Tại sao mưa lại mất điện

Trong khi Tập đoàn Điện lực VN [EVN] thông báo hệ thống hiện nay không bị thiếu điện và công suất phân bổ cho TPHCM đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng điện thì mấy ngày gần đây, một số khu vực tại địa bàn TPHCM lại xuất hiện tình trạng cúp điện.

Cụ thể, trong tháng 5-2008, TPHCM đã bị cắt điện theo yêu cầu của Trung tâm Điều độ hệ thống điện miền Nam [A2] 11 ngày với sản lượng hơn 2.332 MWh. “Mùa mưa rồi, sao vẫn cúp điện?”.

Ông Lê Văn Phước, Giám đốc Công ty Điện lực TPHCM đã trả lời về việc này.

- PV: Thưa ông, hiện nay đang vào mùa mưa, các nhà máy thủy điện đã phát hết công suất, nhưng vì sao ở một số khu vực của TPHCM vẫn bị cắt điện?

Ông LÊ VĂN PHƯỚC: Trong mấy ngày vừa qua, hệ thống lưới điện một số nơi ở TPHCM hoạt động không ổn định, một số khu vực đã xảy ra tình trạng cắt điện vào giờ cao điểm làm ảnh hưởng đến việc cung cấp điện cho sản xuất, kinh doanh và gây xáo trộn đến sinh hoạt của người dân TP. Nguyên nhân vì có một số sự cố bất khả kháng về nguồn phát trong hệ thống điện, ngoài ý muốn của ngành điện.

Chúng tôi mong được sự chia sẻ và cảm thông của người dân về vấn đề này.

- Ông có thể nói rõ hơn về nguyên nhân dẫn đến tình trạng cắt điện?

Theo chúng tôi được biết, hiện tại có một số nhà máy phát điện bị sự cố nên nguồn điện vốn đã không có nguồn dự phòng nay lại càng thiếu hụt trong giờ cao điểm. Từ đó, lượng điện cung cấp cho các địa phương bị cắt giảm, trong đó có TPHCM.

Trong tháng 5-2008, Công ty Điện lực TPHCM đã phải sa thải phụ tải theo yêu cầu của Trung tâm Điều độ hệ thống điện miền Nam vào một số ngày do thiếu công suất nguồn để đảm bảo vận hành an toàn và ổn định cho hệ thống điện quốc gia. Việc sa thải phụ tải này được thực hiện dựa trên hệ thống sa thải tự động theo tần số [R81] nhằm đảm bảo vận hành hệ thống ổn định và an toàn khi có thiếu hụt nguồn cấp, tránh việc rã lưới gây mất điện trên diện rộng và thời gian kéo dài. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng cắt điện trong thời gian vừa qua.

Việc mất điện đã gây nhiều phiền hà cho người dân.

Về phía nhà cung cấp dịch vụ, chúng tôi mong tìm được sự thông cảm của khách hàng về việc sa thải phụ tải ngoài ý muốn này.

- Khách hàng có thể thông cảm nhưng công ty đã có những biện pháp gì để khắc phục tình trạng nói trên?

Hiện tại, chúng tôi đã có văn bản đề nghị EVN, Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia ưu tiên cung cấp điện cho TPHCM nhằm đảm bảo nguồn điện ổn định, phục vụ cho các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân TP.

Chúng tôi cũng kêu gọi bà con chia sẻ với những khó khăn của ngành điện bằng cách thực hiện triệt để các biện pháp tiết kiệm điện và hạn chế sử dụng các thiết bị điện có công suất lớn trong những giờ cao điểm để hạn chế việc bị sa thải đường dây, dẫn đến cắt điện.

- Xin cảm ơn ông.

Cát Tường

Phóng to
Cúp điện, nhân công một tiệm sắt ở TP Mỹ Tho [Tiền Giang] phải cắt sắt thép bằng tay - Ảnh: VÂN TRƯỜNG

Khoảng hai tuần nay, người dân Tiền Giang khổ sở với tình trạng cứ hai ngày có điện thì ngày thứ ba đương nhiên sẽ bị cúp. Nhiều nơi ở TP Mỹ Tho, huyện Cái Bè... còn bị cúp điện hai ngày liên tục. Mỗi lần cúp điện “tiết giảm”, ai cũng biết chắc là phải sau 19g mới có điện trở lại. Nhưng gần đây, nhiều nơi bị cúp tới sau 22g, làm mọi sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, học tập... đều bị đảo lộn.

Phóng to

Ngân hàng Nam Việt chi nhánh Tiền Giang chạy máy phát điện để duy trì hoạt động - Ảnh: VÂN TRƯỜNG

Cúp tới 22g

Ông Lưu Thanh Nam, giám đốc Điện lực Tiền Giang, xác nhận ngành điện đang phải cúp điện tiết giảm theo yêu cầu của Trung tâm Điều độ hệ thống điện miền Nam. Do UBND tỉnh Tiền Giang có quyết định ưu tiên cung cấp điện cho các cơ quan nhà nước, các khu - cụm công nghiệp, các doanh nghiệp lớn... nên việc cúp điện buộc phải nhằm vào khách hàng nhỏ, tức là sản xuất, kinh doanh nhỏ và hộ gia đình.

“Trung bình mỗi ngày tỉnh Tiền Giang bị cắt giảm tới 50-60 MW, tương đương 60% sản lượng điện cung cấp cho toàn tỉnh. Chính vì vậy khách hàng phải bị cúp điện nhiều và dày” - ông Nam giải thích.

Cấp điện sẽ nan giải

Bà Trịnh Thu Phương - phó trưởng phòng dự báo thủy văn Bắc bộ - dự báo trong thời gian tới, dòng chảy đến các hồ chứa ở miền Bắc vẫn thiếu hụt nhiều so với trung bình nhiều năm từ 20-50%. Các hồ thủy điện Hòa Bình, Tuyên Quang, Thác Bà sẽ phải có những biện pháp phân phối giảm thiểu phát điện để tích nước phục vụ điều tiết phát điện và cấp nước cho mùa khô 2010-2011. Do thủy điện Sơn La bắt đầu tích nước trong khi toàn bộ hệ thống sông Đà đều hụt 30-50% so với năm trước, cộng với mưa ở Tây Bắc bộ không có nhiều trong thời gian tới thì nguồn nước ở đây không cải thiện được nhiều. Dự báo mực nước ở khu vực này sẽ thấp như năm ngoái chứ khó có khả năng cao hơn khi dòng chảy sẽ thiếu hụt 20-50% so với trung bình nhiều năm. Vì vậy, việc cung cấp nước cho phát điện sẽ nan giải.

Trong ngày 16-9, ông Nguyễn Ngọc Điệp, giám đốc phân xưởng vận hành Nhà máy thủy điện Trị An [Đồng Nai], cho biết dù trời mưa nhiều ngày nhưng mực nước vừa đo được ở hồ Trị An chỉ ở mức 50,5m. Con số này nằm sát mực nước chết 50m và đây là mực nước đo được thấp nhất từ trước đến nay. Theo ông Điệp, vào thời điểm này năm ngoái nhà máy đã sản xuất 1,2 tỉ kWh nhưng giờ chỉ đạt 600 triệu kWh, trong khi kế hoạch sản xuất năm nay hơn 1,7 tỉ kWh.

Ông Nam khẳng định không thể áp dụng biện pháp cắt điện trong vài giờ vì số khu vực bị cắt điện rất nhiều. Mới cắt chỗ này lại xoay qua cắt chỗ khác sẽ rất phức tạp và xảy ra tình trạng quá tải. Chính vì vậy, ngành điện phải áp dụng biện pháp cắt điện từ 6g-7g sáng đến tối. “Chúng tôi cũng không biết lúc nào đóng điện trở lại. Chỉ khi nào Trung tâm Điều độ hệ thống điện miền Nam thông báo cho phép đóng điện thì mới đóng. Cho nên nhiều khi tới hơn 22g mới có điện” - ông Nam nói.

Khi nào sẽ hết cắt điện? Ông Nam nói: “Không biết được. Các chi nhánh chỉ làm theo lệnh của Trung tâm Điều độ hệ thống điện miền Nam, nên không thể trả lời được”.

Công ty điện cũng không biết

Tại An Giang, Đồng Tháp, điều người dân bức xúc là việc cúp điện không được thông báo trước. Giám đốc Công ty Điện nước An Giang Trần Thanh Hoàng cho biết đơn vị ông phân phối, cung ứng điện cho người sử dụng trên phạm vi toàn tỉnh mà cũng không hề biết trước lịch cúp điện, bởi ngành điện không hề thông báo. Ông Võ Thành Duyên, giám đốc Điện lực An Giang, cho hay lượng điện cung ứng cho Điện lực An Giang đã giảm gần 1/3 so với trước.

Bên cạnh đó còn thỉnh thoảng cắt điện tại các trạm 110kV nên xảy ra tình trạng cúp điện thường xuyên trên diện rộng. “Đúng là cắt điện liên tục, phải nói là tình hình cắt điện vừa qua quá nghiêm trọng, hết sức khó khăn” - ông Duyên nhìn nhận. Ông Duyên đề nghị: l“Điện ực Việt Nam phải có thông báo chính thức giải thích nguyên nhân tình trạng cắt điện, về lịch cúp và cúp trong thời gian bao lâu nữa để chúng tôi giải thích cho người dân”.

Còn theo ông Phạm Hữu Khải - giám đốc Điện lực Đồng Tháp, Tập đoàn Điện lực VN có cho biết do nhà máy nhiệt điện chạy bằng khí Nam Côn Sơn đang giai đoạn duy tu sửa chữa nên lượng điện cung ứng cho tỉnh bị tiết giảm gần 20%.

Không cắt, hệ thống sẽ rã

Ông Nguyễn Ngọc Thành, giám đốc Công ty TNHH một thành viên Điện lực Đồng Nai, cho biết giờ này nguồn điện trên địa bàn vẫn đảm bảo cung cấp cho các khu công nghiệp tập trung. Riêng điện sinh hoạt của người dân có lúc thiếu điện ngành vẫn phải cắt luân phiên và lựa tuyến không quan trọng để cắt khi có lệnh từ Trung tâm Điều độ hệ thống điện miền Nam.

Ông Phạm Hiền Thiên Lý, cán bộ phương thức phòng điều độ Công ty Điện lực Bến Tre, cho biết từ đầu tháng 9 đến nay, mỗi ngày Điện lực Bến Tre phải cắt từ 20- 40 MW. Điện lực tỉnh phải chấp hành lệnh của Trung tâm Điều độ hệ thống điện miền Nam, vì thiếu mà không cắt, toàn bộ hệ thống sẽ rã và mất điện trên diện rộng.

Trong khi đó ông Hoàng Sỹ Sơn, phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, đã đề nghị Điện lực Lâm Đồng hạn chế tối đa việc cúp điện tại các doanh nghiệp trọng điểm sản xuất và chế biến các mặt hàng xuất khẩu của địa phương, ngành điện phải thông báo lịch cúp điện để các doanh nghiệp bố trí kế hoạch sản xuất phù hợp.

Cắt giảm 15-40% công suất

Công ty Điện lực Bình Phước có văn bản báo cáo tình hình thiếu điện với UBND tỉnh Bình Phước. Văn bản nêu rõ: “Do nhu cầu sử dụng điện trên toàn hệ thống điện quốc gia tiếp tục tăng cao, trong khi đó tình hình nước cạn kiệt vẫn diễn ra ở hầu hết các hồ thủy điện lớn như: Hòa Bình ở miền Bắc, Pleikrong, Ialy ở miền Trung, Hàm Thuận, Trị An, Thác Mơ ở miền Nam... ảnh hưởng lớn đến việc tích nước của các hồ này. Đó là chưa kể các nhà máy điện phải trùng tu sau khi chạy hết công suất trong các tháng đầu năm...

Từ thực tế trên, Trung tâm Điều độ hệ thống điện miền Nam đã chỉ đạo tất cả các công ty điện lực tỉnh đều phải cắt giảm 15-40% công suất sử dụng thực tế. Đối với địa bàn Bình Phước, công suất phải cắt giảm hằng ngày là 15-40MW. Chính vì vậy, Công ty Điện lực Bình Phước phải thực hiện cắt điện tiết giảm phụ tải luân phiên các khu vực trên địa bàn từ 8g-22g hằng ngày”.

------------------------------------

* Tin bài liên quan:

7 ngày tới, hồ thủy điện vẫn “khát” nướcThủy điện vẫn chờ nướcMong mưa, chờ lũThiếu nước, điện phập phùĐề nghị bỏ 38 dự án thủy điệnSông Bồ cạn vì hạn và thủy điệnChủ đầu tư muốn biến rừng thành... rẫyBị tái định cư trong rừng đặc dụngThủy điện gây sạt lởThủy điện “đuổi” dân chạy dàiSống chung với nước biển dângThủy điện sống cầm chừngThiếu nước, thủy điện Sơn La có kịp phát điện?

Nhóm PV, CTV Tuổi Trẻ

Video liên quan

Chủ Đề