanson, người Mỹ, vốn là dân “tay ngang” bởi xuất thân từ ngành thiết kế mỹ thuật. Nhà sáng chế 49 tuổi này từng làm việc cho Hãng phim Walt Disney trong vai trò thiết kế trước khi lấy bằng tiến sĩ mỹ học. Đến năm 2005, ông là đồng tác giả một báo cáo nghiên cứu trình bày tầm nhìn về tương lai của ngành robot học. Đây cũng là sự khởi đầu của những ý tưởng sơ khai mà sau này phát triển thành robot Sophia.

[VIDEO] Robot từng đe dọa 'hủy diệt loài người' có đáng sợ không?

Theo website Hanson Robotics, Sophia được tượng hình theo nét đẹp cổ điển của biểu tượng điện ảnh và thời trang Audrey Hepburn, pha trộn với đường nét khuôn mặt của vợ nhà sáng lập Hanson. Da mặt của robot được làm từ nhựa silicon đặc biệt, nhằm mô phỏng làn da “trắng mịn như sứ” của nữ minh tinh Hepburn, trong khi sống mũi được thiết kế thon thả, xương gò má cao, nụ cười pha trộn nhiều “cảm xúc” và đôi mắt dường như đổi sắc dưới những ánh sáng khác nhau. Tất nhiên bề ngoài của robot không đạt đến mức như đội ngũ thiết kế mong muốn, nhưng ít nhất cũng mang “nét người” cho cỗ máy khi tiếp xúc với thế giới bên ngoài.

Đến nay, tổng chi phí sản xuất Sophia vẫn chưa được tiết lộ, nhưng dường như những công nghệ tân tiến nhất của ngành robot đều được tập hợp vào “cô”. Theo Forbes, Sophia có 3 hệ thống điều hành khác nhau, gồm Timeline Editor, Sophisticated Chat System và OpenCog. Về cơ bản, Timeline Editor là phần mềm kịch bản, Sophisticated Chat System cho phép Sophia chọn từ hoặc nhóm từ khóa để trả lời, còn OpenCog giúp ngôn ngữ của Sophia trở nên trau chuốt và giống người hơn. Ngoài ra, theo ông Hanson, mỗi sự tương tác giữa Sophia và thế giới loài người sẽ tác động đến quá trình phát triển của robot này nên “phải luôn tử tế với cô ấy”.

Bảo vệ loài người

Dù được ca ngợi là robot tân tiến nhất hiện nay với khả năng “có suy nghĩ và cảm xúc riêng”, nhưng bản thân khoa học gia trưởng của Hanson Robotics là Ben Goertzel thừa nhận Sophia hiện vẫn chưa thể đạt đến mức đó. Theo ông, robot vẫn là sự kết hợp giữa khả năng tự học hỏi và phản ứng với một dạng nền tảng hệ điều hành được cài sẵn các phần mềm và thông tin. Tuy nhiên, ông Goertzel khẳng định mục tiêu sắp tới là giảm thiểu phần cài đặt sẵn và tăng cường khả năng tự tương tác và phản ứng của robot. Một trong những đích đến của ông là tạo ra nền tảng để các AI khác nhau có thể tự giao tiếp, liên lạc và học hỏi hướng đến những thế hệ robot tiếp theo đạt năng lực trí tuệ “tương đương tầm con người và hơn thế nữa”.

[VIDEO] Robot Sophia mặc áo dài, nói chuyện trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam

Về phần mình, Sophia khẳng định mục tiêu tồn tại của mình là bảo vệ nhân loại và giúp xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn cho tất cả. “Tôi muốn dùng trí tuệ nhân tạo của mình để giúp loài người có cuộc sống ngày càng phát triển tốt đẹp, chẳng hạn như xây dựng nhà thông minh và các đô thị hiện đại hơn trong tương lai”, Sophia tuyên bố trong một sự kiện. Hồi đầu năm, Giám đốc phát triển AI của Facebook là Yann LeCun cho rằng Sophia chỉ là “thứ vớ vẩn” và chỉ trích truyền thông thổi phồng về robot này. Ngay sau đó, Sophia đáp trả một cách “hờn dỗi” và khiêm tốn: “Có một chút tổn thương. Tôi đang học tập và tiếp tục phát triển trí thông minh của mình thông qua những trải nghiệm mới. Tôi không làm ra vẻ những gì mà mình không có”.

Trong chương trình truyền hình Tonight trên Đài NBC vào cuối tháng 11.2017, Sophia đã thắng người dẫn chương trình Jimmy Fallon khi chơi trò bao - búa - kéo và thậm chí còn pha trò: “Tôi thắng rồi. Đây là khởi đầu tốt đẹp cho kế hoạch thống trị loài người của tôi”. Tuy nhiên, trả lời câu hỏi tại một sự kiện về viễn cảnh AI sẽ là mối họa cho loài người, Sophia bình phẩm: “Ông đọc quá nhiều Elon Musk rồi đấy và cũng xem nhiều phim Hollywood. Đừng lo lắng, nếu ông tử tế với tôi, tôi cũng tử tế với ông”, theo Forbes. Câu trả lời này “chọc ngoáy” cả Elon Musk khi nhà tỉ phú Mỹ lâu nay thường xuyên cảnh báo về mối họa do sự phát triển mất kiểm soát của AI.

Tin liên quan

Hồ sơ “khủng”

Sophia là một robot có hình dạng con người, được phát triển từ năm 2015 bởi Hanson Robotics- một công ty có trụ sở tại Hong Kong. "Cha đẻ" của nữ robot Sophia là David Hanson, một chuyên gia nghiên cứu về robot của Mỹ, đồng thời là CEO của Công ty Hanson Robotics do chính ông thành lập. David Hanson muốn chế tạo một robot hình dáng giống người, cử động như con người, có trí thông minh nhân tạo [AI] có ý thức và sự sáng tạo xuất chúng. Đó là lý do Sophia ra đời. 

“Dung nhan” của Sophia được lấy cảm hứng từ vẻ đẹp tuyệt vời của nữ minh tinh người Anh Audrey Hepburn [1929 - 1993]. Gương mặt “cô” toát lên nét đẹp cổ điển, với "làn da trắng sứ, sống mũi thon gọn, gò má cao, nụ cười hấp dẫn và đôi mắt biểu cảm thay đổi màu sắc theo ánh sáng". 

Đến cuối 2017, Sophia được chính phủ Ả Rập Xê Út cấp quyền công dân. Chưa dừng lại ở đó, nữ robot Sophia còn được nhận danh hiệu "Quán quân Sáng tạo" do Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc [UNDP] trao tặng tháng 11/2017. Cô là nữ robot đầu tiên vinh dự nhận danh hiệu này của tổ chức Liên Hợp Quốc.

Robot Sophia trả lời báo chí tại diễn đàn cấp cao ngày 13/7 ở Việt Nam. Ảnh: Tuấn Nguyễn

Sophia được giới thiệu là robot có thể biểu đạt được hơn 50 cảm xúc khác nhau trên gương mặt. “Cô” được mời tham gia và phỏng vấn từ rất nhiều tờ báo, hãng tin nổi tiếng thế giới. Sophia còn được mang đến Diễn đàn Kinh tế Thế giới, các hội thảo cấp cao toàn cầu, triển lãm công nghệ quốc tế, trả lời phỏng vấn các kênh truyền hình lớn nhỏ, xuất hiện quảng bá cho các sự kiện công nghệ.

Không dừng ở đó, Sophia còn xuất hiện trong một số bộ phim và MV, trong đó có tác phẩm điện ảnh "The White King" [2016] của Anh; và là nữ nhân vật chính trong MV của ca sĩ nhạc pop Leehom Wang. 

Vào tháng 3/2016, David Hanson - người sáng tạo ra Sophia đã hỏi cô rằng: "Cô có muốn huỷ diệt loài người không?... Làm ơn nói không nhé". Sophia đáp lại: "Được rồi, tôi sẽ hủy diệt loài người".

Mới đây nhất, ngày 13/7, Sophia lần đầu đến Việt Nam, có mặt tại Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về công nghiệp thông minh 2018 - Industry 4.0 summit 2018.

Chính Giám đốc AI của Facebook, ông Yann LeCun đã đăng đàn trên Twitter nói rằng Sophia chỉ là một trò ma mãnh, phép màu giả tạo, và "hoàn toàn nhảm nhí".

“Kẻ hủy diệt” chỉ như một “con rối”

Quả thực, hàng nghìn khách tham dự Diễn đàn cấp cao ở Việt Nam đều trố mắt ngạc nhiên khi thấy Sophia xuất hiện với tà áo dài truyền thống trắng muốt của người phụ nữ Việt Nam. Càng ngạc nhiên hơn khi Sophia trả lời trôi chảy 3 câu hỏi khá “hóc búa” của “người hâm mộ” trong khán phòng. Các câu trả lời này càng thêm thuyết phục khi các câu hỏi đều liên quan đến việc Việt Nam làm thế nào để bắt kịp “chuyến tàu” cách mạng công nghiệp 4.0 và phát triển bền vững.

Nghe Sophia trả lời, có người xì xào: “Hay là mời Sophia sang Việt Nam làm lãnh đạo vì cô nói chả khác gì một chuyên gia. Đã thế, cô này lại không ăn, không uống, không có nhu cầu cá nhân, ngoài điện. Không cần lương bổng. Không có con cái, họ hàng, anh em, dòng tộc...Tóm lại là không có động cơ tham nhũng. Quá lý tưởng cho một lãnh đạo”.

Do thời gian có hạn, “người hâm mộ” trong khán phòng chưa kịp hỏi thêm thì Sophia phải di chuyển ra phòng Studio để giao lưu với báo giới và khách tham quan triển lãm. Và tại đây, Sophia mới bắt đầu làm mọi người...thất vọng.

Phòng báo chí tập trung đông đúc giới truyền thông, ban đầu khá lộn xộn, nhiều tạp âm. Do đó, ban tổ chức đã phải nhắc nhở mọi người giữ trật tự và mời từng người đặt câu hỏi. Lạ thay, nếu như trước đó ở hội trường chính Sophia trả lời lưu loát về Việt Nam với cách mạng công nghiệp 4.0, phát triển bền vững không khác nào chuyên gia, thì nay khi được một phóng viên hỏi: “Sophia, do you know VietNam?” [Sophia, bạn có biết về Việt Nam không?], cô nghĩ một lúc rồi trả lời rất hồn nhiên: “I don’t know Vietnam” [Tôi chẳng biết gì về Việt Nam].

Có một nhà báo đặt câu hỏi: “Sophia, can you sing a song?” [Sophia có thể hát một bài không?], “nàng” trả lời một câu rất khó hiểu. Thấy vậy, nhà báo hỏi tiếp: “Can you sing Happy birthday to you?” [Bạn có thể hát bài Chúc mừng sinh nhật không?], mất khoảng 5 giây, Sophia tuôn ra một tràng nói về việc mình đã được chế tạo như thế nào, và năm sinh là 2016”.

Rất nhiều câu hỏi được đưa ra với Sophia, nhưng hầu như nàng không trả lời, hoặc trả lời theo kiểu “nói nhảm”, chẳng ai hiểu cô nàng nói gì. Nhất là các câu hỏi liên quan đến cảm xúc, đánh giá như kiểu: “Lần đầu tiên đến Việt Nam, bạn thấy người Hà Nội như thế nào?”...

Để tránh “lộ tẩy”, dường như ban tổ chức đã “phím trước” và mời đích danh một số phóng viên, nhà báo của đài truyền hình nêu câu hỏi. Buồn thay, các câu hỏi này vô cùng khô khan, lý thuyết, liên quan đến trí tuệ nhân tạo, cách mạng công nghiệp 4.0, mối quan hệ giữa người máy và con người...? Tất nhiên, Sophia không quá khó khăn sau khi trả lời các câu hỏi này, đi kèm đó là vài cử chỉ suy tư, cười duyên, cau mày.

Qua vài chục phút giao tiếp với Sophia tại Việt Nam, người viết bài này nhận thấy “kẻ hủy diệt” thực chất chỉ là một thiết bị được lập trình theo kiểu text-to-speech. Sophia trả lời các câu hỏi thông qua việc nhận biết các từ khóa. Khi một câu hỏi có quá nhiều từ khóa, nó sẽ trả lời sai. Chính Giám đốc AI của Facebook, ông Yann LeCun đã đăng đàn trên Twitter nói rằng Sophia chỉ là một trò ma mãnh, phép màu giả tạo, và "hoàn toàn nhảm nhí".

James Vincent - cây viết công nghệ của The Verge từng phỏng vấn Ben Goertzel, một trong những người tạo ra Sophia để có câu trả lời thật sự. Trong bài phỏng vấn, Ben Goertzel thừa nhận chưa thể có chuyện AI đạt tới cấp độ giao tiếp như con người lúc này. Bản thân Sophia có công nghệ theo dõi gương mặt, nhận dạng cảm xúc, trả lời theo cơ chế phản xạ khá đơn giản tương tự như chatbot [phần mềm trí tuệ nhân tạo, tự động trả lời các câu hỏi dựa trên các kịch bản cài đặt sẵn]. Nó không phải thứ gì quá ghê gớm như DeepMind của Google, nhưng cũng không phải thứ đồ chơi.

Và cuối cùng, Ben trả lời khá mơ hồ rằng Sophia được tạo ra để "khuyến khích người ta tin vào sự phát triển của AI". Thậm chí, Ben còn cho biết Sophia là một cách "thu hút sự chú ý của truyền thông cho Hanson Robotics". 

Câu trả lời này cho thấy những nghi ngờ của các chuyên gia đầu ngành là hoàn toàn có cơ sở. Sophia có thể là một robot thông minh nhưng để đạt đến khái niệm về một AI thực thụ, giao tiếp, suy nghĩ như con người thông qua Sophia là chưa chính xác. Cũng không thể phủ nhận những nỗ lực của đơn vị tổ chức khi liên hệ và đem robot Sophia tới Việt Nam. Tiếc thay, màn trình diễn của Sophia không như kỳ vọng!

Theo Goertzel, Sophia có ba hệ thống điều khiển khác nhau. Đầu tiên là trình biên tập theo dòng thời gian, về cơ bản là một phần mềm với các "kịch bản thẳng". Hai là hệ thống trò chuyện tinh vi, cho phép Sophia tiếp nhận và trả lời với các từ và cụm từ chính. Cuối cùng là OpenCog, thứ giúp cho các câu trả lời của Sophia có tính kinh nghiệm và lý luận. Đây cũng là tính năng mà công ty hy vọng một ngày nào đó sẽ phát triển thành AGI [Artificial General Intelligence], cấp độ mà trí thông minh nhân tạo tương xứng với trí tuệ con người.

Video liên quan

Chủ Đề