Tại sao da lại bị khô

Thế nào là da khô?

Làn da bình thường, khỏe mạnh sẽ bao phủ một lớp chất béo tự nhiên, giúp da giữ độ ẩm và luôn mềm mại.

Thông thường, da khô là do môi trường quá khô hanh trong khi làn da lại không được bảo vệ thường xuyên. Ngoài ra, là tình trạng sức khỏe hoặc yếu di truyền.

Hiện tượng khô da có thể xuất hiện bất cứ vị trí nào trên cơ thể nhưng phổ biến nhất trên cánh tay, bàn tay, chân và bụng. Nếu không chữa trị không đúng cách, có thể dẫn đến viêm da, sưng hoặc nhiễm trùng.

7 nguyên nhân khiến da bị khô

Thiếu máy tạo ẩm không khí: Bởi hệ thống phun hơi của máy làm ẩm không khí là một phần quan trọng trong việc chăm sóc làn da khô.

Căn cứ theo tình hình thời tiết, nhiệt độ trong và ngoài phòng mà bạn điều tiết độ ẩm của máy sao cho phù hợp. Bạn cũng không nên thay đổi nhiệt độ đột ngột vì điều này sẽ khiến da bị khô nẻ, bong tróc.

Không khí quá khô hanh: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất. Cách tốt nhất là đội mũ, khăn choàng và găng tay mỗi khi bạn ra ngoài. Đặc biệt nên mang tất giữ ấm đôi chân trong suốt mùa đông vì không khí lạnh có thể khiến da chân trở nên khô và nứt nẻ.

Tắm nước nóng thường xuyên: Bạn có thể cảm nhận được làn da trở nên khô hơn ngay khi bạn bước chân ra khỏi nhà tắm. Cách tốt nhất là tắm bằng nước ấm, lau người bằng khăn bông mềm để tránh tổn thương cho da.

Sử dụng xà phòng:  Xà phòng “tẩy” chất dầu tự nhiên trên da rất mạnh. Vì thế, chỉ dùng xà phòng cho chân, tay, bẹn, nách còn lại nên tắm bằng dầu tắm. Chỉ trừ những trường hợp phải làm việc trong môi trường quá bẩn mới nên tắm táp bằng xà phòng.

Lưu ý là việc rửa tay thường xuyên bằng xà phòng cũng có thể làm da tay khô nẻ.

Quần áo không thoải mái: Nhiều người vẫn ngoan cố mặc những bộ quần áo khiến họ có cảm giác ngứa ngáy.

Thực tế, da khô thường đặc biệt nhạy cảm với chất kích thích. Do đó, liên tục để làn da cọ xát với quần áo không thoải mái có thể làm cho da khô hơn và ngứa ngáy hơn.

Hãy chọn những quần áo mà bạn cảm thấy thoải mái ngay trong lần đầu tiên mặc chúng. Chất liệu bông là tốt nhất. Ngoài ra, trang phục không được quá bó.

Do sử dụng một số loại thuốc: Một số loại thuốc trị các bệnh như cao huyết áp, thuốc lợi tiểu, thuốc dị ứng, thuốc trị mụn… có thể làm da trở nên khô hơn. Nếu thấy sau uống thuốc 1 thời gian mà có biểu hiện da khô thì nên trao đổi với bác sĩ đã kê đơn để được đổi thuốc.

Gặp một số vấn đề về sức khỏe: Thông thường, da khô là do yếu tố bên ngoài. Nhưng đôi khi, nó có thể là một dấu hiệu của một bệnh tật nào đó trong cơ thể bao gồm một sự thay đổi sinh lý tự nhiên hay một bệnh tật cụ thể.

Ví dụ, khô da thường phát triển khi cơ thể dần lớn lên, đặc biệt là ở phụ nữ. Thay đổi nội tiết tố có thể gây khô da hoặc đôi khi khô da chỉ đơn giản là do bệnh di truyền.

Một số bệnh tật phổ biến có thể dẫn đến da khô như: bệnh eczema, bệnh vẩy nến, bệnh tiểu đường; sự suy giảm hoạt động của tuyến giáp; suy dinh dưỡng.

Ngừa khô da như nào?

Tất cả mọi lứa tuổi đều có thể gặp da khô. Cách điều trị tốt nhất phụ thuộc vào từng cá nhân. Đôi khi, uống thuốc  sẽ giúp giải quyết tình trạng da khô hữu hiệu. Nhưng trong trường hợp khác, bạn vẫn có thể cần phải làm theo một số mẹo chăm sóc da khô cơ bản nêu trên. Hãy hỏi bác sĩ để được tư vấn cụ thể.

Chỉ có bác sĩ mới có thể giúp bạn xác định nguyên nhân và giúp bạn có được điều trị tốt nhất.

Lê Nhi

Theo webmd

Da khô ráp sần sùi là tình trạng thường gặp xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Mặc dù không nguy hiểm nhưng lại khiến chị em mất tự tin, khó chịu nhất là ngại đối diện với người khác. Vậy nguyên nhân da khô ráp là gì, biện pháp khắc phục hoàn tình trạng này ra sao? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Da khô ráp là tình trạng thường gặp, có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân

Da khô ráp là tình trạng xuất hiện ở cả nam và nữ, không chỉ xảy ra ở da mặt mà còn có ở vùng cánh tay, bàn tay, bàn chân… Các biểu hiện thường gặp là sờ vào thấy thô ráp, sần sùi, dễ bong tróc nứt nẻ, ké

m mịn màng thậm chí còn xuất hiện mẩn đỏ ngứa ngáy khó chịu. Tình trạng này xuất phát từ việc tuyến bã nhờn hoạt động kém khiến lượng dầu tự nhiên trên da bị giảm sút gây thiếu nước ở lớp biểu bì và lớp da bề mặt.

Những nguyên nhân khiến da khô ráp thường gặp là:

Tia cực tím trong ánh mặt trời là nguyên nhân chủ yếu khiến da khô ráp, sần sùi, dễ xuất hiện các vết thâm nám ở chị em. Thường gặp ở những người không cẩn thận bảo vệ chăm sóc da khiến tia cực tím tác động thường xuyên qua bề mặt da làm phá vỡ các liên kết của tế bào. Kết quả là da mỏng, yếu đi, mất độ ẩm và trở nên sần sùi, khô ráp.

Thời tiết quá lạnh, không khí hanh khô chính, nhiệt độ thay đổi đột ngột cũng là một nguyên nhân khiến da khô ráp, nứt nẻ và bỏng trong phù hợp. Với kiểu thời tiết này, độ ẩm trong không khí thường thiếu hụt nghiêm trọng ảnh hưởng đến độ ẩm trên da. Cách tốt nhất để đối phó với tình trạng khô da do thời tiết chính là giữ ấm tốt cho cơ thể đặc biệt là tay chân và cổ. 

Tắm nước nóng thường xuyên cũng dễ khiến da bị khô đi

Một số thói quen sinh hoạt thường ngày có thể ảnh hưởng đến da, khiến da dễ bị thô ráp thường gặp là:

  • Tắm nước nóng thường xuyên: Sử dụng nước tắm quá nóng hoặc thường xuyên tắm nước nóng sẽ làm da khô và dễ tổn thương hơn. Cách tốt nhất là sau khi tắm nước ấm nên dùng khăn mềm lau khô da nhẹ nhàng để tránh khô và bong tróc da.
  • Sử dụng chất tẩy rửa mạnh: Sử dụng xà phòng, sữa rửa mặt, sữa tắm có chất tẩy mạnh khiến lớp dầu tự nhiên trên da.
  • Sử dụng quần áo không thoải mái: Chọn những loại vải thô, không thấm hút mồ hôi khiến da liên tục cọ xát với quần áo khiến da dễ khô và ngứa ngáy. 
  • Sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng: Mỹ phẩm không phù hợp với da cũng là một nguyên nhân gây khô da thường gặp.
  • Ngoài ra, tình trạng da khô ráp còn xuất phát từ những thói quen như hút thuốc lá, thức khuya, ăn đồ cay nóng nhiều… 

Việc sử dụng các thuốc điều trị như thuốc lợi tiểu, thuốc dị ứng, thuốc trị mụn, điều trị cao huyết áp… cũng có thể khiến da trở nên thô ráp. Nếu sau một thời gian sử dụng thuốc mà thấy da có dấu hiệu khô đi, dễ bong tróc, sờ vào thấy sần sùi thô ráp thì nên nhanh chóng trao đổi với bác sĩ kê đơn để được đổi thuốc.

Da khô xảy ra khi lớp hàng rào lipid bảo vệ da bị tổn thương khiến độ ẩm của da mặt dễ thoát ra ngoài. Lúc này, da không giữ được lượng nước cần thiết và trở nên khô ráp. Tình trạng này có thể xuất phát từ chế độ ăn uống. Việc ăn uống không đầy đủ đặc biệt là ăn ít rau củ quả, uống không đủ lượng nước cần thiết, thiếu các vitamin A, E, B2, đạm, kẽm, chất béo… khiến da thiếu nước, thiếu độ ẩm cần thiết và trở nên khô hơn.

Da bị khô, dễ bong tróc có thể là triệu chứng của bệnh viêm da tiết bã

Đôi khi khô da có thể do di truyền hoặc là dấu hiệu của một số bệnh lý trong cơ thể làm thay đổi nội tiết tố. Một số bệnh dễ gây khô da thường gặp là tiểu đường, vảy nến, suy dinh dưỡng, suy giảm hoạt động của tuyến giáp, bệnh eczema, viêm da dị ứng, viêm da tiết bã…

Da khô ráp phải làm sao là thắc mắc chung của rất nhiều chị em bởi lẽ tình trạng này không chỉ khiến da trở nên khó chịu, dễ tổn thương mà còn gây mất thẩm mỹ. Để khắc phục tình trạng này, cần thực hiện theo các bước sau đây:

Như đã nói, sữa rửa mặt và cách chăm sóc da mặt cũng là một trong những nguyên nhân khiến da dễ bị khô ráp sần sùi nhất là những ngày thời tiết hanh khô. Khi rửa mặt, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Mỗi ngày rửa mặt ít nhất 2 lần vào sáng tối, cũng không nên thường xuyên rửa mặt trừ khi bạn phải hoạt động thể chất mạnh để tránh mất cân bằng độ ẩm trên da.
  • Hạn chế sử dụng các sản phẩm có tính tẩy rửa mạnh nhất là các sản phẩm có các thành phần như ancol, retinoids, axit alpha hydroxy…
  • Hạn chế sử dụng sữa rửa mặt, mỹ phẩm có mùi thơm nhiều bọt và các hạt li ti tẩy tế bào chết khi da bị khô.
  • Nên sử dụng những sản phẩm có chứa Polyethylene glycol, chất hoạt động bề mặt silicon, lanolin, parafin, alkyl polyglycosit vì chúng giúp dưỡng ẩm, giữ nước, phục hồi sự mịn màng, mềm mịn cho da khô.
  • Hạn chế rửa mặt bằng nước nóng, chỉ nên dùng nước ấm hoặc nước mát, tránh cọ xát hoặc dùng khăn mặt vải cứng để lau khô.
Các loại mặt nạ dưỡng da từ thiên nhiên sẽ hỗ trợ hiệu quá cho quá trình phục hồi của da khô

Da khô cần được dưỡng ẩm để cung cấp dưỡng chất cần thiết, hạn chế bốc hơi nước và hỗ trợ tối đa cho quá trình phục hồi. Bạn có thể tiến hành dưỡng ẩm cho da bằng cách:

  • Thoa một lớp kem dưỡng ẩm để hạn chế bốc hơi nước trên da và giúp da mềm mại, mịn màng hơn, nên dùng loại không mùi và không chứa ancol. 
  • Sử dụng mặt nạ dưỡng da: Mặt nạ dưỡng da giúp cung cấp độ ẩm, dưỡng chất và lượng nước cần thiết giúp da khỏe mạnh, tươi tắn và cải thiện hiệu quả tình trạng khô da. Có thể sử dụng các loại mặt nạ như nha đam, dưa leo, cà chua, khoai tây, mật ong sữa chua, bơ mật ong…
  • Dùng tinh dầu: Tinh dầu rất tốt cho da khô sạm giúp cải thiện tình trạng khô da, giảm nếp nhăn, chống lão hóa. Nên sử dụng các loại như tinh dầu cà rốt, dầu dừa, dầu oliu, dầu hướng dương, tinh dầu cranberry…
  • Sử dụng xịt khoáng: Xịt khoáng là giải pháp cung cấp nước trực tiếp và hạn chế da khô ráp nên áp dụng. Nó không chỉ cung cấp ẩm cho da mà còn giúp da thư giãn sau một ngày mệt mỏi.

Một trong những nguyên nhân gây khô da hàng đầu chính là tia cực tím và điều kiện thời tiết. Do đo, để tránh tình trạng da khô, tổn thương nghiêm trọng hơn do bụi bẩn, sương muối, ánh mặt trời, hóa chất độc hại, cần bảo vệ tốt cho da. Thực hiện bằng cách sử dụng kem chống nắng, đeo khăn trùm hoặc khẩu trang, đi ô, đội mũ che chắn kỹ. 

Nếu muốn thay đổi tình trạng da khô ráp dứt điểm thì sử dụng các yếu tố bên ngoài là chưa đủ mà còn phải tập trung dưỡng da từ sâu bên trong bằng cách cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho da. Cụ thể: 

  • Uống đủ 2 – 2,5 lít nước/ngày, có thể thay thế nước lọc bằng nước ép hoặc các loại trái cây mọng nước. Cũng có thể sử dụng trà xanh, trà thảo dược để thay thế. 
  • Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ, hợp lý. Đặc biệt, nên bổ sung các vitamin A, C, E, acid béo, magie từ các thực phẩm như hạt điều, cà chua, trứng, cần tây, cà rốt, ngó sen, mật ong, hạt vừng, hạt lạc, sò, nghêu, cá biển, thịt bò… 
  • Ăn nhiều rau xanh, nhất là các thực phẩm có màu sắc đậm.
  • Hạn chế uống cà phê, rượu, nước uống có gas, các thực phẩm cay nóng nhiều dầu mỡ.
Ngủ sớm sẽ giúp chị em có một làn da đẹp, khỏe mạnh và tươi tắn

Chế độ sinh hoạt sẽ tác động đến da từ sâu bên trong, do đó nếu muốn cải thiện tình trạng thô ráp của da thì nhất định phải xây dựng một chế độ sinh hoạt khoa học, hợp lý. Để da nhanh chóng phục hồi và không bị khô ráp trở lại, nên:

  • Ngủ sớm, ngủ đủ giấc, thời điểm ngủ tốt nhất để da phục hồi đối với chị em là trước 10 giờ tối. Ngủ trung bình mỗi ngày 8 – 9 tiếng sẽ giúp da có thời gian tự hồi phục. 
  • Tăng cường vận động, có thể luyện tập thể thao, đi bộ chạy bổ để giúp máu lưu thông, tăng cường trao đổi chất, giải tỏa căng thẳng mệt mỏi. Điều này sẽ giúp cơ thể săn chắc, da khỏe mạnh và tươi tắn hơn. 

Da bị khô ráp là do lớp bảo vệ trên bề mặt da hoạt động kém hiệu quả và rất dễ bị tổn thương. Lúc này, rất khó trang điểm và thậm chí trang điểm có thể làm da trở nên khô ráp nghiêm trọng hơn. Do đó, cần hạn chế trang điểm và sử dụng mỹ phẩm, nhất là các loại mỹ phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Nên ưu tiên các loại kem dưỡng ẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, tránh các sản phẩm có hương tổng hợp và có chứa Sodium Lauryl Sulfate. Tuyệt đối không sử dụng nước tẩy trang và nước hoa hồng vì dễ gây mòn da, khô da. 

Nếu tình trạng da khô ráp của bạn kéo dài, mặc dù chăm sóc đúng cách vẫn không cải thiện hoặc do di truyền hay bệnh lý thì tốt nhất nên thăm khám bác sĩ để xác định nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp. Không nên để tình trạng khô da kéo dài vì sẽ khiến da nhanh lão hóa, khó phục hồi, khó điều trị hơn rất nhiều. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc điều trị hoặc dùng thuốc quá liều lượng không tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Tình trạng da khô ráp không chỉ khiến nhiều người khốn khổ vì da dễ bong tróc, căng rát, ngứa ngáy khó chịu mà còn khiến da dễ lão hóa, mất đi vẻ căng mịn tự nhiên vốn có. Hy vọng với những thông tin về nguyên nhân và biện pháp khắc phục mà chúng tôi cung cấp trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu và có phương pháp xử lý đúng đắn với tình trạng da của mình.

Có thể bạn quan tâm

Video liên quan

Chủ Đề