Tại sao khi đi ngủ lại nói

[SKDS] - Mỗi khi tôi ngủ mắc tật hay mơ nói linh tinh gây phiền toái khiến tôi không dám ngủ chung với các bạn cùng trường học. Liệu tôi có mắc bệnh tâm thần, xin quý báo cho biết nguyên nhân do đâu và cách khắc phục?

Nguyễn Hùng [Trường dân tộc nội trú Yên Bái]

Ngủ mơ là hiện tượng sinh lý bình thường, không phải là một bệnh, hiện tượng này gặp ở nhiều người, có người nói ít, có người nói nhiều... Trong giấc ngủ, cơ thể bạn có thể có những biến đổi như nhịp thở nhanh lên, hoạt động của vỏ não tăng, cơ mắt cử động nhanh, giãn cơ... Khi cơ thể mệt mỏi, thần kinh căng thẳng… vỏ não không bị ức chế hoàn toàn, giấc mơ mới xuất hiện, có người khi mơ nói ra thành tiếng, gọi là mơ nói. Mơ nói, còn là một rối loạn giấc ngủ. Một người có thể nói chuyện khi đang ngủ nhưng lại không nhận thức được mình đang nói chuyện... điều này tùy thuộc vào sự thay đổi sinh lý và tâm lý.

 Ảnh minh họa [nguồn Internet]

Chưa thấy tài liệu nào khẳng định mơ nói là một dạng bệnh lý tâm thần, tuy nhiên có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến mơ nói như:  Di truyền, căng thẳng, thiếu ngủ dẫn đến mắc chứng trầm cảm, sốt, uống rượu…

Để khắc phục, những người có tật mơ nói cần làm việc và nghỉ ngơi hợp lý; tăng cường luyện tập và có chế độ dinh dưỡng khoa học nhằm nâng cao sức khỏe, bảo đảm giấc ngủ, tránh những căng thẳng không mong muốn. Khi các biện pháp này không hiệu quả, gặp bác sĩ tâm lý để có lời khuyên và biện pháp chữa trị hiệu quả.

            Bác sĩ Vũ Minh


Ảnh:sleep-paralysis-info.com.

Theo trang Times of India, nói mơ khi ngủ [hay nói mớ] là một rối loạn giấc ngủ. Người mắc chứng này nói trong giấc ngủ mà không hề hay biết. Lời nói ở dạng độc thoại, hội thoại; từ ngữ linh tinh, sai ngữ pháp, thường khó hiểu và liên quan đến trải nghiệm trong quá khứ. Người bệnh có thể chỉ lẩm bẩm hoặc la hét.

Nói mơ khi ngủ thường diễn ra trong khoảng thời gian ngắn, từ một tháng đến một năm tùy vào thay đổi tâm sinh lý. Những nguyên nhân chính gây ra bao gồm sốt, trầm cảm, stress, di truyền, thiếu ngủ, rượu và các loại thuốc.

Trẻ em là đối tượng dễ nói mơ nhất với tỷ lệ lên tới 50%. Con số này ở người lớn là 5%, chủ yếu là nam giới. Nói mơ khi ngủ có thể đi kèm các rối loạn khác như sợ ngủ, mộng du, lú lẫn, ngừng thở khi ngủ, rối loạn tâm thần và co giật ban đêm.

Việc điều trị rối loạn này phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Trong trường hợp nói mơ khi ngủ do bệnh tâm thần, bạn sẽ cần sự giúp đỡ của chuyên gia tâm lý. Một trong những cách phòng tránh dễ thực hiện là không dùng rượu và thuốc lá.

Minh Nguyên

Bạn đã nghe ai đó nói với bạn về việc nói mớ khi ngủ hoặc nói chuyện và bạn sợ rằng đây chính là một vấn đề cần phải quan tâm? Thực ra, tình huống này không phải là một vấn đề quá nghiêm trọng. Bạn có thể thử các biện pháp khắc phục tại nhà để thoát khỏi cơn nói mớ khi ngủ.

Không cần quá lo lắng khi mình hoặc người thân gặp vấn đề về nói mớ. Đây là một việc hết sức bình thường. Tuy nhiên, để “giữ hình ảnh” cho bản thân khi ngủ và không làm ảnh hưởng đến mọi người xung quanh, bạn nên thử một số cách chữa nói mớ, la hét khi ngủ tại nhà. Elipsport sẽ cùng bạn tìm hiểu những vấn đề về giấc ngủ và cách khắc phục trong bài viết dưới đây!

1. Nói mớ khi ngủ là hiện tượng gì?

Ngủ gà, nói lắp, hoặc mơ khi ngủ được chuyên gia coi là rối loạn giấc ngủ. Những rối loạn thường xảy ra khi ta chuyển đổi giữa các giai đoạn ngủ từ thức sang ngủ hoặc từ chập chờn sang giấc ngủ cử động mắt nhanh [REM].
Rối loạn giấc ngủ xảy ra thường gây trở ngại cho nhịp sinh học hoặc có thể gây hoảng sợ. Tuy nhiên, nói mớ khi ngủ là một chứng rối loạn không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của bạn.

Nói mớ khi ngủ là hiện tượng gì?

2. Nguyên nhân khiến bạn trằn trọc, nói mớ khi ngủ

Các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể khiến chúng ta nói mớ khi ngủ. Nó có thể là di truyền hoặc do rối loạn sức khỏe tâm thần.Có rất nhiều trường hợp nói mớ khi ngủ do căng thẳng, do sốt, trong quá trình điều trị các bệnh khác, do lạm dụng chất kích thích hoặc do thiếu ngủ,.... Thiếu ngủ có thể do căng thẳng hoặc một vấn đề về giấc ngủ khác, chẳng hạn như bệnh mất ngủ hoặc chứng ngưng thở khi ngủ.

Mặc dù nhiều người có xu hướng nghĩ rằng nói mớ khi ngủ là sự phản ánh những gì bạn đang mơ [thường là trong giai đoạn REM]. Tuy nhiên, nhiều bản ghi điện não đồ cho thấy việc bạn có thể nói chuyện trong bất kỳ giai đoạn nào của giấc ngủ.

3. Bạn thường nói gì khi đang ngủ?

Bạn có thể kể một câu chuyện dài cho ai đó. Trong khá nhiều trường hợp, bạn có thể nói tục, nói một số cụm từ hoặc những từ rời rạc hoàn toàn vô nghĩa.
Nếu như bạn nói trong giai đoạn đang buồn ngủ, câu chuyện thường “dễ hiểu” hơn. Trong khi đó, nếu bạn đang trong giấc ngủ sâu hoặc ở giai đoạn REM, những người xung quanh sẽ nghe thấy rất nhiều tiếng rên rỉ không rõ ràng từ bạn. Nói mớ, nói chuyện khi ngủ thường kéo dài đến 30 giây, có thể kèm theo tiếng còi hoặc tiếng hét.

4. Đối tượng nói mớ khi ngủ là những ai?

Ai thường mắc nói mớ khi ngủ nhiều nhất?

Nói mới trong khi ngủ là tình trạng khá phổ biến, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Khoảng một nửa số trẻ em dưới 10 tuổi nói chuyện, nói lung tung trong khi ngủ. Bên cạnh đó còn là các các vấn đề về giấc ngủ thông thường khác của trẻ em, chẳng hạn như ướt giường hoặc mộng du, giấc ngủ chập chờn và chúng thường tự biến mất khi trưởng thành.
Theo thống kê chỉ có khoảng 5% người lớn vẫn nói nhảm khi ngủ thường xuyên. Khoảng 2/3 người lớn sẽ nói điều gì đó trong giấc ngủ của họ ít nhất một lần trong một vài tháng. Ngoài ra, đàn ông và phụ nữ có tỷ lệ nói mớ khi ngủ tương đương nhau. Trong khi đó, ở người lớn thì nam giới nói mớ sẽ nhiều hơn nữ giới.

5. 5 cách chữa tật nói mớ khi ngủ tại nhà

Ngủ hay nói mớ tuy rằng không nguy hiểm nhưng dễ gây khó chịu cho bản thân và những người xung quanh. Có một số giải pháp bạn có thể làm để khắc phục sự cố này.

5.1. Ăn cơm vào buổi tối để điều trị chứng khó ngủ, nói mớ

Tình trạng nói mớ có thể xảy ra nếu bạn không ngủ đủ giấc. Thói quen ăn uống trước khi ngủ hoàn toàn có thể là một trong những lý do chính. Nếu bạn chỉ ăn lặt vặt và uống vào buổi tối thì bạn có thể đột ngột thức giấc giữa đêm vì đói. Sau đó, khi bạn quay trở lại giấc ngủ, bạn có nhiều khả năng nói mớ hơn. Vì vậy, tốt nhất bạn nên ăn no vào buổi tối để có thể ngủ thật thẳng giấc.
Món cơm sẽ giúp bạn no lâu hơn và tránh bị thức giấc giữa đêm. Bên cạnh đó bạn cũng nên nhớ đừng ăn tối quá muộn để tránh hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả nhé.

5.2. Cách trị nói mớ khi ngủ bằng cách nghe nhạc thư giãn

Âm nhạc là một giải pháp có thể giúp bạn thư giãn đầu óc, xả stress sau cả một ngày làm việc dài. Nếu như bạn đang bị căng thẳng, âm nhạc có thể giải tỏa chúng một cách hiệu quả và nhanh chóng.

Căng thẳng và stress có thể là nguyên nhân chính dẫn đến giấc ngủ chập chờn. Vì vậy, nghe nhạc thư giãn là một phương thuốc hữu hiệu cho giấc ngủ của bạn. Âm nhạc sẽ giúp bạn dễ ngủ và tránh nói mớ khi ngủ hơn. Bạn thường sẽ buồn ngủ trong vòng 5 - 30 phút sau khi đi ngủ, vì vậy hãy lên lịch phát nhạc trong vòng khoảng 30 phút. Bạn cũng nên chọn những bản nhạc nhẹ nhàng, du dương để ngủ ngon hơn.

Nghe nhạc thư giãn trước khi ngủ để có giấc sâu hơn

5.3. Tăng thời lượng của giấc ngủ cũng có thể giúp điều trị chứng nói mớ

Những người bị mất ngủ thường bị nói lắp khi ngủ. Điều này là do khi bạn không thể ngủ, não của bạn sẽ bị kích thích và tiềm thức của bạn thức giấc. Do đó, tốt hơn hết bạn nên dành thời gian để ngủ đủ giấc. Một giấc ngủ cần thiết cho bạn kéo dài khoảng 7-8 tiếng. Điều này sẽ rất hữu ích trong việc giúp bạn tránh được tình trạng nói mớ khi ngủ. Đồng thời, bạn nên nhớ là không nên ăn quá no trước khi ngủ. Bạn cũng nên cố gắng không sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ và tắt hết nguồn điện vào ban đêm.

5.4. Chọn nệm mềm hơn, êm ái hơn

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại nệm và tất nhiên là chất lượng của chúng cũng không hoàn toàn giống nhau. Bạn có thể giảm đi nguy cơ thức giấc giữa đêm hay nói mớ bằng cách mua một tấm nệm êm ái, dễ chịu. Một tấm nệm lý tưởng dành cho bạn có thể là nệm cao su làm từ Latex hoặc chất liệu Memory Foam. Không những thế, lựa chọn được một chiếc nệm tốt sẽ giảm áp lực lên các vùng tiếp xúc trên cơ thể như phần vai, hông, lưng… Từ đó, nó mang lại cảm giác thoải mái, giúp cơ thể lưu thông máu thật tốt và giúp bạn có giấc ngủ ngon.

5.5. Sắp xếp lại phòng ngủ

Thói quen giữ cho phòng ngủ ngăn nắp và sạch sẽ cũng giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn, không nói mớ trong lúc ngủ. Không khí trong phòng thông thoáng còn có tác dụng an thần, giúp bạn dễ thở và ngủ sâu giấc. Khi đó, bạn sẽ thấy rằng chứng nói khi ngủ được giảm đi đáng kể. Bạn nên chú ý bố trí phòng ngủ sao cho ban ngày ánh sáng mặt trời có thể chiếu vào phòng và ban đêm cũng kín đáo, ít ánh sáng hay làm mờ đèn để dễ đi vào giấc ngủ.

Phòng ngủ thoáng đãng, sạch sẽ là một bí quyết giúp ngủ ngon

Tóm lại, nói mớ khi ngủ là tình trạng sinh lý rất bình thường của cơ thể, không phải là một bệnh lý. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy tình trạng này diễn ra liên tục và cản trở các hoạt động sinh hoạt bình thường, bạn nên đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời, chính xác. Nếu muốn tìm hiểu kỹ hơn về các tình trạng hay gặp khi đang ngủ và tìm cách điều trị, hãy xem thêm nhiều bài tin tức bổ ích tại elipsport.vn bạn nhé!

Giấc ngủ vô cùng quan trọng với cơ chế hoạt động của cơ thể con người. Nếu gặp các vấn đề về giấc ngủ tại sao bạn không thử ngồi ghế massage trước khi ngủ, bạn sẽ thấy đều khác biệt mà chiếc ghế chăm sóc sức khỏe này mang lại vô cùng quý báo cho sức khỏe của bạn.


Elipsport - Thương hiệu thể thao tại nhà với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage… được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay. Hệ thống cửa hàng tại 63 tỉnh trên toàn quốc. CEO Elipsport với phương châm: “Sức khoẻ cho người Việt là mục tiêu của cuộc đời tôi.”

Ngủ gà, nói lắp, hoặc mơ khi ngủ được chuyên gia coi là rối loạn giấc ngủ. Những rối loạn thường xảy ra khi ta chuyển đổi giữa các giai đoạn ngủ từ thức sang ngủ hoặc từ chập chờn sang giấc ngủ cử động mắt nhanh [REM].

Nói mới trong khi ngủ là tình trạng khá phổ biến, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Khoảng một nửa số trẻ em dưới 10 tuổi nói chuyện, nói lung tung trong khi ngủ. Bên cạnh đó còn là các các vấn đề về giấc ngủ thông thường khác của trẻ em, chẳng hạn như ướt giường hoặc mộng du, giấc ngủ chập chờn và chúng thường tự biến mất khi trưởng thành.

Ở người lớn thì nam giới nói mớ sẽ nhiều hơn nữ giới.

Bạn có thể kể một câu chuyện dài cho ai đó. Trong khá nhiều trường hợp, bạn có thể nói tục, nói một số cụm từ hoặc những từ rời rạc hoàn toàn vô nghĩa. Nếu như bạn nói trong giai đoạn đang buồn ngủ, câu chuyện thường “dễ hiểu” hơn. Trong khi đó, nếu bạn đang trong giấc ngủ sâu hoặc ở giai đoạn REM, những người xung quanh sẽ nghe thấy rất nhiều tiếng rên rỉ không rõ ràng từ bạn.

Nói mớ khi ngủ là tình trạng sinh lý rất bình thường của cơ thể, không phải là một bệnh lý. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy tình trạng này diễn ra liên tục và cản trở các hoạt động sinh hoạt bình thường, bạn nên đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời, chính xác nhất nhé!

Video liên quan

Chủ Đề