Sốt virus trong bao lâu

Mẹ hãy cùng tìm hiểu sốt virus ở trẻ em kéo dài bao lâu và cách chăm sóc bé khi bị sốt để giúp con nhanh khỏi bệnh và tránh gặp biến chứng.

Sốt virus ở trẻ em

Để hiểu hơn sốt virus ở trẻ em kéo dài bao lâu, mẹ cần biết sốt virus ở trẻ em là gì, những nguyên nhân và triệu chứng của bệnh.

1. Sốt virus ở trẻ em là gì?

Sốt virus là tình trạng sốt do nhiễm virus. Virus là những siêu vi trùng cực nhỏ, dễ lây lan từ người này sang người khác.

Khi bé nhiễm virus như bị cảm lạnh hoặc cúm, hệ thống miễn dịch sẽ phản ứng bằng cách hoạt động quá mức. Một phần của phản ứng này thường liên quan đến việc tăng nhiệt độ của cơ thể để bảo vệ cơ thể bé và làm cho virus ít thích nghi với cơ thể.

Khi thấy bé bị sốt virus, nhiều mẹ thường lo lắng sốt virus ở trẻ em kéo dài bao lâu để theo dõi sức khỏe của bé tốt hơn.

2. Nguyên nhân thường gặp

Có rất ít loại virus lây truyền qua đường máu, tiêm chích, truyền máu, tình dục hay mẹ truyền qua con lúc sinh.

Hầu hết virus truyền từ người này sang người khác thông qua dịch tiết được bắn ra khi nói chuyện, ho, hắt hơi, sổ mũi. Theo phương thức này, virus rất dễ lây lan và bùng phát thành dịch một cách nhanh chóng.

Trẻ em thường bị lây nhiễm khi tiếp xúc với những người xung quanh, bạn bè, cô bảo mẫu bị mắc bệnh, cầm nắm đồ chơi hay những vật dụng ở nơi công cộng như tay nắm cửa, thanh vịn của cầu thang bị vấy bẩn dịch tiết có chứa virus gây bệnh.

Trong những năm đầu đời, trẻ có sức đề kháng non yếu dễ bị nhiễm virus [siêu vi] từ 6-10 lần mỗi năm. Điều này làm cho các mẹ lo lắng vì nghĩ rằng con mình sức khỏe kém, hay bệnh. Sốt virus ở trẻ em kéo dài bao lâu cũng phụ thuộc vào từng lần bé mắc bệnh, dài ngắn khác nhau. May mắn thay, những năm tiếp theo, số lần mắc bệnh sẽ giảm đi, tình trạng sốt cũng nhanh hết do hệ thống miễn dịch của bé ngày càng hoàn thiện hơn.

3. Triệu chứng sốt virus ở trẻ em

– Sốt cao: Vì triệu chứng này mà nhiều mẹ thường quan tâm sốt virus ở trẻ em kéo dài bao lâu. Đây là biểu hiện thường gặp ở những trường hợp sốt do virus [siêu vi], thường từ 38-39°C, thậm chí 40-41ºC. Khi hạ sốt trẻ lại tỉnh táo, chơi bình thường. Ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, khi sốt cao không được hạ sốt kịp thời, trẻ dễ bị co giật, tăng tiết đàm nhớt dẫn đến suy hô hấp, thiếu ôxy não, nếu không được xử lý kịp thời.

– Đau nhức mình mẩy: Ở trẻ lớn thì đau cơ bắp, mệt mỏi khắp mình, trẻ nhỏ có thể quấy khóc.

– Đau đầu: Một số trường hợp trẻ có thể đau đầu nhưng vẫn tỉnh táo.

– Viêm long đường hô hấp: Các biểu hiện viêm long đường hô hấp như ho, chảy nước mũi, hắt hơi, họng có thể đỏ…

– Rối loạn tiêu hóa: Thường xuất hiện sớm nếu nguyên nhân gây sốt do virus đường tiêu hóa, cũng có thể xuất hiện muộn hơn vài ngày sau khi sốt với đặc điểm là tiêu lỏng, không có máu, chất nhầy.

– Nôn: Trẻ có thể nôn nhiều lần nhưng thường xuất hiện sau khi ăn.

>>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Trẻ bị nôn: Khi nào là bất thường?

– Phát ban: Một số trẻ có biểu hiện nổi ban, phát ban khu trú ở mặt, chi hay toàn thân. Thường xuất hiện 2-3 ngày sau khi sốt, khi xuất hiện ban thì trẻ sẽ đỡ sốt.

– Viêm kết mạc mắt: Kết mạc mắt có thể đỏ, có ghèn, chảy nước mắt. Khi xuất hiện kèm với ban đỏ có thể nghi ngờ trẻ bị ban sởi.

Sốt virus ở trẻ em là bệnh lý thường gặp, nhất là vào thời điểm giao mùa. Sốt virus có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ nhỏ nếu không được chữa trị kịp thời. Các bậc phụ huynh thường lo lắng không biết sốt virus sẽ kéo dài trong bao lâu. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết vấn đề này trong nội dung bài viết được Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu chia sẻ dưới đây nhé.

Hiện tượng sốt virus ở trẻ em

Sốt virus ở trẻ em là hiện tượng nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn so với mức bình thường, đây là phản ứng của hệ thống bảo vệ cơ thể trước các tác nhân xâm nhập từ bên ngoài. Phản ứng này giúp cho cơ thể của chúng ta ức chế sự phát triển của các tác nhân gây bệnh.

Có nhiều tác nhân gây sốt virus, điển hình là Rhinovirus, Adenovirus, virus cúm,... Bệnh sốt virus thường gặp nhất vào thời điểm giao mùa, khi thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc từ lạnh sang nóng ấm.

>>> Sốt virus ở trẻ em và dấu hiệu nhận biết

Sốt virus bao lâu thì khỏi?

Các loại virus gây sốt sẽ xuất hiện triệu chứng rầm rộ nhưng sau khoảng 3-5 ngày sẽ giảm dần, và nếu được điều trị tích cực thì sau 7-10 ngày sốt virus sẽ được đẩy lùi và bé sẽ khỏe mạnh hoàn toàn.

Tuy nhiên các bậc cha mẹ cũng không nên chủ quan bởi sốt virus tiến triển rất nhanh, nếu không chú ý phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sớm gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Trẻ bị sốt virus cần được chăm sóc như thế nào?

Chăm sóc trể đúng cách sẽ giúp cho trẻ tăng cường sức đề kháng, nhanh chóng hạ sốt, đông thời thực hiện đầy đủ các bước chăm sóc theo hướng dẫn sau:

+ Kiểm tra nhiệt độ: Sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ cho trẻ. Nhiệt độ của trẻ sẽ là số ghi trên nhiệt kế cộng thêm 0,3 – 0,4 độ C. Ví dụ nếu nhiệt kế ghi 37,5 độ C thì thân nhiệt thực sự của trẻ là khoảng 37,9 độ C.

+ Hạ sốt: Cho trẻ sử dụng Paracetamol liều 10-15mg/kg/lần, 6 giờ dùng một lần. Ngoài ra, bạn cũng có thể lau khô mồ hôi cho trẻ, cho bé mặc quần áo mỏng, nằm ở nơi thoáng mát.

+ Chống co giật: Trường hợp sốt cao trên 38,5 độ C, cần cho bé uống thuốc hạ sốt, kèm thuốc chống co giật theo chỉ định của bác sĩ.

+ Bù nước và điện giải: Nên cho trẻ bú nhiều hơn bình thường, bù nước Oresol theo hướng dẫn để bù thêm nước và điện giải.

+ Chống bội nhiễm: Vệ sinh sạch sẽ cho bé, tắm bằng nước ấm trong phòng kín, kết hợp nhỏ mắt, mũi bằng natriclorid 0,9% để tránh bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp.

+ Chế độ dinh dưỡng phù hợp: Nên cho bé ăn cháo, súp, uống nhiều nước…

Tuy nhiên, trong trường hợp bé bị sốt cao trên 39 độ, dùng thuốc hạ sốt không thể đáp ứng, lơ mơ, ngủ nhiều, xuất hiện co giật, đau đầu, buôn nôn kéo dài trên 5 ngày, bạn cần đưa bé đến các cơ sở y tế để khám và có phương pháp điều trị đung đắn nhất.

>>> 6 Cách hạ sốt cho trẻ trong mùa dịch COVID-19

Một trong những địa chỉ uy tín mà các bậc phụ huynh có thể đưa con đến chính là Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu.

Với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao, trang thiết bị y tế hiện đại. Sau khi được chẩn đoán mắc sốt virus, các bé sẽ được điều trị tích cực để nhanh chóng khỏi bệnh, tránh được nguy cơ gặp phải những biến chứng khó lường.

Liên hệ hotline 0291.390.8888 để được tư vấn và đặt lịch khám nhé.

07/12/2021

Sốt siêu vi [hay còn gọi là sốt virus] là phản ứng sốt ở trẻ khi nhiễm một loại virus nào đó. Sốt virus thường cấp tính, kéo dài 3 – 5 ngày, ít khi quá 7 ngày. Sốt virus có thể đơn thuần và tự khỏi nhưng cũng có thể kèm theo các triệu chứng khác, gây diễn biến nặng tùy vào từng loại virus và cơ địa của trẻ.

Các bác sĩ Khoa Hồi sức Hô hấp – Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương vừa tiếp nhận điều trị cho bé trai 2 tháng tuổi [ở Lào Cai] nhập viện trong tình trạng sốt, khó thở, suy hô hấp, ăn uống kém. Theo các bác sĩ, trước khi nhập viện 3 ngày trẻ xuất hiện ho, ngạt mũi, gia đình có cho trẻ đi khám và uống thuốc điều trị tại nhà nhưng không đỡ. Khi thấy trẻ có biểu hiện thở nhanh, khó thở thì được người nhà cho vào viện. Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trẻ được tiến hành xét nghiệm cận lâm sàng tìm căn nguyên, kết quả cho thấy trẻ bị viêm phổi do nhiễm virus RSV [virus hợp bào hô hấp gây viêm phổi]. Hiện sau 5 ngày điều trị và chăm sóc đặc biệt, tình trạng sức khỏe của trẻ tiến triển tốt, tuy nhiên vẫn cần phải theo dõi thêm.

Bệnh nhi nhiễm vi-rút RSV được chăm sóc tại Khoa Hồi sức hô hấp – Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương [Ảnh: Lê Hiếu]

Nhận biết bệnh sốt siêu vi – bệnh thường gặp trong thời điểm giao mùa

Bác sĩ CKII. Lê Thanh Chương – Trưởng khoa Hồi sức hô hấp – Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, trung bình mỗi ngày khoa Hồi sức Hô hấp tiếp nhận 5-10 trẻ điều trị các bệnh lý hô hấp nặng do nhiễm virus kèm theo sốt. Nhiễm virus có sốt thường gặp nhất vào thời điểm giao mùa, khi thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc từ lạnh sang nóng ấm, đặc biệt là mùa đông xuân.

Những dấu hiệu thường gặp ở trẻ nhiễm virus là sốt ở nhiều mức độ khác nhau, có thể là sốt thoáng qua, sốt nhẹ hoặc có những trẻ sốt cao liên tục. Khi trẻ sốt cao có thể rét run toàn thân, một số trẻ có thể bị co giật do sốt. Trẻ có thể sốt đơn thuần hoặc kèm theo các dầu hiệu khác tùy từng loại virus và từng trẻ như ho, chảy mũi trong, tiêu chảy, phát ban, mụn nước trên da…

Nhiều loại virus có thể gây bệnh cảnh rất nặng đe dọa tính mạng của trẻ hoặc để lại di chứng nặng nề như virus gây viêm não Nhật Bản, virus gây bệnh tay – chân – miệng, virus Dengue gây sốt xuất huyết, virus Rota gây tiêu chảy mất nước…

Ảnh minh hoạ [Nguồn: vecteezy.com]

Một số biến chứng nguy hiểm

Theo bác sĩ Chương, lứa tuổi càng nhỏ thì càng dễ bị nhiễm virus, do sức đề kháng của trẻ kém, nhưng có một số loại virus do cơ thể trẻ có kháng thể từ mẹ truyền sang con qua nhau thai, qua sữa mẹ thì trẻ có thể bị muộn hơn. Ví dụ như bệnh sởi, nếu người mẹ đã được tiêm phòng hoặc đã từng bị nhiễm sởi mà nuôi con bằng sữa mẹ thì ít khi bị mắc bệnh sởi trước 6 tháng.

Nhiễm virus có ở trẻ sẽ trở nên nguy hiểm khi xảy ra các biến chứng trên nhiều cơ quan của cơ thể nếu không được phát hiện kịp thời và chăm sóc đúng cách như: viêm phổi nặng do RSV, cúm, phù não, viêm cơ tim, phù phổi do virus tay chân miệng; chảy máu, sốc do sốt xuất huyết…

Thời điểm cha mẹ cần đưa trẻ đến viện, cách chăm sóc và phòng tránh

Bác sĩ cho biết, hiện các bệnh do virus gây ra hầu hết chưa có thuốc đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng. Nếu trẻ sốt virus đơn thuần có thể điều trị tại nhà, theo hướng dẫn của bác sĩ: mặc thoáng mát, uống nhiều nước, ăn thức ăn dễ tiêu giàu dinh dưỡng, ăn thêm quả, nước ép trái cây… Cha mẹ nên dự phòng sẵn thuốc hạ sốt để dùng khi cần thiết.

Khi thân nhiệt trẻ cao trên 38,5 độ C đo ngoài da [nách, trán, lỗ tai] thì có thể dùng paracetamol [tên biệt dược: Efferalgan, Panadol, Hapacol…] với liều 10-15mg/kg cân nặng mỗi 6 giờ để tránh sốt quá cao có thể gây các phản ứng bất lợi như co giật, mất nước, mệt mỏi nhiều. Nếu chưa loại trừ được trẻ có bị sốt xuất huyết hay không thì không được dùng các thuốc chứa thành phần ibuprofen [tên biệt dược: Sotstop, Brufen…] vì có thể gây xuất huyết nặng thêm.

Khi trẻ bị nhiễm virus, cha mẹ không nên quá lo lắng hoặc quá chủ quan. Cần chăm sóc trẻ chu đáo, phát hiện được các dấu hiệu nặng để đưa trẻ đến các cơ sở y tế thăm khám. Một số dấu hiệu cần biết như: sốt đơn thuần 2 – 3 ngày không thuyên giảm, sốt kèm theo các dấu hiệu toàn thân hoặc các cơ quan khác như mệt mỏi nhiều, ăn uống kém, phát ban, mụn nước trên da, giật mình, co giật, ho, khó thở, tiêu chảy…

Thực hiện tiêm chủng đầy đủ để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh cho trẻ [Nguồn: Freepik]

Để phòng ngừa nhiễm virus, cha mẹ không cho trẻ tiếp xúc nguồn lây: tránh tiếp xúc người đang nhiễm virus, tránh nơi đông người, nằm màn, phun thuốc diệt muỗi… Cần nâng cao sức đề kháng cho trẻ: cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng [khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ trong năm đầu đời], thường xuyên cho trẻ vận động tăng cường thể lực, tạo môi trường sống trong sạch, vui vẻ, lành mạnh; tiêm phòng đầy đủ vaccine tạo miễn dịch chủ động cho trẻ chống lại virus [cúm, sởi, quai bị, viêm não nhật bản, bại liệt, rotavirus…].

Vy Hiếu – Thu Trà – Phòng Truyền thông & Chăm sóc khách hàng

Video liên quan

Chủ Đề