Tại sao now đổi thành shopeefood

Ông Đặng Hoàng Minh - Nhà sáng lập & Giám đốc điều hành, Foody Việt Nam chia sẻ: “Là một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực giao đồ ăn tại Việt Nam, chúng tôi vẫn tập trung vào việc xây dựng một hệ sinh thái bền vững. Việc thay đổi nhận diện thương hiệu từ Now thành ShopeeFood sẽ tạo ra một hệ sinh thái tích hợp và mạnh mẽ với Shopee và ShopeePay, mang lại nhiều lợi ích hơn cho Người dùng, Đối tác nhà hàng, quán ăn và Tài xế. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục cải thiện nền tảng và dịch vụ của mình để phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dùng và các đối tác."

Gia tăng tập khách hàng rộng lớn cho các Đối tác

Với chiến lược tích hợp hệ sinh thái lần này, Đối tác nhà hàng và quán ăn có thể tận dụng tập khách hàng rộng lớn cùng các chương trình ưu đãi thường xuyên của Shopee, đặc biệt trong mùa mua sắm cuối năm. Thông qua đó, ShopeeFood cam kết mang đến sự gia tăng về lượng truy cập và doanh số bán hàng. Ngoài ra, ShopeeFood sẽ không ngừng phát triển công cụ cho các Đối tác này để mở rộng tiềm lực hoạt động của họ.

Cải thiện thu nhập và mang đến nhiều lợi ích cho Đối tác tài xế

Đối với Đối tác tài xế, ShopeeFood sẽ tiếp tục cải thiện thu nhập và mang đến nhiều lợi ích khác từ chương trình DriverCare bao gồm Bảo Hiểm tai nạn và hỗ trợ đặc biệt giúp các tài xế vượt qua giai đoạn dịch bệnh Covid này.

Mang đến các ưu đãi đầy thú vị cho Người dùng

ShopeeFood sẽ tiếp tục cung cấp đa dạng thực phẩm, đồ uống và nhu yếu phẩm hàng ngày từ hệ thống các đối tác, bao gồm nhà hàng, siêu thị, cửa hàng tiện lợi,... Khách hàng cũng có thể tận hưởng nhiều ưu đãi của ShopeeFood, phương thức thanh toán ShopeePay tiện lợi và dịch vụ giao hàng liền mạch đến từ các Đối tác Tài xế của nền tảng.

Cùng với việc đổi tên và nhận diện thương hiệu, ShopeeFood tiếp tục mang đến nhiều ưu đãi cho người dùng khi sử dụng dịch vụ. Bắt đầu từ ngày 18.8 đến 31.8, người dùng dễ dàng nhận được các ưu đãi như Deal 0Đ, voucher giảm giá 50% và Freeship 0Đ được áp dụng trên toàn quốc. Đối với các địa phương đang áp dụng giãn cách, hạn chế dịch vụ giao đồ ăn, ShopeeFood cung cấp voucher giảm giá 50% và Freeship 0Đ cho Fresh - dịch vụ đi chợ hộ từ ngày 19.8 tới hết ngày 29.8.2021.

Ngoài ra, ShopeeFood sẽ khởi động chương trình “9.9 Siêu tiệc ShopeeFood” từ ngày 1.9 đến ngày 9.9. Theo đó, người dùng khi sử dụng các dịch vụ của ShopeeFood sẽ được hưởng các ưu đãi gồm: voucher đặt món với mức giảm giá 99.000Đ hoặc giảm đến 50% và cơ hội tận hưởng hàng loạt món ăn/ thực phẩm đồng giá chỉ từ 9.000Đ đi kèm với chính sách miễn phí vận chuyển.

ShopeeFood còn có hàng trăm quà tặng hấp dẫn khi khách hàng tham gia các trò chơi tương tác trên ứng dụng hoặc fanpage. Không dừng lại ở đó, người dùng khi chọn thanh toán online bằng ví điện tử ShopeePay cũng sẽ được hưởng thêm các ưu đãi đặc biệt từ ví điện tử này.

Để trải nghiệm giao diện mới nhất của ứng dụng ShopeeFood, người dùng được khuyến khích cập nhật phiên bản mới nhất của ứng dụng từ 0 giờ ngày 18.8.2021.

Chính thức ra mắt vào ngày 24.7.2016, bắt đầu bằng tên gọi DeliveryNow, ShopeeFood là ứng dụng đặt món và giao đồ ăn ra đời tại Việt Nam được quản lý và vận hành bởi công ty cổ phần Foody. Tính đến hiện tại, ShopeeFood đã chính thức có mặt tại 16 thành phố lớn trên khắp cả nước bao gồm: TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Cần Thơ…

ShopeeFood còn cung cấp nhiều dịch vụ theo nhu cầu như đi chợ online, đặt giao hàng hóa gói, kiện thiết yếu. Thông qua hệ sinh thái tích hợp và phát triển mạnh mẽ với Shopee và ShopeePay, ShopeeFood mang đến trải nghiệm thanh toán, giao hàng liền mạch, an toàn và tiện lợi cho người dùng.

ShopeeFood cũng đã có mặt trên ứng dụng Shopee. Khách hàng chỉ cần truy cập vào biểu tượng ShopeeFood có trên Shopee hoặc đặt món trực tiếp trên ứng dụng ShopeeFood.

Ứng dụng gọi đồ ăn Now mới đây thông báo đến người dùng và tài xế về việc đổi tên thương hiệu thành ShopeeFood. Thêm vào đó, dịch vụ vận chuyển NowShip sẽ đổi tên thành ShopeeExpress Instant. Việc thay đổi hệ thống nhận diện được áp dụng từ ngày 18/8.

Một tài xế Now tren đường phố TP.HCM. [Ảnh: Hải Đăng]

Trước khi đổi tên thương hiệu, Now đã có mặt trên ứng dụng Shopee. Người dùng có thể dùng ứng dụng Shopee để đặt đồ ăn thông qua Now mà không cần cài đặt phần mềm Now. Đến thời điểm hiện tại, Now trên Shopee đã đổi tên thành Thực phẩm giao ngay, một tính năng của Shopee.

Trước đây, ví AirPay tại Việt Nam cũng được đổi tên thành ShopeePay.

Điều này cho thấy Shopee đang muốn thống nhất hệ sinh thái, tạo thành một hệ thống nhận diện xuyên suốt tại Việt Nam và trên toàn khu vực.

Hiện nay ShopeeFood đã có mặt tại Malaysia và Indonesia. Như vậy tại Việt Nam và Đông Nam Á, Shopee đang nhảy vào cạnh tranh với GrabFood và GoFood.

Now là ứng dụng lâu đời nhất tại Việt Nam so với các nền tảng hàng đầu hiện nay, gồm GrabFood, GoFood, Baemin. Now trước đây có tên gọi là NowFood, một nhánh của Foody, bắt đầu kinh doanh từ năm 2015.

Foody thành lập vào năm 2012 dưới dạng trang cung cấp thông tin, đánh giá các hàng quán tại Việt Nam. Sau đó, Foody mở rộng sang dịch vụ đặt bàn và giao đồ ăn. Năm 2017, Sea Group - công ty mẹ của Shopee - mua lại Foody với giá được cho là 64 triệu USD.

Gojek - một đối thủ của Now - cũng từng đổi tên ứng dụng gọi xe GoViet thành Gojek tại Việt Nam, nhằm thống nhất một hệ thống nhận diện trên toàn Đông Nam Á.

Việc đổi tên Now thành ShopeeFood nhằm tạo một chuỗi ứng dụng thống nhất trên toàn khu vực, giúp Sea Group có thể đối đầu với các đối thủ lớn trên khắp Đông Nam Á.

Cạnh tranh quyết liệt

Now từng chiếm thị phần rất lớn tại Việt Nam nhưng sau đó sự đổ bộ của Grab đã khiến bức tranh thay đổi. Cùng với sự góp mặt của Gojek, Baemin, Loship, thị trường càng bị chia nhỏ.

Theo báo cáo của Reputa, GrabFood và Now dẫn đầu số lượng các thảo luận trên mạng Internet tại Việt Nam trong năm 2020, chiếm tỷ lệ lần lượt 33,38% và 23,16%. Baemin, Loship, GoFood giữ các vị trí tiếp theo với tỷ lệ: 21,95%, 15,14%, 6,37%. Số lượng thảo luận chưa phản ánh hoàn toàn thị phần của từng hãng, nhưng cho thấy sự tương quan giữa tần suất sử dụng ứng dụng với việc nói về thương hiệu đó.

Mặc dù Grab đang nhỉnh hơn so với 4 đối thủ nhưng với tỷ lệ khá sát sao trong top đầu cho thấy sự cạnh tranh rất lớn trong thị trường giao đồ ăn tại Việt Nam, chưa có doanh nghiệp đủ bứt phá so với phần còn lại.

Theo Reputa, năm 2020 Việt Nam ghi nhận tăng trưởng mạnh về giao hàng thực phẩm trực tuyến do Covid-19 [1.140.397 lượt thảo luận]. Xu hướng này có thể sẽ tiếp tục tăng trưởng suốt năm 2021, đồng thời được dự báo tăng trưởng sẽ đạt giá trị hơn 38 triệu USD và duy trì mức tăng trưởng bình quân 11% trong 5 năm tới.

Trên quy mô khu vực, Grab đang có thị phần rất lớn, hiện đóng góp gần một nửa tổng giá trị hàng hóa [GMV] giao nhận thức ăn của Đông Nam Á vào năm 2020, đạt 5,9 tỷ USD, theo báo cáo của Momentum Works. Grab cũng dẫn đầu năm trong số sáu thị trường trong khu vực.

Tiếp theo là dịch vụ giao đồ ăn Foodpanda, với GMV hơn 2,5 tỷ USD và Gojek là 2 tỷ USD. 

Báo cáo khẳng định tổng giá trị hàng hóa giao thực phẩm ở Đông Nam Á đã tăng 183% so với năm trước, đạt 11,9 tỷ USD vào năm 2020. Quy mô thị trường ngày càng tăng trong bối cảnh Covid-19 khiến người dân không đi ra ngoài để phòng dịch, cùng với các yếu tố như tăng trưởng kinh tế, đô thị hóa và sự thâm nhập của điện thoại thông minh.

Indonesia, Thái Lan và Singapore được xếp hạng là các thị trường giao hàng thực phẩm lớn nhất trong số sáu thị trường được nghiên cứu ở Đông Nam Á, đóng góp lần lượt 3,7 tỷ USD, 2,8 tỷ USD và 2,4 tỷ USD GMV vào năm 2020.

Hải Đăng

Nhà chức trách Trung Quốc yêu cầu các nền tảng trực tuyến bảo đảm thu nhập của tài xế giao đồ ăn cao hơn mức lương tối thiểu của cả nước.  

Ngày 18/8, ứng dụng Now chính thức công bố đổi tên thành ShopeeFood. Ngoài ra, ShopeeFood còn cung cấp nhiều dịch vụ theo nhu cầu như đi chợ online, đặt giao hàng hóa gói, kiện thiết yếu.

Now chính thức đổi tên thành ShopeeFood. [Ảnh: ShopeeFood].

Bắt đầu từ sáng 18/8/2021, Now chính thức thay đổi tên thương hiệu thành ShopeeFood. Bên cạnh đó, các dịch vụ trên Now cũng đổi tên như sau: Dịch vụ NowFood đổi tên thành ShopeeFood, NowShip đổi tên thành Shopee Express Instant.

Hiện trên ShopeeFood có các tiện ích như ShopeeFood - giao đồ ăn; Fresh - giúp đi chợ online, đặt mua thực phẩm tươi sống [thịt, cá, trứng, rau...] và các mặt hàng bách hóa [thuốc men, mỹ phẩm, sữa...], Shopee Express Instant - giao hàng siêu tốc.

Theo chúng tôi ghi nhận, hiện Shopee Food đã tích hợp cả dịch vụ đặt mua hoa tươi, bia rượu và cả đồ ăn cho thú cưng. Dịch vụ Shopee Express Instant bao gồm Giao hàng siêu tốc 1H và Giao trong ngày, có hỗ trợ COD.

Theo ông Đặng Hoàng Minh, Nhà sáng lập & Giám đốc điều hành, Foody Việt Nam chia sẻ: "Là một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực giao đồ ăn tại Việt Nam, chúng tôi vẫn tập trung vào việc xây dựng một hệ sinh thái bền vững. 

Việc thay đổi nhận diện thương hiệu từ Now thành ShopeeFood sẽ tạo ra một hệ sinh thái tích hợp và mạnh mẽ với Shopee và ShopeePay, mang lại nhiều lợi ích hơn cho Người dùng, Đối tác nhà hàng, quán ăn và Tài xế. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục cải thiện nền tảng và dịch vụ của mình để phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dùng và các đối tác."

Foody được ông Đặng Hoàng Minh sáng lập  vào năm 2012 trong vai trò một dịch vụ đăng tải thông tin nhà hàng và gợi ý ăn uống. Đến năm 2015, Foody chuyển đổi thành một nền tảng giao dịch cho các dịch vụ giao đồ ăn và đặt chỗ nhà hàng sau khi nhận được vốn đầu tư từ Garena and Tiger Global Management. 

Sea - chủ sở hữu Shopee thâu tóm 82% của Foody Corporation vào cuối tháng 9/2017 trong một thương vụ trị giá 64 triệu USD. Trước đó, Sea cũng tham gia vòng đầu tư Series B của Foody vào tháng 7/2015 với số vốn không được công bố.

Trước đó, năm 2016, Foody ra mắt dịch vụ DeliveryNow, hiện đổi tên thành Now, tiền thân của ShopeeFood. Tính đến hiện tại, ShopeFood đã chính thức có mặt tại 16 thành phố lớn trên khắp cả nước bao gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng,...

Đầu năm nay, ShopeeFood cũng âm thầm triển khai ở Indonesia. Hồi tháng 6, Shopee cũng thực hiện tuyển dụng nhiều tài xế giao đồ ăn ở Malaysia. Điều này đồng nghĩa với việc ShopeeFood cũng đang rục rịch vận hành ở quốc gia này.

Ngoài Now, ví điện tử AirPay cũng chính thức đổi tên thành ShopeePay vào đầu tháng 6 năm nay. Báo cáo thường niên của Sea nói rằng Sea có 30% cổ phần CTCP AirPay vào năm 2018. Đến năm 2019, con số giảm xuống còn 18%. Báo cáo thường niên mới nhất của Sea vào năm 2020 không nhắc đến thông tin này.

Đại diện của Shopee nói rằng việc đổi tên AirPay bằng ShopeePay không chỉ mang ý nghĩa về mặt nhận diện thương hiệu mà còn nhằm xây dựng hệ sinh thái tích hợp, góp phần phát triển thanh toán số tại Việt Nam và trong khu vực.

Thùy Trang

Video liên quan

Chủ Đề