Quản lý vi mô là gì

Biểu thị quyền lực không thích hợp có thể khiến nhân viên bức xúc. Nhưng khi được thực hiện một cách đúng đắn, quản lý vi mô [QLVM] có thể đem lại điều mà nhân viên muốn và cần để làm tốt công việc của mình.

Vi mô nhưng đúng đắn

QLVM thường được hiểu là cấp quản lý giám sát và điều khiển chặt chẽ công việc của cấp dưới. Cách hiểu này xuất phát từ tiếp đầu ngữ “vi”, theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là “nhỏ”.

Trong ngữ cảnh này, từ nhỏ được sử dụng để nhấn mạnh việc chú trọng quá đáng từng chi tiết nhỏ trong công việc của nhân viên mà bỏ qua cái nhìn toàn cảnh.

Nhà QLVM mắc sai lầm nếu tạo ra quá nhiều tiếp xúc không giúp ích gì cho cấp dưới. Tuy nhiên, dữ liệu của Towers Watson cho thấy, sự thật phức tạp hơn nhiều.

Năm 2009, bằng một khảo sát được tiến hành với hơn 20.000 nhân viên ở 22 quốc gia về đánh giá hiệu quả người quản lý trực tiếp của họ, Towers Watson tìm được một số điểm khác biệt giữa người quản lý có và không có hiệu quả.

Điểm khác biệt mấu chốt là việc phân bố thời gian. Người quản lý tốt áp dụng phương thức khác biệt để sắp xếp các nhiệm vụ lãnh đạo, sản xuất và hành chính của họ sao cho ăn khớp với nhau.

Kết quả là họ có nhiều thời gian gặp gỡ trực tiếp nhân viên hơn những đồng sự sắp xếp công việc kém hiệu quả hơn. 75% người tham gia khảo sát cho biết người quản lý có hiệu quả có thể tương tác với họ ít nhất là ở mức độ hằng ngày, trong khi 62% cho rằng người quản lý của họ làm việc kém hiệu quả hơn. Nhân viên có người quản lý hiệu quả cũng cảm thấy thoải mái hơn khi làm việc độc lập.

Như vậy, ở đây có một nghịch lý: người quản lý tốt hơn có thể gặp gỡ nhân viên thường xuyên hơn, làm cho nhân viên cảm thấy họ có khả năng làm việc mà ít cần đến sự giúp đỡ của người quản lý.

Những nhà quản lý tốt, nói cách khác, cũng hoạt động như những nhà QLVM - họ dành nhiều thời gian hơn cho nhân viên. Vậy tại sao nhân viên lại không xem sự chú ý của cấp trên là QLVM?

Cả dữ liệu khảo sát và kinh nghiệm tư vấn của Towers Watson đều nêu lên điều này tùy thuộc vào việc người quản lý có hiệu quả sử dụng thời gian của họ như thế nào.

Họ không chỉ làm sao cho công việc được thực hiện trôi chảy, mà còn làm cho nhiệm vụ thích hợp với tính cách và khả năng của từng nhân viên.

Và chủ ý làm cho công việc của cá nhân tương ứng với bản thân họ không chỉ dành cho nhân viên có kiến thức cao. Các khảo sát cũng chỉ ra rằng, trong nhiều công việc như y tá, thư ký, công nhân nhà máy, nhân viên cũng được hưởng lợi từ việc làm cho công việc tương ứng với cá nhân họ. Ví dụ như một khảo sát chia nhân viên bệnh viện ra làm hai nhóm.

Một nhóm làm theo bản mô tả công việc chuẩn, bao gồm rất ít tương tác với bệnh nhân và nhân viên khác. Họ xác định công việc của họ chỉ là lau dọn. Nhân viên trong nhóm thứ hai còn thêm việc là tương tác với bệnh nhân, khách đến thăm, và những nhân viên khác trong cùng bộ phận.

Những nhân viên này thấy bản thân họ đóng vai trò quan trọng với bệnh nhân. Và có thể họ không cảm thấy đang bị QLVM bởi người quản lý của họ giúp họ xác định lại công việc của bản thân mình.

Hiểu đúng về QLVM

Nghiên cứu toàn cầu của Towers Watson khẳng định, hơn bao giờ hết, nhân viên hiểu họ cần phải tự lực để bảo đảm thỏa thuận của họ đối với tổ chức đem lại giá trị tương xứng với việc đầu tư khả năng và nỗ lực của họ vào tổ chức.

Khi được hỏi ai là người có trách nhiệm chính yếu trong việc quản lý nghề nghiệp và các yếu tố mấu chốt trong thỏa thuận của họ với tổ chức, đa phần người tham gia nghiên cứu toàn cầu của chúng tôi trả lời một cách chắc chắn rằng “Chính bản thân tôi”.

Kết quả khảo cứu cho thấy, 75% nhân viên cho rằng chính họ, chứ không phải là công ty, có trách nhiệm chính yếu với tương lai tài chính của họ; 57% trả lời rằng họ phải tự cung cấp thu nhập hưu trí của họ; 51% đồng ý bản thân họ có trách nhiệm chính trong việc tự đáp ứng những nhu cầu chăm sóc sức khỏe của mình; 76% đồng ý họ chịu trách nhiệm chính trong việc bảo đảm sức khỏe và an sinh cá nhân họ.

Vậy chúng ta có thể xác định lại QLVM là như thế nào? Trước tiên là chính xác một cách thích hợp hơn là quá chi tiết hay kiềm chế. Kế đến, phải hữu hiệu tương ứng với người có thể làm việc độc lập, nhưng đôi khi cũng cần có hỗ trợ, hướng dẫn và thông tin.

Cuối cùng, phải thường xuyên có mặt khi cần thiết. QLVM tích cực chú trọng đến điều nhân viên muốn và cần từ người quản lý hơn là người quản lý phải làm gì để tự cảm thấy mình đang chịu trách nhiệm.

Hãy tránh quản lý bằng cách lùi lại và chấp nhận phương cách chỉ để nhân viên tự làm là sự đáp ứng không chính xác. Đáp ứng đúng là vẫn hỗ trợ và có mặt, nhưng không ở ngay tâm điểm của công việc.

Nhân viên mới là những diễn viên chính ở nơi vở kịch công việc diễn ra; người quản lý chỉ nên ở trong cánh gà, đưa ra lời khuyên và hướng dẫn khi nhân viên cần đến. Hiểu QLVM theo nghĩa này, người quản lý có khả năng sẽ chỉ quan tâm đến những việc thật sự cần quan tâm để cho nhân viên biết tự quản lý có thể nhận trách nhiệm làm những việc lớn.

Quản lý vi mô [micromanagement] là phong cách quản lý nhân sự cực đoan, với sự kiểm soát gắt gao và giám sát, chú ý đến từng chi tiết. Đây có thể xem là công cụ hữu ích trong một số trường hợp, nhưng phần lớn, micromanagement không được xem là phương án tối ưu do nhiều khả năng làm giảm, hoặc mất tinh thần lẫn "mất giá" nhân viên.

Nguyên nhân từ... tâm lý

Theo nghiên cứu từ nhóm tác giả thuộc Viện Phân tích Tài chính [ICFAI] - Đại học Ấn Độ, có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc nhà quản trị vận dụng sai lầm quản lý vi mô. Tuy nhiên, các yếu tố tâm lý như nỗi sợ [lép vế trước nhân viên, thiếu năng lực, bất an về vị trí...], sự thiếu kiên nhẫn, thiếu niềm tin, cái tôi cao, tính cầu toàn... mới là nguyên nhân lớn nhất. Cụ thể hơn, vì "sợ" cấp dưới làm không tốt và thiếu kiên nhẫn với nhân viên, nên micromanager mới soi xét mọi hành động và muốn tự mình làm mọi thứ.

Thế nên, khi phát hiện bản thân có các dấu hiệu của quản lý vi mô, như không muốn ủy thác, trao quyền, luôn trong trạng thái theo dõi, giám sát dự án của cấp dưới, nhà quản trị nên có "cái đầu lạnh" để phán đoán xem mình có đang không tin tưởng vào chính bản thân hay không. Việc hiểu rõ nguyên nhân để không vận dụng sai lầm quản lý vi mô tốt hơn nhiều so với việc phạm lỗi và sửa sai.

Ngoài ra, Sydney Finkelstein - Giám đốc Trung tâm Phát triển Kỹ năng Lãnh đạo của Trường Kinh doanh Tuck thuộc Đại học Dartmouth cũng cho rằng, một lý do khác khiến nhà quản trị vận dụng sai lầm quản lý vi mô là do chưa định hình được quan điểm và cách quản trị nhân sự phù hợp. Theo đó, để không sa lầy vào quản lý vi mô không đúng lúc, nhà quản trị phải học cách tin tưởng cấp dưới, cũng như xác định ranh giới rõ ràng giữa việc trao quyền và ra quyết định. Trao quyền cho nhân viên không có nghĩa là để họ tự ra quyết định tùy tiện và không có giới hạn, mà tất thảy hành động của họ phải luôn hướng về tầm nhìn đã được lãnh đạo vạch ra.

Vì sao phải tránh quản lý vi mô

Có thể nói, lãnh đạo giỏi là người sẽ xây dựng hệ thống để giúp nhân viên tự thực hiện công việc mà không cần sự giám sát của cấp trên. Còn theo Finkelstein, lãnh đạo giỏi là người biết truyền đạt tầm nhìn của DN một cách rõ ràng, chỉ can thiệp vào các quyết định của nhân viên khi cần thiết, để đảm bảo chúng không mâu thuẫn hay xung đột với tầm nhìn. Ngược lại, nếu nhà quản trị vận dụng sai lầm quản lý vi mô, không chỉ con đường phát triển, sự nghiệp của nhân viên bị cản trở, mà hiệu suất làm việc lẫn tính sáng tạo của họ cũng giảm sút.

Kiểm soát nhân viên quá nhiều, micromanager sẽ giết chết mong muốn và cơ hội trau dồi bản thân của nhân viên, vì họ không còn không gian để hấp thụ và bộc lộ năng lực thực sự của mình. Nhân viên từ đó sẽ nhút nhát và thường xuyên cho rằng dù có làm gì cũng không bao giờ đạt kết quả tốt. Thế nên, họ sẽ hoặc quyết định từ chức hoặc trở nên phụ thuộc và yêu cầu được hướng dẫn mọi lúc.

Đồng thời, việc micromanager can thiệp sâu sẽ làm thui chột tinh thần và tạo ra sự nghi ngờ trong nhân viên, gây ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của họ. Phong cách kiểm soát cấp dưới cực đoan sẽ khiến nhân viên thiếu gắn kết và một khi không còn con đường cho tự do phát triển bản thân nữa, tư tưởng "làm cho có" theo đúng chỉ đạo để không mất lòng cấp trên sẽ nảy sinh, khiến DN không chỉ tốn chi phí mà còn cả thời gian lẫn công sức để khắc phục hậu quả. Việc kiểm soát và giám sát gắt gao nhân viên sớm hay muộn đều khiến DN rối loạn, ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận kinh doanh, lợi ích của chính DN.

  • Nhân sự thời công nghệ số

  • Vì sao doanh nghiệp Việt cần khai mở một nền quản trị mới theo chuẩn mực toàn cầu?

  • Quản trị doanh nghiệp bằng tình yêu thương, thấu cảm

Tìm hiểu về công cụ quản lý vĩ mô

  • 1. Khái niệm về công cụ quản lý vĩ mô
  • 2. Kinh tế vĩ mô là gì ?
  • 3. Yêu cầu, nguyên tắc phối hợp trong quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô
  • 4. Phạm vi, nội dung phối hợp
  • 5. Quy trình phối hợp
  • 6. Phối hợp xây dựng và điều hành mục tiêu tăng trưởng kinh tế

1. Khái niệm về công cụ quản lý vĩ mô

Các phương tiện kinh tế, hành chính, pháp lý được Nhà nước sử dụng để quản lí, điều tiết hoạt động kinh tế, xã hội ở tầm vĩ mô.

Trong lịch sử phát triển xã hội loài người, các công cụ quản lý vĩ mô [cũng có thể gọi là công cụ điều tiết vĩ mô] đã từng được Nhà nước sử dụng bao gồm:

1] Các chính sách kinh tế - xã hội quan trọng như chính sách tài khoá; chính sách tiền tệ; chính sách đầu tư; chính sách lao động; chính sách điều tiết thu nhập; chính sách ngoại hối; chính sách xuất, nhập khẩu; chính sách trợ giá và trợ cấp của Chính phủ...;

2] Các chương trình, kế hoạch mang tính định hướng về phát triển kinh tế - xã hội ngắn hạn, trung hạn và dài hạn;

3] Hệ thống pháp luật.

Trong số các công cụ kể trên thì các chính sách kinh tế - xã hội có vai trò trọng tâm. Các chính sách này có đặc trưng cơ bản là chúng được xây dựng và vận hành trên nguyên tắc tôn trọng các quy luật kinh tế, xã hội khách quan, nhất là các quy luật thị trường. Vì thế, các chính sách này chẳng những không làm mất đi quyền tự chủ vốn có của các chủ thể kinh doanh mà trái lại, chúng còn có tác dụng khuyến khích, hỗ trợ và phát huy cao độ quyền tự chủ của các chủ thể này trong quá trình kinh doanh nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho các hoạt động kinh tế.

Trong quá trình điều tiết nền kinh tế, mỗi công cụ quản lý vĩ mô như trên đây được Nhà nước sử dụng linh hoạt, ở những mức độ khác nhau trong từng thời kì nhằm đem lại hiệu quả điều chỉnh cao nhất của mỗi công cụ. Mặt khác, giữa các công cụ này cũng có mối quan hệ tác động qua lại với nhau, chi phối và ảnh hưởng lẫn nhau, trong đó điển hình nhất là mối quan hệ giữa công cụ chính sách kinh tế vĩ mô và công cụ pháp luật. Thông qua việc thể chế hoá bằng pháp luật, các chính sách kinh tế vĩ mô sẽ có khả năng thực thi tốt hơn nhờ ở tính bắt buộc thi hành của pháp luật. Tuỳ thuộc vào bản chất kinh tế của từng loại chính sách vĩ mô mà chúng được quy định trong những văn bản pháp luật của từng lĩnh vực pháp luật khác nhau. Chẳng hạn, chính sách tài khoá bao giờ cũng được quy định trong các văn bản pháp luật về tài chính, trong khi chính sách tiền tệ quốc gia lại được quy định trong các văn bản pháp luật về ngân hàng; còn chính sách lao động tiền lương và chính sách đầu tư lại được quy định trong các văn bản pháp luật về lao động hay pháp luật đầu tư...

Trong bối cảnh nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung trước đây ở Việt Nam và một số nước xã hội chủ nghĩa khác, các công cụ quản lí vĩ mô như hệ thống chính sách kinh tế trên đây rất ít được áp dụng, thay vào đó là việc Nhà nước sử dụng triệt để các công cụ quản lí mang tính chất hành chính ở tầm vi mô như việc chỉ định kế hoạch hoạt động cho các doanh nghiệp, việc phân phối, sắp đặt thị trường theo một kế hoạch tổng thể của nền kinh tế quốc dân thống nhất.

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, các công cụ quản lí vĩ mô được Nhà nước sử dụng rộng rãi, phổ biến và triệt để nhằm tạo điều kiện cho hoạt động kinh tế diễn ra theo đúng quy luật tự nhiên vốn có của thị trường. Việc sử dụng triệt để các

công cụ quản lí vĩ mô trong điều kiện nền kinh tế thị trường từng được xem là sự lựa chọn hoàn hảo nhất cho các quốc gia chấp nhận phát triển nền kinh tế theo hướng thị trường có sự kiểm soát của Nhà nước.

2. Kinh tế vĩ mô là gì ?

Kinh tế vĩ mô [macroeconomics] là ngành của kinh tế học nghiên cứu hoạt động của nền kinh tế với tư cách một tổng thể. Các phân tích kinh tế vĩ mô thường tập trung nghiên cứu vào cơ chế hoạt động của nền kinh tế và xác định các yếu tố chiến lược quy định thu nhập và sản lượng quốc dân, mức sử dụng lao động, giá cả và sự biến động của chúng.

Kinh tế học vĩ mô hay là kinh tế tầm lớn [Macroeconomic], là một phân ngành của kinh tế học chuyên nghiên cứu về đặc điểm, cấu trúc và hành vi của cả một nền kinh tế nói chung. Kinh tế học vĩ mô và kinh tế học vi mô là hai lĩnh vực bao quát nhất của kinh tế học. Trong khi kinh tế học vi mô chủ yếu nghiên cứu về hành vi của các cá thể đơn lẻ, như công ty, hộ gia đình và cá nhân người tiêu dùng, kinh tế học vĩ mô lại nghiên cứu các chỉ tiêu cộng hưởng như GDP, tỉ lệ thất nghiệp, và các chỉ số giá cả để hiểu cách hoạt động của cả nền kinh tế.

Kinh tế học vĩ mô là một lĩnh vực tổng quát nhưng có hai khu vực nghiên cứu điển hình:

- Nghiên cứu nguyên nhân và hậu quả của biến động ngắn đối với thu nhập quốc gia [còn gọi là chu kỳ kinh tế].

- Nghiên cứu những yếu tố quyết định cho tăng trưởng kinh tế bền vững.

Kinh tế học vĩ mô bắt nguồn từ các học thuyết trong kinh tế chính trị. Nó kế thừa hệ thống tri thức của môn kinh tế chính trị. Kinh tế học vĩ mô hình thành từ những nỗ lực tách các quan điểm chính trị ra khỏi các vấn đề kinh tế. Các nhà nghiên cứu kinh tế học vĩ mô phát triển các mô hình để giải thích mối quan hệ giữa các yếu tố trong nền kinh tế như thu nhập quốc gia, sản lượng, tiêu dùng, thất nghiệp, lạm phát, tiết kiệm, đầu tư, buôn bán đa quốc gia và tài chính đa quốc gia. Các mô hình này và các dự báo do chúng đưa ra được cả chính phủ lẫn các tập đoàn lớn sử dụng để giúp họ phát triển và đánh giá các chính sách kinh tế từ đó đưa ra các chiến lược quản trị.

3. Yêu cầu, nguyên tắc phối hợp trong quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô

1. Phối hợp quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô theo mục tiêu nhằm đạt được các cân đối kinh tế vĩ mô trong ngắn hạn và trung hạn, bao gồm tăng trưởng kinh tế, lạm phát, cân đối thu chi ngân sách, cán cân thương mại và tiêu dùng.

2. Phối hợp chủ động, kịp thời, thống nhất, thường xuyên, liên tục và có hệ thống giữa bốn cơ quan trong toàn bộ quy trình nghiên cứu đề xuất, triển khai, thực hiện, giám sát và đánh giá các chính sách: tài khóa, tiền tệ, tín dụng, đầu tư và phát triển, thương mại và giá cả.

3. Đối với mỗi chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, có một cơ quan trong phạm vi chức năng, thẩm quyền hiện có chủ trì phối hợp với các cơ quan khác để đạt được mục tiêu điều hành, bảo đảm sự cân đối với các mục tiêu kinh tế vĩ mô khác.

4. Bảo đảm thống nhất với các chủ trương chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về những vấn đề liên quan đến điều hành các chính sách: tài khóa, tiền tệ, tín dụng, đầu tư và phát triển, thương mại và giá cả.

4. Phạm vi, nội dung phối hợp

1. Phối hợp xây dựng, đề xuất định hướng các mục tiêu kinh tế vĩ mô hàng năm, trung - dài hạn và điều hành thực hiện các chỉ tiêu: tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, thu chi ngân sách nhà nước, cán cân thương mại và tiêu dùng.

2. Phối hợp, tham vấn lấy ý kiến, chia sẻ thông tin trong soạn thảo, thực hiện, theo dõi, đánh giá, giải trình kết quả thực hiện chính sách đầu tư và phân bổ nguồn lực, tiền tệ và tín dụng, tài khóa, thương mại trong nước, xuất nhập khẩu và tiêu dùng.

3. Phối hợp trong việc nâng cao năng lực phân tích, đánh giá, dự báo tác động của các chính sách: đầu tư và phát triển, tiền tệ, tín dụng, tài khóa, thương mại và giá cả đối với các mục tiêu kinh tế vĩ mô.

5. Quy trình phối hợp

1. Đối với từng chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, cơ quan chủ trì phối hợp đề xuất mục tiêu, giải pháp chính sách, biện pháp điều hành; đề xuất các nội dung mà cơ quan phối hợp có ý kiến tham gia và loại thông tin cơ quan phối hợp phải cung cấp, thời hạn và hình thức tham gia và cung cấp thông tin.

2. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ do Chính phủ quy định và trách nhiệm của các Bộ quy định tại Quy chế này, Cơ quan phối hợp có trách nhiệm cung cấp thông tin, tham gia ý kiến theo yêu cầu.

3. Trong quá trình thực hiện, Cơ quan chủ trì và Cơ quan phối hợp có trách nhiệm theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện các chính sách và mục tiêu kinh tế vĩ mô thuộc phạm vi phối hợp của Quy chế này. Trường hợp Cơ quan phối hợp phát hiện có vấn đề trong nội dung hoặc thực thi chính sách và mục tiêu kinh tế vĩ mô có liên quan, thì thông báo ngay bằng văn bản hoặc các hình thức khác với Cơ quan chủ trì để báo cáo Ban chỉ đạo xử lý hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với những vấn đề vượt quá thẩm quyền.

4. Đối với từng chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, cơ quan chủ trì tổng hợp tình hình và kết quả phối hợp gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan phối hợp khác; Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

6. Phối hợp xây dựng và điều hành mục tiêu tăng trưởng kinh tế

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng và điều hành mục tiêu tăng trưởng kinh tế, tập trung vào: tốc độ tăng trưởng GDP; tổng vốn đầu tư toàn xã hội, bao gồm: đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước [bao gồm cả vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn trái phiếu Chính phủ], vốn tín dụng nhà nước, đầu tư của các loại hình doanh nghiệp, đối tác công - tư; và tiêu dùng xã hội.

2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính và Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong các nội dung thuộc chức năng thẩm quyền của mình như sau:

a] Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cung cấp thông tin về tốc độ tăng dư nợ tín dụng, tổng phương tiện thanh toán, lãi suất, ưu đãi tín dụng cho các ngành, lĩnh vực và các vấn đề cần thiết khác; có ý kiến về mục tiêu tăng trưởng GDP, tốc độ tăng tín dụng phát triển, quy mô phát hành vốn trái phiếu Chính phủ, v.v...

b] Bộ Tài chính cung cấp thông tin về dự toán và tình hình thực hiện ngân sách nhà nước; công tác huy động vốn qua hệ thống Kho bạc Nhà nước và các kênh huy động khác; kế hoạch và tình hình thực hiện vốn tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng; ưu đãi khác của Nhà nước; diễn biến huy động và kết quả huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán; dự kiến thay đổi các chính sách, chế độ về thu, chi ngân sách hàng năm.

c] Bộ Công Thương cung cấp thông tin về định hướng điều hành xuất nhập khẩu; điều hành thương mại, quản lý thị trường trong nước và các vấn đề cần thiết khác; sản xuất trong nước, trong đó lưu ý đến sản lượng khai thác dầu thô, than, v.v...; có ý kiến về tăng trưởng của các ngành công nghiệp, thương mại, tiêu dùng xã hội, v.v...

3. Định kỳ hàng quý, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tổng hợp báo cáo đánh giá kết quả phối hợp xây dựng và điều hành mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

Luật Minh Khuê [sưu tầm & biên tập]

Video liên quan

Chủ Đề