Tác giả bài hát đi cắt lúa là ai

1.Bài hát Đi cắt lúa là dân ca của dân tộc  H-rê. Sưu tầm Lê Toàn Hùng. Đặt lời mới Lê Minh Châu.

2.Một số bài dân ca của các dân tộc Tây Nguyên : Ru em- dân ca Xơ-đăng, Mùa gặt- dân ca Ra-lai, Bạn ơi lắng nghe- dân ca Ba-na,......

3.- Quãng là khoảng cách về độ ca giữa 2 âm vang lên lần lượt cùng lúc.

   - Quãng có 2 âm vang lên một lúc là quãng hòa âm.

   - Quãng có 2 âm vang lên lần lượt là quãng giai điệu.

4.- Dựa vào số bậc âm cơ bản có trong quãng để tìm ra tên gọi của quãng.

   VD : Đồ-Đồ : Quãng 1

           Rê-Mi : Quãng 2

           Đồ-Sol : Quãng 5

           Đồ-Đố : Quãng 8

           Rề-Si : Quãng 6

5.-Cao độ : La-đô-rê-mi-son-la

  -Trường độ : ?

  -Kí hiệu : Dấu luyến

Chào các bạn,

Hôm qua đọc bài “Bảo tàng” văn hóa của cô gái 9X, nói về em gái Hrê [Quảng Ngãi] khởi nghiệp bằng cách mở cửa hàng bán sản phẩm truyền thống của dân tộc Hrê, đặc biệt là các sản phẩm dệt thổ cẩm Làng Teng do phụ nữ gia đình em dệt, mình thấy cảm mến em.

[Nghề dệt thổ cẩm ở Làng Teng được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.]

Mình cảm mến tinh thần làm giàu theo hướng gìn giữ văn hóa dân tộc của em gái trẻ người đồng bào sắc tộc Hrê. Qua em, mình cảm thấy muốn gần gũi với đồng bào sắc tộc Hrê nên tìm nghe bài nhạc dân ca Hrê.

Dưới đây là một bài hát dân ca Hrê theo điệu ta-lêu, điệu dân ca quen thuộc của người Hrê, bài Đi cắt lúa.

Dân ca Hrê – Đi Cắt Lúa.

Các bạn có thể tìm hiểu thêm về dân tộc và dân ca Hrê ở đây – Dân ca Dân nhạc VN – Dân tộc Hrê của chị Túy Phượng.

Dưới đây là trích đoạn về điệu ta-lêu trong bài của chị Phượng.

Mong sao đời sống tinh thần và vật chất của anh chị em đồng bào dân tộc thiểu số được cân bằng với anh chị em đồng bào dân tộc Kinh.

PTH

***

NGHỆ THUẬT DIỄN XƯỚNG DÂN GIAN CỦA NGƯỜI HRÊ

[trích]

* Các loại hình dân ca

Các loại hình dân ca chính của người Hrê ở Quảng Ngãi bao gồm: ta lêu [ca lêu], ca choi [ca chơi], ta jeo, vađhô con…

Dân ca Hrê có giai điệu trong sáng, tình cảm và thang âm phong phú, nên nhiều nhạc sĩ đã mượn làn điệu từ dân ca Hrê để phát triển thành những ca khúc nổi tiếng, như: Phan Huỳnh Điểu với Bóng cây kơnia [thơ Ngọc Anh], Nhật Lai với Thương anh cán bộ, Cánh chim pôngkle, Hái rau tặng anh bộ đội, Phan Quý với Chiều sông Rhe [thơ Nguyễn Ngọc Trạch]…[3].

* Ta lêu

Ta lêu [ở huyện Sơn Hà, và những vùng dưới của huyện Sơn Tây gọi là ca lêu], là điệu hát kể, có tính chất tự sự. Người Hrê thường dùng ta lêu để hát kể cho con cháu nghe bên bếp lửa nhà sàn, trên rẫy vào mùa chờ thu hoạch. Có hai dòng ta lêu là ta lêu cổ và ta lêu mới.

Ta lêu cổ, là loại ta lêu có hệ thống bài bản vốn được truyền từ đời này sang đời khác. Loại ta lêu này có các đề tài như: kể về các loài vật, cây cối; kể về các anh hùng huyền thoại của cộng đồng tộc người, về các vị thần linh, về những con người tài trí, dũng cảm… Đây là loại ta lêu có cốt truyện nên khi hát kể ta lêu, người Hrê gọi là cà eng, vì có những bài ta lêu được các nghệ nhân Hrê hát suốt cả đêm. Trong các truyện cổ dân gian của người Hrê thường có những đoạn xen bằng văn vần, đó chính là những khúc ta lêu cổ.

Ta lêu mới, là loại ta lêu mới được sáng tác ca ngợi cuộc sống mới, về tinh thần hăng say lao động, sản xuất… và đặc biệt là về tình yêu đôi lứa.

Đi cắt lúa – Hương Loan – Dân ca Hre

Tuần                                                               Ngày soạn:

Tiết                                                                 Ngày dạy:

 Bài 5: Học hát: Đi cắt lúa.

           Dân ca H’rê [Tây Nguyên]

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- HS biết: Bài Đi cắt lúa là dân ca Tây Nguyên. Biết nội dung của bài hát nói về niềm vui của dân bản khi đón lúa về. HS hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát. Biết cách lấy hơi, hát rõ lời, diễn cảm.

- HS hiểu định nghĩa về quãng, quãng giai điệu, quãng hòa âm. Gọi được một số quãng.

- HS vận dụng: hát kết hợp gõ đệm; tập hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca,...

2. Năng lực

a. Năng lực chung

  • Năng lực tự học, giải quyết vấn đề.

b. Năng lực chuyên biệt

  • Hiểu biết âm nhạc.
  • Thực hành âm nhạc.
  • Cảm thụ âm nhạc.

3. Phẩm chất

  • Yêu gia đình, quê hương, đất nước

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên:

  • Nhạc cụ; băng hát mẫu và bảng phụ bài hát Đi cắt lúa.
  • Máy chiếu.

2. Học sinh:

  • Tìm hiểu về bài hát trước khi lên lên lớp.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. Hoạt động khởi động [5p]:

a] Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới.

b] Nội dung: HS hát bài hát theo yêu cầu của GV

c] Sản phẩm: HS thực hiện nhiệm vụ

d] Tổ chức thực hiện:

GV cho HS hát 1 bài hát để khởi động không khí tiết học đầu tiên.

B. Hoạt động hình thành kiến thức mới [30p]:

HĐ 1: Tìm hiểu về tác giả và bài hát Đi cắt lúa [10p]

a] Mục tiêu: Tìm hiểu về tác giả và bài hát Đi cắt lúa

b] Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu

c] Sản phẩm: HS lắng nghe và trả lời câu hỏi

d] Tổ chức thực hiện:

HĐ của GV - HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Cho HS quan sát bảng phụ bài hát Đi cắt lúa.

H. Bài hát Đi cắt lúa - dân ca Hrê [Tây Nguyên] do ai sưu tầm, ai đặt lời mới và được viết ở nhịp gì?

H. Em có nhận xét gì về nhịp đầu tiên của bài hát?

- Cho HS đọc lời ca 1 lần

H. Theo em bài hát có thể chia thành mấy câu?

* Chú ý: hình thức móc giật trong bài hát [chỉ trên bảng phụ], các từ cần hát luyến 2 và 3 nốt nhạc.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát bảng phụ và tìm hiểu về tác giả và tác phẩm.

- Bài hát do Lê Toàn Hùng sưu tầm, nhạc sĩ Lê Minh Châu đặt lời mới và được viết ở nhịp 2/4

- Bài hát có nhịp lấy đà, hát nhấn vào từ “Vui” trong nhịp thứ 2 của bài hát.

- HS đọc lời ca.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS báo cáo kết quả

- HS nhận xét kết quả báo cáo của bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả báo cáo của HS, bổ sung kiến thức.

I. Học hát: Bài Đi cắt lúa.

1. Tìm hiểu bài:

a.Tác giả

b.Tác phẩm

- Nhịp 2/4

- Kí hiệu:

+ Dấu: luyến, chấm dôi, nối,...

- Chia câu: 2 câu

HĐ 2:  Học hát [20p]

a] Mục tiêu: Học hát bài Đi cắt lúa

b] Nội dung: GV dạy HS hát

c] Sản phẩm: HS trình bày bài hát

d] Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Cho HS nghe hát mẫu 1 - 2 lần.

- Làm mẫu luyện thanh và cho HS luyện thanh.

- Dạy hát từng câu theo lối móc xích.

- Cho HS hát hoàn chỉnh bài hát 1 lần sau đó cho ghép với nhạc đệm của đàn 2 - 3 lần.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe hát mẫu.

- HS luyện thanh theo hướng dẫn của GV

- HS hát từng câu theo hướng dẫn

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS trình bày bài hát.

- HS nhận xét về cách trình bày của bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét cách trình bày bài hát của HS, góp ý, sửa sai cho HS.

2. Học hát:

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP [3-5p]:

a] Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành hát.

b] Nội dung: HS hát và gõ phách

c] Sản phẩm: HS biết gõ phách và thể hiện bài hát

d] Tổ chức thực hiện:

GV Đàn: HS hát với tình cảm vui khỏe kết hợp gõ phách.

Cho một tam ca lên trình bày lại bài hát Đi cắt lúa.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG [4p]:

a] Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học.

b] Nội dung: HS trả lời câu hỏi

c] Sản phẩm: Trình bày của HS

d] Tổ chức thực hiện:

Nêu VD về quãng 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10?

HS: Lên bảng viết VD - GV nx.

Hai nốt nhạc vang cùng một lúc hoặc vang lên lần lượt - gọi là quãng gì?

HS: TL - GV nx.

Bài hát “Đi cắt lúa” là dân ca của dân tộc nào?

HS: Dân ca Hrê.

* Hướng dẫn về nhà

- Học hát bài “Đi cắt lúa”

- Đọc trước nội dung bài mới

Video liên quan

Chủ Đề