Sự học như con thuyền ngược nước không tiến ắt sẽ lùi

Nghị luận câu: Việc Học như con thuyền bơi ngược nước, không tiến ắt phải lùi

Bài làm

Làm người thì phải học. Muốn sống một cuộc đời cho ra sống, sống trong ấm no yên vui thì phải học. Học dễ hay khó? Đi đường khố [hành lộ nan]; học cũng khó thay! Đúng như ngạn ngữ Trung Quốc: “Học như hơi thuyền ngược nước. Không tiến dược ắt phải lùi”.

“Bơi thuyền ngược nước” vô cùng vất vả, khó khăn. Sức người và mái chèo có chống nổi, có chiến thắng dòng nước ào ào trôi xuôi để đưa con thuyền vượt lên. Tay lái phải vững, tay chèo phải khéo, phải bền bỉ dẻo dai. Nếu thấy sóng cả mà ngã tay chèo thì thất bại!

So sánh “Học như hơi thuyền ngược nước” rất cụ thể, hình tượng để làm nổi bật sự khó nhọc vất vả trong việc học. Có biết bao trở ngại, khó khăn đối với người học. Để chuẩn bị hành trang bước vào đời, tuổi trẻ phải trải qua nhiều năm tháng “mài mòn đũng quần” trên ghế nhà trường. Phải đối diện với bao thách thức khó khăn như thời gian học hành căng thẳng, sức khỏe, hoàn cảnh kinh tế gia đình, khó khăn về môn học, càng lên cao càng khó khăn mà sự tiếp thu và vận dụng kiến thức của người học khác nào “hơi thuyên ngược nước”.

Các nho sinh ngày xưa, mơ ước được vua cho khắc tên vào bia đá, được ghi họ tên vào bảng vàng và thành ông Nghè, ông Cống, được vinh quy bái tổ, “võng anh đi trước, võng nàng đi sau” thì phải “thập niên đăng hỏa”, “nấu sử sôi kinh”. Cái giá của việc học hành để làm ăn, để lập nghiệp, để thi thố tài năng vói thiên hạ thật không thể nào kể hết. Lê Quý Đôn, ông Bảng Diên Hà, Thái Bình suốt đời “mắt không rời sách, tay không rời hút, thấy gì ¡ạ, nghe gì lạ đều ghi chép…”. Nguyễn Khuyến vừa đánh giậm kiếm tôm tép nuôi mẹ, vừa di học; phải vừa làm thầy đồ vừa tự học, nếm trải nhiều khó khăn, mãi đến năm 36 tuổi mới được vua ban cờ biển kèm hai chữ “Tam nguyên”. Sách “Quốc văn giáo khoa thư” kể chuyện ông Châu Trí nhà nghèo phải vào chùa Long Tuyền, quét lá đa đốt lửa học thâu canh, năm 16 tuổi đã đỗ Giải nguyên, v.v… Ngày nay, có biết bao tấm gương vượt khó học giỏi, đỗ Thủ khoa trong các kì thi Đại học mà báo chí đã đưa tin và ca ngợi.

Đi học cũng như bơi thuyền ngược nước, nếu “không tiến được ắt phải lùi”. Phải lùi vì ngu dốt, vì lười học, ngại khó ngại khổ, chỉ ham ăn chơi đua đòi. Học không có mục đích, học thiếu kiên trì nhẫn nại, học mà như nước đổ lá khoai, “như nước đổ dầu vịt”, “một chữ hẻ đòi không hiết” thì “tiến” sao được, chỉ “lùi” mà thôi!

“Học những sôi cơm nhưng chửa chín,

Thi không ăn ớt thế mà cay!”

Tú Xương

Tiến/ lùi là quy luật tồn tại, phát triển, đào thải của sự việc, sự vật. Học mà không tiến ắt phải lùi. Hình ảnh những học sinh cá biệt hiện nay cho thấy rõ sự thật đó. Những hiện tượng tiêu cực hiện nay do tuổi vị thành niên gây ra, từng là “nỗi đau” của gia đình và xã hội, suy cho cùng là do sự “lùi” trong việc học gây ra.

“Bơi thuyền ngược nước” phải dũng cảm, tài ba, đồng thời “vị thuyền trưởng” phải làm chủ sông nước thác ghềnh, có tầm nhìn xa trông rộng để đưa con thuyền về đúng bến, tới đích. Người học cũng vậy, ngoài các nhân tố như hiếu học, kiên nhẫn vượt khó, thông minh sáng tạo, … còn phải xác định rõ mục đích của việc học. Học phải tiến chứ không thể lùi; tiến lên để trở thành người có văn hóa, có tài năng, có khả năng lao động sáng tạo phục vụ nhân dân và đất nước. Học phải tiến lên vì một mục đích cao đẹp. Chứ không phải tiến bằng con đường mua bằng, mua chức, tham nhũng để vinh thân phì gia!

Tóm lại, câu ngạn ngữ trên đây đã chỉ cho ta thấy rõ việc học rất khó khăn, người học phải có bản lĩnh và trí tuệ. Con đường học vấn là dài lâu khác nào đưa thuyền vượt thác, băng ghềnh! Tuổi trẻ phải không ngừng vươn lên học giỏi, chiếm lĩnh tầm cao văn hóa của thời đại. Nghị lực phải nâng cao, tẩm mắt phải mở rộng, luôn luôn nuôi dưỡng ước mơ và khát vọng… đó là những điều mà tuổi trẻ chúng ta phải tâm niệm và phấn đấu không ngừng để tiến lên. Tiến lên để trở thành một người có văn hóa, có tài đức, một công dân tốt của đất nước, dể phụng sự quốc gia và dân tộc.

Nghị luận: “Học như bơi thuyền ngược nước, không tiến ắt sẽ phải lùi”

Nhà bác học Đác Uyn từng nói: “Học, học nữa, học mãi”. Trong suốt tiến trình lịch sử phát triển, loài người đã không ngừng tích lũy tri thức và nỗ lực học hỏi để có thêm hiểu biết và sáng tạo. Tri thức là do nỗ lực học tập mà có chứ không tự nhiên mà có được. Không học tập không thể nào tiến bộ được. Bàn về điêgu nà, nugạn ngữ Trung Quốc có câu: “Học như bơi thuyền ngược nước, không tiến sẽ phải lùi”

“Học” là hành động tiếp thu, chiếm lĩnh tri thức nhân loại để hình thành tri thức của mình và vận dụng vào thực tế cuộc sống nhằm tạo ra của cải vật chất, duy trì sự sống của bản thân, gia dình và xã hội.

“Bơi thuyền ngược nước” là thuyền bơi trên dòng nước ngược, tốn rất nhiều sức. Nếu không ra sức chèo lái, con thuyền sẽ bị dòng nước đẩy lùi. Câu văn sử dụng phép so sánh ẩn dụ quá trình học hỏi của con người với hình ảnh con thuyền trôi ngược dòng nước không tiến ắt phải lùi.

Thật vậy, học là nhiệm vụ khó khăn như bơi thuyền ngược nước. Đó là một quá trình vất vả, không ngừng nghỉ. Đây là một hoạt động diễn ra suốt cuộc đời của con người chứ không phải là một giai đoạn gắn với trường học. Học ở trường lớp và học trong cuộc sống. Học ở thầy cô, bạn bè và học ở mọi người.

Nếu con người ngừng việc học tại một thời điểm nào đó nhất định sẽ bị lạc hậu so với xã hội, bị thụt lùi kiến thức so với người khác. Cách so sánh đã khái quát một trong những bản chất của việc học, học hành rất vất vả và liên tục không ngừng như người lái đò phải làm việc hết sức mới đưa được con thuyền tiến lên.

Câu ngạn ngữ “học như bơi thuyền ngược nước” ngầm đưa ra dụng ý khuyên răn con người ta nên có thái độ học tập kiên trì, mạnh mẽ, tự vượt lên chính mình và chiến thắng hoàn cảnh khó khăn để học hỏi, hoàn thiện bản thân. Trong cuộc sống của chúng ta có không ít những tấm gương vượt khó trong học tập như thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí. Dù bị tật nguyền và chịu bao đau đớn về thể xác nhưng với sự quyết tâm, nỗ lực phi thường, thầy đã đạt được rất nhiều thành công trong cuộc sống.

Kiến thức là vô bờ bến, rất sinh động và thay đổi. Kiến thức phát triển liên tục và luôn mới mẻ. Chỉ bằng cách học không ngừng nghỉ, người ta mới nắm kiến thức phục vụ hữu ích cho chính cuộc sống của mình. Nếu không học, con người sẽ không có kiến thức, nếu chỉ học trong một thời điểm và dừng lại, con người người sẽ bị tụt hậu so với thời đại.

Việc học quan trọng là thế nhưng hiện nay tình trạng lười học, bỏ học, học giả, học thiếu trung thực vẫn còn tồn tại. Nguyên nhân một phần cũng do sự tự ý thức cá nhân còn quá kém, chưa hiểu rõ tầm quan trọng của việc học. Hậu quả sẽ rất to lớn vì khi không có kiến thức, mọi việc sẽ trở nên rất khó khăn, dần dần sẽ trở thành người vô dụng.  Do đó, chúng ta phải cố gắng học hỏi, học mọi nơi, kiến thức không bao giờ là thừa.

Học tập thành công luôn đòi hỏi ở con người rất nhiều ý chí, nghị lực và niềm tin tưởng. Qua câu ngạn ngữ: “Học như bơi thuyền ngược nước. Không tiến sẽ phải lùi” chúng ta tự ý thức được việc học, cần phải có ý thức, nghị lực để vượt qua mọi khó khăn, trở ngại trong học tập.

  • Học đi đôi với hành
  • Tinh thần tự học

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

Dàn ý hãy bàn luận câu nói: Học như bơi thuyền ngược nước, không tiến ắt phải lùi.


I. Dàn ý hãy bàn luận câu nói: Học như bơi thuyền ngược nước...[Chuẩn]

1. Mở bài

- Dẫn dắt vào vấn đề nghị luận
- Giới thiệu khái quát về vấn đề nghị luận.

2. Thân bài

a. Giải thích vấn đề nghị luận- Giải thích các khái niệm: "học", "bơi thuyền ngược nước", "tiến", "lùi".

- Giải thích nội dung ý nghĩa câu ngạn ngữ.

b. Bàn luận, phân tích vấn đề nghị luận- Việc học không thể diễn ra trong giây lát mà cần trải qua quá trình tiếp thu, tích lũy.- Quá trình học tập diễn ra không ngừng nghỉ bởi kho tàng kiến thức của nhân loại vô cùng bao la, rộng lớn, bao gồm tri thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau.- Kho tàng kinh nghiệm, kiến thức của nhân loại ngày càng mở rộng, phát triển và trở nên phong phú, đa dạng, sinh động hơn.- Con người chỉ có thể chiếm lĩnh và làm chủ tri thức khi học tập không ngừng và luôn giữ vững quyết tâm cùng tinh thần kiên trì, bền bỉ.

- Nếu ngừng học hỏi, ngừng tư duy thì kiến thức của con người sẽ trở nên hạn hẹp và tụt hậu so với sự phát triển của thời đại.

c. Bài học nhận thức và hành động- Con người cần xác lập cho bản thân một thái độ học tập đúng đắn, tích cực- Giữ vững thái độ kiên trì, bền bỉ trên con đường học tập.

- Lựa chọn cho bản thân phương pháp học tập phù hợp.

3. Kết bài

Khẳng định lại vấn đề nghị luận. Liên hệ bản thân.
 

II. Bài văn mẫu Bàn luận câu nói: Học như bơi thuyền ngược nước...[Chuẩn]

Bàn về con đường học tập đầy rẫy những chông gai, thử thách, Lê-nin từng nói "Học, học nữa, học mãi" để khẳng định sự vận động và tiếp diễn không ngừng nghỉ của quá trình chiếm lĩnh tri thức. Bàn về vấn đề này, có ý kiến cho rằng: "Học như bơi thuyền ngược nước, không tiến ắt phải lùi". Câu ngạn ngữ trên đã ngầm khẳng định vai trò ý nghĩa cùng bản chất của việc học và tích lũy kiến thức.

Như chúng ta đã biết, học là quá trình tư duy để tiếp thu tri thức, trang bị những kiến thức, kĩ năng để phát triển và hoàn thiện nhân cách; còn "bơi thuyền ngược nước" là cách nói ẩn dụ để chỉ những khó khăn, chông gai trên con đường học vấn. Câu ngạn ngữ còn sử dụng hai động từ đối lập nhau để chỉ hai kết quả trái ngược mà con người thu được trên con đường chiếm lĩnh tri thức: "tiến" là động từ diễn tả sự chiến thắng và vượt lên những cản trở...[Còn tiếp]

>> Xem bài mẫu đầy đủ Hãy bàn luận câu nói: Học như bơi thuyền ngược nước... tại đây.

--------------------HẾT-----------------------

Trong tài liệu Những bài văn hay lớp 11, ngoài Dàn ý Hãy bàn luận câu nói: Học như bơi thuyền ngược nước, chúng tôi còn giới thiệu nhiều dàn ý mẫu khác các em có thể đón đọc: Dàn ý Bàn luận về câu nói Một điều nhịn, chín điều lành, Dàn ý bàn luận về câu nói "Tuổi trẻ cần có thói quen đẹp, đó là đọc sách; Dàn ý bình luận về câu nói Sự thật đôi khi gây nên những rạn nứt; Bàn luận về ý kiến của Ban-dắc: Lịch sự và khiêm tốn chứng tỏ con người có văn hóa. 

Bằng việc xây dựng dàn ý hãy bàn luận câu nói: Học như bơi thuyền ngược nước... trước khi viết bài văn hoàn chỉnh, các em sẽ dễ dàng hơn trong việc lựa chọn, sắp xếp nội dung sao cho ngắn gọn, đầy đủ, theo trình tự nhất định để giúp bài viết của mình thuyết phục người đọc hơn.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề