Tại sao bị đẹn

Chắc hẳn trong đời bạn ít nhất một lần bị nhiệt miệng, thậm chí có người còn bị rất thường xuyên. Vậy hay bị nhiệt miệng là dấu hiệu của bệnh gì? Để hiểu rõ hơn về triệu chứng này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nội dung chi tiết trong bài viết sau.

Nhiệt miệng là bệnh gì?

Nhiệt miệng, hay loét áp-tơ, là một vết loét ở vùng miệng hoặc vết rộp nhỏ, có màu trắng, vàng hoặc đỏ bao quanh. Chúng phát triển trên các mô mềm trong miệng hoặc ngay trên nướu. Không giống với herpes ở môi, những vết này không xảy ra trên bề mặt môi và không lây lan.

Những dấu hiệu và triệu chứng của nhiệt miệng?

Các triệu chứng phổ biến của nhiệt miệng là:

  • Một vết loét nhỏ, hình bầu dục, có màu trắng hoặc vàng
  • Một vùng da đỏ gây đau trong miệng
  • Cảm giác ngứa râm ran trong miệng

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu thường xuyên bị nhiệt miệng kèm theo những dấu hiệu nào sau đây:

  • Vết loét lớn
  • Bùng phát nhiều vết loét
  • Đau buốt
  • Sốt cao
  • Tiêu chảy
  • Phát ban
  • Đau đầu.

Nguyên nhân gây nhiệt miệng là gì?

Có rất nhiều lý do dẫn đến tình trạng nhiệt miệng. Nguyên nhân gây nhiệt miệng chủ yếu là do nội tiết tố bên trong cơ thể gây ra. Một vài nguyên do cụ thể như sau:

  • Một tổn thương nhỏ trong miệng do đánh răng quá mức, các tai nạn khi chơi thể thao, vô tình tự cắn vào má bên trong miệng
  • Những thức ăn nhạy cảm, đặc biệt là sôcôla, cà phê, dâu tây, trứng, các loại hạt, phô mai và thực phẩm nhiều gia vị hoặc có vị chua
  • Nguyên nhân nhiệt miệng là do thiếu hụt lượng vitamin B12, kẽm, folate [axit folic] hoặc sắt
  • Phản ứng dị ứng với một số vi khuẩn trong miệng
  • Helicobacter pylori – vi khuẩn gây loét dạ dày tá tràng
  • Nguyên nhân bị nhiệt miệng là do sự thay đổi hormone trong thời kỳ kinh nguyệt
  • Áp lực [stress].

Những ai thường mắc phải nhiệt miệng?

Bệnh nhiệt miệng là tình trạng viêm khá phổ biến. Chúng có thể ảnh hưởng đến những bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Nhiệt miệng có thể được kiểm soát bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ gây bệnh. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc nhiệt miệng?

Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc nhiệt miệng, chẳng hạn như:

  • Tiền sử bệnh của gia đình
  • Thanh thiếu niên và người trẻ
  • Nữ giới.

Điều trị nhiệt miệng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán nhiệt miệng?

Bác sĩ hoặc nha sĩ có thể xác định vết loét khi kiểm tra bằng mắt thường mà không cần đến xét nghiệm. Trong trường hợp nặng, bạn có thể được yêu cầu làm một số xét nghiệm như xét nghiệm máu, sinh thiết để kiểm tra các vấn đề sức khỏe khác.

Những phương pháp nào dùng để điều trị nhiệt miệng?

Nhiệt miệng bình thường sẽ tự lành mà không cần phải điều trị gì. Nếu bạn cảm thấy đau quá mức, một số điều trị sau đây có thể được thực hiện:

  • Súc miệng để rửa sạch vi khuẩn
  • Bổ sung thêm các chất dinh dưỡng [folate, vitamin B6, vitamin B12, kẽm]
  • Thuốc mỡ [benzocaine, fluocinonide, hydrogen peroxide]
  • Thuốc súc miệng corticosteroid [dexamethasone].

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của nhiệt miệng?

Một số thói quen sinh hoạt sau đây có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của các vết nhiệt miệng:

  • Súc miệng bằng nước muối hoặc baking soda
  • Thoa một lượng nhỏ kem magie
  • Tránh các loại thực phẩm mài mòn, có tính axit hoặc cay
  • Chườm đá vào vết nhiệt miệng
  • Đánh răng nhẹ nhàng.

Nhiệt miệng là vấn đề rất thường gặp trong cuộc sống thường nhật. Bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, bệnh đem lại sự khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày cũng như giảm ngon miệng.

Việc hiểu rõ về yếu tố nguy cơ gây bệnh cũng như biết được một số phương pháp điều trị để nhanh khỏi bệnh là hết sức hữu ích.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất. Pacificcross không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

Nguồn tham khảo

Hiện nay, khoa học chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh nhiệt miệng, chỉ có thể xác định đây là một trong những bệnh có liên quan đến môi trường, chế độ dinh dưỡng, sinh vật gây nhiễm trùng, độc tố trong chế độ ăn, ký sinh trùng hoặc do thiếu hụt dinh dưỡng như axit folic.

Tổn thương trong miệng có thể kể đến các nguyên nhân như: đánh răng quá mức, tai nạn khi chơi thể thao cắn vào má bên trong miệng; sử dụng thức ăn nhạy cảm; thiếu hụt lượng vitamin B12, kẽm hoặc sắt; phản ứng dị ứng với một số vi khuẩn trong miệng; những thay đổi hormone trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc do áp lực.

Nhiệt miệng kéo dài sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe do quá trình hấp thụ thức ăn bị hạn chế, chính vì vậy cần có biện pháp điều trị kịp thời để hạn chế các tác hại của bệnh.

Nhiệt miệng là một bệnh lý thường gặp, xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính, tuy không nguy hiểm nhưng gây nhiều bất tiện và khó chịu với bệnh nhân, đặc biệt là việc ăn uống. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu những nguyên nhân bị nhiệt miệng để có biện pháp chủ động chữa trị và phòng ngừa bệnh tái phát. 

Nhiệt miệng là hiện tượng có những vết loét nhỏ, nông, xuất hiện ở những mô mềm trong miệng như môi, bên trong má, nướu. Thông thường vết nhiệt ở miệng có màu trắng, đôi khi có màu vàng, viền xung quanh là màu đỏ, chúng có dạng hình tròn hoặc oval. Vết nhiệt miệng thường không lây lan mà chỉ gây khó chịu khi ăn uống, nói chuyện là chủ yếu. Tuy bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị nhưng nếu bạn tái phát nhiều lần theo chu kỳ có thể bạn đã bị viêm loét miệng mạn tính. Trong trường hợp nặng nhiệt miệng có thể gây viêm cấp, sốt nổi hạch, rối loạn tiêu hóa, cảm giác đau hơn bình thường. 

Mặc dù đây là một bệnh lý phổ biến nhưng lý do bị nhiệt miệng thì không phải là ai cũng biết. Theo Tây y, nguyên nhân bị nhiệt miệng thường là do cơ thể bạn thiếu một số loại vitamin và dưỡng chất, rối loạn nội tiết tố, rối loạn tiêu hóa, nhiễm khuẩn răng miệng... Còn Đông y thì cho rằng nguyên nhân bị nhiệt miệng thường xuyên là do nhiệt độc, nóng trong, ảnh hưởng từ tâm, can, tỳ, vị, thận, phần nhiều là do chế độ ăn uống tạo nên. Để cụ thể hơn, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu lần lượt từng nguyên nhân nhé!

Bị nhiệt miệng do các tổn thương vật lý

Một nguyên nhân thông thường nhất dẫn đến nhiệt miệng đó là do các tác động vật lý trong quá trình ăn uống, nói chuyện... lên các mô mềm trong khoang miệng. Nếu bạn không may cắn vào má gây nên vết thương hở thì nó có thể dần dần phát triển thành vết loét miệng. Sở dĩ các tổn thương vật lý thường hay dẫn đến nhiệt miệng bởi trong khoang miệng là nơi trú ngụ của nhiều loại vi khuẩn khác nhau, có tốt có xấu. Các mô mềm bị tổn thương sẽ dễ dàng bị các vi khuẩn này xâm nhập gây nên nhiễm trùng, lở loét và dẫn đến nhiệt miệng, khó chịu. 

Ăn nhiều thực phẩm chua, cay nóng

Theo quan điểm của y học cổ truyền thì nhiệt miệng  thuộc chứng “khẩu cam” , bệnh phát sinh do hoả độc, nhiệt độc, thấp nhiệt ở tỳ, vị, tâm, can, thận; hay gặp nhất là ở tỳ vị hay chúng ta vẫn thường gọi là nóng trong. Hoả độc, nhiệt độc bốc lên sinh lở loét, đau nóng rát, miệng hôi, khô miệng, lưỡi đỏ. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng nóng trong thường là do ăn quá nhiều đồ chua cay, đồ ăn có tính nóng, thực phẩm chứa nhiều tinh bột...

Do quá trình chăm sóc răng chưa đúng cách

Những sản phẩm chăm sóc răng miệng như kem đánh răng và nước súc miệng giúp bạn loại bỏ mảng bám cũng như khử tình trạng hơi thở có mùi hôi. Thế nhưng, bạn có nguy cơ sẽ mắc phải nhiệt miệng nếu bị mẫn cảm với chất sodium lauryl sulfate [SLS] có trong một số sản phẩm chăm sóc răng miệng.

Ngoài ra, bàn chải đánh răng quá cứng, động tác chải răng quá nhanh và thô bạo cũng là nguyên nhân bị nhiệt miệng mà bạn không ngờ tới. Những chiếc lông trên bàn chải quá cứng cùng với động tác chải răng mạnh có thể cọ vào các vùng mô mềm trong khoang miệng gây trầy xước khiến vi khuẩn có điều kiện xâm nhập, tạo thành lở loét trong miệng. 

Thiếu vitamin

Đôi khi, tình trạng nhiệt miệng cũng có thể là do chế độ ăn uống thiếu vitamin và chất dinh dưỡng quan trọng như axit folic, kẽm, sắt… Theo nghiên cứu đăng trên Tạp chí Hội đồng Y học Gia đình Hoa Kỳ, người ta đã tiến hành thí nghiệm cho 58 người thường bị nhiệt miệng dùng 1000mcg vitamin B12 vào buổi tối trong sáu tháng. Kết quả cho thấy, 74% người tham gia không còn tình trạng bị nhiệt miệng sau khoảng thời gian thí nghiệm chứng tỏ giả thiết trên là đúng.

Rối loạn nội tiết tố

Theo Đông y, trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc trong khi đang mang thai, nội tiết tố trong cơ thể trở nên rối loạn hơn, nếu không được tăng cường và điều hòa kịp thời, nó có thể khiến khí âm tích tụ lại trong gan, thận... gây nên tình trạng nóng trong và có thể dẫn đến mụn nhot, lở loét ở các vùng mô mềm, đặc biệt là trong khoang miệng. 

Chức năng gan suy giảm

Gan là bộ phận có nhiệm vụ đào thải chất độc hại ra khỏi cơ thể. Chính vì thế, nếu chức năng gan hoạt động không tốt sẽ gây tích tụ các chất độc hại ở vùng niêm mạc miệng. Khi chất độc tích tụ lớn sẽ tạo thành những vết mọng nước, sau đó vỡ ra và trở thành vết loét gây ra nhiệt miệng.

Hệ miễn dịch yếu

Một trong những nguyên nhân bị nhiệt miệng thường xuyên đó chính là do hệ miễn dịch yếu. Các virus, vi khuẩn khi xâm nhập vào cơ thể chúng ta đốt cháy niêm mạc miệng tạo ra những vết loét. Stress, căng thẳng kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải cũng là nguyên nhân khiến hệ miễn dịch bị suy yếu, dễ xảy ra lở loét, nhiễm trùng ở vùng miệng.

Yếu tố di truyền

Tưởng như không liên quan nhưng trên thực tế, nhiệt miệng cũng là một bệnh lý có yếu tố di truyền. Cha hoặc mẹ bị nhiệt miệng thường xuyên thì con cái của họ có khả năng bị nhiệt miệng nhiều hơn. Hay người da trắng có xu hướng dễ bị nhiệt miệng hơn người da đen là những quan sát thấy được nhiệt miệng có ảnh hưởng của di truyền.

Những nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân trên, còn một vài bệnh lý khác cũng có thể là nguyên nhân bị nhiệt miệng, ví dụ như:

  • Hội chứng suy giảm miễn dịch HIV/AIDS.
  • Rối loạn tự miễn dịch Celiac, nguyên nhân do hấp thụ gluten khiến ruột non bị tổn thương, theo như ước tính tỷ lệ mắc bệnh là 1/100.
  • Viêm ruột, viêm loét đại tràng.
  • Bệnh tự miễn Behcet, đây là căn bệnh hiếm gặp tuy nhiên nếu mắc phải sẽ gây viêm toàn thân cả vùng miệng.
  • Mắc các chứng bệnh về răng miệng như: Sâu răng, viêm răng, viêm lợi... 
  • Dị ứng với thực phẩm, hoặc các chất có trong thực phẩm như gluten. 

Mặc dù những trường hợp này khá hiếm, đa số chỉ bị nhiệt ở miệng thông thường, tự khỏi sau vài ngày hoặc sử dụng những biện pháp tự nhiên để thúc đẩy quá trình khỏi bệnh. Tuy nhiên, nếu để tình trạng nhiệt miệng kéo dài sẽ gây ra ít nhiều tác động đến sức khỏe của bạn do vết loét miệng làm ảnh hưởng đến quá trình ăn uống. Chính vì vậy, bạn nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày của mình, uống nhiều nước và ăn nhiều loại thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể, bổ sung thêm các loại thực phẩm chức năng cung cấp vitamin cần thiết. Vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng, đúng cách và nghỉ ngơi hợp lý, tránh để bản thân bị căng thẳng, mệt mỏi thì các vết nhiệt miệng sẽ nhanh biến mất. Nếu tự điều trị không hiệu quả hãy tìm đến những phòng khám chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn kịp thời nhé!

Hà Nội: 56 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy

Điện thoại: 024.3568.6969

TP. HCM: 716-718 Điện Biên Phủ, P.10, Q.10

Điện thoại: 028.3833.6666

Tham khảo thêm

Gửi bình luận

Video liên quan

Chủ Đề