Tại sao người đàn ông khóc

Skip to content

Phụ nữ có bao giờ tự hỏi khi nào đàn ông khóc? Nhà tâm lý học Joshua Coleman có nói: “Cảm xúc nằm bên trong đàn ông nhưng nó lại nằm bên ngoài phụ nữ”.

Có nghĩa là đàn ông luôn che đậy mọi trạng thái cảm xúc của mình, khác với chị em lúc nào buồn vui cũng được biểu lộ ra ngoài. Đàn ông khi vui, buồn, hạnh phúc… họ đều tự cảm nhận nó theo cách của phái mạnh còn phụ nữ thể hiện chúng rõ ràng hơn, cụ thể là “nước mắt”.

Như luật bất thành văn, khi một người đàn ông rơi lệ lập tức chị cho là thiếu nam tính, mít ướt hay thậm chí trẻ con… Điều đó vô tình khiến phái mạnh trở nên áp lực vì phải giữ hình tượng nam nhi trước mắt người thân bạn bè, đồng nghiệp…

Thực tế, đàn ông cũng có những giây phút yếu lòng và khi ấy họ cần được giải tỏa cảm xúc bằng cách thể hiện chúng ra bên ngoài.

Vậy khi nào đàn ông khóc?

Khi yêu đàn ông tất sẽ trở nên mãnh liệt hơn, thậm chí họ còn dám hy sinh bản thân để bảo vệ tình yêu. Chính vì đặt quá nhiều niềm tin khi yêu nên tinh thần của họ sẽ trở nên dễ hỗn loạn hơn nếu chuyện tình cảm của mình tan vỡ.

Mặc dù khá mạnh mẽ trên đường đời nhưng khi gặp vấn đề trong chuyện tình cảm, đàn ông rất dễ bị tổn thương. Khoa học cũng chứng minh, khi chia tay, đàn ông có xu hướng trầm cảm nhiều hơn phụ nữ. Cách duy nhất để xoa dịu nỗi đau đó là khóc thật to.

Sự nghiệp là mục tiêu sống hàng đầu của đàn ông, vì thế nếu sự nghiệp của họ thất bại thì cuộc sống dồn họ vào thế bí. Đàn ông vốn nhiều tham vọng và thường nuôi ý chí nhưng khi công việc của họ bị trục trặc thì họ dễ bị sa vào thế bi quan, chán nản. Khi cảm xúc bị kìm nén đến mức tối đa, chúng buộc phải giải tỏa bằng những hành động như gào thét và khóc lóc.

Lý giải khoa học về nước mắt của đàn ông

Phụ nữ đa số sẽ khóc nhiều hơn nam giới vì trong cơ thể họ có chứa nhiều hóoc-môn prolactin. Chính hóoc-môn này khiến nữ giới có cảm xúc yếu đuối và ủy mị hơn nam giới. Chúng sẽ khiến cho tuyến lệ – nơi sản sinh ra nước mắt của phụ nữ hoạt động mạnh hơn so với đàn ông.

Còn tuyến lệ của đàn ông có chứa nhiều testosterone – là hóoc-môn quyết định đến sự nam tính và mạnh mẽ của họ giúp họ ức chế được sự mềm yếu, kiềm chế được tuyến lệ tốt hơn phụ nữ. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là “đàn ông thì không được khóc.”

Đàn ông cũng có đủ mọi trạng thái hỉ, nộ, ái, ố nên hãy thể hiện cảm xúc của mình một cách chân thật. Đàn ông hãy tự tin khẳng định mình qua những khía cạnh khác của cuộc sống, vì giá trị con người không chỉ thể hiện qua những giọt nước mắt. Khóc đơn thuần chỉ là phản ánh cơ thể về một trạng thái cảm xúc bình thường mà thôi.

Hiểu được khi nào đàn ông khóc, các cô gái như chúng ta cũng hiểu thêm được một điều. Nếu đàn ông cứ mãi kìm nén cảm xúc rất dễ dẫn đến bế tắc, suy nghĩ tiêu cực và hành động bộc phát. Nó giống như một quả bóng bay, nếu bơm hơi quá căng mà không được xả khí kịp thời sẽ dễ bị phát nổ. Nếu người đàn ông của bạn như vậy, hãy ở bên động viên và an ủi anh ấy nhiều hơn nhé.

Copyright 2019 © Dạy học online | Thiết kế bởi Web Bách Thắng

TẠI SAO ĐÀN ÔNG KHÓC?????

Phụ nữ khóc là một chuyện rất bình thường. Nhưng nếu ta thấy một người đàn ông ngồi khóc,

ta sẽ phải suy nghĩ một lúc, rồi mới tiến tới hỏi: “Anh bị làm sao vậy?” trước khi buông ra những lời thông cảm.

“Khóc” là một biểu hiện khi một người rơi trạng thái xúc động cao.

Khi quá buồn không thể kiềm chế người ta khóc, khi quá vui hoặc ngạc nhiên người ta cũng rơi nước mắt!

Mà chúng ta, dù đàn ông hay đàn bà, ai mà không phải trải qua những phút giây như vậy trong cuộc đời?

Nếu ta đặt ra một câu hỏi: “Đàn ông có nên khóc hay không? Và có đáng xấu hổ không khi anh ta khóc trước 

đông người?”.

Tất nhiên sẽ có nhiều câu trả lời khác nhau nhưng đa phần đều nghĩ thầm trong đầu rằng:

“Đã là đàn ông thì ai lại đi làm như vậy?”.

Đã có kha khá diễn đàn dành riêng cho đàn ông với tên chủ đề ở phươngTây:

“Do the real men cry?” [Đàn ông thực sự có bao giờ khóc hay không?”].

Những cuộc tranh luận nảy lửa, và cuối cùng, thật không có gì khó khăn để giải thích cho những nguyên nhân

vì sao đàn ông lại “không nên” khóc!

Khóc được coi là biểu hiện của sự yếu mềm. Một người đàn ông khóc là một người đàn ông yếu mềm, trong 

mắt phụ nữ thì anh ta không phải là một người mạnh mẽ, còn trong mắt những gã đàn ông khác thì là sự coi 

thường: “Đúng là cái đồ... đàn bà!”. Đàn ông, ngay từ khi họ chỉ là một đứa bé trai mới 2 -3 tuổi, đã được nghe 

lời “răn dạy” từ người lớn: “Không được khóc, là con trai không được khóc, xấu lắm!”. Từ những quan niệm xã 

hội dẫn tới sự giáo dục về bản năng “kiềm chế khóc” tự nhiên khiến cho đàn ông hầu hết đều có quan niệm, 

“khóc là điều không nên!”. Thực ra, chẳng có chuyện “nên hay không nên khóc”, chỉ có chuyện “đàn ông, khi 

nào nên khóc, khi nào không nên” mà thôi!

Vậy, khi nào thì người đàn ông nên khóc? Khi bạn đạt đến một mức độ cảm xúc nào đó ở mức độ cao, sẽ là 

cần thiết để chúng được trút bỏ, nước mắt rơi sẽ khiến cho bạn giải tỏa được những kiềm chế và dồn nén. Đàn 

ông tất nhiên có khả năng kiềm chế mạnh mẽ hơn phụ nữ, nhưng tới một giây phút nào đó, sự kiềm chế đã 

vượt qua giới hạn chịu đựng của mình, bạn đừng cố nữa, hãy khóc đi! Có một điều mà ít ai trong chúng ta chịu 

nhận ra, khóc như vậy sẽ rất có lợi cho sức khỏe, khỏe về tinh thần và khỏe về thể chất.

Bạn có thể thực sự là một người đàn ông cứng cỏi và sẽ kiên quyết không bao giờ khóc trước mắt bất kỳ một 

người nào. Thậm chí, khi chỉ còn lại một mình, bạn vẫn kiên quyết không dám khóc, vì bạn tự cảm thấy xấu hổ 

với chính mình. Nhưng thực chất, đó chỉ là một thứ ảo giác, bởi vì lúc này chẳng ai nhìn thấy bạn, chẳng ai biết 

bạn đang làm gì, bạn cần xấu hổ và kiên quyết vì ai hay vì điều gì? Buồn, bế tắc, đau khổ, hối hận, thậm chí 

quá sung sướng, dồn nén quá lâu và không cho giải thoát, chúng sẽ chỉ làm cho bạn thêm khủng hoảng mà 

thôi. Người khác làm bạn buồn không là vấn đề, bạn đừng tự kiềm chế ngay cả khi bạn chỉ đối mặt với chính mình.

Vui thì cười, buồn thì khóc, tại sao không? Đàn ông khóc, chẳng có gì là xấu hết, không ai được coi thường bạn 

vì bạn khóc, chỉ là, bạn hãy để cho những giọt nước mắt của mình được tôn trọng!

Nhiều cô gái nghi ngờ người yêu mình thiếu nam tính? Nhiều người vợ lo lắng không biết chồng mình có truyền cho con trai cái tính mau nước mắt ấy? Liệu hay khóc có ảnh hưởng gì đến uy tín của người cha trước mặt các con?

Tại sao người ta lại khóc?

Khóc nói lên một trạng thái tâm lý vượt quá sự kiểm soát của con người. Buồn quá khóc, vui quá khóc, tức quá khóc, cảm động quá khóc, hạnh phúc quá khóc, đau quá khóc, sợ quá khóc.

Thôi thì đủ kiểu: nước mắt vòng quanh, đỏ hoe, rơm rớm, rưng rưng, đầm đìa, giàn giụa, lã chã, tuôn rơi, thút thít, nghẹn ngào, thổn thức, nức nở, bù lu bù loa... Từ đó, người ta suy ra khóc là hành động gục ngã, bị cảm xúc đánh bại.

Về mặt sinh học, nước mắt là dung dịch tiết ra ở tuyến lệ, dùng lau sạch những bụi bẩn bám ở con ngươi của mắt, làm ướt và trôi đi [các dị vật bay vào mắt, nước bẩn tiếp xúc với mắt, hơi cay làm khô mắt].

Nước mắt cũng có thể tiết ra do kích thích mắt liên tục như chớp mắt, dụi mắt, chạm vào mắt... Ngoài ra khi con người hoặc động vật ngáp thì tuyến lệ cũng tiết nước mắt.

Về mặt tâm lý, hầu hết mọi người cảm thấy dễ chịu hơn sau khi khóc, cũng có người cảm thấy tồi tệ hơn. Khóc không gây hại về thể chất.

Đường đi của dòng lệ

Ngay từ khi chào đời, trẻ sơ sinh đã biết khóc. Trước mắt chúng ta luôn có một tấm màn hơi nước mỏng để bảo vệ mắt khỏi bị khô. Nếu giác mạc mắt bị khô, nó sẽ gửi lên não một tín hiệu cảnh báo và tuyến lệ sẽ tiết ra một ít nước.

Trong mỗi lần nháy mắt, các tuyến lệ đã tưới ướt cho giác mạc. Thường những giọt nước này sẽ chảy ra đằng sau mũi nhưng khi con người xúc động mạnh, các giọt nước chảy ra quá nhanh làm tắc đường thoát sau mũi, do vậy chúng phải chảy qua mắt, đó chính là nước mắt.

Điều thú vị là khi khóc, mắt nhòa lệ làm tầm nhìn bị hạn chế, gây bất lợi cho 1 trong 5 giác quan chính của con người. Có nghĩa là khi khóc, cơ thể ở trong trạng thái “lặng”, không bị tác động mạnh quá từ bên ngoài.

Con người không hoàn toàn nhận ra nỗi sợ hãi, niềm vui sướng hoặc đau buồn cho đến khi đủ thời gian lau khô đi dòng nước mắt và bình tĩnh nhìn nhận lại sự việc.

Khi đàn ông khóc

Dường như có một luật ngầm rằng đàn ông có nhiều việc phải gánh vác, nhiều thứ phải lo toan nên trong bất kỳ trường hợp khổ đau nào cũng không được phép rơi nước mắt. Nó làm một đấng mày râu trông có vẻ hơi... yếu đuối, kém nam tính.

Chính bản lĩnh đàn ông đã ngăn những dòng lệ chứ không phải đàn ông không biết khổ đau, như vua hài Charlie Chaplin đã bày tỏ: “Tôi thích đi dưới mưa để không ai thấy tôi đang khóc”.

Đằng sau giọt nước mắt người ta hay liên hệ đến nữ tính, mặc dù về độ yêu thương và đau khổ thì chẳng ai dám nói đàn ông đàn bà, người nào hơn.

“Nước mắt” đàn ông không phải bao giờ cũng thể hiện ở dòng lệ. Họ khóc trong lòng và khóc một cách khó khăn hơn phụ nữ và trẻ em. Thử so sánh giữa một phụ nữ hay khóc lóc với một người đàn ông không khóc nổi, ai đau khổ hơn ai?

Ngày nay, sức mạnh của con người, nhất là người đàn ông là sự hiểu biết. Vì hiểu biết nên họ độ lượng với người khác và từ bi với bản thân. Họ hoàn toàn sống thật với lòng mình, có thể rơi nước mắt mà không sợ ảnh hưởng đến nam tính.

Ai dám khóc để đối diện với chính mình thì mới là gan dạ chứ kìm nén rồi khóc thầm, thút thít nức nở một mình đôi khi lại là yếu đuối.

Không ai cấm phái mạnh khóc nhưng hãy tập kiềm chế cảm xúc. Giọt nước mắt của đàn ông rơi khi có cảm xúc mãnh liệt sẽ giàu ý nghĩa, chứ lúc nào cũng “mít ướt” thì lại mất giá trị, phải không?

Nước mắt liên quan tới prolactin

Các chuyên gia không chắc lắm về nguyên do tại sao người ta khóc, trong đó có thể tính khí đóng vai trò quan trọng. Người dễ vui, dễ đồng cảm sẽ dễ rơi lệ.

Người có tiền sử chấn thương hay mang nỗi đau tinh thần sẽ dễ khóc hơn, nhất là khi chạm đến quá khứ. Mau nước mắt được coi là “căn bệnh” thiên thu bất trị của phận má hồng và những giọt nước mắt thường được quy là “vũ khí của phụ nữ”.

Thì ra một loại stress hormone chính tên prolactin, được xác định là có nồng độ cao hơn trong nước mắt phái nữ so với nước mắt nam giới.

Điều thú vị là nồng độ prolactin càng cao thì càng khiến người ta dễ khóc hơn. Điều này góp phần giải thích tại sao phụ nữ khóc nhiều hơn đàn ông gấp khoảng 4 lần nhưng không có nghĩa là đàn ông ít bị stress hơn phụ nữ.

Ở đàn ông, nồng độ của các loại stress hormone khác cao hơn ở phụ nữ, nhưng đàn ông tiết các stress hormone này chủ yếu qua các tuyến mồ hôi. Thì đó, đàn ông thường đổ mồ hôi nhiều hơn phụ nữ mà lại.

Ths.BS LAN HẢI

Video liên quan

Chủ Đề