Tại sao lại gọi là nước mỹ

Hoa Kỳ là đất nước có diện tích lớn thứ 4 trên thế giới sau Nga, Canada và Trung Quốc. Với địa hình rộng lớn, Hoa Kỳ sở hữu nhiều loại hình khí hậu đa dạng. Đồng thời, Hoa Kỳ hay gọi với tên đầy đủ là Hợp chủng quốc Hoa Kỳ - nơi hội tụ của nhiều sắc tộc văn hoá từ châu Âu, châu Á, châu Mỹ, châu Mỹ, châu Phi vì thế rất khó để miêu tả về một người Hoa Kỳ điển hình.

Địa lý

Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là một cộng hòa lập hiến liên bang gồm có 48 bang thềm lục địa và hai tiểu bang [đảo Hawaii nằm giữa Thái Bình Dương và đảo Alaska nằm trong vùng tây bắc của lục địa Bắc Mỹ, tiếp giáp với Canada]. Quốc gia này nằm gần ở giữa Bắc Mỹ, phía tây giáp với Thái Bình Dương, phía đông giáp với Đại Tây Dương, phía bắc giáp với Canada, phía nam giáp với Mexico.

Khí hậu

Đất nước Hoa Kỳ nằm trải dài trên nhiều vĩ độ do đó khí hậu rất đa dạng. Nhiệt độ ở Hoa Kỳ có thể lên tới 57 độ C vào những tháng hè [ở thung lũng chết bang California] hay âm 60 độ C vào mùa đông ở Alaska. Các bang có khí hậu ôn hòa tập trung ở phía bắc Thái Bình Dương, còn các bang ở vùng miền duyên hải miền Đông, miền Trung Đông và miền Nam lại mang tính ẩm ướt. Và ở khu vực Tây Nam thường có những đợt khí nóng.

Giao thông

Khi tìm hiểu vể đất nước và con người Hoa Kỳ, chúng ta không thể bỏ qua lĩnh vực giao thông. Phương tiện giao thông cá nhân phổ biến nhất là ô tô, nhiều cá nhân và hộ gia đình có thể sở hữu nhiều xe ô tô cùng một lúc. Về phương tiện giao thông công cộng phổ biến nhất đó là xe buýt và xe lửa. Ngoài ra, người dân Hoa Kỳ cũng sử dụng các phương tiện khác như phà, máy bay, tàu điện ngầm, taxi, xe điện ngầm, mô tô, xe đạp…Có người nói, Hoa Kỳ là thiên đường giao thông xét trên góc độ tuân thủ luật và thực thi luật.

Văn hóa

Người dân Hoa Kỳ, đặc biệt những người được sinh ra và lớn lên tại Hoa Kỳ luôn tự hào về tính cá nhân [tính độc lập] và sự khác biệt. Ngay từ khi còn nhỏ, trẻ em đã được dạy tự đứng trên đôi chân của mình. Thay vì ỷ lại vào gia đình thì phần lớn người dân Hoa Kỳ khi còn ngồi trên ghế nhà trường sẽ tự chọn cho mình ngành học, trường học yêu thích, tự chi trả 1 phần hoặc toàn phần học phí, tự tìm việc làm và tự lên kế hoạch cho hôn nhân cũng như cho cuộc sống của họ. Về nhân quyền, Hoa Kỳ là một trong những nước coi trọng nhân quyền hơn cả. Tại Hoa Kỳ, mọi mọi công dân đều được đối xử bình đẳng dù họ là người da trắng, da vàng, da đen, da đỏ. Họ có cơ hội học tập, làm việc, mức lương và hưởng quyền lợi ngang nhau. Do đó, xã hội sẽ coi trọng khả năng và sự đóng góp của chính bản thân người đó hơn là coi trọng gia đình mà họ xuất thân.

Phong cách ứng xử của người dân Hoa Kỳ

Khác với phong cách của các quốc gia phương đông, người dân Hoa Kỳ Mỹ luôn đi thẳng vào vấn đề. Đối với họ, thật thà và thẳng thắng còn quan trọng hơn việc giữ thể diện. Họ có thể tự giải quyết mâu thuẫn mà không cần nhờ đến sự can thiệp của người thứ 3. Nếu bạn có cơ hội tiếp xúc với người dân Hoa Kỳ, bạn có thể bắt gặp phong cách thoải mái trong lối ứng xử ngay cả khi bạn và họ có sự khác biệt rõ rệt về tuổi tác và địa vị xã hội.

Điều quan trọng không kém khi bạn muốn tìm hiểu về đất nước và con người Hoa Kỳ đó là họ rất xem trọng thành tích, họ đánh giá cao các thành tích mà họ đạt được. Điều này được thể hiện qua cách trưng bày các số liệu, các  hình ảnh đạt thành tựu trong văn phòng hoặc tại nhà của họ.

Giao tiếp nơi công sở

Người dân Hoa Kỳ rất coi trọng tính đúng giờ, do đó họ thường đến sớm hơn giờ hẹn từ 5 đến 10 phút. Bạn sẽ bị coi là bất lịch sự nếu đến họp muộn, đặc biệt khi bạn là cấp dưới. Nếu bạn biết bạn sẽ đến muộn, bạn hãy gọi điện thoại xin lỗi và thông báo với họ chính xác thời gian bạn có thể đến được. Hoa Kỳ cũng là nước có tác phong làm việc “công nghiệp”, đặc biệt tại các nhà máy sản xuất.

Tại Hoa Kỳ mặc dù người dân có tính cá nhân và độc lập cao, tuy nhiên đối với những công việc yêu cầu tinh thần nhóm cao, thì họ rất đoàn kết và hỗ trợ nhau để cùng đạt mục tiêu chung. Đối với những người dân Hoa Kỳ bạn gặp lần đầu tiên, thì bắt tay chào hỏi được áp dụng cho cả nam và nữ. Khi bạn bắt tay hoặc nói chuyện, bạn nên giữ khoảng cách an toàn – cách khoảng nửa mét so với người đối thoại. Đối với người trong gia đình hay bạn bè thân thiết, thì bạn có cách chào hỏi thân mật hơn như ôm hoặc hôn nhẹ lên má.

Văn hoá ứng xử tại nhà hàng

Tại nhà hàng tại Hoa Kỳ, khi bạn muốn tính tiền bạn có thể ra hiệu bằng mắt hoặc vẫy tay nhẹ để tạo sự chú ý của người  phục vụ hoặc dùng ngón tay của bàn tay này làm dấu viết vào lòng bàn tay kia hoặc nói thầm chữ tính tiền [check please]. Tuy nhiên, nếu bạn được mời ăn tối tại nhà riêng, hãy đến muộn hơn thời gian ghi trên thư mời từ 5 đến 10 phút. Khi ăn tối xong, bạn không nên về nhà ngay mà nên ở lại để uống cà phê và nói chuyện với chủ nhà. Bạn cố gắng đừng là người cuối cùng rời bữa tiệc bởi người chủ nhà có thể tỏ vẻ lịch sự tuy nhiên họ sẽ không thực sự thoải mái.

Đối với những người mới đến Hoa Kỳ học tập, làm việc hoặc định cư thì việc tìm hiểu về đất nước và con người Hoa Kỳ càng sớm sẽ giúp bạn nhanh chóng hoà nhập vào môi trường mới, cuộc sống mới.

Lý do người ta gọi nước Mỹ là 'xứ cờ hoa' không phải vì cờ Mỹ có hoa, mà chỉ từ một lý do vô cùng đơn giản như sau thôi.

Nước Mỹ là - đất nước tự do từng là điểm đến trong mơ của không ít người. Để người du lịch chúng ta trở nên thông thái, hiểu biết hơn, chúng tôi sẽ dẫn một số giải thích, xuất xứ. cho cái tên "xứ cờ hoa" - có thể gọi là một biệt danh khác của nước Mỹ.

Chúng ta thường gọi nước Mỹ là gì, bên cạnh "United States", "US"... Đó có phải là "Hoa Kỳ"? Vâng, đúng vậy. Cái tên xứ sở cờ hoa chính có gốc là "Hoa Kỳ" [với "kỳ" là cờ]. Nhưng rõ ràng quốc kỳ nước Mỹ không có hoa, sao chúng ta lại gọi là cờ hoa?

Tên gọi Hoa Kỳt rong tiếng Việt bắt nguồn từ chữ Hán "花旗", là một trong số nhiều tên gọi cổ đã không còn được dùng trong tiếng Trung nữa của nước Mỹ.

Theo nhiều nguồn tin, vào năm 1784, thương thuyền Mỹ mangtên Hoàng Hậu Trung Quốc [The Empress Of China] lần đầu đến Quảng Châu, Trung Quốc. Qua cảm nhận của người Quảng Châu, những hình sao trên cờ Mỹ cũng có cánh, cũng xòe ra tương tự như bông hoa [khái niệm "ngôi sao"chưa xuất hiện vào giai đoạn đó].

Từ đó, họ gọi cờ Mỹ là hoa kỳ [có có hoa] và nước sở hữu lá cờ có hoa là "Hoa Kỳ quốc" hay xứ cờ hoa.

Về sau, trong tiếng Hán thì từ Hoa Kỳ không cần phải có từ "國" ở sau nữa. Thế là chúng ta chỉ cần nghe đến "Hoa Kỳ" cũng hiểu rằng đó là nước Mỹ.

Tuy nhiên, "xứ cờ hoa" cũng là một mỹ danh không chính thống, tương tự biệt danh "xứ Phù Tang" của Nhật vậy. Ngày 10/7/2017, trang baochinhphu.vn [Báo điện tử Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam] đã đưa tin về việc Bộ Ngoại giao đề nghị thống nhất sử dụng tên gọi “Hợp chúng quốc Hoa Kỳ” như sau:

"Ngày 4-7, Bộ Ngoại giao đã có Công văn 2243/BNG-CM gửi website Chính phủ xác nhận tên gọi chính thức đầy đủ của Hoa Kỳ.

Hiện nay, tên gọi 'Hợp chúng quốc Hoa Kỳ' được dùng khá phổ biến trong các văn bản của Việt Nam, cũng như các văn bản của phía Hoa Kỳ khi được dịch sang tiếng Việt. Vì vậy, Bộ Ngoại giao đề nghị thống nhất sử dụng tên gọi 'Hợp chúng quốc Hoa Kỳ'".

Vậy, ngoài những ngữ cảnh nghiêm túc, mang tính chính luận thì từ "xứ cờ hoa" vẫn có thể được sử dụng để nói về nước Mỹ. Hy vọng bài viết này vừa giải trí, vừa có ích với bạn.

Vanvn- Theo thống kê, thế giới hiện nay có 193 quốc gia đang là thành viên chính thức của Liên hiệp quốc. Trong số đó, có một quốc gia, viết theo tiếng Anh là “The United States of America” [viết tắt: USA], nhưng trong tiếng Việt, nước này được gọi bằng nhiều tên khác nhau: Mỹ, Hợp chúng/ chủng quốc Mỹ, Hoa Kỳ, Hợp chúng/chủng quốc Hoa Kỳ.

Nhà Trắng của Mỹ về đêm

America là tên của 1 trong 6 châu lục [châu Á, châu Âu, châu Đại Dương, châu Mỹ, châu Nam Cực, châu Phi. Lưu ý: Riêng người Mỹ lại chia thành 7 châu, do tách châu Mỹ thành 2: Bắc Mỹ và Nam Mỹ]. The United States of America có nghĩa là “các nước liên hợp [của/thuộc] châu Mỹ”. Tên gọi này có thể gây nhầm lẫn [giữa người Mỹ và người châu Mỹ]. Vì vậy, trước đây, nhiều người, nhiều nước khác không đồng tình với tên gọi này. Nhưng trải qua nhiều năm lịch sử, nhân loại đã chấp nhận cái tên này và đây là một quốc gia có vai trò quan trọng trong mọi hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, thể thao… trên thế giới.

Người Trung Quốc gọi tên nước The United States of America mà ta đang nhắc đến là “Mỹ Lợi Kiên Hợp chúng quốc”. Mỹ Lợi Kiên là phiên âm rút gọn của America [tiếng Hán phát âm là “mây-li-chi-en”]. Còn “Hợp chúng quốc” là tên dịch của United States, với nghĩa là “nhiều nước hợp lại”. “Chúng” là một yếu tố Hán Việt, có nghĩa là “nhiều”. Ta thường thấy “chúng” này trong nhiều kết hợp: “Chúng sinh” [nghĩa đen là “các giống loài có sự sống”], đang được dùng với 2 nghĩa: “1. tất cả các sinh vật nói chung, cũng dùng để chỉ người và động vật, theo quan niệm của Đạo Phật; 2. tất cả những cô hồn không ai thờ cúng, theo quan niệm dân gian”; chúng nhân [đông người]; chúng vị [các vị]; chúng khẩu đồng từ [đông người cùng một lời], chúng cư [hiện đang viết nhầm là “chung cư”] v.v…

Hiện nay, quốc gia có tên The United States of America được người Việt gọi là “Hợp chủng/chúng quốc Mỹ” hoặc ngắn gọn là “Mỹ”. Điều lạ là tên gọi “Hợp chủng quốc Mỹ” được dùng nhiều hơn “Hợp chúng quốc Mỹ” trong giao tiếp tiếng Việt hiện nay. Do nhiều người hiểu tổ hợp này là “nước nhiều chủng tộc” [có lẽ theo suy luận nước Mỹ nhiều chủng tộc: Da trắng, da đen, da đỏ, da vàng…]. Tần số dùng “Hợp chủng quốc” nhiều tới mức biến thể này không những lấn át “Hợp chúng quốc” mà nhiều khả năng trở thành biến thể chuẩn [thói quen ngôn ngữ lợi hại thế đấy. Ai đó giờ đây mà nói “chúng cư” thay cho “chung cư”, “trú sở” thay cho “trụ sở”… là sẽ bị bắt lỗi liền].

Còn từ “Hoa Kỳ”, vốn là tên gọi khẩu ngữ của người Trung Quốc [cách đây khoảng hơn nửa thế kỷ]. Hoa Kỳ [âm Hán Việt] có nghĩa là “cờ hoa”. “Hoa Kỳ quốc” là “nước có cờ hoa [hay “cờ sao”]”. Chúng ta biết, quốc kỳ Mỹ trước đây có 13 ngôi sao và 13 vạch [7 vạch đỏ, 6 vạch trắng] tượng trưng cho 13 bang của thời kỳ lập quốc. Hiện nay, cờ Mỹ có 50 ngôi sao, tượng trưng cho 50 bang, còn số vạch vẫn giữ nguyên. Người Mỹ gọi quốc kỳ của mình là “Stars and Stripes” [Sao và Vạch].

Từ lâu, “hoa kỳ” đã có trong giao tiếp tiếng Việt qua một đồ dùng thông dụng là “đèn hoa kỳ” [không viết hoa]. Đây là một loại đèn thắp sáng, dùng nhiên liệu dầu hỏa, có bấc tròn và núm vặn to nhỏ. Trong những năm trước đây, đèn hoa kỳ là công cụ thắp sáng chủ yếu của người Việt Nam do đơn giản, tiện dụng, rẻ tiền. Bây giờ, có lẽ người ta chỉ dùng trong một vài trường hợp [như đặt trên bàn thờ, giữ lửa ở những vùng sâu vùng xa…]. Sự phong phú của các loại đèn chạy năng lượng điện hiện nay đã đẩy đèn hoa kỳ về quá khứ.

Việc gọi tên một nước bằng cách mô phỏng lá quốc kỳ của họ kể cũng lạ. Hiện nay, trong những văn bản trang trọng mang tính quốc gia, cái tên “Hợp chủng/ chúng quốc Hoa Kỳ” được dùng chính thức thay cho “Hợp chủng/ chúng quốc Mỹ”. Văn bản Hiệp định Paris về Việt Nam [1973] không dùng từ “Mỹ” mà dùng “Hoa Kỳ” [điều này được các chuyên gia ngôn ngữ 2 bên chấp nhận]. Báo chí của ta hiện nay nếu đưa tin hay tường thuật các cuộc gặp cấp cao giữa 2 nước cũng dùng “Hoa Kỳ”. Có lẽ từ “Hoa Kỳ” có ngữ nghĩa trung tính, phù hợp cho các văn bản hay diễn từ ngoại giao.

PGS-TS PHẠM VĂN TÌNH

Video liên quan

Chủ Đề