Tại sao phải học cả đời

Người ta nói rằng học làm người là việc của cả đời, không có cách nào tốt nghiệp được. Câu nói này quả thực rất có đạo lý. Đời người, bất kể là ai đều cần phải học tập, chỉ cần có học tập thì nhất định sẽ có tiến bộ. Học làm người là một môn học vô cùng quan trọng và thâm sâu. Vậy, một người cần học những gì?

[Ảnh minh họa: Saravutpics/Shutterstock, Royalty-free stock photo]

1. Học nhận lỗi

Con người thường có xu hướng không muốn nhận lỗi, nhận khuyết điểm. Phàm việc gì xảy ra đều nói là do lỗi của người khác, cho rằng bản thân mình mới là đúng.

Kỳ thực, không nhận lỗi là một loại sai lầm. Người biết nhận lỗi thì chẳng những không bị mất cái gì, trái lại, còn hiển lộ ra đó là người có tấm lòng chính nghĩa, dũng cảm, biết sửa sai.

Con người cần phải có dũng khí. Dũng khí không phải là đánh nhau với người khác, cũng không phải là tranh chấp, so đo với người khác. Mà dũng khí lớn nhất chính là tự mình nhận sai, cảm thấy bản thân không nên nói câu nói như vậy, không nên làm việc như vậy, không nên làm cản trở người khác.

Người có dũng khí là một người mà có thể sám hối, nhận sai lầm và sửa chữa. Người như vậy sẽ luôn đề cao đạo đức, phẩm chất của bản thân và trở thành người hoàn thiện.

Sống trên đời, biết nhận lỗi là đạo đức tốt đẹp, cũng là một phương pháp tu hành.

2. Học nhu hòa

Nếu nói rằng đời người như một thảo nguyên hoang sơ bát ngát, thì nhu hòa như dòng sông quanh co, thảo nguyên sinh trưởng, sinh sôi nảy nở nhờ nguồn nước ấy.

Nếu nói cuộc sống như bầu trời trong vắt, thì nhu hòa như những đám mây lững lờ trôi vắt ngang bầu trời. Trời xanh có mây trắng mới nên thơ, vì mây bay mà bầu trời trở nên lung linh, huyền ảo.

Có ví von hài hước rằng: Hàm răng của con người là cứng rắn, nhưng đầu lưỡi lại mềm mại. Đến cuối cuộc đời, răng đều sẽ lần lượt rụng hết, chỉ lưỡi là vẫn còn. Cho nên phải mềm mại, nhu hòa thì cuộc đời mới có thể lâu dài được.

Người trong lòng ôn nhu, hòa nhã thì mới có thể sống được khoái hoạt, dài lâu. Một người càng trưởng thành thì tâm tính càng ôn hòa, tĩnh lặng. Cho nên, ôn nhu, hòa nhã cũng là một đức tính mà mỗi người đều nên dụng tâm học tập.

3. Học nhẫn nại

Nhẫn một chút, gió êm sóng lặng, lùi một bước, biển rộng trời cao. Nhẫn giúp mọi sự được bình an, tiêu tan tai họa. Người trong lòng có nhẫn, có thể nhận rõ được tốt xấu, thiện ác, đúng sai trên thế gian, từ đó mà bình thản tiếp nhận chúng.

Khi đời người gặp phải nghịch cảnh, hãy nhớ kỹ phải nhẫn nại. Có thể nhẫn được việc người khác không thể nhẫn, mới có thể đắc được những thứ người khác không thể đắc.

Bạn cứ tiến thẳng về phía trước, đương nhiên sẽ gặp phải bóng tối. Nhưng khi vượt qua giai đoạn này bạn sẽ đón nhận được những tia sáng tinh khôi.

4. Học thấu hiểu

Một người khuyết thiếu sự thấu hiểu với người khác thì thường sinh ra thị phi, tranh chấp và hiểu lầm. Trong cuộc sống, có rất nhiều việc tận mắt nhìn thấy mà chưa hẳn đã là đúng như bản thân mình nghĩ. Vì vậy, hãy luôn giữ một khoảng hòa hoãn, lắng nghe, tìm cách liễu giải người khác. Khi có thể hiểu người khác, người ta sẽ sống vị tha hơn, yêu người, yêu cuộc đời hơn.

Hết thảy những kết quả trong cuộc đời này đều không phải vô duyên vô cớ mà được sinh ra. Bất luận ai làm việc gì, đều có nguyên nhân và lý do của họ. Bất luận trong cuộc đời của một ai đều có những “hỉ, nộ, ái, ố” mà không muốn người khác biết.

Khi thay đổi một góc độ, chúng ta sẽ phát hiện ra rằng không phải chỉ có mình chúng ta là nhân vật chính trong thế giới này. Mỗi người một dạng khác nhau, mỗi người đều có câu chuyện riêng của mình, mỗi người đều là nhân vật chính trong câu chuyện ấy. Cho dù câu chuyện ấy là bình thường hay là ly kỳ lạ lẫm, mỗi người đều phải trải qua những bi thương và hạnh phúc khác nhau.

Nhân sinh vô thường, ai cũng có nỗi niềm, có nước mắt riêng, chúng ta nên học cách xót thương và bao dung, học cách đối xử tử tế với người khác, bởi vì suy cho cùng đó là cuộc sống của một con người nơi trần thế.

  • Xem thêm: Đạo làm người làm việc của hiền nhân xưa

5. Học buông bỏ

Đời người rất nhiều thứ là như chiếc va li hành lý vậy. Lúc cần dùng thì ta nhấc nó lên, lúc không cần thì đặt nó xuống. Nếu lúc cần buông mà cũng nhất định không đặt xuống thì giống như kéo một chiếc va li hành lý nặng nề, sao có thể tự do tự tại đây?

Những năm tháng trong cuộc đời là hữu hạn, không ai dám chắc ngày mai ra sao, có còn khỏe mạnh hay không, cho nên nếu ngay ngày hôm nay có thể buông bỏ hết những cố chấp, thì sẽ khiến người khác tiếp nhận mình, từ đó mới được giải thoát khỏi bao nhiêu mâu thuẫn.

6. Học cảm động

Khi nhìn thấy điểm tốt của người khác cần phải biết vui mừng, nhìn thấy việc tốt mà người khác làm cần phải biết cảm động. Cảm động chính là một loại tình cảm có sức mạnh phi thường.

Sự cảm động có thể khiến người ta cải biến, có thể khiến người ta từ bỏ những ác tâm, và khơi gợi thiện tâm. Con người không chỉ cần biết cảm động, mà sống trên đời cũng nên làm nhiều sự tình để người khác cảm động.

Để cuộc sống tươi đẹp, trước hết chúng ta cần một thân thể khỏe mạnh. Thân thể khỏe mạnh không chỉ có ích lợi đối với chính bản thân mà còn khiến cho bạn bè và người thân an tâm. Cho nên, sống khỏe mạnh cũng là một hành vi có hiếu đễ.

Cổ nhân cho rằng, đời người chính là một quá trình học làm người, cũng là một quá trình tu hành, tu luyện. Làm người không phải để hưởng thụ vinh hoa phú quý. Việc tu luyện của đời người là quý giá ở tu tâm, lấy tâm bất động để đối mặt với đủ mọi hoàn cảnh trong cuộc đời. Người có thể cố gắng học tập, không ngừng nâng cao tâm tính, đạo đức thì cuối cùng nhất định sẽ có tương lai tốt đẹp.

An Hòa

Xem thêm:

  • Trí tuệ cổ nhân: Làm người trước, làm việc sau

Mời xem video:

Trong thế giới thay đổi nhanh chóng này, mọi người đều cần có kĩ năng học cả đời. Tuy nhiên kĩ năng này yêu cầu kỉ luật tự giác, động cơ, kiên trì vì từng người đều phải nhận trách nhiệm cho việc học riêng của họ. Nhưng phần lớn trong tất cả, đó là thái độ hướng tới học tập:

Có những người tin rằng việc học là quan trọng để giữ cho họ tích cực trong cuộc sống. Cũng như tập thể dục làm cho cơ bắp của họ mạnh mẽ, việc học liên tục làm cho trí não họ trở nên tích cực hơn. Với họ học cả đời là quá trình trưởng thành, thay đổi, và thích nghi và thậm chí ở tuổi rất già, trí não họ vẫn còn tỉnh táo. Tương phản lại, có những người tin rằng việc học dừng lại sau khi họ rời khỏi trường. Những người này né tránh học tập vì sợ nó sẽ chỉ ra giới hạn học tập của họ. Họ không thích thay đổi nhưng ưa thích đi theo thói quen làm cùng một điều mà không suy nghĩ nhiều. Khi não họ teo đi theo thời gian, ngay ở tuổi trung niên, họ đã có triệu chứng quên lãng hay dấu hiệu sớm của bệnh Alzheimer.

Có những người có tính tò mò mạnh với ham muốn tìm ra mọi thứ. Họ không chấp nhận điều họ được nói cho mà nghiên cứu mọi thứ cho tới khi họ hiểu đầy đủ. Họ tin rằng việc học từ người khác là hời hợt nhưng đi tới hiểu biết riêng của họ là tốt hơn. Họ tích cực theo cách riêng của họ để học nhiều hơn cho tới khi họ hiểu mọi thứ. Họ muốn thấy cách mọi thứ khớp với nhau. Họ muốn biết về kết nối giữa điều họ học và điều họ đã biết. Họ cố tìm ra nghĩa của mọi thứ dưới dạng kinh nghiệm riêng của họ. Họ hỏi các câu hỏi giúp cho họ đưa tri thức mới vào hoàn cảnh lớn hơn. Họ muốn phát triển các qui tắc và công thức trong tâm trí họ về cách mọi thứ khớp với nhau. Với họ học cả đời là quá trình thám hiểm để thoả mãn cho nhu cầu biết của họ. Mặt khác, có những người có xu hướng chấp nhận bất kì cái gì được bảo mà không có câu hỏi nào. Họ không thích nghĩ nhiều và hiếm khi thăm dò những ý tưởng mới mà chấp nhận mọi thứ. Họ không thích bị bận tâm với những điều phức tạp và thoả mãn với tri thức giới hạn riêng của họ. Cái nhìn của họ vào những mảnh nhỏ mỗi lúc và chưa bao giờ hiểu toàn thể bức tranh. Họ thấy sự kiện và dữ liệu, nhưng chưa bao giờ bận tâm gắn tất cả chúng lại theo cách làm ra ý nghĩa cho họ vì họ không muốn nghĩ quá nhiều. Họ thường phụ thuộc vào người khác giúp họ và dùng vị trí của họ theo nghĩa của họ về “có tầm quan trọng”. Họ thụ động trong học tập và sợ phạm sai lầm cho nên họ có xu hướng làm ít nhất có thể được để giảm thiểu rủi ro.

Có những người thấy mọi sự từ những cảnh quan khác nhau. Họ thích thăm dò những ý tưởng mới và dùng tưởng tượng của họ, hình ảnh trực quan, ảnh, và biểu đồ trong việc học của họ. Họ để cho các ý tưởng sôi lên trong đầu họ trong một thời gian dài trước khi làm quyết định cho nên suy nghĩ của họ bao giờ cũng được nghĩ một cách cẩn thận như tư duy chủ định, hệ thống. Họ giỏi suy ngẫm và tự đánh giá vì họ để tâm tới cách họ học. Họ có thể đánh giá các nhiệm vụ, xác định mất bao thời gian và tài nguyên nào họ sẽ cần. Họ thích tổ chức việc học riêng của họ bằng việc quan sát các biến cố, đọc sách, theo dự lớp nhưng họ cũng biết việc học yêu cầu thời gian học tập một mình. Đối lập lại là những người ưa thích thông tin tóm tắt dễ hiểu. Họ không thích cái gì phức tạp nhưng ưa thích nhìn vào mọi thứ từ cách đơn giản nhất và nhảy vào kết luận nhanh chóng vì họ không có kiên nhẫn để phân tích. Họ ưa thích cách thức thường lệ để tuân theo và không thích các tình huống mơ hồ yêu cầu họ phải nghĩ. Họ không quan tâm quá nhiều tới chi tiết và thường gạt sang bên bất kì cái gì làm cho họ phải làm việc vất vả.

Sau rốt, có những người ôm choàng lấy thay đổi và tương lai với việc nhìn trước và có những người nhìn tương lai với sợ hãi. Thế giới đang thay đổi quá nhanh đối với họ và tương lai dường như không thể dự báo được thế. Không học những điều mới, nhiều người ưa thích sống trong quá khứ và ngần ngại phiêu lưu tới hiện tại và tương lai. Không may, chúng ta đang sống trong thời đại mà thay đổi xảy ra rất nhanh chóng và đó là lí do tại sao nhiều người không thể học được hay không thể điều chỉnh được đang bị loại bỏ đi.

—English version—

Lifelong learning is an attitude

In this fast changing world, everybody needs to have lifelong learning skill. However this skill requires self-discipline, motivation, persistence as each person must take responsibility for their own learning. But most of all, it is an attitude toward learning:

There are people who believe that learning is important to keep them active in life. Just like physical exercise make their muscles strong, by continuing learning make their mind become more active. To them lifelong learning a process of growing, changing, and adapting and even at very old age, their minds are still alert. In contrast, there are people who believe that learning stops after they left school. These people avoid learning for fear it will show their learning limitations. They do not like to change but prefer to follow a habit of doing the same thing without much thinking. As their brain atrophies with time, even at middle age, they already have symptom of forgetfulness or early sign of Alzheimer disease.

There are people who have strong curiosity with the desire to find things out. They do not accept what they are told but study things until they understand completely. They believe that learning from others is superficial but come up with their own understanding is better. They are active on their own way to learn more until they understand everything. They want to see how things fit together. They want to know about the connection between what they are learning and what they already know. They try to make sense of things in terms of their own experience. They ask questions that help them put new knowledge in a larger context. They want to develop rules and formulas in their mind on how things fit together. To them lifelong learning is a process of exploration to satisfy their need to know. On the other side, there are people who tend to accept whatever they are told without any question. They do not like to think much and rarely explore new ideas but accept everything. They do not like to be bothered with complex thing and satisfy with their own limited knowledge. Their look at small pieces at a time and never understands the whole picture. They see the facts and data, but never bother to put it all together in ways that make sense to them as they do not want to think too much. They often depend on other people to help them and use their position for their sense of “being important”. They are passive in learning and afraid of making mistake so they tend to do as little as possible to minimize risks.

There are people who see things from different perspectives. They like to explore new ideas and use their imaginations, visual imagery, pictures, and diagrams in their learning. They let ideas bubble up in their head for a long time before make decision so their thinking is always carefully thought out as purposeful, systematic thinking. They are good at reflection and self-evaluation as they are mindful of how they learn. They can assess tasks, determining how much time and what resources they will need. They like to organize their own learning by observing events, read books, take classes but they also know the learning requires solitary study times. On the opposite are people who prefer brief information that is easy to understand. They do not like anything complex but prefer to look at things from the simplest way and jump to conclusion quickly as they do not have patient to analyze. They prefer a routine way to follow and do not like ambiguous situations that require them to think. They do not care too much on details and often brush aside anything that make them have to work hard.

After all, there are people who embrace changes and the future with anticipation and there are people who view the future with fear. The world is changing too fast for them and the future seems so unpredictable. Without learning new things, many prefer to live in the past and reluctant to venture to the present and the future. Unfortunately we are living in the time where change happens very quickly and that is why many people who could not learn or could not adjust are being eliminated.

Video liên quan

Chủ Đề