Tại sao khi bị cảm lại chảy nước mũi

Dịch mũi [nước mũi] có khi có màu trắng, có khi xanh hoặc vàng, có khi lẫn máu… vậy khi nào là nguy hiểm?

Dịch mũi biểu hiện “sức khỏe” của mũi

Mũi thế nào là khỏe mạnh? Bình thường cơ thể tiết ra khoảng 300ml dịch tiết mỗi 24 giờ để làm mềm và ẩm niêm mạc vùng mũi xoang, bảo vệ hệ thống niêm mạc. Dịch tiết này được tạo ra từ nước, protein, kháng thể và muối. Khi dịch tiết vận chuyển theo đường đi sinh lý để làm sạch hệ thống mũi xoang sẽ chảy xuống dạ dày và được hòa tan ở đây.

Khi mũi xoang bị viêm, tùy mức độ viêm mà lượng dịch tiết tăng trên 300ml. Các thành phần trong dịch tiết bị mất cân bằng, vì thế cơ thể không kịp hấp thu và sẽ bị chảy ra cửa mũi trước hoặc xuống họng. Lúc này, bên cạnh sự tăng tiết của dịch mũi [nước mũi], cơ thể cũng biểu hiện mệt mỏi kèm theo hiện tượng hắt hơi, ngứa mũi, ngạt tắc mũi, ho khan và quầng thâm dưới mắt đậm hơn.

Một số nghiên cứu cũng cho thấy phụ nữ có thai ở tuần thứ 13 đến 21 cũng xuất hiện tình trạng này do sự thay đổi nội tiết gây tăng tiết hệ thống chất nhầy dưới biểu mô hô hấp và thường hết sau khi sinh 1 – 2 tuần.

Màu sắc của dịch chảy từ mũi cho ta biết điều gì?

Khi dịch mũi có màu trắng

Dịch mũi có màu trắng kèm theo hiện tượng sốt, đau nhức đầu và toàn thân, ngạt mũi, hắt hơi, ho, đau rát họng: đây thường là hiện tượng cảm cúm thông thường do nhiễm vi rút. Mỗi người lớn trung bình một năm gặp hiện tượng này 2-3 lần. Ở trẻ em gặp nhiều hơn, có thể tới 6-10 lần/năm.

Trong giai đoạn này, bệnh nhân có thể điều trị triệu chứng như: Sử dụng thuốc hạ sốt, giảm đau paracetamol, thuốc kháng histamin H1 như loratadin, xịt mũi bằng các thuốc có tính kiềm nhẹ và giảm đau rát họng bằng các thuốc xịt họng, thuốc súc họng…

Các biểu hiện thường hết sau 7- 10 ngày. Nếu sau 10 ngày các triệu chứng không mất đi, bạn cần đến bác sĩ tai- mũi-họng để được thăm khám và điều trị.

Khi dịch mũi màu vàng

Dịch mũi có màu vàng biểu hiện đang bị nhiễm khuẩn. Nếu không được điều trị dịch mũi sẽ dậm dần, đôi khi sẽ chuyển màu vàng nâu, có thể lẫn dịch máu kèm theo các triệu chứng như ho, đau rát họng, đau tai, đau vùng mặt… thì lúc này có thể tình trạng nhiễm trùng của bạn đã nghiêm trọng hơn, bệnh lý của viêm mũi xoang cấp đang hình thành và có thể sẽ dẫn đến viêm phế quản khi bạn thấy tiếng ho sâu kèm theo nặng ngực. Bạn cần tới gặp bác sĩ chuyên khoa tai-mũi-họng để được khám và điều trị ngay.

Khi dịch mũi màu xanh

Dịch mũi màu xanh cũng là tình trạng nhiễm khuẩn nhưng do vi khuẩn tạo màu xanh. Dịch lúc đầu loãng sau đó đặc dần, kèm theo đau đầu, đau vùng mặt, đau tai… Bạn có thể đang bị nhiễm trùng xoang, tai.

Bạn cần tới gặp bác sĩ chuyên khoa để khám và điều trị, tránh các trường hợp đến muộn, bệnh tiến triển nặng hơn và có biến chứng như viêm tai giữa, viêm phế quản phổi…

Khi dịch mũi lẫn máu

Dịch mũi lẫn máu thường thấy có màu hồng hoặc dây máu đỏ tươi.

Nguyên nhân thường gặp do bạn xì mũi nhiều, ngoáy mũi, mũi quá khô hay mũi đang bị viêm. Ở phụ nữ mang thai, cuốn mũi nề và mỏng hơn do thay đổi nội tiết tố cũng dễ chảy máu.

Để phòng ngừa, chúng ta có thể bôi vaseline hoặc thuốc mỡ vào mũi ba lần một ngày, hay sử dụng nước muối sinh lý nhỏ mũi để bổ sung độ ẩm cho mũi. Nên cắt ngắn móng tay để ngăn thói quen ngoáy mũi và có thể bổ sung độ ẩm cho không khí bằng máy làm ẩm.

Trường hợp chảy dịch mũi có lẫn máu ở một bên, có mùi hôi ở người trên 40 tuổi, kèm theo các triệu chứng ở cùng bên như ngạt mũi, đau đầu, ù tai… một bên; có thể đây là biểu hiện sớm của khối u, ung thư.

Nếu bạn bị chảy máu mũi đỏ tươi, biểu hiện này thường do vỡ mạch. Có thể là vỡ mạch ở ngay vùng điểm mạch tại vách ngăn [thường do viêm hoặc chấn thương] hoặc chảy máu từ động mạch bướm khẩu cái [do tăng huyết áp], hoặc chảy máu từ các khối u mạch trong hốc mũi.

Bạn nên đến gặp bác sĩ để tìm nguyên nhân gây chảy dịch mũi lẫn máu hoặc chảy máu mũi để điều trị kịp thời.

Khi dịch mũi màu gỉ sắt

Dịch mũi màu gỉ sắt có thể là kết quả của máu khô đọng lại sau khi bạn bị chảy máu mũi hoặc do dịch mũi ứ đọng khi bạn bị viêm xoang và do một số vi khuẩn tạo ra màu này.

Khi bạn bị nhiễm nấm xoang, dịch mũi cũng có màu gỉ sắt, chủ yếu ở một bên kèm theo các triệu chứng đau đầu, sưng đau vùng mặt, có thể gặp rối loạn thị giác ở một bên [nhưng rất hiếm]..

Dù nguyên nhân là gì bạn vẫn cần tới gặp bác sĩ để được khám và điều trị chính xác nhé!

Khi dịch mũi màu đen

Dịch ở mũi màu đen kèm theo các triệu chứng: nhức đầu, đau vùng mặt, sưng vùng mặt, rối loạn thị giác…các triệu chứng xảy ra ở một bên có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng nấm nghiêm trọng. Mặc dù không phổ biến nhưng những người có hệ thống miễn dịch bị tổn thương có thể dễ mắc loại bệnh này.

Những người hút thuốc hoặc sử dụng ma túy cũng có thể bị chảy dịch mũi đen.

Bạn cần thiết phải đến gặp bác sĩ tai – mũi- họng để được chẩn đoán và điều trị sớm, tránh những biến chứng nghiêm trọng có thể gặp phải nếu không điều trị kịp thời./.

[Nguồn: VOV]

Sổ mũi là một tình trạng cực kỳ phổ biến. Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn bị chảy nước mũi, chẳng hạn như do nhiễm virus cảm lạnh, dị ứng thời tiết… Căn bệnh này cũng mang lại sự phiền toái trong cuộc sống của rất nhiều người. Hãy cùng Hapacol tìm hiểu 7 cách trị sổ mũi đơn giản mà bạn có thể áp dụng tại nhà.

1. Sổ mũi là gì?

Sổ mũi là hiện tượng các chất lỏng [hoặc chất nhầy] chảy ra từ đường mũi. Đây thường là chất lỏng trong suốt, dạng nước và có thể đặc hơn. Tình trạng này cho thấy các niêm mạc bên trong đường mũi đang bị viêm.

Nguyên nhân gây ra sổ mũi có thể do bị cảm lạnh, cảm cúm hoặc dị ứng. Khi virus cảm lạnh hoặc các chất gây dị ứng [như phấn hoa, bụi] xâm nhập vào cơ thể, nó sẽ gây kích ứng niêm mạc mũi và xoang, từ đó mũi bắt đầu tiết ra nhiều chất nhầy trong suốt. Chất nhầy này có chức năng bẫy vi khuẩn, virus hoặc các chất gây dị ứng giúp tống chúng ra khỏi xoang mũi.

Sau 2 hoặc 3 ngày, chất nhầy có thể thay đổi màu sắc, trở nên trắng đục bởi môi trường bên trong mũi mất đi độ ẩm tự nhiên. Ngoài ra, nước mũi có thể tiết màu vàng do các tế bào bạch huyết đào thải ra ngoài sau khi tiêu diệt vi khuẩn và thường là biểu hiện của biến chứng nặng hơn bình thường. Khi hệ miễn dịch hoạt động hết công suất để chống chọi với vi khuẩn, các tế bào bạch huyết chết cùng các vi khuẩn có lợi khác, nước mũi chuyển sang xanh lục và hơi đặc. Trường hợp trẻ nhỏ bị chảy nước mũi xanh nhiều từ 10 ngày trở lên, bố mẹ nên đưa bé đến bác sĩ vì đây là dấu hiệu cho thấy mũi bé bị nhiễm trùng.\

Đau răng có phải là dấu hiệu của viêm xoang?

Các cơn đau răng có thể diễn ra âm ỉ hoặc đau nhói, dữ dội gây ảnh hưởng đến toàn bộ gương mặt của bạn. Nguyên nhân đau răng rất nhiều, có thể là sâu răng, bệnh nướu răng hoặc các tình trạng răng miệng khác. Trong đó, theo các…

2. 7 cách trị sổ mũi không thể bỏ qua

Uống nhiều nước

Nếu bị chảy nước mũi [sổ mũi] kèm với triệu chứng nghẹt mũi, bạn nên uống nhiều nước, không để cơ thể mất nước. Nước sẽ giúp làm loãng chất nhầy trong mũi, giúp bạn xì mũi dễ dàng hơn. Nếu cơ thể không đủ nước, chất nhầy sẽ dày và dính, khiến tình trạng nghẹt mũi nghiêm trọng hơn. Bạn có thể uống nước lọc, nước trái cây, nước thể thao nhưng hãy tránh xa các loại đồ uống gây mất nước như cà phê hoặc đồ uống có cồn.

Uống nhiều nước sẽ làm thuyên giảm triệu chứng nghẹt mũi

Uống trà ấm

Những loại đồ uống ấm, như trà, có thể giúp trị sổ mũi tốt hơn đồ uống lạnh. Hơi nước ấm sẽ giúp thông mũi, do đó bạn sẽ dễ thở hơn. 

Ngoài ra, một số loại trà thảo mộc có một số thành phần có thể giúp thông mũi nhẹ. Hãy tìm các loại trà có chứa các loại thảo mộc chống viêm và kháng histamin, chẳng hạn như hoa cúc, gừng, bạc hà hoặc cây tầm ma. Trà thảo mộc còn có chức năng giảm cơn đau họng và sổ mũi.

Nhiệt và hơi nước của trà giúp đường thở thông thoáng

Xông hơi mặt hoặc tắm nước ấm

Theo các chuyên gia, xông mặt bằng nước nóng có thể giúp giảm chảy nước mũi và rút ngắn thời gian hồi phục bệnh. 

Để xông hơi đúng cách, bạn hãy làm theo các bước sau:

  • Cho nước nóng [không phải nước sôi] vào tô lớn. 
  • Đưa mặt vào gần tô nước, sao cho khoảng cách giữa mặt và nước là 30cm để tránh bỏng da. 
  • Hít thở sâu hơi nước bằng mũi.
  • Sau đó, xì mũi để loại bỏ chất nhầy.

Bạn cũng có thể cho thêm vài giọt tinh dầu thông mũi và tô nước để trị sổ mũi hiệu quả hơn. Cứ khoảng 30ml nước, bạn cho 2 giọt tinh dầu. Một số loại tinh dầu giúp thông mũi như bạch đàn, bạc hà, thông, hương thảo, xô thơm và húng tây.

Hơi nước nóng là liệu pháp điều trị sổ mũi vô cùng hiệu quả

Tương tự như biện pháp uống trà ấm hoặc xông hơi, các tia nước ấm từ vòi sen sẽ giúp làm loãng chất nhầy, làm bạn dễ xì mũi hơn. 

Rửa mũi bằng bình Neti Pot

Đối với các vấn đề về xoang, như chảy nước mũi và khó chịu, cách xử lý phổ biến nhất là rửa mũi bằng bình Neti pot. Đây là một thiết bị giúp làm Sử dụng bình Neti Pot để rửa mũi sẽ giúp làm sạch xoang mũi kỹ hơn.

Bạn cần lưu ý sử dụng bình Neti pot đúng cách, nếu không có thể khiến tình trạng chảy nước mũi nghiêm trọng hơn hoặc nhiễm trùng xoang. Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng nước vô trùng hoặc nước cất để rửa mũi, không nên sử dụng nước máy.

Thiết kế của Neti pot cho phép người sử dụng rót dung dịch vào mũi

Súc miệng bằng nước muối ấm

Súc miệng bằng nước muối ấm là một trong những cách trị sổ mũi đơn giản nhất. Qua đó, đờm và chất nhầy tích tụ trong cổ họng, khoang mũi sẽ được hóa lỏng. Đồng thời, liệu pháp này còn làm sạch cổ họng và loại bỏ vi khuẩn. 

Nước muối là một phương thuốc tự nhiên để điều trị sổ mũi

Ăn thực phẩm cay, nóng

Mặc dù thực phẩm cay sẽ khiến bạn chảy nước mũi nhiều hơn, nhưng nó có thể giúp giải quyết tình trạng nghẹt mũi. Những thực phẩm cay bạn có thể dùng như ớt, wasabi và gừng. Chất capsaicin trong ớt có thể khiến cơ mũi giãn ra tạm thời, do đó bạn có thể hít thở dễ hơn. Khi nhiệt biến mất, bạn sẽ bị nghẹt mũi trở lại.

Gia vị cay sẽ tăng cường khả năng loại bỏ vi khuẩn

Sử dụng thuốc sổ mũi

Tuỳ theo nguyên nhân mà sẽ có loại thuốc điều trị sổ mũi khác nhau. Nếu sử dụng không đúng thuốc sẽ để lại hậu quả khá phức tạp. 

Hiện nay có 4 nhóm thuốc trị sổ mũi chính như sau:

  • Nhóm thuốc kháng Histamin: Thuốc có tác dụng ngăn chặn những triệu chứng do histamin gây ra, làm giảm viêm mũi, chảy nước mũi. Song, khi sử dụng thuốc bệnh nhân sẽ cảm thấy buồn ngủ. Cần tránh uống nhóm thuốc này nếu cần tập trung, tỉnh táo.
  • Nhóm thuốc kháng sinh: Nhóm thuốc này được sử dụng chủ yếu để điều trị viêm mũi dị ứng. Tuyệt đối không tự ý sử dụng kháng sinh khi chưa có chỉ định từ bác sĩ vì lạm dụng kháng sinh có thể gây ra tình trạng nhiễm khuẩn, kháng thuốc và khó trị bệnh.
  • Nhóm thuốc corticoid: Thuốc được điều chế dưới dạng dung dịch nhỏ hoặc xịt, sử dụng trong trường hợp viêm mũi hoặc viêm xoang nặng. Sử dụng corticoid dạng viên có thể để lại tác dụng phụ nếu sử dụng trong thời gian dài [trên 10 ngày]. Do đó, chỉ sử dụng nhóm thuốc này khi được bác sĩ kê đơn. 
  • Các loại thuốc hạ sốt, giảm đau: Paracetamol là thành phần phổ biến nhất trong điều trị sổ mũi. Thuốc khá an toàn, giúp giảm sốt, giảm đau hiệu quả ở mức độ vừa và nhẹ. Thuốc không cần kê đơn, song cần phải tuân thủ đúng hướng dẫn liều dùng. Đồng thời khi bệnh nhân dùng paracetamol cần có khoảng cách giữa các lần uống hợp lý. Thông thường, thời gian uống thuốc giữa các lần cần cách nhau ít nhất 4 – 6 giờ. 

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn tìm được cách trị sổ mũi thích hợp nhất. Trong trường hợp tình trạng diễn tiến nặng hơn, như bị nặng mặt, nhức đầu, xuất hiện máu trong dịch nhầy, hãy lập tức đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất để được chẩn đoán và điều trị thích hợp. 

Hapacol 650 là sản phẩm có hàm lượng paracetamol lên đến 650mg. Thuốc được sử dụng để điều trị triệu chứng cảm cúm, chảy nước mũi, đau do đau đầu, đau nửa đầu, đau răng, đau họng, đau nhức cơ xương, đau do viêm khớp, đau sau khi tiêm ngừa hay nhổ răng. Sản phẩm được bào chế dưới dạng viên nén, giúp người dùng có thể sử dụng dễ dàng.

Source:

//suckhoedoisong.vn/thuoc-tri-ho-so-mui-dung-the-nao-cho-dung-n136779.html

//www.healthline.com/health/how-to-stop-a-runny-nose#treatments

Video liên quan

Chủ Đề