Tại sao doanh nghiệp tư nhân không được thành lập và quản lý doanh nghiệp khác

TP. HCM, ngày 20/07/2022

Thư Xin Lỗi Vì Đang Bị Tấn Công DDoS

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT chân thành xin lỗi Quý khách vì website không vào được hoặc vào rất chậm trong hơn 1 ngày qua.

Khoảng 8 giờ sáng ngày 19/7/2022, trang www.ThuVienPhapLuat.vn có biểu hiện bị tấn công DDoS dẫn đến quá tải. Người dùng truy cập vào web không được, hoặc vào được thì rất chậm.

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã báo cáo và nhờ sự hỗ trợ của Trung Tâm Giám sát An toàn Không gian mạng Quốc gia [NCSC], nhờ đó đã phần nào hạn chế hậu quả của cuộc tấn công.

Đến chiều ngày 20/07 việc tấn công DDoS vẫn đang tiếp diễn, nhưng người dùng đã có thể sử dụng, dù hơi chậm, nhờ các giải pháp mà NCSC đưa ra.

DDoS là hình thức hacker gửi lượng lớn truy cập giả vào hệ thống, nhằm gây tắc nghẽn hệ thống, khiến người dùng không thể truy cập và sử dụng dịch vụ bình thường trên trang www.ThuVienPhapLuat.vn .

Tấn công DDoS không làm ảnh hưởng đến dữ liệu, không đánh mất thông tin người dùng. Nó chỉ làm tắc nghẽn đường dẫn, làm khách hàng khó hoặc không thể truy cập vào dịch vụ.

Ngay khi bị tấn công DDoS, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã họp xem thời gian qua mình có làm sai hay gây thù chuốc oán với cá nhân tổ chức nào không.

Và nhận thấy mình không gây thù với bạn nào, nên chưa hiểu được mục đích của lần DDoS này là gì.

Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:

  • sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống pháp luật
  • và kết nối cộng đồng dân luật Việt Nam,
  • nhằm giúp công chúng loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu,
  • và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng nhà nước pháp quyền.

Luật sư Nguyễn Thụy Hân, Phòng Cộng Đồng Ngành Luật cho rằng: “Mỗi ngày chúng tôi hỗ trợ pháp lý cho hàng ngàn trường hợp, phổ cập kiến thức pháp luật đến hàng triệu người, thiết nghĩ các hacker chân chính không ai lại đi phá làm gì”.

Dù thế nào, để xảy ra bất tiện này cũng là lỗi của chúng tôi, một lần nữa THƯ VIỆN PHÁP LUẬT xin gửi lời xin lỗi đến cộng đồng, khách hàng.

  • Home
  • Loại hình doanh nghiệp tư nhân lại ít được lựa chọn

Vì sao loại hình doanh nghiệp tư nhân lại ít được lựa chọn để thành lập công ty ?. Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp xuất hiện kể từ khi nhà nước ta thực hiện chính sách đổi mới. Trải qua nhiều thời kỳ thay đổi pháp luật đến nay, doanh nghiệp tư nhân vẫn được ghi nhận trong luật doanh nghiệp là một trong 6 loại hình doanh nghiệp chính. Tuy nhiên, hiện nay số lượng doanh nghiệp được thành lập ngày càng nhiều nhưng số lượng doanh nghiệp tư nhân được thành lập lại càng ít đi. Luật Hồng Phúc sẽ giúp Quý Khách hàng hiểu hơn vì  sao loại hình doanh nghiệp tư nhân lại ít được lựa chọn trong bài viết dưới đây.

Doanh nghiệp tư nhân là gì ?

Doanh nghiệp được định nghĩa là  tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. “Tư nhân” là là của riêng một người. Vậy doanh nghiệp tư nhân có thể được hiểu là một tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập theo quy định pháp luật nhưng chỉ thuộc về của riêng một người và do người đó làm chủ sở hữu.

Điều 188 Luật doanh nghiệp 2020 đưa ra các yếu tố mà khi có những yếu tố này thì doanh nghiệp đó là doanh nghiệp tư nhân:

  1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
  2. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoánnào.
  3. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
  4. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

Từ việc liệt kê ra những dấu hiệu nhận biết của một doanh nghiệp tư nhân có thể thấy những ưu điểm vượt trội của loại hình doanh nghiệp này. Cụ thể, doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ. Cá nhân này không được tham gia thành lập, góp vốn vào các loại hình doanh nghiệp khác và cũng chỉ thành lập một doanh nghiệp nên có thể dốc toàn bộ sức và trí tuệ để phát triển doanh nghiệp. Cá nhân này cũng được toàn quyền quyết định các chính sách, hoạt động của công ty, không phải phụ thuộc vào bất kỳ tác động của chủ thể nào khác.

Vì doanh nghiệp cá nhân do một cá nhân làm chủ nên cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp vô cùng đơn giản. Chủ doanh nghiệp chính là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và có thể thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc để quản lý doanh nghiệp. Do loại hình doanh nghiệp quy định chủ sở hữu doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn đối với các nghĩa vụ về tài sản của doanh nghiệp nên có thể tạo được sự tin tưởng từ các đối tác.

Tại sao loại hình doanh nghiệp tư nhân lại ít được lựa chọn ?

Mặc dù doanh nghiệp tư nhân là một trong những loại hình doanh nghiệp xuất hiện đầu tiên khi nhà nước có chính sách mở cửa nền kinh tế, các quy định pháp luật về doanh nghiệp tư nhân cũng được sửa đổi để phù hợp với thực tế nhưng những người lựa chọn thành lập doanh nghiệp tư nhân lại ngày càng giảm đi vì những lý do sau đây:

Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân

Tư cách pháp nhân tạo nên sự tách bạch về tài sản cá nhân và pháp nhân. Việc có tư cách pháp nhân sẽ giúp cho doanh nghiệp hạn chế được những rủi ro cho các chủ doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Khi xảy ra tranh chấp về các hợp đồng thương mại thì doanh nghiệp tư nhân sẽ bị hạn chế áp dụng luật thương mại là luật chuyên ngành vào giải quyết do không có tư cách pháp nhân. Việc áp dụng luật dân sự trong giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại có thể gây ra nhiều bất lợi cho doanh nghiệp tư nhân.

Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân phải tự chịu trách nhiệm

Chủ sở hữu phải tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Đây có thể là ưu điểm để các đối tác muốn thực hiện các giao dịch với doanh nghiệp tư nhân nhưng lại là bất lợi vô cùng lớn đối với chủ sở hữu doanh nghiệp. Tài sản của doanh nghiệp và chủ sở hữu không tách bạch nên khi tham gia các hoạt động thương mại, chủ doanh nghiệp tư nhân phải tính toán rất kỹ và thường không tham gia những cuộc đầu tư lớn vì rủi ro xảy ra, chủ doanh nghiệp tư nhân phải đối mặt với những trách nhiệm về tài sản rất lớn. Trên thực tế có rất nhiều chủ doanh nghiệp tư nhân trở nên tay trắng vì làm ăn thua lỗ trong khi đối với những loại hình khác, chủ doanh nghiệp chỉ phải chịu trách nhiệm về phần nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp trong phần vốn góp vào doanh nghiệp.

Chủ doanh nghiệp tư nhân không thể góp vốn, thành lập

Chủ sở hữu không được góp vốn, thành lập bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào khác và cũng chỉ được thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Đây chính là loại hình kinh doanh bỏ tất cả trứng trong một giỏ. Nếu thành công thì chủ doanh nghiệp sẽ thắng lớn nhưng nếu thất bại thì chủ doanh nghiệp sẽ mất trắng.

Các hình thức huy động vốn của doanh nghiệp tư nhân cũng rất hạn chế

Doanh nghiệp tư nhân không thể phát hành chứng khoán, không thể tăng vốn bằng các thêm các thành viên mới. Như vậy, doanh nghiệp tư nhân chỉ có thể tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp thông qua việc tự tăng vốn đầu tư cá nhân hoặc vay tại các ngân hàng.

Với những hạn chế nêu trên thì dường như doanh nghiệp tư nhân không còn là sự ưu tiên của những người đang có ý định thành lập doanh nghiệp.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi nhằm giải đáp thắc mắc vì sao loại hình doanh nghiệp tư nhân lại ít được lựa chọn. Luật Hồng Phúc đơn vị chuyên thực hiện, hỗ trợ quý khách hàng thủ tục liên quan thành lập các loại hình doanh nghiệp với chi phí hợp lý trong thời gian nhanh nhất. Nếu Quý Khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:

Hotline: 090.234.6164 –0964.049.410  hoặc liên hệ qua emai: hoặc .

Câu hỏi thường gặp

  1. Công ty tư nhân không có tư cách pháp nhân. Do công ty tư nhân không có sự tách bạch về tài sản của cá nhân và công ty và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình.

  • Bạn đang là một chủ sở hữu của doanh nghiệp tư nhân, nhưng lại có ý định thành lập công ty TNHH, hoặc thành lập công ty cổ phần với mục đích tự mở rộng kinh doanh, hoặc đầu tư góp vốn với người khác kinh doanh trong lĩnh vực ngành nghề khác nhưng lại không biết chủ DNTN có được thành lập công ty TNHH không? hoặc chủ doanh nghiệp tư nhân có được thành lập công ty Cổ phần, công ty Hợp danh? Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền làm chủ sở hữu doanh nghiệp khác không? Vậy thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để tìm lời giải đáp chi tiết cho những thắc mắc này.

    Đối với vấn đề chủ DNTN có được thành lập công ty TNHH không thì bạn có thể căn cứ trực tiếp vào khoản 1,2,3 và 4 Điều 183 – Luật doanh nghiệp 2014. Quy định về Doanh nghiệp tư nhân, cụ thể như sau:

    Điều 183. Doanh nghiệp tư nhân

    1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.==> Ví dụ nếu một người A hiện tại đang là chủ doanh nghiệp tư nhân B thì theo quy định tại Khoản 1 Điều 183, người A sẽ phải tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ số tài sản của mình về tất cả các hoạt động của doanh nghiệp tư nhân B

    2. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.==> Doanh nghiệp tư nhân B không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào như cổ phiếu, cổ phần, trái phiếu..v.v.

    3. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh. ==> Mỗi cá nhân người A chỉ được quyền thành lập duy nhất một doanh nghiệp tư nhân B. Chủ doanh nghiệp tư nhân [tức là người A] không được đồng thời là chủ của một hộ kinh doanh C, cũng đồng thời không được là thành viên của công ty hợp doanh D

    4. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. ==> Doanh nghiệp tư nhân B không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh D, công ty TNHH E, hoặc công ty Cổ phần F.

    Lưu ý: Bạn cần phân biệt rõ Chủ doanh nghiệp tư nhân [Cá nhân người A] khác với Doanh nghiệp tư nhân [doanh nghiệp tư nhân B] để có thể hiểu rõ kết luận sau :

    Do đó, dựa vào quy định tại Điều 183 Luật doanh nghiiệp 2014 có thể kết luận như sau:

    1. Chủ doanh nghiệp tư nhân có được thành lập công ty TNHH không?

    • Chủ doanh nghiệp tư nhân [tức là cá nhân Người A] có quyền được thành lập công ty TNHH E.

    2. Chủ doanh nghiệp tư nhân có được thành lập công ty cổ phần không?

    • Chủ doanh nghiệp tư nhân [cá nhân người A] có quyền được thành lập công ty cổ phần F. Chủ DNTN có thể đồng thời là thành viên sáng lập của công ty cổ phần.

    3. Chủ doanh nghiệp tư nhân có được thành lập công ty hợp danh không?

    • Chủ doanh nghiệp tư nhân [cá nhân người A] có quyền được thành lập công ty hợp danh D với tư cách là thành viên góp vốn. Không được thành lập công ty hợp danh D với tư cách là thành viên hợp danh.

    >>>Xem thêm: Bí quyết thành lập công ty lời hàng trăm triệu mỗi tháng

  • Chủ Đề