Tại sao phải kéo pháo ra

Sau 11 ngày trăn trở và 1 đêm mất ngủ, cuối cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đi đến quyết định, bằng mọi giá phải lui quân và kéo pháo ra... 

                                                                                      Bộ Đội đang kéo pháo lên trận địa

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, việc thay đổi phương châm tác chiến từ “Đánh nhanh, thắng nhanh” sang “Đánh chắc, tiến chắc” được đánh giá là có ý nghĩa quyết định thắng lợi cuối cùng. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, để đưa ra quyết định lùi quân và kéo pháo ra giữa lúc quân ta vừa trải qua những ngày gian khổ để kéo pháo vào trận địa và đang sẵn sàng chờ lệnh tiến công là rất khó khăn. Câu chuyện kéo pháo vào, kéo pháo ra thắng lợi đã lý giải rất nhiều điều về sức mạnh của quân đội ta, cả về trí, lực và tinh thần tất cả cho chiến thắng. 

Một cuộc gặp giữa hai người lính, một pháo binh, một bộ binh trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa giữa TP.HCM. Cả hai đều không thể quên đoạn đường 15 km thấm đẫm mồ hôi và máu khi kéo những khẩu lựu pháo 105 ly với sức nặng 2,2 tấn. Trời mưa, đường trơn, đồi dốc, nhưng gian khổ không ngăn được ý chí của hàng vạn chiến sỹ quyết tâm kéo 24 khẩu lựu pháo và 36 khẩu pháo cao xạ kịp thời gian tấn công.

Thế nhưng, khi pháo vừa vào đến trận địa thì lại được lệnh phải lui quân và kéo pháo ra. Đại tá Bùi Văn Nghĩa, Nguyên đại đội phó, đại đội 39, tiểu đoàn 428, Trung đoàn 141, đại đoàn 312 nhớ lại: “Lúc bấy giờ, mọi người rất hoang mang, đồng thời rất thắc mắc vì kinh qua một thời gian được giáo dục, rèn luyện để lập công trong dịp này để giải phóng Tây Bắc, giải phóng Điện Biên Phủ, nhưng Đại tướng lại ra lệnh rút quân và kéo pháo ra, chúng tôi sẵn sàng làm nhiệm vụ, mặc dầu trong tư tưởng cũng có nhiều vấn đề, từ cán bộ, chiến sỹ thắc mắc lo lắng tại sao lại như vậy”.

Đại tá Hoàng Minh Phương, Nguyên Trợ lý Bộ chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn còn nhớ hình ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp phải quấn lá ngải cứu trên đầu sau 1 đêm mất ngủ. Mặc dù thời điểm tấn công đã lui lại 5 ngày và lui tiếp thêm 1 ngày nữa, nhưng yếu tố chắc thắng vẫn chưa có. Các báo cáo từ chiến trường mặc dù cho thấy quyết tâm rất cao, nhưng đã xuất hiện nhiều bất lợi. 

Đại tá Hoàng Minh Phương: “Đêm 25/1, Đại tướng thức trắng không ngủ, trăn trở bởi vì đa số bảo đánh nhanh, thắng nhanh, nhưng bây giờ pháo vào trận địa rồi, bao nhiêu mồ hôi và xương máu đã đổ của hàng ngàn con người trên đường kéo pháo. Không đánh, bảo anh em lui quân kéo pháo ra. Đây là sự rất bất ngờ, một sự trái ngược hẳn với chiều hướng của ta, nhất là bộ đội kéo pháo. Chưa nói bộ binh cũng gian khổ. Kéo pháo phải trả bằng máu”.

Sau 11 ngày trăn trở và 1 đêm mất ngủ, cuối cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đi đến quyết định, bằng mọi giá phải lui quân và kéo pháo ra. Quyết định này như một gáo nước lạnh dội vào khí thế tiến công đang lên rất cao. Nhưng với tinh thần: Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã thuyết phục được các cán bộ trong Đảng uỷ đồng ý lui quân để bảo toàn lực lượng.

Đại tá Hoàng Minh Phương: Nhà sử học Bularen năm 1982 có viết tác phẩm “Tướng Giáp suýt thua trận ở Điện Biên Phủ” và ông nói, quyết định đó Tướng Giáp đánh cược cả sinh mệnh chính trị của mình…

Con đường kéo pháo ra gian khổ hơn lúc kéo pháo vào. Lá nguỵ trang bị héo, địch đã nắm được tình hình nên bắn phá dữ dội. Sức người đã suy giảm sau 1 quãng đường dài kéo pháo vào. Nhưng vượt lên trên tất cả, việc kéo pháo ra đã thành công đúng kế hoạch.

Đại tá Huỳnh Đãi Chiếu sau đó đã sáng tác một bài hát mang tên “Chiến thắng Điện Biên Phủ”, trong đó, ông hát về vị Tổng tư lệnh, hát về tình cảm giữa lực lượng pháo binh và bộ binh trong những ngày kéo pháo.

Ngày 17-1-1954, Trung đoàn 209 bắt đầu kéo pháo từ đường Tuần Giáo vào trận địa. Mỗi khẩu pháo đơn vị sử dụng từ 120 đến 150 người kéo tùy theo địa hình. Thông thường, mỗi đại đội đảm nhiệm kéo một khẩu. Bộ đội chia làm 3 ca luân phiên kéo pháo suốt đêm. Khi kéo lên dốc phải bố trí người kéo, người chèn cho pháo khỏi tụt. Sau mỗi nhịp kéo, pháo chỉ nhích lên chừng 20-30cm. Nhiều đêm trời lạnh, gió thổi hun hút mà quần áo cán bộ, chiến sĩ vẫn ướt đẫm mồ hôi. Đêm nào gặp đoạn đường ít dốc và khô ráo thì kéo được 3-4km. Nếu gặp trời mưa, dốc cao, đường lầy lội thì cả đêm không qua nổi 500m. Kéo pháo lên dốc đã vất vả, xuống dốc càng khó khăn hơn. Đường kéo pháo cheo leo, một bên là vách đá dựng đứng, một bên là vực sâu thăm thẳm. Khi pháo xuống dốc phải kết hợp nhịp nhàng giữa người thả dây phía sau với người chèn giữ để pháo đi đúng hướng. Sơ suất một chút là cả người và pháo sẽ bị lao xuống vực.

Để hoàn thành nhiệm vụ, cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 209 đã sáng tạo làm tời buộc dây kéo vào trụcpháorồi thả dần, vừa thả vừa chèn để pháo khỏi lao nhanh, mất kiểm soát. Nhờ sáng kiến này, tốc độ kéo pháo được nâng lên, đồng thời bảo đảm an toàn cho pháo và cán bộ, chiến sĩ. Ngoài ra, bộ đội phải kéo pháo suốt đêm để che mắt địch, nhưng ở những quãng rừng rậm, đơn vị vẫn động viên bộ đội tranh thủ kéo thêm ban ngày cho kịp tiến độ. Để tránh bị lộ, các chiến sĩ lại có sáng kiến làm dàn lá ngụy trang, phủ lên thân pháo. Những ngày nắng, cây cối ngụy trang phải thay mấy lần, đồng thời phải lấy từ nơi khác, tránh xa đường kéo pháo và chỗ trú quân để máy bay trinh sát của địch không phát hiện được. Với những sáng kiến trên, sau gần 10 ngày đêm, cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 209 đã kéo được 12 khẩu pháo vào trận địa theo đúng hiệp đồng, bảo đảm an toàn, góp phần quan trọng làm nên Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

ĐÀO NGỌC LÂM

[Theo Lịch sử Trung đoàn 209]

Ký ức của ông về chiến dịch lịch sử ấy là những ngày bộ đội ta miệt mài kéo pháo vào rồi lại nỗ lực… kéo pháo ra, là những lúc đồng đội quây quần bên nhau học chữ, học hát giữa núi rừng Tây Bắc. Hồi ức ấy còn là hình ảnh về những đồng đội đã vĩnh viễn nằm lại nơi rừng sâu và trên cánh đồng Điện Biên…

“Bao nhiêu đường đất vẫn cứ đi!”

Ngày ấy, Thiếu tướng Nguyễn Chu Phác là Trung đội trưởng Trung đội xung kích của Đại đội 60, thuộc Tiểu đoàn 418 [Trung đoàn 57, Đại đoàn 304]. Năm 1953, sau khi đánh chiến dịch Thượng Lào, đơn vị của ông hành quân lên Tây Bắc. 

“Cả cuộc đời toàn đi và đi, bao nhiêu đường đất vẫn cứ đi…” miệng lẩm nhẩm lời hát từng gắn bó với cả quãng đời chiến đấu, vị Tướng già nhớ lại những tháng ngày hành quân cùng đồng đội. Ông kể, vào khoảng đầu năm 1954, sau khi hành quân bộ khoảng 500km lên tới Điện Biên Phủ, đơn vị của ông nhận nhiệm vụ phối hợp cùng các đơn vị khác kéo pháo vào trận địa. 

“Cụ thể, đơn vị tôi được giao trách nhiệm nâng càng và vít nòng pháo,” Thiếu tướng Nguyễn Chu Phác chia sẻ.

Trong ký ức của ông, đây thực sự là một nhiệm vụ khó khăn. “Anh em chiến sỹ phải nâng càng pháo cao hơn mặt đất, rồi có lúc lại phải nhịp nhàng vít nòng pháo thấp xuống thì pháo mới di chuyển được trên địa hình phức tạp của núi rừng. Những khi trời mưa, bùn nước rất trơn, công việc lại càng nguy hiểm hơn,” Thiếu tướng Nguyễn Chu Phác nhớ lại.

Khi những lớp lá ngụy trang được dỡ ra, những con đường đất đỏ gồ ghề [do lực lượng công binh chỉ dùng cuốc xẻng xẻ núi bạt rừng mà thành, chỉ vừa đủ rộng cho pháo di chuyển] hiện ra trước mắt. 

Ký ức hiện về như thước phim quay chậm hiện ra trước mắt vị Tướng già. Ông bảo, nhiệm vụ chèn pháo khi pháo lên dốc hoặc xuống dốc cũng vô cùng quan trọng. Theo lời kể của ông, thông thường, hai chiến sỹ phối hợp cùng làm: Mỗi người cầm một khúc gỗ hình tam giác, tập trung cao độ vào việc nhìn bánh xe, sẵn sàng chèn. Khi đi qua những đoạn sườn núi chênh vênh, chỉ cần sơ ý một chút, pháo có thể đổ sang một bên và lao xuống vực thẳm.

“Những lúc trời mưa, đường trơn, bùn ngập nửa bánh xe, pháo rất dễ lao xuống đè vào người; bởi thế nên mới có hình ảnh ‘máu trộn bùn non’ khi gợi nhắc về chiến dịch Điện Biên Phủ oai hùng,” Thiếu tướng Nguyễn Chu Phác bồi hồi xúc động.

Nói rồi, giọng người chiến sỹ Điện Biên năm xưa nghẹn lại…

Một đêm mưa, một khẩu pháo do đơn vị ông phụ trách bất ngờ lao xuống dốc. Sau những tiếng hô “Ghìm lại… Chèn ngay… Ôm chặt càng pháo đẩy về phía vách núi…” là tiếng thét thất thanh, đầy đau đớn: “Pháo đè lên em rồi! Đau lắm các anh ơi!”

“Đó là giọng của chiến sỹ Hà Ngọc Giá, quê ở Yên Thành, Nghệ An,” vị chỉ huy già kể lại. Khi khẩu pháo được kéo lùi lại, Hà Ngọc Giá được kéo ra, bụng Giá bị xé rách, máu chảy ướt đẫm. 

“Trên đường đồng đội đưa đi cấp cứu, cậu ấy đã qua đời. Trong những phút đau đớn, Giá vẫn liên tục gọi ‘Mẹ ơi…!’ Người chiến sỹ ấy đã hy sinh trước khi mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ. Anh đã vĩnh viễn nằm lại nơi rừng sâu, núi cao thăm thẳm,” nói rồi, đôi mắt mờ đục của ông nhòe lệ.

"Sau 27 ngày hành quân đến Điện Biên, tiểu đoàn 394, trung đoàn 367 chúng tôi nhận được lệnh tháo pháo khỏi xe, dùng sức người để kéo pháo vào chiếm lĩnh trận địa. Ai cũng lo lắng vì pháo nặng hàng tấn mà lại bỏ xe, rời đường cái để cùng với người đi xuyên sơn hàng chục km, lại phải qua núi cao, vực sâu", cựu chiến binh Phạm Đức Cư kể về nhiệm vụ đầu tiên khi đến lòng chảo Mường Thanh.

Giải thích về yêu cầu nói trên, Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp khi đó nói: "Chúng ta phải hết sức giữ bí mật, bất ngờ, nhất là bất ngờ về hỏa lực lựu pháo và cao xạ - những lực lượng lần đầu tiên tham chiến. Lấy sức người thay cơ giới, đưa pháo vào trận địa không phải vì bộ đội không làm được đường cho xe chạy mà chính là để giữ bí mật, bất ngờ".

Cựu chiến binh Phạm Đức Cư hiện sống ở TP Điện Biên. Ảnh: Hoàng Thuỳ

Hiểu rõ nhiệm vụ, sau khi các đơn vị công binh ngày đêm liên tục mở rộng đường, đêm 16/1, ông Cư và đồng đội bắt đầu xuất quân làm nhiệm vụ. Tiểu đoàn 383 được lệnh chiếm lĩnh ở sườn núi phía Đông Nam lòng chảo Mường Thanh, Tiểu đoàn 394 của ông Cư bao quát ở bên sườn núi phía Tây Nam lòng chảo.

Hai tiểu đoàn bố trí thế trận hình cánh cung ôm lấy lòng chảo, xây dựng cơ động 41 trận địa pháo, hình thành lưới lửa khống chế vùng trời Điện Biên nhằm chiến đấu với không quân của địch, bảo vệ bộ binh tiến quân.

"Chúng tôi được phát mỗi người một đôi giày vải trước khi lên đường. Mỗi khẩu pháo nặng khoảng 2,4 tấn, được khoảng 80-100 người kéo. Đường ra mặt trận phần lớn mới mở, nhỏ hẹp, một bên là vực sâu, lại phải vượt qua nhiều điểm thường xuyên bị máy bay và pháo binh Pháp bắn phá", vị cựu binh kể.

Ông nhớ, sau khi tổ chức kéo thử, cấp trên đã cho làm các dây tời để hỗ trợ chiến sĩ ghìm pháo khi xuống dốc. Lúc kéo, các chiến sĩ cũng phải nắm chặt dây tời, chân dạng ra lấy sức, khi người chỉ huy hô "hai... ba..." thì tất cả gồng sức lên mà kéo. Bánh pháo nhích được đoạn nào là ngay lập tức hai chiến sĩ phải lấy thanh gỗ chèn lại, không cho pháo tụt lại phía sau.

Quảng cáo

Núi rừng Điện Biên hiểm trở, có nơi dốc đến 70 độ khiến ông Cư và đồng đội phải tìm những thân cây to trên đỉnh dốc để buộc dây tời giữ pháo. Hàng trăm con người phía dưới thì dùng sức lực đẩy pháo đi.

"Không chỉ vật lộn với núi cao, vực sâu, chúng tôi còn phải đương đầu với thời tiết khắc nghiệt của Điện Biên. Có những hôm mưa tầm tã, đường trơn trượt, chỉ cần sơ sẩy là pháo có thể rơi xuống vực thẳm. Đôi giày vải được phát sau vài hôm lội bùn, ghì dây kéo pháo đã nát bươm. Anh em phải đi chân trần, dẫm lên gốc cây, đá nhọn, tứa máu", ông Cư cho hay.

Do việc hành quân phải đảm bảo bí mật nên đơn vị cho trinh sát đi trước, dò xét mìn, gián điệp biệt kích. Ban ngày đường nguỵ trang, ban đêm kéo pháo cũng không được soi đèn, chỉ có hai chiến sĩ khoác vải dù trắng đi trước chỉ đường cho đoàn kéo pháo đi.

Đem sức người chống chọi với thiên nhiên, kẻ thù, mỗi đêm, ông Cư và đồng đội chỉ kéo pháo đi được hơn 1 km. Sau 9 đêm, các đơn vị pháo binh đã kéo pháo đi 14 km, lập kỳ tích đưa pháo vào chiếm lĩnh trận địa an toàn, bí mật. Tất cả sẵn sàng chờ lệnh nổ súng tấn công.

"Lúc bấy giờ, anh em chúng tôi quần áo lấm lem bùn đất, chân tay sớt sát máu me, hai mắt trũng sâu vì thiếu ngủ. Thế nhưng, tất cả đều rạng ngời hạnh phúc vì đã làm được việc tưởng chừng như không thể", người cựu binh nhớ lại.

Thế nhưng, trong niềm hân hoan chuẩn bị được tấn công địch, trong khi sức lực còn chưa kịp hồi lại, ông và đồng đội lại nhận được lệnh kéo pháo ra.

Quảng cáo

"Chúng tôi ai cũng bàng hoàng đặt câu hỏi tại sao, không đánh hay có vấn đề gì? Những băn khoăn đó đã được tiểu đoàn trưởng Phạm Đăng Ty giải đáp rằng tinh thần chiến dịch không thay đổi, nhưng chiến thuật thay đổi vì địch có động thái mới. Từ đánh nhanh thắng nhanh, ta chuyển sang đánh chắc tiến chắc", ông Cư nói.

Thấm nhuần tư tưởng, từ chập tối ngày 26/1/1954, những thanh niên tuổi đôi mươi lại bắt tay vào nhiệm vụ kéo pháo về địa điểm tập kết. Cuộc chiến đấu với đèo cao, dốc thẳm lại bắt đầu. Vị cựu binh cho hay, kéo pháo vào vô cùng gian khổ nhưng kéo pháo ra lại càng gian khổ hơn vì lúc này quân Pháp đã phát hiện thấy các hoạt động của bộ đội Việt Nam nên liên tục cho máy bay ném bom, pháo kích.

Tiểu đoàn 394 của ông do tiểu đoàn trưởng Trịnh Duy Hậu chỉ huy, lần lượt kéo ra. Tuy nhiên, khẩu pháo cuối cùng do Tô Vĩnh Diện làm khẩu đội trưởng lại gặp bất trắc.

"Anh Tô Vĩnh Diện lái càng pháo, càng dài 2,2 m, nặng như bắp cày trong khi anh Diện chỉ khoảng 60 kg. Đến đoạn dốc Chuối thì một chùm đại bác của Pháp bắn ra. Một trong hai dây tời chủ để kéo pháo bị đứt, khẩu pháo nặng 2,4 tấn đang xuống dốc bị lộn vòng. Anh Diện hô to tất cả cứu lấy pháo, pháo sắp xuống vực rồi", ông Cư nói và cho biết, lúc này đang xuống dốc, trời lại mưa, đường trơn, Tô Vĩnh Diện thấy gốc cây gần đó thì đưa một chân vào đạp để lấy đà đưa khẩu pháo vào taluy dương. Thế nhưng khẩu pháo quá nặng, quay quật vào người khiến anh gục xuống.

Ông Cư nhớ, khi đồng đội xuống cứu, Tô Vĩnh Diện chỉ hỏi "pháo có làm sao không". Sau đó anh hi sinh, được đồng đội chôn ở bìa rừng.

"Tôi chưa từng khóc nhưng đêm hôm ấy không thể cầm được nước mắt. Tiểu đoàn 394 chúng tôi cùng mặc niệm giữa cánh rừng thanh vắng u tối. Chúng tôi chôn anh không có một nén hương, chỉ có gió rừng ào ạt và hạt mưa, hạt sương đêm như giọt lệ, nhỏ xuống nấm mồ anh", vị cựu binh ngậm ngùi.

Cố thượng tướng Phạm Ngọc Mậu, nguyên Chính uỷ đại đoàn công pháo 351 trong cuốn hồi ký của mình đã viết: Trong đêm tối, mỗi khi ánh chớp loé sáng từ phía Mường Thanh, tiếp sau là hàng loạt đạn xé gió, chưa biết sẽ nổ vào đâu, nhưng các cán bộ, chiến sĩ ta chỉ qua giây phút bồn chồn yên lặng, rồi tiếng "hai... ba..." lại nổi lên vang động cả núi rừng. Có lúc từng loạt đạn rơi ngay bên dòng người kéo pháo, thì lập tức những khẩu hiệu vang lên:"Dũng cảm giữ pháo", "Dù hy sinh không rời pháo", "Còn người còn pháo".

Tinh thần đó đã giúp bộ đội Việt Nam chân trần vượt đạn bom, đưa khẩu pháo cuối cùng về vị trí tập kết lúc mờ sáng ngày 5/2/1954 [tức mùng 3 Tết âm lịch], hoàn thành nhiệm vụ kéo pháo ra. Sau thời gian chuẩn bị "đánh chắc, tiến chắc", chiều ngày 13/3/1954, pháo binh nổ phát súng đầu tiên, mở màn cho cuộc tấn công vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ và giành thắng lợi vào ngày 7/5.

Chứng kiến mọi diễn biến của chiến dịch, thấy được những gian nan vất vả của bộ đội, những tấm gương hi sinh anh dũng của chiến sĩ Điện Biên, nhạc sĩ Hoàng Vân đã viết nên những lời ca cháy bỏng: "Hò dô ta nào kéo pháo ta vượt qua đèo/ Hò dô ta nào kéo pháo ta vượt qua núi/ Dốc núi cao cao nhưng lòng quyết tâm còn cao hơn núi/ Vực sâu thăm thẳm vực nào sâu bằng chí căm thù".

Sau những thất bại liên tiếp trên chiến trường, cuối năm 1953, Pháp cho quân nhảy dù xuống lòng chảo Điện Biên Phủ, chiếm lĩnh tất cả các điểm cao của một vùng thung lũng rộng lớn, sau đó xây dựng tập đoàn cứ điểm liên hoàn nhằm "bình định Đông Dương".

Ban đầu, bộ đội Việt Nam vạch ra kế hoạch "đánh nhanh", nghĩa là lợi dụng lúc quân địch đứng chân chưa vững ập vào tấn công cả 4 mặt và có một mũi thọc sâu, đánh thẳng vào trung tâm - sở chỉ huy của tướng De Castries. Tuy nhiên, sau khi thị sát nắm rõ tình hình thực địa, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã quyết định thay đổi sang đánh chắc tiến chắc. Lý do là đánh nhanh không chắc thắng vì chỉ trong thời gian ngắn, Pháp đã tăng cường không phải là lâm thời phòng ngự nữa mà đã trở thành tập đoàn cứ điểm kiên cố. Trong khi đó, trình độ thực tế của bộ đội Việt Nam lúc bấy giờ chưa thể áp dụng được cách đánh nhanh thắng nhanh.

"Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có hơn chục ngày đêm theo dõi tình hình, hầu như không ngủ. Ông suy nghĩ liên miên đến mức đầu bốc hỏa bừng bừng, làm cho y sĩ phải buộc nắm ngải cứu lên trán cho nhẹ bớt. Tôi biết, đây là một trong những quyết định khó khăn nhất trong đời chỉ huy của ông", tướng Phạm Hồng Cư nói.

Video liên quan

Chủ Đề