Tại sao lạm phát tăng luôn là một tin xấu cho thị trường chứng khoán

05:30' - 15/02/2022

BNEWS Những biến động mạnh trên thị trường chứng khoán Mỹ trong vài tuần vừa qua đã phản ánh mối quan hệ bất ổn giữa các nhà giao dịch và giới đầu tư, dưới tác động của việc tăng lãi suất trên toàn cầu.

Trong bài viết đăng tải trên tờ Australian Financial Review, nhà báo Karen Maley dẫn thông tin từ chiến lược gia hàng đầu về chứng khoán toàn cầu của Ngân hàng Citi - ông Rod Buckland, cho rằng những biến động mạnh trên thị trường chứng khoán Mỹ trong vài tuần vừa qua đã phản ánh mối quan hệ bất ổn giữa các nhà giao dịch và giới đầu tư, dưới tác động của việc tăng lãi suất trên toàn cầu.Chuyên gia Bucklands nói: “Các nhà giao dịch nghĩ rằng việc các ngân hàng trung ương tăng lãi suất là điều đáng tiếc, nhưng các nhà đầu tư dài hạn lại lạc quan hơn, vì họ tin lãi suất vẫn sẽ tiếp tục được giữ ở mức thấp. Tất nhiên, trong ngắn hạn, các nhà giao dịch dẫn dắt thị trường. Nhưng trong dài hạn, các nhà đầu tư chiếm ưu thế hơn”.

Lợi suất dựa trên lợi suất trái phiếu chuẩn của Mỹ đã tăng trên 2% vào tuần trước, ghi nhận mức cao nhất kể từ giữa năm 2019, nhờ kỳ vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ [Fed] sẽ nâng lãi suất với tốc độ nhanh trong năm nay.

Các số liệu công bố vào tuần trước cho thấy, vào tháng 1/2022, chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ đạt mức cao nhất trong bốn thập kỷ qua, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2021, do nhu cầu của người tiêu dùng và sự khan hiếm hàng hóa bởi gián đoạn nguồn cung liên tục.Tuy nhiên, ông Buckland lập luận rằng điều quan trọng là không có các phản ứng thái quá xảy ra trước động thái thắt chặt chính sách tiền tệ của Fed. Ông nói: “Bất kể lãi suất có tăng thêm 4 hoặc 5 lần nữa, thì cũng chỉ lên đến ngưỡng cao nhất là 1,5%, đạt mức lãi suất mục tiêu của Fed. Đây có thực sự là một xu hướng giảm giá cổ phiếu hay không?”.

Ông nói tiếp: “Khi bạn nghĩ về điều đó, tất cả những gì xảy ra là lãi suất của Mỹ chỉ đang ở mức cực kỳ thấp chuyển sang không quá thấp đến mức khó tin”. Vị chuyên gia của ngân hàng Citi tin việc bán tháo trên các thị trường tài chính, trước thời điểm Fed điều chỉnh lãi suất lần đầu tiên là hoàn toàn bình thường.

Ông Buckland phân tích: “Các thị trường luôn dễ bị kích động xung quanh đợt tăng lãi suất đầu tiên của Fed, và thị trường Mỹ thường ghi nhận mức giảm từ 5-10%. Trên thực tế, đợt điều chỉnh tỷ giá lần đầu tiên thường ghi nhận lượng cổ phiếu mua vào khi thị trường giảm giá là rất lớn”.Theo lập luận của ông Buckland, áp lực lạm phát mạnh hơn có nghĩa là Fed sẽ có ít xu hướng hỗ trợ giá cổ phiếu bị suy giảm hơn so với trước đây. Ông nói: “Trong quá khứ, bất cứ khi nào thị trường chứng khoán xuất hiện một ‘trận cuồng phong’ nhỏ, Fed sẽ lập tức ngừng gây tác động đến thị trường. Nhưng hiện tại cơ quan này đang gặp phải một thách thức lớn hơn, dưới dạng lạm phát cao hơn. Và tôi nghĩ nếu cái giá mà các quan chức Fed phải trả để giải quyết lạm phát chính là sự biến động cao hơn trên thị trường chứng khoán, thì họ sẵn sàng trả mức giá đó”.

Chuyên gia Buckland cũng chỉ ra rằng còn có các nhân tố chính trị đang gây ảnh hưởng đến quyết sách của Fed. Ông nói: “Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hướng sự chú ý vào thị trường chứng khoán và tạo áp lực lên Fed để thúc đẩy thị trường tăng cao hơn.

Nhưng Tổng thống đương nhiệm Joe Biden lại tập trung vào lạm phát và đặt áp lực yêu cầu Fed giải quyết vấn đề này. Bởi vì đối với ông Biden, vấn đề lớn nhất là chi phí sinh hoạt đang tăng cao hơn chứ không phải là thị trường chứng khoán đi xuống”.Chuyên gia cấp cao của ngân hàng Citi cũng hoài nghi Trung Quốc sẽ đưa ra các biện pháp kích thích tích cực, để thúc đẩy hoạt động kinh tế của nước này. Ông Buckland nói: “Nền kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng ở một tỷ lệ thấp hơn thực tế. Tôi không khuyến nghị đầu tư vào Trung Quốc vì tôi thường lo lắng về việc đầu tư vào những nơi mà dự báo kinh tế đang bị hạ thấp. Và tốc độ tăng trưởng chậm của nước này lại càng trở nên trầm trọng hơn bởi sự chấn chỉnh của các cơ quan quản lý và phản ứng thái quá đối với dịch COVID-19”.Nhưng ông cho biết thêm: “Một trong những rủi ro đối với chiến lược của tôi là sẽ có điều gì đó bất ngờ xảy ra mà không thể giải thích được. Lần cuối cùng cộng đồng đầu tư lo lắng về Trung Quốc là vào năm 2015 và 2016, Bắc Kinh đã đáp trả bằng một gói kích thích tài khóa lớn, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Và điều đó đã được phản ánh trong giá quặng sắt”.Theo vị chuyên gia này, Trung Quốc hiện khó có thể áp dụng một chiến thuật tương tự: “Đó là vì chính phủ đang nghiêm túc hơn trong việc tái cân bằng nền kinh tế, thoát ra khỏi sức ảnh hưởng từ bất động sản và xây dựng. Các nhà chức trách Trung Quốc đã cố gắng thực hiện việc này cách đây 5 hoặc 6 năm, nhưng họ đã tạm dừng hành động khi tốc độ tăng trưởng kinh tế quốc gia chậm lại và bỏ qua chiến lược đó”.Ngân hàng Citi dự báo GDP của Trung Quốc sẽ tăng trưởng ở mức từ 4,5 - 5% trong năm nay. Như ông Buckland lưu ý: "Đối với hầu hết các nền kinh tế, đó sẽ là một kết quả tuyệt vời. Nhưng khi nền kinh tế của bạn đang hướng tới mức tăng trưởng 6% và bạn chỉ đạt được 4,5 - 5%, điều đó có thể khiến bạn cảm thấy khá là khó khăn”.Và ông Buckland cũng cho biết thêm rằng Australia sẽ sớm cảm nhận được những tác động tích cực của quá trình này. Ông nói: “Hiện tại, Trung Quốc tiêu thụ khoảng 60-70% tổng lượng quặng sắt của thế giới, Khi nền kinh tế Trung Quốc cân bằng trở lại, rất có thể con số này sẽ giảm xuống còn 40-50%”.

Đó vẫn là một con số lớn, nhưng không phải là sự thống trị áp đảo mà trước đây Trung Quốc sở hữu trên các thị trường hàng hóa toàn cầu. Và mặc dù nhiều nhà phân tích Phố Wall cho rằng giá dầu sẽ chạm ngưỡng 100 USD/thùng, nhưng ông Buckland tin rằng đợt tăng giá sẽ tương đối ngắn hạn.

Ông phân tích: “Hiện tại, giá dầu đang ở mức tốt. Tuy nhiên, giá dầu trong quá khứ đã có xu hướng hồi phục tương đối. Đó là bởi vì khi giá dầu tăng, các dự án đá phiến, đặc biệt là ở Mỹ, bắt đầu hoạt động và nguồn cung tăng lên, gây áp lực giảm giá dầu”.Cùng với giá dầu cao hơn, chuỗi cung ứng khó khăn cũng đang đẩy tỷ lệ lạm phát toàn cầu lên cao hơn. Một lần nữa, ông Buckland tin rằng điều này sẽ chỉ là thoáng qua. Ông nói: “Điều quan trọng là không được đánh giá thấp khả năng thích ứng nhanh của khu vực tư nhân. Các công ty mà tôi đã có dịp trao đổi đang cố gắng cân bằng lại chuỗi cung ứng của họ, chuyển sản xuất sang các quốc gia khác hoặc đưa chuỗi cung ứng của họ trở về quê hương”.Do đó, ông nói: “Lạm phát của Mỹ sẽ bắt đầu giảm vào cuối năm nay hoặc năm sau. Và đó là lý do tại sao tôi kỳ vọng rằng lãi suất của Mỹ sẽ chỉ dừng ở mức cao nhất là 2% đến 2,5% ". Nhưng ông cảnh báo: “Nếu lạm phát không bắt đầu giảm xuống, lãi suất của Mỹ sẽ cần phải tăng cao hơn. Sau đó, tất cả các ‘cá cược’ dành cho thị trường chứng khoán đều sẽ bị dập tắt”.Mặc dù Fed hiện đang phải đối mặt với những lời chỉ trích, vì đã tụt hậu hơn so với đường cong lạm phát, nhưng ông Buckland chỉ ra rằng đây là một chiến lược có chủ ý. Ông nói: “Chủ tịch Fed, ông Jerome Powell đã nói với chúng tôi vào năm 2020 tại khán phòng Jackson Hole rằng ông sẽ nhắm mục tiêu lạm phát trong suốt chu kỳ. Điều đó có nghĩa là vì lạm phát hiện vẫn thấp hơn so với mục tiêu trong vòng tám năm của Fed, nên sẽ không có đợt tăng lãi suất sớm hơn so với các chu kỳ trước. Về bản chất, Fed đã thêm khoản thời gian trì hoãn một năm vào chức năng phản ứng với lạm phát của cơ quan này”.Nhưng, ông nói thêm: “Sau khi Fed cố tình tụt lại phía sau đường cong vào năm ngoái, năm nay cơ quan này sẽ thiên về bắt kịp đường cong. Điều đó có nghĩa là sẽ có sự khác biệt lớn giữa đầu tư trong năm 2021 và năm 2022".

Chuyên gia Buckland chỉ ra rằng quyết định của Fed để lạm phát kéo dài trong một năm “có nghĩa là lãi suất thực tế giảm mạnh và thị trường nổi sóng. Đến năm nay, bạn sẽ thấy rằng một số ‘cơn sóng’ đã biến mất khỏi thị trường".

Ông cũng cho rằng lãi suất cực thấp khiến các nhà đầu tư chấp nhận rủi ro nhiều hơn. Ông nói: “Một trong những thứ mà tiền giá rẻ gây tác động đến là khiến các thị trường tài chính tấn công tin tức xấu. Ví dụ, vào năm ngoái, các nhà đầu tư về cơ bản đã tránh được nguy cơ suy giảm, do sự bùng phát của dịch COVID-19 biến thể Delta và các đợt phong tỏa liên tục”.
Tuy nhiên, chuyên gia Buckland nhấn mạnh “cơn mê” sẽ dần tan khi lãi suất toàn cầu tăng lên và khả năng thị trường “hấp thụ” tin tức xấu vào năm nay sẽ không tốt bằng năm ngoái./.

Lạm phát xảy ra có ảnh hưởng nhất định đến thị trường chứng khoán. Lúc này, mỗi cổ phiếu nên được đánh giá dựa trên giá trị của chính nó. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu thêm về Mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và thị trường chứng khoán. 

Mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và thị trường chứng khoán

Lạm phát là gì? 

Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian. Đồng thời với đó là sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. Khi mức giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây. Do đó lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ. 

Có thể bạn quan tâm: Thời giá tiền tệ

Các mức độ của lạm phát  

Các mức độ của lạm phát  

Lạm phát có 3 mức độ dưới đây: 

Lạm phát tự nhiên 

0 – dưới 10%, giá cả tăng chậm và có thể dự đoán được. Tỷ lệ lạm phát hàng năm là một chữ số. Lúc này, mọi người tin tưởng vào đồng tiền và họ sẵn sàng giữ tiền. Vì nó hầu như giữ nguyên giá trị trong vòng một tháng hay một năm. 

Lạm phát phi mã 

10% đến dưới 1000%. Lúc này đồng tiền mất giá nhiều, lãi suất thực tế thường âm nên không ai muốn giữ tiền mặt. Mọi người chỉ giữ lượng tiền tối thiểu vừa đủ cần thiết cho việc thanh toán hằng ngày. Thay vào đó, họ thích giữ hàng hóa, vàng hay ngoại tệ. 

Siêu lạm phát 

Trên 1000%, đồng tiền gần như mất giá hoàn toàn. Các giao dịch diễn ra trên cơ sở hàng đổi hàng. Vì lúc này tiền không còn làm được chức năng trao đổi. Nền tài chính bị khủng hoảng. 

Trong thực tế, các quốc gia kỳ vọng lạm phát chỉ xảy ra khoảng 5% trở xuống. Bởi vì một năm tăng trưởng kinh tế kỳ vọng khoảng 10% thì tiền mất giá tầm 5% là vừa đủ. Tính ra quốc gia đó có 5% tăng trưởng thực sự. 

Mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và thị trường chứng khoán 

Tỷ lệ lạm phát có ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán

Nhìn vào mối tương quan giữa tình hình lạm phát và thị trường chứng khoán Việt Nam những năm vừa qua, có thể nhận thấy: khi lạm phát tăng ở mức độ vừa phải kết hợp với việc cung tiền tăng mạnh và mở rộng chi tiêu của chính phủ, hệ quả sẽ khiến cho thị trường chứng khoán tăng trưởng nóng.  

Nếu lạm phát tăng quá cao, vượt quá tầm kiểm soát cộng với việc thắt chặt tiền tệ sẽ khiến thị trường chứng khoán suy giảm nhanh. Nếu lạm phát giảm cộng với nới lỏng chính sách tiền tệ và tài khóa thì hệ quả là thị trường chứng khoán sẽ tăng trở lại. Khi lạm phát tăng có mức độ nhưng không đến mức quá cao, cộng với chính sách tiền tệ thắt chặt thì thị trường chứng khoán sẽ đi ngang. 

Lạm phát cao hơn thường được coi là tiêu cực đối với cổ phiếu. Vì lúc này nó làm tăng chi phí đi vay, tăng chi phí đầu vào [nguyên vật liệu, lao động] và giảm mức sống. Điều quan trọng nhất là lạm phát sẽ khiến cho tăng trưởng thu nhập kỳ vọng giảm xuống, gây áp lực cho giá cổ phiếu. 

Có thể bạn chưa biết: Rút tiền ra khỏi thị trường chứng khoán có an toàn không?

Khi lạm phát xảy ra không như mong đợi 

Khi lạm phát xảy ra không như mong đợi 

Thông thường, các nhà đầu tư thị trường chứng khoán dự đoán rằng có một mức lạm phát nhất định mỗi năm. Khi đó, sẽ có sự điều chỉnh mức lợi nhuận kỳ vọng so với mức lạm phát kỳ vọng.   

Ví dụ: Nếu các nhà đầu tư kỳ vọng lợi nhuận khoảng 6% một năm sau khi lạm phát [bao gồm cả cổ tức] và lạm phát là 2% một năm, thì các nhà đầu tư sẽ kỳ vọng lợi nhuận khoảng 8% một năm khi lạm phát được tính vào [đây là thực tế là về lợi tức dài hạn của cổ phiếu, trong nhiều thập kỷ]. 

Nhưng nếu lạm phát đột ngột tăng từ 2% lên 4% rất nhanh. Lịch sử đã cho thấy thị trường tổng thể sẽ phản ứng tiêu cực. 

Đó là bởi vì các nhà đầu tư bây giờ sẽ yêu cầu lợi tức cao hơn để bù đắp cho rủi ro hiện đang cao hơn. Thay vì lợi nhuận 8%, các nhà đầu tư có thể yêu cầu lợi tức 10%. Giá có thể sẽ giảm xuống. 

Lạm phát trong thời kỳ bùng nổ và khủng hoảng 

Lạm phát trong thời kỳ bùng nổ và khủng hoảng 

Để hiểu được mối quan hệ giữa lạm phát và thị trường chứng khoán không hề đơn giản. Thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực hơn nhiều với lạm phát khi nền kinh tế đang suy thoái. Đồng thời sẽ suy thoái hơn là khi lạm phát xảy ra khi nền kinh tế đang mở rộng. 

Điều này xảy ra sẽ có ý nghĩa cho các nhà đầu tư. Khi nền kinh tế đang sụt giảm, lợi nhuận và doanh thu thường giảm ngay cả khi không có lo ngại về lạm phát. Khi nền kinh tế đang phát triển, lợi nhuận cao hơn [như bây giờ] và nền kinh tế có thể chịu được lạm phát cao hơn. 

Lạm phát ảnh hưởng lên từng nhóm cổ phiếu khác nhau 

Nhóm cổ phiếu tăng trưởng có xu hướng hoạt động kém hơn khi lạm phát tăng. 

Ví dụ, cổ phiếu tăng trưởng có xu hướng hoạt động kém hơn khi lạm phát cao hơn. Đó là bởi vì các cổ phiếu tăng trưởng có nhiều kỳ vọng về thu nhập của họ trong tương lai. Và khi tỷ giá tăng, nó sẽ ảnh hưởng đến những kỳ vọng đó. 

So với nhóm cổ phiếu giá trị, mỗi năm công ty tạo ra khoảng lợi nhuận như nhau. Nhưng đối với nhóm cổ phiếu tăng trưởng, lợi nhuận sẽ tăng nhiều hơn trong tương lai. 

Các nhà đầu tư mua cổ phiếu tăng trưởng ước tính giá trị hiện tại của dòng thu nhập tương lai sẽ là bao nhiêu. Khi lạm phát hoặc lãi suất bắt đầu tăng hơn dự kiến, nó làm giảm giá trị của nguồn thu nhập trong tương lai. 

Lạm phát ảnh hưởng lên từng nhóm cổ phiếu khác nhau 

Một phần nguyên nhân nữa là do tỷ suất sinh lợi phi rủi ro – trái phiếu chính phủ – tăng cao hơn. Điều này khiến trái phiếu trở nên hấp dẫn hơn so với cổ phiếu. 

Ngoài ra, lạm phát và lãi suất cao hơn sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận trong tương lai của các công ty. 

Các cổ phiếu vốn hóa nhỏ, đặc biệt là cổ phiếu tăng trưởng thường bị ảnh hưởng. Bởi chúng nhạy cảm hơn với lãi suất cao hơn. 

Các cổ phiếu có cổ tức cao cũng thường bị ảnh hưởng. Bởi vì các nhà đầu tư coi trái phiếu chính phủ có lợi suất cao hơn như một giải pháp thay thế ít rủi ro hơn, và vì cổ tức thường không theo kịp mức lạm phát. 

Mối quan hệ giữa lạm phát và cổ phiếu 

Khi lạm phát tăng, sức mua giảm, tiền có thể mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn. Các nhà đầu tư quan tâm đến cổ phiếu tạo thu nhập, hoặc cổ phiếu trả cổ tức. Tác động của lạm phát cao làm cho những cổ phiếu này kém hấp dẫn hơn so với trong thời kỳ lạm phát thấp. Vì cổ tức có xu hướng không theo kịp mức lạm phát. 

Mối quan hệ giữa lạm phát và cổ phiếu 

Ngoài việc làm giảm sức mua, việc đánh thuế vào cổ tức gây ra tác động tiêu cực kép. Mặc dù không theo kịp lạm phát và mức thuế, cổ phiếu sinh lời cổ tức vẫn cung cấp một phần hàng rào chống lại lạm phát. 

Cổ phiếu trả cổ tức bị ảnh hưởng bởi lạm phát. Khi lạm phát gia tăng, giá cổ phiếu thu nhập thường giảm. Vì vậy, sở hữu cổ phiếu trả cổ tức trong thời điểm lạm phát gia tăng thường có nghĩa là giá cổ phiếu sẽ giảm. Các nhà đầu tư tìm nên cách nắm giữ các vị thế trong cổ phiếu sinh lợi tức được phép mua chúng với giá rẻ khi lạm phát đang tăng lên, khiến chúng thêm hấp dẫn. 

Nhà đầu tư nên làm gì khi lạm phát xảy ra? 

Lên kế hoạch cho danh mục đầu tư 

Các nhà đầu tư cố gắng dự đoán các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất danh mục đầu tư và đưa ra quyết định dựa trên kỳ vọng của họ. Lạm phát là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến danh mục đầu tư.  

Về lý thuyết, cổ phiếu cung cấp một số biện pháp bảo vệ chống lại lạm phát. Bởi vì doanh thu và lợi nhuận của một công ty sẽ tăng cùng tốc độ với lạm phát, sau một thời gian điều chỉnh. Tuy nhiên, tác động khác nhau của lạm phát đối với cổ phiếu làm bối rối quyết định giao dịch các vị trí đã được nắm giữ hoặc chuyển sang vị trí mới. 

Tham khảo thêm: Cách lập kế hoạch tài chính cá nhân

Thường xuyên theo dõi biến động thị trường 

Nhà đầu tư nên thường xuyên theo dõi biến động thị trường khi lạm phát xảy ra

Khi cổ phiếu được chia thành các danh mục tăng trưởng và giá trị. Chẳng hạn cổ phiếu giá trị hoạt động tốt hơn trong thời kỳ lạm phát cao và cổ phiếu tăng trưởng hoạt động tốt hơn trong thời kỳ lạm phát thấp.  

Các nhà đầu tư có thể dự đoán lạm phát kỳ vọng là phân tích thị trường hàng hóa. Mặc dù xu hướng nghĩ rằng nếu giá hàng hóa tăng, cổ phiếu sẽ tăng vì các công ty “sản xuất” hàng hóa. Tuy nhiên, giá hàng hóa cao thường bóp chết lợi nhuận, do đó làm giảm lợi nhuận của cổ phiếu. Do đó, theo dõi thị trường có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc về tỷ lệ lạm phát trong tương lai. 

Như vậy, trên đây là bài viết về “Mối quan hệ giữa lạm phát và thị trường chứng khoán”. Hy vọng các nhà đầu tư có thêm thông tin hữu ích cho kế hoạch đầu tư khi lạm phát xảy ra. Chúc các bạn luôn thành công! 

Bài viết tham khảo:

MỐI QUAN HỆ GIỮA TỶ LỆ LẠM PHÁT VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Video liên quan

Chủ Đề