Tại sao cúc áo nam nữ khác nhau

Chiếc áo sơ mi là một trong những món đồ không thể thiếu trong tủ quần áo của mỗi chúng ta. Tuy nhiên, đố bạn tìm ra điểm khác biệt giữa hai chiếc áo của nam và nữ đó?



Câu trả lời nằm ở hàng cúc áo [khuy áo] sơmi. Bạn có để ý thấy phần cúc áo trên chiếc áo sơmi nam được đặt ngược bên so với áo của nữ. Cụ thể, hàng cúc của áo nam được đặt phía bên phải, trong khi áo nữ lại là ở bên trái. Tại sao lại như vậy?

Trang phục thời xưa luôn rất cầu kỳ và phức tạp


Hầu hết mọi người khi được hỏi sẽ cho rằng, phần cúc áo được thiết kế như vậy là để người vợ cài cúc cho chồng thuận tiện hơn. Nhưng rất tiếc, thực chất nút áo bên vạt trái được thiết kế riêng dành cho phái nữ bởi mang yếu tố lịch sử trong ngành thời trang.

Vào thời Phục Hưng, khi trang phục yêu thích của phụ nữ là bộ cánh diêm dúa và cầu kỳ thì việc tự mặc quần áo mỗi ngày là điều khá phiền phức đối với quý bà giàu có.

Các quý bà thời xưa luôn được có người giúp việc mặc giúp những bộ trang phục cầu kỳ


Chính vì thế, việc may hàng cúc áo bên trái trên áo nữ được cho là sẽ giúp đội ngũ người giúp việc thuận tay hơn - tiện ích trong việc giúp họ mặc trang phục hàng ngày. Còn quý ông luôn tự mặc y phục cho mình, vì vậy hàng cúc áo được may ở bên phải.



Bên cạnh đó, nếu các hãng thời trang ngày nay thường nhờ người mẫu để kích thích sự chú ý, thúc đẩy doanh thu thì hàng trăm năm trước, những quý bà luôn là "người mẫu mặc thử" được săn đón của thợ may.


Dần dần, việc may cúc áo ngược chiều nhau trở thành thói quen và quy định bất thành văn của giới thời trang.

Việc may nút áo ngược cho phụ nữ đã trở thành luật "bất thành văn" trong ngành thời trang


Ngoài ra còn một lý do đáng tin cậy khác, ngày xưa, khi các quý ông thường xuyên phải dùng tay thuận của mình [được cho là tay phải] để rút vũ khí ra từ trong áo thì tay trái của họ sẽ làm nhiệm vụ cởi nút áo.

Khuy áo bên phải cũng là để các quý ông thời xưa rút vũ khí được thuận tiện hơn

Bên cạnh đó, một số ý kiến cho rằng việc các bà mẹ hay bế em bé sơ sinh ở tay trái và phải tự cởi nút áo bằng tay phải để cho con bú cũng là một trong những lý do góp phần vào việc hình thay thói quen may nút áo ở 2 bên khác nhau cho mỗi giới tính.

Nguồn: Mentalfloss


Những giả thuyết khá thuyết phục dưới đây có thể giải đáp giúp bạn thắc mắc thú vị này.

Một điểm khác biệt cơ bản mà không phải ai cũng để ý trên áo sơ mi nam và nữ là nút áo của phụ nữ dược đặt ở bên trái, trong khi nam giới là bên phải. Không có lý do thực tế để phân biệt điều này, nhưng truyền thống ấy đã có từ những năm 1850. Đây là danh sách các lý do có thể đáp ứng sự tò mò của bạn.

1. Cho con bú

Một giả thuyết cho rằng, hầu hết mọi người thuận tay phải và phụ nữ thường giữ em bé trong vòng tay trái, vì vậy đặt nút bên trái sẽ làm cho việc mở cúc áo cho con bú dễ hơn.

2. Cưỡi ngựa

Phụ nữ có truyền thống cưỡi ngựa đặt 2 chân bên phải yên ngựa, nút áo bên trái giúp làm giảm gió lùa vào ngực trong lúc cưỡi ngựa.

3. Phụ nữ thượng lưu không tự mặc quần áo

Phụ nữ thượng lưu thường để người giúp việc mặc quần áo cho họ, vì vậy nút áo bên trái sẽ giúp người giúp việc thuận tay hơn. Tuy nhiên cách giải thích này được cho là không có cơ sở vì nút áo ít xuất hiện trên quần áo phụ nữ cho đến thế kỷ thứ 18 và từ sau năm 1860 chúng mới luôn xuất hiện ở bên trái, ít nhất 100 năm sau khi người giúp việc đã phải mặc quần áo giúp họ. Hơn nữa, tại sao giới thượng lưu phải điều chỉnh vì lợi ích của người giúp việc.

4. Mọi người muốn bắt chước quần áo của người giàu

Để thêm vào lý do thứ 3, người ta tin rằng mọi người muốn mặc quần áo có nút [từng được coi là vật dụng đắt tiền] ở bên trái để sao chép quần áo của phụ nữ giàu có.

5. Vì đàn ông phải mang theo vũ khí

Nút áo của đàn ông bên phải vì họ phải cầm vũ khí tay phải và dùng tay trái để mở nút áo. Phụ nữ thì không cần như vậy. Lý thuyết này cũng có thể liên hệ tới giai đoạn lịch sử khi đàn ông săn bắt còn phụ nữ hái lượm. Người đàn ông chuyên săn bắt phải kéo vũ khí từ trái sang phải. Nút cài quần áo từ phải sang trái sẽ cản trở di chuyển của tổ tiên chúng ta.

6. Vì Napoleon

Phụ nữ thời này được cho là đã nhái lại tư thế đút tay vào trong áo của ông. Napoleon được cho là đã ra lệnh cho áo sơ mi nữ được may với nút ở phía đối diện của người đàn ông để chấm dứt tình trạng này. Tuy nhiên điều này không hoàn toàn đáng tin.

7. Bất bình đẳng giới

Nhà tình dục học thế kỷ XIX viết trong "Man và Woman": "Một nghiên cứu về nhân vật tình dục Trung học và đại học [xuất bản năm 1894], là hàng cúc phụ nữ cài từ phải sang bên trái là một dấu hiệu rằng phụ nữ "có vẻ kém hơn so với những người đàn ông" về mặt "sức mạnh, sự nhanh chóng và độ chính xác trong chuyển động". Ông lập luận rằng phụ nữ có kỹ năng vận động yếu nên họ cần giúp đỡ khi thay đồ [đi cùng lý giải số 3].

Một giả thuyết khẳng định rằng, phụ nữ bắt đầu thể hiện sự giải phóng và vay mượn nhiều hơn từ trang phục nam giới [như việc mặc quần]. Nhà sản xuất duy trì nút bên trái trên thực tế để phân biệt giữa trang phục nam và nữ. Tuy nhiên điều đó lại một phần cho thấy sự bất bình đẳng từ bản chất, như Kim Johnson, một giáo sư tại đại học College of Design Minnesota cho biết: "Miễn là chúng ta có sự khác biệt về quyền lực giữa các giới, chúng ta vẫn sẽ tiếp tục có sự khác biệt trong ăn mặc".

 [Theo Seventeen]


Đăng bởi: Lauren Finney

Link bài gốc: //www.today.com/today/amp/tdna100380

 Người dịch: Yến Phạm - SUB Factory

--------------------------------------------------------------------

Nếu có một món đồ nào mà hầu hết mọi người đều sở hữu, thì hẳn đó là chiếc áo sơ mi cài cúc. Có rất nhiều thay đổi trong các loại vải như lụa, cotton, lanh, tơ nhân tạo và nhiều loại khác - thế nhưng trong khi có nhiều phong cách đang dần phát triển, vẫn có một phong cách truyền thống thú vị còn tồn tại.

Lần sau khi bạn tự cài cúc áo, hãy nhìn xuống và xem vị trí các cúc trên đường xẻ váy [túi váy] [dải vải gia cố nút áo với khuy áo]. Sau đó xem phần khuy áo này từ một người khác giới. Bạn có chú ý thấy điểm khác nhau không? Các nút của nữ thì ở bên trái, trong khi của nam thì lại ở bên phải.

Melanie M. Moore, người sáng lập thương hiệu áo blouse Elizabeth & Clarke cho rằng lý do cho sự khác biệt này là có liên quan đến một vài sự kiện trong quá khứ. "Khi các nút áo được phát minh vào thế kỷ 13, chúng giống như hầu hết các công nghệ mới khác là đều rất đắt tiền," cô nói. "Ngày xưa phụ nữ giàu có đều không tự mặc quần áo, thay vào đó họ để người hầu gái của mình mặc giúp. Vì hầu hết mọi người đều thuận tay phải, điều này giúp người đứng đối diện bạn dễ dàng hơn khi cài cúc váy cho bạn."

Thật lạ lùng nhỉ! Truyền thống này đã kéo dài rất lâu và thế là những chiếc áo sơ mi nữ ngày nay, bao gồm cả những chiếc áo của Moore, đều có cúc áo ở phía bên trái.

Đối với áo sơ mi nam, có một vài lý thuyết cạnh tranh về lý do tại sao các nút ở phía bên phải. "Tôi nghĩ việc đặt câu hỏi về khoảng thời gian mà chúng ta đang nói đến là vô cùng quan trọng, vì cúc áo sơ mi và cúc áo khoác là một hiện tượng tương đối mới," Chloe Chapin nhận thấy, nhà sử học thời trang và tiến sĩ ngành Hoa Kỳ học tại Đại học Harvard. "Nhưng theo quy luật chung thì nhiều yếu tố của thời trang nam giới có thể được truy nguyên từ quân đội."

Một lần nữa, giả định thuận tay phải đóng vai trò đáng kể từ khi "quyền sử dụng vũ khí ... thực tế đã thổi phồng mọi thứ," cô nói, lưu ý rằng một khẩu súng được giấu trong áo sẽ dễ dàng tiếp cận hơn từ phía chiếm ưu thế.

Chapin trích dẫn một lý thuyết bổ sung về lý do tại sao truyền thống cổ xưa này vẫn bền bỉ trước thử thách của thời gian: "Vào những năm 1880, quần áo của phụ nữ sẽ thật hợp thời khi nó trông giống trang phục truyền thống của phái nam. Tuy nhiên, việc mặc quần áo như đàn ông ở nơi công cộng là bất hợp pháp, vì vậy có lẽ có sự khác biệt trong việc cài cúc áo đã xác nhận rằng bạn đang mặc một chiếc váy nữ."

Mặc dù luật pháp không còn bắt buộc những gì phụ nữ có thể hoặc không thể mặc [may mắn thay], nhưng thật thú vị khi biết nguồn gốc về chi tiết chiếc áo dường như ngẫu nhiên này.

1,207 người xem

Video liên quan

Chủ Đề