Tại sao người châu phi lại thích người việt nam

Mặc dù việc ăn loài ếch này có thể dẫn tới suy thận và nóng rát ở niệu đạo nhưng người dân vẫn rất thích, còn đặt tên cho món ăn này là Oshiketakata.

Người dân châu Phi cho rằng độ ngon của nó vượt qua cả độ nguy hiểm.

Loài ếch khổng lồ này được ăn nhiều nhất vào mùa mưa. Ngoài người Namibia, người dân khu vực miền nam châu Phi cũng thích món ăn này. Được biết, người Nsenga ở phía Đông thung lũng Luangwa, miền Đông Zambia cũng cực kỳ thích ăn ếch yêu tinh.

Nếu muốn tránh được những nguy hiểm khi ăn ếch yêu tinh, cần phải chế biến kỹ. Tuy nhiên, sự liên quan của món ăn này nguy cơ sức khỏe là điều không thể tránh khỏi. Những thực khách yêu thích sự mạo hiểm hay các món ăn mới lạ rất “khoái” món này.

Mọi người được khuyến cáo nên bắt ếch sau trận mưa thứ 3 hoặc khi ếch bước vào mùa sinh sản.

Theo các báo cáo, ếch châu Phi là loài sống trong môi trường khô hạn và bán khô hạn ở miền trung và miền nam châu Phi. Loài ếch này có những đường gờ dài trên da lưng và một cái đầu khổng lồ trông khá đáng sợ.

Loài vật này có vẻ ngoài đáng sợ và chứa 1 lượng chất độc đủ có thể gây chết người. Tuy nhiên, những người yêu thích món ăn này cho rằng độ ngon của nó vượt qua cả độ nguy hiểm.

Link gốc: //khoahoc.tv/tai-sao-nguoi-chau-phi-lai-an-loai-ech-khong-lo-cuc-doc-nay-120683?

Người châu Phi đi ngang qua khu mua bán có tên Việt Dương ở thành phố Quảng Châu - Ảnh chụp màn hình SCMP

Trong khi các doanh nhân Trung Quốc ngày càng nhìn thấy những cơ hội béo bở ở châu Phi, thì những nhà làm ăn đến từ lục địa đen lại ngày một chán nản khi giấc mơ của họ ở đất nước tỉ dân đang trở nên mù mịt, theo báo South China Morning Post của Hong Kong ngày 6-5.

Đó là tình cảnh của các nhà kinh doanh châu Phi đang sống tại thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, đông nam Trung Quốc. Thành phố này vốn có một khu được mệnh danh là "Tiểu Châu Phi" của Trung Quốc.

Hai bức tranh quá khác biệt

Don, một thương nhân đến từ Kenya, tâm sự chuyện làm ăn của ông ở Quảng Châu ngày càng trở nên khó khăn và ông đang nghĩ tới chuyện rời khỏi thành phố này.

Sống ở Quảng Châu đã được 4 năm, người đàn ông không tiết lộ đầy đủ danh tính cho biết ông theo đuổi giấc mơ thành người giàu có bằng cách kiếm lợi từ việc mua hàng hóa giá rẻ ở Trung Quốc và bán cho quê nhà của ông.

Tuy nhiên, chuyện kiếm miếng ăn ngày càng khắc nghiệt hơn. "Giờ chúng tôi chỉ có thể kiếm được một nửa số lời so với trước đây" - ông Don kể lại.

Trong khi đó, ở Ghana, đất nước cách Trung Quốc hàng chục ngàn km, là một bức tranh hoàn toàn khác. 

Ông Su Zhen Yu - một thành viên nổi bật của cộng đồng người Hoa sống ở đất nước Tây Phi này từ năm 1995, đang bận rộn với chuyện giúp những người Trung Quốc mới đến tìm đất xây dựng nhà máy, thuê nhân công địa phương…

"Khi tôi lần đầu tiên đến Ghana vào năm 1995, chỉ có khoảng 100 người Trung Quốc. Giờ thì con số này đã hơn 20.000 hay 30.000 người" - ông Su nhớ lại.

Chỉ trong một thập niên, cơ hội làm ăn tại Trung Quốc và châu Phi đã đảo ngược khi các doanh nhân Trung Quốc tìm thấy những tiềm năng lớn hơn ở lục địa đen trong khi người châu Phi lại sống trong sự túng quẫn ở Trung Quốc.

Các doanh nhân đến từ những quốc gia châu Phi bắt đầu đổ xô tới thành phố Quảng Châu sau khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới [WTO] hồi năm 2001.

Làn sóng này mạnh tới mức trong những năm 2000, khu Tiểu Bắc của thành phố Quảng Châu đã được mệnh danh là "Tiểu Châu Phi". Nhà chức trách Quảng Châu cho biết số người châu Phi sống tại Quảng Châu là khoảng 20.000 người. Tuy nhiên, truyền thông địa phương hồi năm 2009 báo cáo con số này có thể lên tới 100.000, bao gồm cả những người ở quá hạn thị thực.

Một góc của khu Tiểu Bắc - nơi được xem là "Tiểu Châu Phi" ở thành phố Quảng Châu - Ảnh: AFP

Tuy nhiên, trong những năm qua, người ta đã chứng kiến một số lượng lớn người châu Phi rời khỏi Quảng Châu. Số liệu cho thấy tính tới tháng 2-2017, số người châu Phi sống ở Quảng Châu đã giảm còn 10.344 người, chiếm 13% trong tổng số 77.877 người nước ngoài có giấy tờ hợp pháp ở Quảng Châu.

Việt Nam, Campuchia… thành "miền đất hứa"

Theo ông Felly Mwamba - lãnh đạo cộng đồng người Congo ở Quảng Châu đến từ năm 2003, có khoảng 700 người Congo sống ở Quảng Châu trong năm 2016 và khoảng 560 người trong năm ngoái. Tuy nhiên, hiện chỉ còn 500 người Congo sống ở Quảng Châu.

Một trong nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên là do giá cả ngày một tăng ở Quảng Châu, khiến thu nhập của người châu Phi giảm đi đáng kể.

"Bây giờ chúng tôi chỉ có thể kiếm lời khoảng 2.000 USD trên mỗi container chứa số hàng hóa trị giá 20.000 USD. Nhiều người thua lỗ sau khi chi trả nhiều loại phí như thị thực, vé máy bay cùng các chi phí sinh hoạt. Đó là lý do tại sao ngày càng nhiều người châu Phi rời khỏi Quảng Châu" - ông Mwamba lý giải.

Trong khi đó, nhiều doanh nhân Trung Quốc tại thị trường châu Phi lại có lợi thế hơn bởi các yếu tố ưu đãi.

"Những người Trung Quốc đó có thể hưởng ưu đãi khi làm ăn ở Congo chẳng hạn miễn thuế, trong khi người bản địa thậm chí phải nộp từ 5%-10% thuế nếu mua hàng hóa ở Trung Quốc và nhập về Congo" - ông Mwamba làm phép so sánh đơn giản.

Thương nhân Don đến từ Kenya thì lại nói rằng chi phí sinh hoạt tăng đã khiến nhiều người châu Phi tìm kiếm những nơi khác dễ sống hơn Quảng Châu.

"Lợi nhuận của chúng tôi rất ít so với trước đây. Hầu hết số hàng hóa được thương nhân châu Phi lấy từ Trung Quốc là các hàng hóa cơ bản như quần áo, giầy dép, hàng điện tử, điện thoại rẻ tiền. Trong khi đó, giá hàng hóa, chi phí vận chuyển, giá cả sinh hoạt đang tăng rất cao ở Trung Quốc" - ông Don tâm sự.

Thương nhân người Kenya này cho biết nhiều người châu Phi ở Quảng Châu ngày một có xu hướng quay lại quê nhà hoặc khám phá các thị trường mới như Ấn Độ, Việt Nam và Campuchia.

Ông Baye Alioune Samb - cố vấn kinh tế tại lãnh sự quán Senegal ở Quảng Châu, cũng thừa nhận số lượng người châu Phi ở Quảng Châu đang giảm nhanh, và một số doanh nhân châu Phi chuyển hướng tìm kiếm cơ hội ở các quốc gia châu Á khác.

"Chúng tôi bắt đầu nghe nói Việt Nam đang nổi lên trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa tương tự Trung Quốc trong thập niên 1980" - ông Samb đề cập tới Việt Nam như một thị trường tiềm năng mà các doanh nhân châu Phi hướng tới.

Các doanh nhân châu Phi và Trung Quốc trao đổi tại một sự kiện thúc đẩy đầu tư Trung Quốc - châu Phi hồi năm 2014 - Ảnh: AFP

Nhân viên lãnh sự quán Senegal ở Quảng Châu cho biết bên cạnh cuộc cạnh tranh khốc liệt và lợi nhuận giảm, điều kiện sống không ổn định cùng các vấn đề về thị thực đang gây khó dễ cho chuyện làm ăn của người châu Phi ở thành phố này.

"Chính sách nhập cư của Trung Quốc khắc nghiệt với hầu hết người châu Phi. Lấy được thị thực rất đắt đỏ, mà thường chỉ có thời hạn 1 hoặc 3 tháng nên không đủ lâu để làm ăn. Họ không nhìn thấy tương lai ở Trung Quốc" - ông Samb giải thích.

Câu chuyện chia rẽ xã hội giữa người châu Phi và những người bản địa ở Quảng Châu cũng phần nào nói lên tình trạng trên. Theo cô Lisa - một công dân Congo vừa đến Quảng Châu năm nay, việc hòa nhập với xã hội Trung Quốc không phải là chuyện dễ đối với người châu Phi.

"Tôi thật sự thích Quảng Châu vì nó phát triển và tiện lợi hơn nhiều so với quê tôi. Nhưng lại có nhiều khác biệt giữa Trung Quốc và châu Phi, do đó để hòa nhập với người bản địa là chuyện khó khăn" – cô chia sẻ.

Lisa giải thích chi tiết: "Người Trung Quốc không nhìn nhận giá trị và nét đẹp của cộng đồng người châu Phi, như màu da và tôn giáo của chúng tôi. Tôi không tìm ra một nhà thờ thật sự để cầu nguyện. Tôi vô cùng thất vọng!".

BÌNH AN

Những ngày công tác ở Nam Sudan, tôi cảm nhận rất rõ tình cảm và ấn tượng đặc biệt mà người dân quốc gia này cũng như bạn bè quốc tế dành cho sĩ quan GGHB LHQ của Việt Nam. Càng bất ngờ hơn khi tình cảm ấy được khởi nguồn từ những hành động hết sức dung dị, đời thường mà một thế hệ Bộ đội Cụ Hồ đã và đang thể hiện ở đất nước châu Phi xa xôi này.

Cán bộ, nhân viên BVDCC2.1 đón khách quốc tế đến tham quan đơn vị. Ảnh: THÀNH CÔNG. 

Vì bạn là người Việt Nam!

Rất nhiều người dân địa phương hay những binh sĩ GGHB LHQ mà tôi gặp trong thời gian tác nghiệp tại Nam Sudan, khi biết tôi đến từ Việt Nam, họ đều mở đầu câu chuyện bằng lời nhận xét ngắn gọn: Good, good!

- Vì sao lại tốt?-Có lần tôi hỏi một nhân viên an ninh người Nam Sudan ở Sân bay quốc tế Juba như vậy.

- Vì anh là người Việt Nam.

Hôm khác, trong căn cứ Bentiu, tôi gặp người đàn ông ngoại quốc mặc chiếc áo phông màu xanh da trời với dòng chữ tiếng Anh trên áo, dịch là: Bệnh viện Dã chiến cấp 2 của Việt Nam. Biết tôi thắc mắc, anh này tự giới thiệu với vẻ mặt hết sức nghiêm túc: “Tôi là người Việt Nam. Gia đình tôi sống ở TP Hồ Chí Minh, nhưng tôi làm việc ở Hà Nội”.

Đó thực ra chỉ là câu nói đùa của Vitor, nhân viên LHQ người Brazil đang làm việc trong căn cứ Bentiu. Vitor tự nhận mình là người bạn thân của các y sĩ, bác sĩ Việt Nam tại Bentiu. Chiếc áo mà anh mặc hôm đó cũng là do một bác sĩ trong bệnh viện dã chiến của Việt Nam tặng.

Đem kể lại những gì đã chứng kiến với các bác sĩ, y sĩ trong BVDCC2.1, mới biết rằng không chỉ riêng tôi từng được chào đón theo cách như thế. Dường như, trong tiềm thức của người dân sở tại, Việt Nam đồng nghĩa với những điều tốt đẹp, dù đa số họ thậm chí chưa biết Việt Nam nằm ở châu Âu hay châu Á. Còn với các đồng nghiệp ở Phái bộ Nam Sudan, các sĩ quan GGHB của Việt Nam gắn liền với hình ảnh người bạn mới đến, song lại thực sự gần gũi, thân thiết.

Điều gì giúp tạo nên ấn tượng tốt đẹp đó khi Việt Nam mới cử các sĩ quan và BVDCC2 tham gia lực lượng GGHB LHQ ở Nam Sudan với thời gian chưa phải là dài? Đáp lại băn khoăn đó của tôi, Trung tá Bùi Đức Thành, Giám đốc BVDCC2.1 chia sẻ: "Ở một vùng đất xa xôi và mới mẻ như Nam Sudan, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn là ưu tiên, nhưng tiếp xúc, giao lưu để xây dựng hình ảnh đất nước, quân đội và để hỗ trợ công việc hằng ngày cũng quan trọng không kém. Sự chân thành, nhiệt tình của các sĩ quan GGHB Việt Nam là yếu tố không thể thiếu khiến người dân sở tại cũng như bạn bè các nước nhìn Việt Nam với con mắt đầy thiện cảm".

Tôi cũng thực sự tâm đắc với câu chuyện mà Trung tá Phạm Quang Thiều, Phó giám đốc BVDCC2.1 kể lại trước khi hoàn thành nhiệm vụ trở về Việt Nam: Đó là khoảng giữa tháng 6-2019, trời nắng như thiêu như đốt, cả căn cứ Bentiu khốn khổ vì thiếu nước sinh hoạt. Anh em trong BVDCC2.1 ngày nào cũng túc trực tới 2-3 giờ sáng chờ lấy nước từ xe bồn của LHQ mà vẫn phải tằn tiện từng giọt. Đơn vị công binh của Ấn Độ sát bên cạnh còn vất vả hơn vì quân số đông, lại vừa qua đợt đổi quân, toàn lính mới, mọi thứ đều bỡ ngỡ. Biết vậy, BVDCC2.1 của Việt Nam mỗi ngày chia sẻ cho bạn 10 khối nước, rồi phông bạt, bàn ghế, máy chiếu… bạn cần gì cũng sẵn sàng giúp đỡ. Đáp lại, sau này bệnh viện tổ chức làm đường, san sân, các anh công binh Ấn Độ hồ hởi kéo máy móc, thiết bị sang hỗ trợ như việc của chính đơn vị mình.

Có đến BVDCC2 của Việt Nam tại Bentiu mới thấy, quả thực ở nơi này, chẳng phải lúc nào mọi thứ cũng đều xuôi chèo mát mái. Khó khăn đôi khi không đến từ công tác chuyên môn khám, chữa bệnh mà lại nảy sinh từ những việc rất đời thường như máy phát điện hỏng, điều hòa đến kỳ bảo dưỡng, thiếu nước sạch sinh hoạt hằng ngày... Khi ấy, nếu có quan hệ tốt với những đơn vị đóng quân xung quanh, chỉ cần một cuộc điện thoại là mọi thứ lại đâu vào đấy. Thực tế cũng cho thấy, thành công trước hết có được là nhờ tinh thần tự lực và đôi bàn tay khéo léo, cần mẫn của đội ngũ những người thầy thuốc Quân đội nhân dân Việt Nam, song cũng không thể không nhắc tới sự giúp đỡ của các đồng nghiệp cùng chung phái bộ.

Khi anh nuôi cũng làm đối ngoại

Đến bây giờ, tôi vẫn chưa thể quên những chia sẻ của bà Hiroko Hirahara, Trưởng căn cứ Bentiu thuộc Phái bộ GGHB LHQ tại Nam Sudan khi tôi gặp bà trên một chuyến bay từ thủ đô Juba đến Bentiu. Hiroko Hirahara nói rằng, bà đặc biệt ấn tượng với ẩm thực Việt Nam và BVDCC2.1 cũng là nơi duy nhất tại Nam Sudan bà có thể thưởng thức những món ăn đặc sắc của Việt Nam.

Cái ấn tượng đặc biệt mà Trưởng căn cứ Bentiu nhắc đến dĩ nhiên phải có nguồn gốc hẳn hoi. Chuyện là thế này, ở BVDCC2 của Việt Nam, thường thì sau mỗi buổi làm việc, kiểm tra hay các dịp lễ, tết đều kết thúc bằng những bữa cơm mời khách quốc tế trong và ngoài phái bộ. Thời gian đầu bệnh viện mới đi vào hoạt động, thực đơn đãi khách gồm những món đậm chất Việt Nam, như: Phở, chả giò, nộm… Sau này, đội ngũ hậu cần của bệnh viện linh động và biến tấu hơn, kết hợp thực đơn có cả vị Tây, vị ta. Thử vài lần, thành ra các vị khách nước ngoài đa số đều nghiện đồ ăn Việt Nam. Tôi còn nhớ hôm đang trò chuyện trong khuôn viên của bệnh viện thì một bác sĩ nhận được điện thoại của ông Mick James, Trưởng văn phòng hỗ trợ thực địa của căn cứ Bentiu. Tưởng chuyện cấp bách gì, hóa ra ông này gọi tới chỉ vì nhớ cơm Việt Nam và ngỏ ý muốn đến dùng bữa tối cùng các bác sĩ của bệnh viện. Ai cũng rõ Mick James là nhân vật quan trọng thế nào, vì ông phụ trách mảng bảo đảm hậu cần và cơ sở vật chất, từ nhà cửa, xăng xe, máy móc đến điện, nước, thực phẩm… cho cả căn cứ Bentiu. Với BVDCC2.1, Mick James giống như một người bạn thân thiết, sẵn sàng chia sẻ khó khăn và hỗ trợ bất cứ lúc nào. Đặc biệt, Mick James là một “tín đồ” thực thụ của món ăn Việt.

Sau này tôi mới biết, trong một năm thực hiện nhiệm vụ ở Bentiu, BVDCC2.1 của Việt Nam từng phục vụ bữa ăn cho nhiều vị khách nước ngoài quan trọng đến thăm căn cứ, như: Thủ tướng Mông Cổ, Bộ trưởng Quốc phòng Anh, Đại sứ Nhật Bản tại LHQ hay Trưởng phái bộ GGHB Nam Sudan.

Nhắc lại những chuyện đó cũng để thấy rằng, dù ở một đất nước xa xôi và xa lạ như Nam Sudan thì người Việt Nam vẫn luôn thể hiện bản tính gần gũi, hòa đồng, tự tin, linh động trong giao tiếp và khả năng thích nghi cao. Quan trọng hơn, muốn tạo dựng được ấn tượng tốt đẹp trong lòng người dân cũng như nhân viên, binh sĩ LHQ thì luôn phải thể hiện sự chân thành, linh hoạt, sẵn sàng tương trợ lẫn nhau trên cơ sở tuân thủ quy định của LHQ và điều kiện thực tế tại địa bàn. “Đôi khi, mọi mối quan hệ công việc trở nên dễ dàng, nhẹ nhàng hơn bởi những hành động rất đời thường. Làm gì cũng được, miễn là không sai quy tắc, nhưng cũng đừng cứng nhắc”, Trung tá Bùi Đức Thành chia sẻ.

Chiều hôm ấy, khi cùng các bác sĩ trong BVDCC2.1 đem quà chia cho trẻ tị nạn trong Khu bảo vệ thường dân [POC] ở Bentiu, một lần nữa, tôi lại được trải qua cảm xúc đầy hạnh phúc và tự hào khi nghe các em giơ tay vẫy gọi: Việt Nam, Việt Nam!

Theo VŨ HÙNG [Báo Quân đội Nhân dân]

Video liên quan

Chủ Đề