Tại sao đa dạng sinh học lại quan trọng

Tầm quan trọng của đa dạng sinh học tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [254.71 KB, 31 trang ]

Tầm quan trọng của Đa dạng sinh học tại Việt Nam
2.1Giá trị sinh thái và môi trường
Các hệ sinh thái là cơ sở sinh tồn của sự sống trên trái đất, trong đó có loài
người. Các hệ sinh thái đảm bảo sự chu chuyển của các chu trình địa hóa, thủy hóa
[thủy vực]: ôxy và các nguyên tố cơ bản khác như cacbon, nitơ, photpho. Chúng
duy trì sự ổn định và màu mỡ của đất, nước ở hầu hết các vùng trên trái đất, làm
giảm nhẹ sự ô nhiễm, thiên tai. Gần đây, khái niệm các dịch vụ của hệ sinh thái
được đưa ra trên cơ sở các thuộc tính, chức năng của chúng được con người sử
dụng.
Bảo vệ tài nguyên đất và nước: các quần xã sinh vật đóng vai trò rất quan
trọng trong việc bảo vệ rừng đầu nguồn, đặc biệt thảm thực vật có thể làm giảm
nhẹ mức độ hạn hán, lũ lụt cũng như duy trì chất lượng nước. Việc hủy hoại thảm
rừng do khai thác gỗ, do khai hoang làm nông nghiệp, ngư nghiệp cũng như các
hoạt động khác của con người trong quá trình phát triển kinh tế làm cho tốc độ xói
mòn đất, sạt lở đất, hoang mạc hóa đất đai tăng lên rất nhanh. Đất bị suy thoái
khiến thảm thực vật khó có thể phục hồi càng gia tăng các thảm họa thiên nhiên
như lũ lụt, hạn hán... hoặc gây ô nhiễm môi trường đất và nước.
Điều hòa khí hậu: quần xã thực vật có vai trò quan trọng trong việc điều hòa
khí hậu địa phương, khí hậu vùng và cả khí hậu toàn cầu: tạo bóng mát, khuyếch
tán hơi nước, giảm nhiệt độ không khí khi thời tiết nóng nực, hạn chế sự mất nhiệt


khi khí hậu lạnh giá, điều hòa nguồn khí ôxy và cacbonic cho môi trường trên cạn
cũng như dưới nước thông qua khả năng quang hợp... Phân hủy các chất thải

Các quần xã sinh vật, đặc biệt các loài nấm và vi sinh vật có khả năng hấp phụ,
hấp thụ và phân hủy các chất ô nhiễm như kim loại nặng, thuốc trừ sâu và các chất
thải nguy hại khác.
2.2Giá trị kinh tế
Theo một số tài liệu, ĐDSH trên toàn cầu có thể cung cấp cho con người một
giá trị tương đương 33.000 tỷ USD/năm. Trong Kế hoạch hành động ĐDSH của


Việt Nam [1995] cũng ước tính, hàng năm việc khai thác tài nguyên nông, lâm
nghiệp và thủy sản của Việt Nam có giá trị tương đương 2 tỷ USD. Lấy số liệu
thực của năm 2004, riêng hàng xuất khẩu của ngành thủy sản Việt Nam đã có giá
trị 2 tỷ USD. Ngành nông - lâm nghiệp hiện đang quản lý nguồn tài nguyên rừng
có giá trị vô cùng to lớn. Với giá khoảng 250 USD/m 3 gỗ, thì hàng năm chỉ riêng
mặt hàng gỗ làm nguyên liệu giấy, ĐDSH đă cho giá trị khoảng 1,5 - 3,5 tỷ USD.
Đó là chưa kể hàng năm rừng đă cung cấp các mặt hàng lâm sản ngoài gỗ đã có
giá trị khoảng 1,5 tỷ USD cho xuất khẩu và cũng khoảng đó cho tiêu dùng trong
nước.
Theo Tổng cục Thống kê, năm 2003 ngành nông nghiệp đóng góp một tỷ lệ
đáng kể trong Tổng sản phẩm quốc nội [GDP]: gần 21%, ngành lâm nghiệp chiếm


tỷ lệ gần 1,1% và ngành thủy sản chiếm tỷ lệ hơn 4% GDP. Theo số liệu thống kê
năm 1995, nhu cầu cây thuốc cho công nghiệp dược, mỹ phẩm hương liệu khoảng
20.000 tấn/năm. Hàng trăm doanh nghiệp xuất khẩu thuốc khoảng 10.000 tấn/năm
trị giá khoảng 15-20 triệu USD.
Giá trị kinh tế của ĐDSH có thể nęu khái quát về các mặt sau đây:
- Giá trị được tính ra tiền do việc khai thác, sử dụng mua bán hợp lý các tài nguyên
ĐDSH.
- ĐDSH đảm bảo cơ sở cho an ninh lương thực và phát triển bền vững của đất
nước, đảm bảo các nhu cầu về ăn, mặc của nhân dân, góp phần xóa đói giảm
nghèo.
- ĐDSH cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông sản: mía đường, bông
vải, cây lấy dầu, cây lấy sợi, thuốc lá, cói, hạt điều...
- ĐDSH góp phần nâng cao độ phì nhiêu của đất, qua đó làm tăng giá trị nông sản.
2.3Giá trị xã hội và nhân văn
Trong các nền văn hóa của nhiều dân tộc tręn thế giới, một số loài động vật
hoang dã được coi là biểu tượng trong tín ngưỡng, thần thoại hoặc các tác phẩm
hội họa, điêu khắc. Sự phụ thuộc vào khai thác tài nguyên thiên nhiên và tài


nguyên sinh vật đã hình thành các lễ hội của một số bộ tộc ít người như lễ hội săn
bắn theo mùa, hoặc hình thành sự quản lý tài nguyên theo tính chất cộng đồng như
vai trò của già làng, trưởng bản trong việc phân định phạm vi, mức độ khai thác,


sử

dụng

tài

nguyên

đất



rừng.

Cuộc sống văn hóa của con người Việt Nam rất gần gũi thiên nhiên, các loài động,
thực vật nuôi trồng hay hoang dã và các sản phẩm của chúng đã quen thuộc với
mọi người dân, đặc biệt người dân sống ở vùng nông thôn và miền núi, như lễ hội
chọi trâu ở Đồ Sơn [Hải Phòng], lễ hội đua thuyền... Nhiều loài cây, con vật đă trở
thành thiêng liêng hoặc vật thờ cúng đối với các cộng đồng người Việt như: gốc đa
thiêng, đền thờ cá Ông ở các tỉnh miền Nam Trung bộ. Các khu rừng thiêng, rừng
ma là những nét văn hóa độc đáo của nhiều dân tộc miền núi. Nghề dệt thổ cẩm,
làm hương, làm hàng mỹ nghệ từ gỗ, tre nứa hay song mây là những sự gắn bó của
đời sống văn hóa con người Việt Nam với ĐDSH.
Rất nhiều loài động vật hoang dã được thuần dưỡng với mục đích làm bầu
bạn với con người hoặc thuần hóa để chăn nuôi làm thực phẩm sử dụng hàng ngày.


Rất nhiều thú vui của con người được tạo nên thông qua việc tổ chức tham quan,
theo dõi tập tính của nhiều loài động vật hoang dã. Gần đây, ngành du lịch sinh
thái đã hình thành và đang phát triển rộng rãi trên cơ sở sự ham hiểu biết thiên
nhiên của con người đồng thời cũng là điều kiện để nâng cao nhận thức tầm quan
trọng của công tác bảo tồn thiên nhiên cũng như làm cho con người gần gũi hơn,
thân thiện hơn với thiên nhiên hoang dã.
Giá trị xã hội - nhân văn của ĐDSH thể hiện tập trung ở các mặt sau đây:


- Tạo nhận thức, đạo đức và văn hóa hưởng thụ thẩm mỹ công bằng của người dân.
Qua các biểu hiện phong phú nhiều dáng vẻ, nhiều hình thù, nhiều màu sắc, nhiều
kết cấu, nhiều hương vị của thế giới sinh vật con người trở nên hiền hòa, yêu cái
đẹp.
- ĐDSH góp phần đắc lực trong việc giáo dục con người, đặc biệt là đối với thế hệ
trẻ, lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước.
- ĐDSH là yếu tố chống căng thẳng, tạo sự thoải mái cho con người. Điều này đặc
biệt có giá trị trong thời đại công nghiệp, trong cuộc sống hiện tại căng thẳng và
đầy sôi động.
- ĐDSH góp phần tạo ổn định xã hội thông qua việc bảo đảm an toàn lương thực,
thực phẩm, thỏa mãn các nhu cầu của người dân về đầy đủ các chất dinh dưỡng,
về ăn mặc, tham quan du lịch và thẩm mỹ.
3 Sự suy giảm của đa dạng sinh học ở Việt Nam
Thực trạng của đa dạng sinh học ở Việt Nam hiện nay:
- Các hệ sinh thái tự nhiến bị suy thoái.
- Các loài tự nhiên bị suy giảm.
- Nguồn gen cây trồng vật nuôi bị suy giảm.
Trong tiến trình lịch sử của sự phân hoá và tiến hoá, số lượng các loài còn
nhiều gấp bội, song chúng đã bị tiêu diệt phần lớn do những biến động lớn lao của
vỏ trái đất và của khí hậu toàn cầu. Con người đóng góp vào nạn diệt chủng của



các loài chỉ sau khi họ ra đời và phát triển nền văn minh của mình và cũng là tác
nhân chủ yếu làm mất đa dạng sinh học.
Sự mất đa dạng sinh vật ở Việt Nam cũng giống như trên thế giới ngày một gia
tăng, tốc độ suy giảm đa dạng sinh vật ngày một tăng do ảnh hưởng các hoạt động
con người vào tự nhiên. Trên thực tế, tốc độ suy giảm đa dạng sinh vật của nước ta
nhanh hơn nhiều so với các quốc gia trong khu vực.
Suy giảm hệ sinh thái:
Hệ sinh thái rừng bị tổn thất nặng nề:
Diện tích rừng bị thu hẹp. Rừng bị khai thác: 120.000-250.000 ha/năm.
Độ che phủ rừng bị giảm sút tới mức báo động: độ che phủ của rừng năm 1943
là 43% thì nay chỉ còn 28.8% [Phạm Bình Quyền-2005].
Chương trình Môi trường của Liên Hiệp Quốc [UNEP] đã xác định chỉ tiêu
thảm rừng che phủ đất đai lãnh thổ các quốc gia thuộc miền Nhiệt đới ở mức
>33%, dưới đó là báo động môi trường.


Tình trạng mất rừng hầu hết xảy ra ở các rừng phòng hộ xung yếu. VD: Độ

che phủ của rừng tự nhiên ở một số lưu vực các sông như sau:
- Lưu vực sông Đà:

Chủ Đề