Tại sao bị ngộ độc rượu

Bạn có thường xuyên tham dự các buổi tiệc? Ăn mừng tại các bữa tiệc, các cuộc họp mặt sau giờ làm… người dân chúng ta đã quen với ly bia chén rượu. Tuy “làm vài ly” có thể góp vui cho không khí, nhưng việc quá chén cũng không hiếm khi xảy ra. “Uống quắc cần câu” – đôi lần khiến ta phải nhập viện. Bài viết này cung cấp những kiến thức cần thiết về Ngộ độc rượu – một tình trạng uống rượu quá mức có thể dẫn tới tử vong.

1. Ngộ độc rượu là gì?

Ngộ độc rượu xảy ra khi ta uống nhiều hơn mức cơ thể có thể chấp nhận được. Chất cồn trong rượu bia có tác dụng ức chế hệ thần kinh. Khi có quá nhiều cồn trong máu, các cơ quan thần kinh điều hòa việc hít thở, tim mạch, làm ấm cơ thể cũng có thể ngừng hoạt động.

Ngộ độc rượu có nguy hiểm hay không

>>>Có thể bạn quan tâm:

Vấn đề về bia rượu luôn là một đề tài nóng của xã hội, có khi nào bạn chợt giật mình tự hỏi “Mình có nên dừng lại ở đây?”. Hãy cùng YouMed tìm hiểu các sử dụng bia rượu sao cho hợp lý để giảm tối đa những nguy hại của bia rượu nhé!

Các triệu chứng có thể xuất hiện khi ngộ độc rượu, bao gồm:

  • Rối loạn tâm thần
  • Khó duy trì ý thức
  • Nôn mửa
  • Co giật
  • Khó thở
  • Nhịp tim chậm
  • Nhiệt độ cơ thể thấp [hạ thân nhiệt]

Độ cồn [mg/dL]

Biểu hiện

20 – 50

Kích thích, cảm xúc không ổn định, thích giao du với người khác, hưng cảm, nói nhiều.

50 – 100

Chậm đáp ứng, giảm khả năng phán xét, không điều khiển được các vận động đòi hỏi độ chính xác, giọng nói bất thường.

100 – 200

Nhìn đôi [nhìn một vật thành hai vật], bạo lực, mất định hướng, lẫn lộn, vô cảm, sững sờ

200 – 400

Hô hấp bị ức chế [thở yếu, thở chậm, ngừng thở, thở khò khè, ứ đọng đờm rãi], ho hoặc khạc yếu, giảm thân nhiệt [da lạnh], tiêu tiểu ra quần, tụt huyết áp, hôn mê.

> 400

Truỵ tim mạch, tử vong.

Triệu chứng ngộ độc rượu biểu hiện từ nhẹ đến nặng phụ thuộc vào nồng độ cồn trong máu. Nguồn ảnh: Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai

2. Uống bao nhiêu rượu thì sẽ bị ngộ độc rượu?

Đúng như bạn từng biết, mỗi người có một “tửu lượng” khác nhau. Điều này tùy thuộc vào tuổi tác, độ nhạy cảm với rượu, giới tính, tốc độ uống, thuốc bạn đang dùng và lượng thức ăn ăn vào.

Một số loại thuốc khi được dùng cùng với rượu có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc rượu. Ví dụ: các loại thuốc an thần, thuốc hỗ trợ giấc ngủ, thuốc giảm đau và kháng histamin.

Vì vậy, hãy hỏi bác sĩ của bạn nếu có thể dùng rượu bia hay không khi đang uống các loại thuốc trên.

Nhìn chung, bất cứ khi nào rượu được đưa vào quá nhanh đều có thể có nguy cơ bị ngộ độc rượu. Uống 2 lon bia liên tục trong vòng 5 phút sẽ nhanh chóng bị say và ngộ độc rượu hơn là uống 2 lon trong 2 giờ.

Say rượu thường xảy ra khi một phụ nữ uống 4 ly hoặc một người đàn ông uống 5 ly trong khoảng 2 giờ.

Tuy nhiên, để phù hợp với kích cỡ cơ thể và dễ ước tính, ở người Việt Nam với nam giới không nên quá 20 gam/ngày, với nữ giới không nên quá 10 gam/ngày, tương đương với:

  • Nữ: 250ml loại bia 5% [đa số các loại bia phổ thông trên thị trường hiện nay đều ở mức “5 độ” – tức 5%], 30ml loại rượu 40%.
  • Nam: 500ml loại bia 5% [tương đương 2 lon bia], 60ml loại rượu 40%.
Uống bao nhiêu rượu thì sẽ bị ngộ độc rượu

3. Cần làm gì khi bị ngộ độc rượu? Và làm sao để phòng tránh ngộ độc rượu?

Nếu bạn nghi ngờ rằng ai đó ngộ độc rượu, hãy gọi 115 để được giúp đỡ ngay lập tức.

Đừng chờ đợi người đó có tất cả các triệu chứng vì khi đó có thể đã quá trễ để cứu họ.

Và cũng cần ghi nhớ, tắm nước lạnh, cà phê nóng, đi bộ và các biện pháp dân gian khác không có tác dụng. Những cách này có khi còn làm mọi thứ tồi tệ hơn.

Trong khi chờ đợi sự trợ giúp y tế đến:

  1. Hãy chuẩn bị ghi nhớ loại và lượng rượu mà người đó uống, các loại thuốc họ đang dùng và bất kỳ thông tin sức khỏe nào bạn biết về người đó.
  2. Đừng để người say một mình, vì người đó có nguy cơ bị thương do ngã hoặc nghẹt thở. Giữ người ngồi hoặc đứng vững trên mặt đất.
  3. Nếu ứ đọng đờm rãi, thở khò khè, hoặc nôn: cho họ nghiêng về phía trước để ngăn chặn nghẹt thở. Nếu bất tỉnh, cho họ nằm nghiêng sang một bên, tránh bị nghẹn hoặc sặc…
  4. Nếu thở yếu, ngừng thở: hô hấp nhân tạo bằng các phương tiện và điều kiện có tại chỗ.
  5. Nếu co giật:

+ Không để người bệnh ngã hoặc va đập vào các vật cứng, không cho các vật cứng vào miệng.

+ Quan sát kỹ người bệnh, nếu thở yếu, ngừng thở hoặc tím tái thì hô hấp nhân tạo.

Ngộ độc rượu rất dễ nhầm lẫn với tình trạng say rượu

Nếu tình trạng nhẹ hơn, có thể cho họ nghỉ ngơi tại chỗ. Tuy nhiên, lưu ý:

  • Không tự đi lại một mình, không tự lái xe, không vận hành máy móc hay lao động khác.
  • Ăn đủ: các chất tinh bột [cơm, cháo, mỳ,…], hoặc cho uống nước đường.
  • Nằm ngủ: tư thế nằm nghiêng đầu và vai cao hơn, giữ ấm có người theo dõi [đảm bảo thở đều, êm và hồng hào, gọi hỏi biết].
  • Ủ ấm [nếu thời tiết lạnh], tránh lạnh.

4. Vậy còn cách phòng tránh ngộ độc rượu?

Dĩ nhiên đó chính là không uống quá nhiều rượu.

Bạn hãy nhớ rằng, trong hầu hết các trường hợp, rượu, bia chỉ có hại cho sức khỏe. Không có loại rượu bia nào an toàn. Và một khi đã uống rượu, bia, bạn sẽ rất dễ dàng nhanh chóng mất khả năng kiểm soát và chuyển từ “uống ít” sang “uống nhiều”.

Xem thêm: Cách bấm huyệt chữa say rượu tại nhà cực hiệu quả

Giữ tỉnh táo để giữ cho bản thân và gia đình của bạn an toàn. Và hãy nhớ, bạn có thể tránh nguy cơ ngộ độc rượu bằng cách uống có trách nhiệm, hoặc không uống gì cả.

Ngộ độc rượu rất dễ nhầm lẫn với tình trạng say rượu

Hãy ghi nhớ, “Uống có trách nhiệm” là cách duy nhất để phòng tránh ngộ độc rượu. Đừng để chỉ vì vài phút không kiểm soát mà có thể ảnh hưởng đến cả cuộc đời của bạn và gia đình! Hãy để lại câu hỏi hoặc tìm hiểu thêm các thông tin về ngộ độc rượu trên YouMed, bạn nhé!

Bác sĩ : Nguyễn Trung Nghĩa

Video liên quan

Chủ Đề