Tại sao Huấn Cao chống lại triều đình

Tác giả Nguyễn Tuân ghi dấu sâm đậm trong lòng người đọc về các tập truyện ngắn. Nội dung các câu truyện chủ yếu đề cập đến sự bất hòa sâu sắc trong xã hội vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Hình ảnh của ông và các câu truyện đã từng vang bóng một thời. Trong đó phải đề cập đến truyện ngắn Chữ người tử tù. Người đọc bị ấn tượng đặc biệt khi phân tích nhân vật Huấn Cao.

[tracuu-online]

Nguyễn Tuân một trong những nhà văn vô cùng nổi tiếng của nền văn học nước ta. Những câu chuyện của ông đều xoay quanh các nhân vật có lý tưởng và tài năng. Họ luôn sở hữu một vẻ đẹp tinh thần xuất chúng. Và Nguyễn Tuân đưa người đọc một lần nữa gặp nhân vật tài hoa Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù.

Phân tích nhân vật Huấn Cao

Hình ảnh Huấn Cao được lấy từ chính hình tượng Cao Bá Quát. Một vị lãnh tụ chống triều Nguyễn 1854. Một nguyên mẫu tài năng và nhân cách sáng ngời. Để hiểu về hơn về nhân vật tài ba này, chúng ta hãy cùng phân tích nhân vật Huấn Cao.

Huấn Cao Một nho sĩ vô cùng tài hoa

Dưới ngòi bút của nhà văn Nguyễn Tuân, Huấn Cao hiện lên như một nhân vật tài ba. Xét về cảnh ngộ, Huấn Cao vốn là một hình tượng lãnh đạo ngang tàng. Ông dám đứng lên chống lại triều đình mà không hề nao núng. Vì vậy ông bị kết án và giam cầm chỉ chờ ngày đưa ra pháp trường. Từ đây, bạn có thể hình dung Huấn Cao chính là tử tù. Người sắp bước đến cửa tử thần. Khi đi sâu phân tích nhân vật Huấn Cao bạn sẽ thấy ông có rất nhiều điểm đáng quý. Ở ông, người ta tìm thấy hình ảnh của một người nho sĩ tài hoa.

Nét chữ đẹp và mềm mại

Tại sao lại nói Huấn Cao là một nho sĩ tài hoa. Chỉ cần nhìn vào nét chữ của ông bạn sẽ bị mê hoặc. Ở thời đó, chữ Hán được dùng là để viết thư pháp. Một loại chữ hình tượng hội tụ nét đẹp thẩm mỹ của nét chữ và ý nghĩa của câu chữ.

Contents

  1. Huấn Cao Một nho sĩ vô cùng tài hoa
    1. Nét chữ đẹp và mềm mại
    2. Nét tài ba của Huấn Cao thể hiện qua cảnh cho chữ
  2. Huấn Cao người anh hùng có dũng khí lớn, hiên ngang và bất khuất
  3. Huấn Cao người sở hữu thiên lương trong sáng

Ông viết chữ mà cảm tưởng như nhìn vào một bức tranh nghệ thuật. Với ngòi lông bút mềm mại viết lên các nét chữ được người xưa coi trọng giống như bức họa quý vậy. Tài viết chữ của ông được lan truyền rộng rãi. Bất cứ ai chỉ cần nghe danh đến Huấn Cao cũng tỏ lòng ngưỡng mộ. Bởi chữ của ông rất đẹp, rất vuông. Có những chữ ông viết được coi như báu vật vậy. Trong nét chữ ấy người ta thấy cả sự tính toán, sự trăn trở, hy vọng và cả sự tuyệt vọng. Tác giả đã dùng thủ pháp nghệ thuật để ca ngợi về tài năng của nhân vật.

Nét tài ba của Huấn Cao thể hiện qua cảnh cho chữ

Một cảnh rất được tác giả trân trọng và kỳ công miêu tả để toát lên nét tài hoa của Huấn Cao. Ngoài ra còn nói lên được cái tâm của người quản ngục. Cái tài của Huấn Cao thể hiện ở nét đẹp văn hóa, tính nghệ sĩ cao. Những tính cách này chỉ hội tụ ở những người có tri thức, có hoài bão lớn và sự tu dưỡng rèn luyện kỷ luật.

Chính tài năng của Huấn Cao đã cảm hóa được viên cai ngục. Để biến mối quan hệ đối nghịch trở thành tri kỷ, tri âm giữa hai con người.

Huấn Cao người anh hùng có dũng khí lớn, hiên ngang và bất khuất

Qua nét chữ cũng toát lên được nhân cách con người của Huấn Cao. Chính nét chữ vuông và tươi tắn phản ánh hoài bão tung hoành. Quả thật người ta bảo nét chữ nết người không sai.

Nét chữ được ví như những khối vuông vắn được viết ra từ bàn tay và tâm hồn đầy khí phách. Người ta thấy ở ông sự lẫm liệt và hào hùng. Nếu ông quy thuận triều đình thì có lẽ ông đã giữ chức vụ cao. Bổng lộc đầy đủ, con cháu sung túc. Nhưng chính cái tài, cái tâm sáng chói đã chi phối đến mọi hành động của ông. Ông không phải là người thích quỵ lụy. Đặc biệt người như ông sẽ không chịu cảnh cá chậu chim lòng. Chính vì vậy ông đã đứng dậy chống lại những bất công của triều đình. Tiếc là vận may không đến, sự nghiệp không thành. Ông đã bị bắt và quy vào tội đại nghịch, nhận án tử. Mặc dù ở trong tù nhưng ông vẫn giữ khí tiết trong sáng. Ngày ngày ông vẫn sống ung dung, tự tại.

Khi phân tích nhân vật Huấn Cao bạn sẽ nhân thấy ông còn có tài bẻ khóa, vượt ngục. Sự dũng sĩ phá bỏ gông xiềng của ông trở thành huyền thoại. Chính hành động rỗ chiếc gông nặng đánh thuỳnh một cái chứng tỏ khí phách bất khuất, hiên ngang của ông. Nhân cách của ông sáng chói vượt lên cái tầm thường. Lý tưởng tự do, hiên ngang và bất khuất. Ông bước vào nhà tù một cách thản nhiên và rất lạnh lùng. Một phong thái của đấng trượng phu, dám làm dám chịu.

Huấn Cao người sở hữu thiên lương trong sáng

Huấn Cao không phải là nhân vật tự cao tự đại. Một người có cái tôi lớn và ngạo mạn. Ông khiến người đọc hâm mộ bởi thiên lương trong sáng. Một nhân vật hội tụ cả cái tâm và cái tài. Ông chỉ thể hiện sự ngạo mạn trước những bạo lực. Ông khinh thường những kẻ có nhân cách tầm thường, đê hèn. Ấy vậy mà ngoài mặt tưởng ông có trái tim bằng thép. Nhưng trong các đối xử với mọi người lại rất tinh tế.

Thời gian đầu, ông chỉ coi quản ngục như một kẻ tiểu nhân. Ông tỏ thái độ khinh bạc. Nhưng khi ông đã hiểu mọi thứ đã dành tặng chữ cho quản ngục. Việc cho chữ không phải để trả ơn. Quan trọng ông đã coi quản ngọc là người tri kỷ.

Huấn Cao thật sự tỏa sáng trong cảnh viết chữ. Tất cả những tính cách toàn diện và hài hòa ở con người ông đều được toát lên rực sáng. Chúng diễn ra dưới ngòi bút lãng mạn tựa như một câu chuyện hết sức thần bí và kịch tính.

Qua phân tích nhân vật Huấn Cao độc giả sẽ thấy sự độc đáo của nhân vật chính. Mặc dù là nhân vật trung tâm nhưng tác giả lại không hề miêu tả ông quá nhiều. Chỉ thông qua vài nét cũng đủ khiến độc giả hình dung trọn vẹn về nhân vật Huấn Cao. Để hiểu cặn kẽ hơn về Huấn Cao, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội tìm đọc truyện ngắn Chữ người tử tù nhé.

Bạn đọc có thể tham khảo video dưới đây để hiểu hơn về nhân vật Huấn Cao:

Bài viết trên đã phân tích rõ nét toàn bộ tính cách và con người của Huấn Cao. Nếu bạn đọc còn điều gì băn khoăn hãy để lại comment phía dưới.

Video liên quan

Chủ Đề