Tại sao cán bộ tín dụng cần thẩm định thực tế tài sản đảm bảo

Ngày 8-11, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử nhóm bị cáo giả mạo hồ sơ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Ngân hàng thương mại TNHH Dầu Khí Toàn Cầu [GPBank] chi nhánh Thăng Long, phòng giao dịch Hà Đông. 

Tòa đã tuyên án phạt các bị cáo: Lại Duy Cương [sinh năm 1983, trú tại xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội] 13 năm tù; Phạm Ánh Hậu [sinh năm 1991, trú tại phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội] 12 năm tù; Hoàng Văn Hiểu [sinh năm 1992, trú tại xã Cổ Loa, huyện Đông Anh] 7 năm 6 tháng tù, về cùng tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản". 

Riêng bị cáo Phạm Trung Thành [sinh năm 1991, nguyên cán bộ GPBank] lãnh án 36 tháng tù treo về tội "vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng".

Theo cáo trạng, do có nhu cầu vay tiền của ngân hàng, bị cáo Cương được người quen giới thiệu gặp Thành [cán bộ tín dụng của Ngân hàng GPBank, chi nhánh Thăng Long, Phòng giao dịch Hà Đông] để Thành thẩm định nhu cầu vay vốn. 

Vì không có tài sản thế chấp nên Cương đã nhờ Hiểu, nhân viên làm việc tại một gara ôtô ở huyện Đông Anh, ký khống hợp đồng mua bán chiếc Lexus. Cương hứa hẹn cho Hiểu hưởng một phần quyền lợi nên Hiểu đồng ý ký khống hợp đồng mua bán ôtô để giúp Cương.

Theo quy định của ngân hàng, khi thẩm định hồ sơ vay, Thành phải kiểm tra, thu thập bản gốc đăng ký xe để đối chiếu, nhưng Thành đã không kiểm tra tính hợp pháp của tài sản bảo đảm.

Cương đã dùng giấy đăng ký ôtô giả mang tên bị cáo đi thế chấp ngân hàng để được giải ngân cho vay số tiền 1,2 tỉ đồng và chiếm đoạt luôn số tiền này.

Sau lần đầu trót lọt, Cương tiếp tục nhờ Hiểu ký hợp đồng khống mua bán chiếc xe Land Rover với Phạm Ánh Hậu để hoàn thiện thủ tục vay vốn ngân hàng. Hậu đã cầm hợp đồng khống, giấy đăng ký xe để thế chấp vay tiền ngân hàng. 

Lần này, Thành cũng không thẩm định giấy tờ gốc. Việc này đã giúp cho Hậu thế chấp ngân hàng vay được 1,2 tỉ đồng và chiếm đoạt số tiền này của Ngân hàng GPBank, chi nhánh Thăng Long, Phòng giao dịch Hà Đông.

Trong vụ án này, hành vi của Hiểu bị xác định giữ vai trò đồng phạm giúp sức cho Cương và Hậu.

Đối với bị cáo Phạm Trung Thành [cán bộ kinh doanh của Ngân hàng GPBank] là người trực tiếp thẩm định hồ sơ vay vốn của Cương và Hậu, là người có trách nhiệm định giá tài sản bảo đảm của Cương và Hậu, nhưng Thành đã không trực tiếp kiểm tra tài sản bảo đảm là 2 ôtô Lexus và Land Rover để đối chiếu số khung, số máy với các giấy tờ xe.

Thành không thu thập bản gốc, không kiểm tra thông tin, tính pháp lý của các giấy đăng ký xe mà Hậu và Cương dùng để làm tài sản bảo đảm cho khoản vay. Thành cũng chưa từng nhìn thấy 2 chiếc ôtô này trên thực tế. 

Việc thẩm định tài sản đảm bảo trên của Thành đã dẫn đến việc cấp tín dụng không có tài sản đảm bảo, gây thiệt hại đặc biệt lớn với số tiền 2,4 tỉ đồng của Ngân hàng GPBank.

‘Nổ’ là đại tá công an, kiều nữ lừa đảo hơn 20 tỉ đồng

TTXVN

Trong quá trình làm các thủ tục để vay vốn tại ngân hàng thì thẩm định tín dụng là một trong những giai đoạn quan trọng nhất. Chuyên viên thẩm định tín dụng với nhiều kinh nghiệm, sau khi thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn sẽ đưa ra quyết định có cho khách hàng vay vốn hay không. Vậy thẩm định tín dụng là gì mà lại đóng vai trò cực kỳ lớn đến như vậy?

Thẩm định tín dụng là gì?

Có thể hiểu thẩm định tín dụng là quá trình con người kiểm tra và đánh giá một dự án có độ rủi ro và độ tin cậy như thế nào, có đủ khả năng trả nợ hay chưa, từ đó đưa ra được quyết định sẽ cho dự án được vay hay là không.

Mục đích của quá trình thẩm định tín dụng

Mục đích cuối cùng của việc thẩm định tính dụng là đánh giá chính xác khả năng trả nợ của khách hàng để hạn chế thấp nhất mức độ rủi ro mất vốn. Để thấy được sự quan trọng của thẩm định tín dụng có thể lưu ý một số điểm sau:

  • Giúp đánh giá được mức độ tin cậy sản xuất hoặc dự án đầu tư của phương án sản xuất hoặc dự án đầu tư mà khách hàng đã lập và nộp cho ngân hàng khi làm thủ tục vay vốn.
  • Phân tích và đánh giá được mức độ rủi ro của dự án khi quyết định cho vay.
  • Giúp cho cán bộ tín dụng và lãnh đạo ngân hàng có thể mạnh dạn quyết định cho vay và giảm được xác suất 2 loại sai lầm trong quyết định cho vay  một dự án tồi và từ chối cho vay một dự án tốt.

Phân loại thẩm định tín dụng

Trước khi bắt đầu thẩm định tín dụng với một hồ sơ vay thế chấp, tín chấp, ngân hàng sẽ phân loại thẩm định tín dụng để giúp cho quá trình đánh giá, phân tích diễn ra chính xác, nhanh chóng nhất, giúp cho khách hàng tiết kiệm được nhiều thời gian. Có 4 loại thẩm định tín dụng:

  • Thẩm định rủi ro
  • Thẩm định tài sản đảm bảo
  • Thẩm định tín dụng ngắn hạn
  • Thẩm định tín dụng dài hạn

Quy tắc 5C của thẩm định tín dụng là gì?

Quy tắc 5C là bộ các quy tắc được áp dụng vào quá trình thẩm định. Các ngân hàng thường áp dụng quy tắc 5C vào quy trình thẩm định tín dụng để có thể giải quyết các vấn đề xảy ra trong quá trình thẩm định tín dụng một cách tối ưu nhất. Mô hình 5C bao gồm:

  • Character – Uy tín, đạo đức khách hàng
  • Capacity – Năng lực
  • Capital – Vốn
  • Collateral – Tài sản đảm bảo
  • Conditions – Môi trường

Đơn vị thẩm định giá uy tín – chuyên nghiệp:

Đầu tư & Thẩm Định Quốc tế Đông Dương hiện đang là đối tác chiến lược liên kết với các Tổ chức Tài chính với hơn 20 Ngân Hàng uy tín trong và ngoài nước tạo điều kiện tốt nhất khi khách hàng có nhu cầu thẩm định tài sản thế chấp để vay ngân hàng. Thỏa thuận hợp tác giữa INA và các ngân hàng xác định quan hệ hợp tác lâu dài giữa hai bên và cam kết mang đến cho khách hàng dịch vụ Thẩm định giá tốt nhất.

ĐỂ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ BẤT ĐỘNG SẢN TRỰC TUYẾN NHANH CHÍNH XÁC VUI LÒNG XEM TẠI ĐÂY: //dinhgiatructuyen.com.vn/

Công Ty CP Đầu Tư & Thẩm Định Quốc Tế Đông Dương [INA]

  • Địa chỉ: 121Bis Nguyễn Văn Trỗi, Phường 11, Quận Phú Nhuận, TP.HCM

  • Hotline : 0934 252 707

  • Email:

Cảnh báo rủi ro việc thẩm định tài sản đảm bảo ký kết Hợp đồng.

Thực tế, quy trình cho vay của các ngân hàng được xây dựng khá chặt chẽ và hạn chế hầu hết rủi ro. Vấn đề là rủi ro xảy ra thường do quy trình bị bỏ sót hoặc do nhân viên non kém nghiệp vụ không thẩm định, tìm hiểu kỹ lưỡng. Khó khăn và nguy hiểm nhất là rủi ro do đạo đức của cán bộ, nhân viên ngân hàng. Để góp phần tăng cường nhận thức về khoa học pháp lý trong thẩm định hồ sơ giao dịch bảo đảm, phòng ngừa, ngăn chặn, khắc phục, xử lý các rủi ro xảy ra, Luật sư xin nêu một số trường hợp cần cảnh báo qua công tác thanh tra trên phạm vi toàn quốc như sau:

1. Cảnh báo tài sản bảo đảm ảo hoặc có tài sản thật nhưng không được định giá đúng

Qua thanh tra các hồ sơ công chứng tại Phòng Công chứng tỉnh C có ngân hàng cho vay và nhận thế chấp nhà đất, để cho "tiện", nhân viên ngân hàng và công chứng viên đã đồng ý ký hợp đồng thế chấp tại trụ sở ngân hàng và để khách hàng tự mang đi làm hộ thủ tục công chứng hợp đồng và đăng ký thế chấp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Khi khách hàng trả hồ sơ thì thấy đều hợp lệ nên ngân hàng tiến hành giải ngân. Đến khi khách hàng không trả được nợ, ngân hàng đi kiểm tra mới phát hiện ra tại địa chỉ đó không có nhà và cũng không có giấy tờ nhà đất. Hóa ra, khách hàng đã làm giả giấy tờ, hồ sơ để vay được tiền. Những trường hợp giấy tờ giả khá phổ biến trong hệ thống ngân hàng, có trường hợp làm giả toàn phần, có trường hợp sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất làm từ phôi thật để giả con dấu và chữ ký, hoặc có trường hợp phôi thật, con dấu thật nhưng chữ ký giả nên rất khó nhận biết. Trong khi đó cán bộ ngân hàng và ngay cả Công chứng viên cũng không hề được đào tạo về nghiệp vụ nhận biết, phân biệt giấy tờ giả nên bằng mắt thường thật sự rất khó để nhận biết đâu là “sổ đỏ” giả đâu là “sổ đỏ” thật.

Trong nhiều trường hợp, ngân hàng mất tiền vì không thực hiện đầy đủ thủ tục liên quan đến tài sản thế chấp, không định giá chính xác tài sản bảo đảm. Chẳng hạn, Tài sản bảo đảm của khách hàng có giá trị thật là 5 tỷ nhưng khi định giá, Ngân hàng A đã định giá thành 10 tỷ để cho khách hàng vay số tiền cao hơn giá trị thật của tài sản bảo đảm, khi khách hàng không trả được nợ, ngân hàng mang xử lý tài sản bảo đảm mới “ngã ngửa ra” là giá trị thật của tài sản bảo đảm thấp hơn nhiều khoản cho vay. Trường hợp này xảy ra thường xuyên hơn với các ngân hàng nhỏ, khi mà cán bộ ngân hàng hoặc hỗ trợ tín dụng chỉ định giá tài sản bằng cách tham khảo giá bán, chuyển nhượng nhà ở, đất ở của khu vực có tài sản thế chấp thông qua internet mà không trực tiếp đến kiểm tra, thẩm định hiện trạng nhà, đất – giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, sử dụng.

Thực tế cho thấy, có nhiều ngân hàng bỏ qua việc lập hợp đồng thế chấp, công chứng hợp đồng khi cho vay ngắn hạn 1 - 2 tuần, nhưng lại cầm luôn "sổ đỏ" của khách hàng để gây áp lực trả nợ. Tuy nhiên, khi khách hàng không trả được nợ, ngân hàng đã phải giao trả sổ đỏ, bởi theo quy định pháp luật không có hợp đồng thế chấp nghĩa là không có biện pháp bảo đảm cho hợp đồng vay vốn.

Như vậy, nhà đất tưởng là tài sản cố định, không thể di dời, không mất đi đâu được thì rất là bảo đảm và có giá trị, nhưng đã dễ dàng trở thành không bảo đảm. Chưa kể, có ngân hàng làm thủ tục công chứng hợp đồng thế chấp, nhưng lại không đăng ký giao dịch bảo đảm kịp thời hạn, thậm chí không thực hiện việc đăng ký giao dịch đảm bảo dẫn đến khách hàng đi đăng ký thế chấp cho một giao dịch trước đó và ngân hàng trở nên mất quyền ưu tiên khi xử lý tài sản thế chấp, tức là gần như cũng mất luôn tài sản bảo đảm.

Giải pháp: Hợp đồng thế chấp phải được công chứng và cán bộ ngân hàng, công chứng viên cần yêu cầu người có tài sản bảo đảm là nhà đất phải có giấy xác nhận của UBND phường, xã về tình trạng nhà đất đang sử dụng ổn định, không có tranh chấp, không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.

2. Cảnh báo tài sản bảo đảm bị rủi ro do biến cố khách quan

Cách đây vài năm, một ngân hàng TMCP lâm vào tình huống dở khóc dở cười khi tài sản bảo đảm của một khoản vay là nhà đất trôi tuột theo một vụ sạt lở đất. Ngân hàng chỉ còn cách chấp nhận mất khoản vay đó, bởi "con nợ" không có khả năng trả nợ, mà tài sản bảo đảm nay đã biến mất. Tương tự, các vụ sạt lở đất tại Thanh Đa [quận Bình Thạnh, TP. HCM] đã chôn vùi vào lòng sông hàng chục căn hộ và cũng cuốn theo khối tài sản không nhỏ của ngân hàng được dùng để thế chấp. Đây là một phần rủi ro liên quan đến tài sản bảo đảm của ngân hàng, mà nguyên nhân chủ yếu là yếu tố khách quan, đến từ bên ngoài, là trường hợp bất khả kháng theo luật định và ngân hàng rất khó kiểm soát.

Giải pháp: Trong trường hợp có yếu tố tự nhiên bất lợi với tài sản bảo đảm thì ngân hàng nên yêu cầu khách hàng phải mua bảo hiểm cho tài sản bảo đảm.

3. Cảnh báo rủi ro đến từ chính sách, pháp luật

Chẳng hạn như hiện tại, nhà và đất được quản lý riêng, nhà do Bộ Xây dựng quản lý theo Luật Nhà ở, đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý theo Luật Đất đai. Từ năm 2003, Luật Đất đai có hiệu lực, song Luật Nhà ở đến ngày 1/7/2006 mới có hiệu lực. Điều này dẫn đến trường hợp có ngân hàng cho vay, tài sản thế chấp là 360 m2 đất ở khu vực khá đắt đỏ của Hà Nội của một bên thứ ba. Sau một thời gian, bên thế chấp xây một biệt thự trên đất đó. Khi khách hàng không có khả năng trả nợ, ngân hàng muốn xử lý tài sản thế chấp nhưng không được, bởi hợp đồng thế chấp chỉ có tài sản là quyền sử dụng đất, nhà ở vẫn thuộc quyền sở hữu của bên thứ ba và bên này không thế chấp nhà hay tài sản gắn liền với đất. Không có cách nào để "bê" biệt thự đi nơi khác, ngân hàng đành làm "ngơ' đối với khoản vay nói trên. Đáng nói là, đến nay vẫn còn ngân hàng chưa nhận thức được rủi ro này để đưa những điều khoản về nhận cả tài sản hình thành trên đất trong tương lai vào hợp đồng.

Có trường hợp khách hàng chỉ thế chấp nhà mà không thế chấp đất và hậu quả là ngân hàng lâm tình huống tiến thoái lưỡng nan, khi mà tài sản bảo đảm tuy có và ngân hàng có toàn quyền xử lý, nhưng chỉ có điều ngân hàng không cách nào xử lý được. Bởi lẽ, tài sản bảo đảm là khung nhà xưởng của một doanh nghiệp và ngân hàng không cách nào bán được, do không có ai mua. Thậm chí, ngân hàng còn bị khu công nghiệp giục đến lấy nhà xưởng về để trả đất thuê cho khu công nghiệp. Chẳng biết mang nhà xưởng về để đâu, ngân hàng đành coi như mất.

Có trường hợp khi bắt đầu ký hợp đồng thế chấp thì nhà đất [tài sản bảo đảm] còn nguyên vẹn nhưng do thay đổi quy hoạch, do có quyết định thu hồi đất, giải tỏa mặt bằng của cơ quan có thẩm quyền thì tài sản bảo đảm bỗng nhiên “bốc hơi”, trong thời gian ngắn giao dịch có bảo đảm đã trở thành không bảo đảm, khiến ngân hàng bị thiệt hại.  

Video liên quan

Chủ Đề