Tại sao người lớn tuổi thường bị lãng tai

Lãng tai, nghe kém – bệnh không chỉ của người già

Dấu hiệu lãng tai, nghe kém xảy ra đột ngột hoặc diễn biến nặng dần theo thời gian; có khi nghe kém từng đợt hoặc nghe kém liên tục; có lúc chỉ bị nghe kém tạm thời, nhưng cũng có thể bị nghe kém lâu dài; nghe kém mức độ nhẹ, trung bình hay nặng mà chúng ta gọi là điếc.

Lãng tai, nghe kém - căn bệnh không chỉ ở người cao tuổi [ảnh minh hoạ]

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này: Nghe kém có thể do tuổi và nghe kém do tiếng ồn. Đối với người làm việc trong môi trường phải tiếp xúc thường xuyên với tiếng ồn như: Tiếng xe cộ, máy móc chạy cả ngày; nghe nhạc với âm lượng lớn; đeo tai nghe nhiều giờ,… sẽ khiến cho cơ quan thính giác bị tổn thương và làm thính lực bị suy giảm.

Ngoài ra, nếu bất ngờ bạn nghe phải một âm thanh quá lớn như một vụ nổ, tiếng sét đánh… cũng có thể gây ra tình trạng nghe kém đột ngột.

Nghe kém còn có thể do ráy tai tích tụ quá nhiều, dị vật trong ống tai, chấn thương ở tai hoặc chấn thương sọ não, viêm nhiễm, thủng màng nhĩ, các khối u ở tai ngoài, tai giữa hoặc tai trong; dùng các loại thuốc có độc tính với tai như kháng sinh gentamycin, streptomycin, hóa chất chữa trị ung thư…

Thông thường, ở độ tuổi càng cao, các cơ quan thính giác sẽ bị lão hóa gây ra nghe kém từ từ và lâu dài ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay, một vấn đề đáng báo động là tỷ lệ mắc chứng lãng tai, nghe kém ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Theo một nghiên cứu của Hoa Kỳ: Có khoảng 15 – 20% người lớn nghe kém ở các mức độ khác nhau. Đáng chú ý là gần 50% số người bị lãng tai, nghe kém đều ở độ tuổi dưới 50. Nghe kém tăng dần theo tuổi: Cứ 12 người trong độ tuổi 30 thì lại có 1 người bị nghe kém; tỷ lệ này tăng lên thành 1/8 người trong độ tuổi 50; 1/3 trong độ tuổi 65 và 1/2 người trong độ tuổi trên 75.

>>> Xem thêm: Những thông tin về lãng tai, nghe kém TẠI ĐÂY.

Nhận biết dấu hiệu lãng tai, nghe kém

Trong hầu hết các trường hợp, lãng tai, nghe kém phát triển một cách từ từ, vì vậy những triệu chứng ban đầu rất khó phát hiện. Một số dấu hiệu thường gặp khi mắc phải chứng nghe kém như sau: Cảm giác như bị bít lỗ tai, khó nghe rõ người khác nói gì, đặc biệt trong trường hợp ở nơi ồn ào hoặc có nhiều người cùng nói chuyện; cảm thấy có tiếng o o như tiếng ve hoặc ù tai; đôi khi có cảm giác đau, ngứa, chảy mủ trong tai,...

Không nghe rõ, tai o o, ù tai,... là những biểu hiện của lãng tai, nghe kém [ảnh minh hoạ]

Nếu gặp phải dấu hiệu trên, bạn cần có hướng xử lý càng sớm càng tốt. Xử lý sớm sẽ giúp ngăn chặn được những ảnh hưởng xấu tới tâm lý, sức khỏe mà tình trạng này có thể mang lại.

Lãng tai, nghe kém ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống con người?

Thực tế, nghe kém là giai đoạn đầu của điếc, nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời có thể dẫn đến giảm thính lực mạn tính hoặc tệ hơn là điếc vĩnh viễn. Không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, những người nghe kém có thể gặp phải tình trạng trầm cảm, bất ổn về tâm lý, cảm thấy chán nản, luôn tự ti, nhận thấy bản thân vô dụng. Gặp khó khăn trong giao tiếp với người khác, cảm thấy tự ti giao tiếp do đó sẽ luôn khép mình, thu hẹp phạm vi quan hệ xã hội, đánh mất cơ hội phát triển của bản thân. Luôn cảm thấy lo lắng, bất an, không tin tưởng chính mình, sợ người khác tức giận do mình nghe kém,...

Lãng tai, nghe kém có thể gây ra trầm cảm cho người mắc [ảnh minh hoạ]

>>> Xem thêm: Giải pháp hỗ trợ cải thiện tình trạng lãng tai, nghe kém TẠI ĐÂY.

Cải thiện chứng lãng tai, nghe kém nhờ thảo dược thiên nhiên

Hiện nay, tuy các phương pháp xử lý hiện đại có tác dụng nhiều mặt tới tình trạng lãng tai, nghe kém như chống viêm, giảm đau,... nhưng hầu hết không có thuốc nào tác động lên gốc rễ sâu xa gây ra bệnh, đó là tạng thận. Theo y học cổ truyền, thận khai khiếu ra tai, chức năng, sức khỏe của thận ảnh hưởng trực tiếp tới thính lực. Do đó, nhiều người tìm đến các sản phẩm thiên nhiên chứa những thành phần có tác động trực tiếp vào tạng thận. Từ đó giúp hỗ trợ đẩy lùi chứng lãng tai, nghe kém từ bên trong, tiêu biểu hiện nay là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Thính.

Sản phẩm Kim Thính được cấu thành từ các vị thuốc giúp bổ thận như: Câu kỷ tử, cẩu tích, cốt toái bổ, thục địa, đan sâm có tác dụng bồi bổ chức năng tạng thận. Do vậy sẽ làm tăng cường thính lực theo thuyết của y học cổ truyền liên quan giữa lục phủ, ngũ tạng.

Ngoài tác động vào tạng thận, Kim Thính còn chứa các thảo dược có tác dụng chống viêm, giảm sưng như: Cối xay, vảy ốc, câu kỷ tử, cẩu tích, cốt toái bổ, đan sâm, L carnitine. Các thảo dược này còn giúp tăng cường năng lượng cho cơ thể, hoạt huyết, bổ huyết, tăng cường lưu thông máu lên tai, tăng cường dưỡng chất cho thần kinh thính giác, từ đó giúp cải thiện tình trạng lãng tai, nghe kém hiệu quả theo y học hiện đại.

Do vậy, Kim Thính là một sản phẩm toàn diện, vừa giúp đẩy lùi các triệu chứng, tăng cường lưu thông máu, hoạt huyết tương tự như phác đồ y học hiện đại, vừa tác động được cả vào tạng thận theo phác đồ của y học cổ truyền.

Kim Thính giúp cải thiện chứng lãng tai, nghe kém hiệu quả

Kim Thính phù hợp với các đối tượng có nguy cơ và người bị suy giảm thính lực như: Ù tai, nghễng ngãng, điếc tai; người cao tuổi, người làm việc trong môi trường có tiếng ồn liên tục [nghe nhạc, nghe đài, nghe tivi, công trường, xưởng sản xuất]; các đối tượng dễ bị suy giảm thính lực khác như: Người mắc các bệnh về tai khác hoặc những bệnh có thể dẫn đến lãng tai, nghe kém,...

Trong quá trình sử dụng Kim Thính, để sản phẩm có hiệu quả cao nhất, người bệnh nên hạn chế tiếp xúc với tiếng ồn lớn trong thời gian dài; bổ sung đủ dưỡng chất, đặc biệt là các thực phẩm giàu kẽm, kali, magie,… sẽ mang đến những tác dụng tốt cho thính lực; không sử dụng các chất kích thích, không hút thuốc lá, hạn chế rượu bia; có chế độ nghỉ ngơi điều độ, tránh căng thẳng, mệt mỏi,...

Kim Thính được chiết xuất hoàn toàn từ các thảo dược tự nhiên an toàn cho người sử dụng, không gây tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe, do đó, bạn có thể yên tâm sử dụng lâu dài.

>>> Nhiều người đã cải thiện tình trạng nghe kém thành công. Mời bạn xem thêm chia sẻ của họ TẠI ĐÂY.

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thuốc chữa bệnh.


Thu Trang

Điếc ở người lớn tuổi là bệnh phổ biến thứ hai, chỉ sau bệnh viêm khớp ở người già và người cao tuổi. Mặc dù điếc không đe dọa đến tính mạng nhưng nó có thể gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống nếu như không có biện pháp khắc phục.

Điếc là hiện tượng vô cùng phổ biến ở đối tượng người già và người cao tuổi.

Theo thời gian, người lớn tuổi sẽ gặp phải tình trạng mất thính lực với biểu hiện nghiêm trọng nhất là điếc. Những thay đổi trong tai có thể gây nên tình trạng này, bao gồm:

  • Thay đổi cấu trúc trong tai
  • Thay đổi lưu lượng máu dẫn đến tai
  • Dây thần kinh nghe bị suy nhược
  • Não thay đổi cách xử lý âm thanh và lời nói
  • Tế bào lông đầu ống tai có nhiệm vụ truyền âm bị tổn thương.

Ngoài ra, mất thính lực ở người lớn tuổi còn xuất phát từ những nguyên nhân sau:

Mất thính lực do tiếng ồn: Thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn quá to trong thời gian dài có thể làm hỏng tế bào lông cảm giác trong ống tai. Một khi tế bào này hư hại, chúng không mọc lại nữa, điều này gây giảm sút khả năng nghe.

Mất thính lực do yếu tố khác: Một số vấn đề về sức khỏe cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến thính lực của người già, đó là:

  • Mắc bệnh tiểu đường
  • Hệ tuần hoàn hoạt động kém
  • Hút thuốc
  • Gia đình có tiền sử khiếm thính
  • Tiếp xúc với tiếng ồn lớn
  • Sử dụng thường xuyên một số loại thuốc gây độc cho các tế bào cảm giác trong tai của bạn [ví dụ như thuốc dùng trong hóa trị liệu] cũng có thể gây mất thính giác.

Hiếm khi điếc ở người già liên quan đến sự bất thường trong cấu trúc của tai giữa hoặc tai ngoài [như: suy giảm chức năng màng nhĩ, ba xương nhỏ ở tai giữa].

Hầu hết những người lớn tuổi bị điếc là do có sự kết hợp của cả mất thính lực do lão hóa và mất thính lực do tiếng ồn.

Các triệu chứng ban đầu của mất thính lực ở người già thường bắt đầu từ việc không thể nghe được âm cao. Người lớn khó khăn hơn khi nghe giọng của phụ nữ và trẻ em. Ngoài ra, họ cũng gặp nhiều trở ngại khi nghe tạp âm hoặc giọng nói dù rõ ràng.

Một số triệu chứng khác có thể gặp phải gồm có:

  • Cảm giác âm thanh rất lớn
  • Khó nghe ở khu vực ồn ào
  • Tiếng chuông ngân trong tai [biểu hiện của ù tai]
  • Tăng âm lượng tivi, radio hơn mức bình thường
  • Không hiểu hết cuộc hội thoại qua điện thoại

Khi phát hiện người thân trong gia đình xuất hiện triệu chứng trên, bạn nên đưa người nhà đến cơ sở y tế để được thăm khám, kiểm tra và hướng dẫn biện pháp khắc phục.

Điếc ở người lớn tuổi được phân thành nhiều cấp độ: nhẹ, trung bình, nặng. Ngưỡng nghe trung bình của một người bình thường là 25 dB. Ở những người bị điếc nhẹ, ngưỡng nghe nằm trong khoảng 25dB – 45 dB. Với người bị điếc vừa, ngưỡng nghe rơi vào khoảng 40 – 69 dB. Ngưỡng nghe của người điếc nặng và điếc sâu lần lượt rơi vào khoảng 70 – 89 dB và trên 90 dB.

Nếu như nhận thấy ông bà, bố mẹ, hoặc người lớn tuổi khác trong gia đình có biểu hiện giảm thính lực, bạn nên đưa họ đến gặp chuyên gia.

Một số phương pháp chẩn đoán bệnh điếc ở người lớn tuổi như sau:

Nếu như nhận thấy ông bà, bố mẹ, hoặc người lớn tuổi khác trong gia đình xuất hiện triệu chứng điếc vừa được liệt kê bên trên, bạn nên đưa họ đến gặp chuyên gia. Tại đây, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân thực hiện bài kiểm tra để xác định nguyên nhân gây điếc.

Các chuyên gia cũng sẽ dùng dụng cụ để soi và kiểm tra ống tai của bạn để chẩn bệnh.

Đo nhĩ lượng là biện pháp kiểm tra chức năng của màng nhĩ và tai giữa. Phương pháp này có tác dụng phát hiện rối loạn tai giữa ở các đối tượng có hoặc không bị suy giảm thính lực.

Không có cách chữa điếc ở người lớn tuổi. Các biện pháp điều trị hiện nay chỉ dừng lại ở việc cải thiện khả năng nghe và chất lượng cuộc sống. Lúc này, bệnh nhân sẽ được đề nghị:

  • Dùng máy trợ thính giúp nghe rõ hơn
  • Sử dụng thiết bị hỗ trợ [chẳng hạn như bộ khuếch đại điện thoại]
  • Thực hành bài học ngôn ngữ ký hiệu học đọc môi [dành cho người bị điếc nặng]. Trong đó, đọc môi là phương pháp chú ý đến người khác khi họ nói chuyện bằng cách theo dõi cử động cơ thể và miệng của người nói.

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị cấy ốc tai điện tử [COKE-lee-ur]. Đây là một thiết bị điện tử nhỏ được phẫu thuật cấy vào tai bạn. Cấy ốc tai có thể làm cho âm thanh to hơn một chút, nhưng chúng không khôi phục khả năng nghe bình thường. Phương pháp này được áp dụng cho những người khó nghe.

Bạn có thể không ngăn được điếc ở người lớn tuổi. Tuy nhiên, người trong nhà có thể áp dụng một số biện pháp để triệu chứng bệnh không trở nên nghiêm trọng hơn, đó là:

  • Tránh cho bệnh nhân tiếp xúc lặp đi lặp lại với âm thanh lớn.
  • Đeo tai bảo vệ ở những nơi có âm thanh lớn.
  • Kiểm soát lượng đường trong máu của ông bà, người lớn tuổi trong gia đình bị tiểu đường.

Bệnh điếc ở người già vô cùng phổ biến. Nguyên nhân gây điếc khá đa dạng và bệnh hầu như không có biện pháp điều trị, hầu hết những phương pháp chỉ dừng lại ở việc cải thiện khả năng nghe cho người bệnh. Nếu có bất kỳ khó khăn hay thắc mắc cần được giải đáp, bạn nên liên hệ với chuyên gia để được làm rõ.

ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán và phương pháp điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề