Tại sao ăn vải nóng

Theo Health, mùa hè là thời điểm lý tưởng để thưởng thức những quả vải ngon. Vải có xuất xứ từ Trung Quốc nhưng hiện nay có thể tìm thấy vải ở nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Vải có chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin giúp phòng chống nhiều bệnh. Loại trái này cũng tốt cho tóc, da và tăng cường sức khỏe cho cơ thể, đồng thời có ích cho sự phát triển của trẻ em.

1. Chống ung thư

Vải có đặc tính chống ung thư. Loại trái cây này có chứa flavones, quercitin và kaemferol là những hợp chất mạnh mẽ trong việc chống lại sự phát triển các tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư vú. Bên cạnh đó, vitamin C giúp trung hòa các gốc tự do, ngăn ngừa quá trình chuyển hóa các tế bào bình thường thành tế bào ung thư.

2. Kiểm soát huyết áp, bảo vệ tim mạch

Một cốc nước ép vải hàng ngày giúp ổn định nhịp tim và huyết áp, phòng chống đột quỵ và bệnh tim mạch vành. Vải xếp thứ hai trong danh mục trái cây chứa nhiều polyphenol giúp gia tăng sức khỏe tim mạch. Kali trong vải giúp kiểm soát huyết áp, nhịp tim, nhờ đó ngăn ngừa đột quỵ và các bệnh về tim mạch. Đây cũng là dưỡng chất hỗ trợ làm giảm co thắt mạch máu và động mạch, điều tiết các chức năng của cơ bắp.

Ngoài ra, khoa học cũng đã chứng minh quả vải có khả năng loại bỏ các cholesterol xấu và làm tăng cholesterol tốt trong máu. Do đó, loại quả này cải thiện được quá trình lưu thông máu tới tim, giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ và cao huyết áp.

3. Hỗ trợ tiêu hóa

Vải chứa các chất xơ hòa tan giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, đào thải các chất độc trong dạ dày, cải thiện vị giác, làm sạch ruột kết, chữa trị chứng ợ nóng và cảm giác rát ở dạ dày. Tinh chất làm se có trong hạt vải còn được sử dụng trong việc chữa trị các vấn đề về đường ruột và tẩy giun ruột.

4. Giúp xương chắc khỏe

Vải rất giàu phốt pho, magiê và khoáng chất như đồng, mangan, giúp xương chắc khỏe. Các hoạt chất này giúp gia tăng hiệu quả hoạt động của vitamin D, thúc đẩy cơ chế đồng hóa canxi, từ đó duy trì sức khỏe của xương.

5. Cung cấp Vitamin

Vải là nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời. Tiêu thụ các loại thức ăn giàu vitamin C giúp tăng sức đề kháng chống lại các bệnh truyền nhiễm hay viêm như cảm, sốt, viêm họng. Vải hỗ trợ tiêu hóa để cơ thể có được dinh dưỡng tối đa. Vitamin C tốt cho da, xương, các mô, được đánh giá là loại vitamin rất quan trọng cho cơ thể.

Không những vậy, vải cũng mang đến các loại vitamin nhóm B như thiamin, riboflavin, niacin và folate. Những vitamin này giúp cơ thể chuyển hóa cacbohydrat, protein và chất béo. Vải cũng chứa nhiều bete caroten, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, cải thiện chức năng gan và các cơ quan khác.

6. Giảm nếp nhăn và tàn nhang

Vải là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng thân thiện với da như thiamin, niacin và đồng. Thiamin giúp chuyển hóa chất béo và protein cho da khỏe mạnh. Niacin làm tăng độ ẩm cho da trong khi với một lượng nhỏ đồng sẽ giúp tăng tốc độ làm liền da.

Oligonol là một polyphenol được tìm thấy nhiều trong quả vải. Oligonol có nhiều chất chống oxy hóa và chống lại hoạt động của virus cúm. Chất này cũng giúp cải thiện lưu thông máu, giảm cân và bảo vệ da khỏi tia cực tím. Oligonol giúp giảm mỡ, tăng tuần hoàn máu, giảm mệt mỏi khi tập thể dục, tăng khả năng chịu đựng và làm giảm nếp nhăn, tàn nhang.

7. Chống lão hóa

Vải có hàm lượng cao vitamin C chống oxy hóa và các vitamin nhóm B. Những chất này giúp bảo vệ cơ thể khỏi bị lão hóa từ ô nhiễm môi trường và tia cực tím, bảo vệ da khỏi bị hư hại. Do đó, ăn một lượng vải vừa đủ có thể giúp chống lại ung thư da hay viêm da.

8. Duy trì tóc khỏe

Vitamin C, niacin và thiamin là những dưỡng chất thiết yếu trong việc nuôi dưỡng tóc. Vitamin C đóng vai trò tích cực, bảo đảm cung cấp đủ máu đến nang tóc của bạn.

Lưu ý khi ăn vải

Do vải có thể tăng cường khả năng miễn dịch, do đó có thể làm tăng các triệu chứng của bệnh tự miễn dịch như bệnh đa xơ cứng, lupus, viêm khớp dạng thấp. Vì vậy, nếu bạn đang gặp phải những căn bệnh này, hãy thận trọng khi ăn vải, tốt nhất nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi ăn.

Gây dị ứng: Vải có thể gây phản ứng dị ứng như suy hô hấp, phù nề da, tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt...

Gây nóng trong người: Ăn quá nhiều vải có khả năng gây nóng trong, làm mất sự cân bằng của cơ thể, gây nhiệt miệng, mụn nhọt, chảy máu mũi, đau họng...

Tiểu đường: Nhiều chuyên gia cho rằng ăn quá nhiều vải sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt làm trầm trọng bệnh ở những người bị tiểu đường do vải có khả năng làm tăng đột biến lượng đường trong máu. Những người này chỉ nên ăn ít hơn 6-7 quả vải mỗi lần.

Phẫu thuật: Do tác dụng giảm lượng đường trong máu, nhiều chuyên gia lo ngại vải có thể ảnh hưởng đến đường huyết trong và sau phẫu thuật. Do vậy, bạn nên ngừng ăn vải ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật.

Cách chọn vải ngon và bảo quản lâu

Mùa vải thường bắt đầu từ tháng 6, kết thúc vào tháng 10. Vải thường chín trên cây và sẽ không chín thêm sau khi thu hoạch. Khi mua vải, nên chọn những quả sáng màu, đỏ tươi hoặc đỏ đậm, vỏ cứng, không có vết bầm. Tránh những quả bị nứt, rỉ nước hay có mùi lên men.

Lớp vỏ dày của vải giúp chúng có thể tươi được ở nhiệt độ bên ngoài trong vòng 5 ngày và trong tủ lạnh đến 5 tuần. Để giữ được màu sắc của vải và tránh mất nước, vải nên được bọc trong khăn giấy, để trong bịch ni lông và bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh.

Ngoài việc sử dụng như một loại trái cây, có thể dùng vải để trộn làm salad hay thêm vào kem, sữa trứng hay sữa chua để làm tăng thêm hương vị và dinh dưỡng cho món ăn. Vải sấy khô có thể được sử dụng để ăn nhẹ hoặc thêm vào sữa chua, bánh hay chè. Nước ép vải cũng có thể được dùng để pha chế cocktail, tạo ra những thức uống ngon và bổ dưỡng trong mùa hè này. Lưu ý "thực phẩm tốt cũng không nên ăn nhiều quá", do đó chỉ ăn vải với một lượng vừa phải và lắng nghe cơ thể để tăng hay giảm cho phù hợp.

Nguồn: Tổng hợp.

Quả vải rất nhiều đường lại có tính nóng, nên ăn quá nhiều, ăn lúc đói hay khi bệnh tiểu đường… có thể gây hại cho sức khỏe.

Trái vải nhiều dinh dưỡng, trong đó trên 60% là đường glucoza, ngoài ra còn có protein, chất béo, vitamin C, A,B, axit xitric… Trong Đông y, cùi vải vị ngọt không độc, tác dụng bổ huyết, dưỡng can, tỉnh táo tinh thần, tăng sinh lực, tráng dương.

Lương y Bùi Đắc Sáng cho biết quả vải dùng làm thuốc thường ở dạng khô. Hạt vải [lệ chi hạch] cũng là một vị thuốc lâu đời, vị ngọt, chát tính ôn, không có độc, là thuốc chữa âm nang sưng đau [thoát vị]. Ăn quả vải vào mùa hè bồi bổ cho thận âm thêm mạnh, làm mát bàng quang nên không bị đi tiểu rắt.

Tuy nhiên do tính quá ngọt, nóng nên ăn quá nhiều quả vải dễ bị bệnh viêm nhiệt như ngứa, nhiều rôm sảy, mụn nhọt, trằn trọc khó ngủ. Ăn nhiều vải cũng gây “bốc hỏa”, có thể dẫn đến “chứng bệnh lệ chi” [say vải] với triệu chứng choáng váng, nhức đầu… Trong cuốn Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam ghi nhận ăn nhiều quả vải sẽ phát nhiệt, đau rát lưỡi, chảy máu cam. Một số người có triệu chứng nôn nao, nổi mề đay, đau bụng dữ dội, nôn mửa, tiêu chảy, khó thở, huyết áp hạ…

Người bình thường không nên ăn quá 10 quả, trẻ em không quá 3-4 quả một lần. Người bị bệnh tiểu đường càng không nên ăn nhiều vải, do lượng đường cao nên khi ăn có khả năng làm tăng lượng đường trong máu. Cảm giác no, đầy hơi khiến người bệnh không muốn bổ sung tinh bột, gây tình trạng hạ đường huyết. Lương y khuyến cáo người bệnh tiểu đường nên ăn dưới 7 quả vải một lần.

Người bị tiểu đường, người có cơ địa nóng không nên ăn vải. Người bình thường không nên ăn vải khi đói.

Một sai lầm khác mà nhiều người hay mắc là ăn vải lúc đói. Khi bụng rỗng, lượng đường trong quả cao sẽ kích thích lớp niêm mạc dạ dày gây đau, viêm nhiệt hoặc say với các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, chân tay bủn rủn. Đông y phân chia cơ thể người thành các nhóm tạng nhiệt [nóng], hàn [mát] và không hàn không nhiệt [ôn hòa]. Người tạng nhiệt nên ăn ít quả vải bởi dễ sinh nóng, chỉ nên dùng tối đa 10 quả, chia làm hai lần trong ngày.

“Có thể hạn chế tính nóng của vải nếu ăn đúng cách”, lương y Sáng cho biết. Nên ăn cả lớp màng trắng bọc ngoài cùi vải để hạn chế sinh nhiệt, sinh hỏa, tuy rằng vị hơi chát và khó ăn. Trước khi ăn nên ngâm qua nước muối để tránh ngộ độc.

Thúy Quỳnh – VNExpress

Video liên quan

Chủ Đề