Tại sao tác giả lại khuyên chúng ta hãy nói với nhau đi chứ đừng chat, đừng post lên Facebook

          Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

          Có phải chúng ta đang ngày càng ít nói với nhau hơn. Chúng ta gặp nhau qua YM, tin nhắn, chúng ta đọc blog hay những câu status trên Facebook của nhau mỗi ngày, chúng ta những tưởng đã biết hết, hiểu hết về nhau mà không cần thốt nên lời. Có phải vậy chăng? Có phải ta cũng như loài cá heo có thể giao tiếp với nhau bằng sóng siêu âm. Tiếng nói con người dùng để làm gì nếu không phải để thổ lộ, để giãi bày, để xoa dịu. Nếu muốn được hiểu thì phải được lắng nghe. Nếu muốn được lắng nghe thì phải nói trước đã. Vậy thì còn ngần ngừ chi nữa, hãy nói với nhau đi. Nói với ba, với mẹ, với anh chị, với em, với bạn bè… Đừng chat, đừng email, đừng post lên Facebook, hãy chạy đến gặp nhau, hay ít nhất, hãy nhấc điện thoại lên, thậm chí chỉ để gọi nhau một tiếng “…ơi” dịu dàng! Một tiếng người thực sự ân cần, yêu thương, quan tâm, gần gũi… Và chắc chắn, không phải là chiêm bao.

[Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn – Phạm Lữ Ân, NXB Hội Nhà văn 2019]

Câu 1. [0,5 điểm] Xác định và gọi tên một thành phần biệt lập có trong đoạn trích. 

Câu 2. [0,5 điểm] Chỉ ra hai phép liên kết hình thức được sử dụng trong đoạn trích. 

Câu 3. [1,0 điểm] Xác định và nêu tác dụng của một phép tu từ được sử dụng trong câu: Đừng chat, đừng email, đừng post lên Facebook, hãy chạy đến gặp nhau, hay ít nhất, hãy nhấc điện thoại lên, thậm chí chỉ để gọi nhau một tiếng “…ơi” dịu dàng!

Câu 4. [1,0 điểm] Em có đồng tình với ý kiến: Chúng ta gặp nhau qua YM, tin nhắn, chúng ta đọc blog hay những câu status trên Facebook của nhau mỗi ngày là đã biết hết, hiểu hết về nhau mà không cần thốt nên lời? Vì sao?

PHẦN 1: ĐỌC – HIỂU [3 điểm]
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
“Có phải chúng ta đang ngày càng ít nói với nhau hơn. Chúng ta gặp nhau qua zalo, tin nhắn, chúng ta đọc blog hay những status trên Facebook mỗi ngày. Chúng ta tưởng đã
biết hết, hiểu hết nhau mà không cần thốt lên lời. Có phải vậy chăng? Có phải ta cũng như loài cá heo giao tiếp với nhau bằng sóng siêu âm. Tiếng nói của con người dùng để làm gì nếu không dùng để thổ lộ, để giải bày, để xoa dịu. Nếu muốn được hiểu thì phải lắng nghe. Nếu muốn được nghe thì phải nói trước đã, hãy nói với nhau đi. Nói với ba, với anh chị, với em, với bạn bè… Đừng chat, đừng port lên Facebook. Hãy chạy đến với nhau, hoặc ít nhất là nhắc điện thoại lên. Thậm chí chỉ để nói với nhau một tiếng “ơi” dịu dàng.
Một tiếng người thực sự yêu thương, ân cần, quan tâm, gần gũi ...Và chắc chắn, không phải là chiêm bao.”
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính.
Câu 2: Theo tác giả, tiếng nói của con người dùng để làm gì?
Câu 3: Tại sao tác giả lại khuyên chúng ta “hãy nói với nhau đi” chứ “đừng chat, đừng port lên Facebook?
Câu 4: Bài học rút ra từ văn bản trên?

Tổng hợp Đọc hiểu Âm thanh đó đã bao lâu rồi tôi không còn nghe hay nhất, bám sát nội dung sách giáo khoa do Top lời giải sưu tầm biên soạn, giúp bạn học tốt và nắm được.

Đọc hiểu Âm thanh đó đã bao lâu rồi tôi không còn nghe - Đề số 1

Âm thanh đó, đã bao lâu rồi tôi không còn nghe? Những khi nhớ nhà, tôi thường gắn chiếc headphone lên tai và lặng nghe những giọt âm vô cùng trong trẻo của ban nhạc Secret Garden. Thứ âm nhạc thần kì có thể mang đến cho tôi những hồi tưởng thanh bình êm ả. Nhưng nhiều lúc, âm nhạc dù du dương đến mấy vẫn không đủ cho tôi. Bởi tôi thèm một âm thanh khác. Âm thanh của tiếng nói con người, âm thanh của ai đó đang gọi tên tôi… …Có phải chúng ta đang ngày càng ít nói với nhau hơn. Chúng ta gặp nhau qua YM, tin nhắn, chúng ta đọc blog hay những câu status trên Facebook của nhau mỗi ngày, chúng ta những tưởng đã biết hết, hiểu hết về nhau mà không cần thốt nên lời. Có phải vậy chăng? Có phải ta cũng như loài cá heo có thể giao tiếp với nhau bằng sóng siêu âm? Tiếng nói con người dùng để làm gì nếu không phải để thổ lộ, để giãi bày, để xoa dịu? Nếu muốn hiểu được thì phải được lắng nghe. Nếu muốn được lắng nghe thì phải nói trước đã. Vậy còn ngần ngừ chi nữa, hãy nói với nhau đi. Nói với ba, với mẹ, với anh chị, với em, với bạn bè…Đừng chat, đừng email, đừng post lên Facebook, hãy chạy đến gặp nhau, hay ít nhất, hãy nhấc điện thoại lên, thậm chí để gọi nhau một tiếng “…ơi” dịu dàng!

[Trích Tiếng người hay là tiếng chiêm bao?, Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội nhà văn, 2018, tr.102-103]

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2. Dựa vào đoạn trích, hãy cho biết, âm thanh nào mà tác giả khao khát được lắng nghe hơn cả thứ âm thanh thần kì của ban nhạc Secret Garden?

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Đừng chat, đừng email, đừng post lên Facebook, hãy chạy đến gặp nhau, hay ít nhất, hãy nhấc điện thoại lên, thậm chí để gọi nhau một tiếng “…ơi” dịu dàng!

Câu 4. Anh [chị] hãy nhận xét về quan điểm, thái độ của tác giả trước hiện tượng con người ngày càng ít nói với nhau hơn.

Đáp án:

Câu 1. Phương thức biểu đạt: nghị luận

Câu 2. Đó là âm thanh của tiếng nói con người, âm thanh của ai đó đang gọi tên tôi…

Câu 3.

Biện pháp điệp ngữ "Đừng" và biện pháp liệt kê "chat, email, post lên Facebook, chạy đến gặp nhau, nhấc điện thoại lên". Tác dụng: nhấn mạnh vào việc mà tác giả khuyên nhủ chúng ta nên và không nên làm trong cuộc sống để có thể có được cuộc sống giao tiếp tốt đẹp, chân thành hơn

Câu 4.

Tác giả đã thể hiện sự phê phán nhẹ nhàng và có chút buồn phiền trước hiện tượng mà con người đang ngày càng ít nói chuyện với nhau hơn ngày xưa. Từ đó, tác giả đã khuyên nhủ con người hãy cố gắng giao tiếp nhiều hơn với nhau trong cuộc sống.

Đọc hiểu Âm thanh đó đã bao lâu rồi tôi không còn nghe - Đề số 2

- Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Có phải chúng ta đang ngày càng ít nói với nhau hơn. Chúng ta gặp nhau qua YM, tin nhắn, chúng ta đọc blog hay những status trên Facebook mỗi ngày. Chúng ta tưởng đã biết hết, hiểu hết nhau mà không cần thốt lên lời. Có phải vậy chăng? Có phải ta cũng như loài cá heo giao tiếp với nhau bằng sóng siêu âm. Tiếng nói của con người dùng để làm gì nếu không dùng để thổ lộ, để giải bày, để xoa dịu. Nếu muốn được hiểu thì phải lắng nghe. Nếu muốn được nghe thì phải nói trước đã, hãy nói với nhau đi. Nói với ba, với anh chị, với em, với bạn bè… Đừng chat, đừng port lên Facebook. Hãy chạy đến với nhau, hoặc ít nhất là nhắc điện thoại lên. Thậm chí chỉ để nói với nhau một tiếng “ơi” dịu dàng. Một tiếng người thực sự yêu thương, ân cần, quan tâm, gần gũi ...Và chắc chắn, không phải là chiêm bao.

Câu 1. Thực trạng nào được phản ánh trong văn bản trên?

Câu 2. Theo tác giả, tiếng nói của con người dung để làm gì?

Câu 3. Phân tích một phép liên kết câu và một phép liên kết đoạn trong văn bản trên?

Câu 4. Tại sao tác giả lại khuyên chúng ta “hãy nói với nhau đi” chứ “đừng chat, đừng port lên Facebook? Trả lời bằng cách viết đoạn văn khoảng 5 - 8 dòng

Đáp án:

Câu 1. Đó là thực trạng con người ngày càng ít nói với nhau hơn

Câu 2. Theo tác giả, tiếng nói của con người dung để “thổ lộ, giải bày, xoa dịu”.

Câu 3. Cần chỉ rõ từ ngữ liên kết; các câu, đọan liên kết; gọi tên phép liên kết. Ví dụ: quan hệ từ “và” nối câu câu 1 với câu 2 – Phép nối Cụm từ “một tiếng” nối đoạn 1 với đoạn 2 – Phép lặp từ ngữ. ….

Câu 4.

- Về hình thức: phải viết một đoạn văn trong khoảng 5 - 8 dòng.

- Về nội dung: Phải lí giải được điều đó bằng cách chỉ ra được ý nghĩa, vai trò của việc giao tiếp trực tiếp bằng lời nói hằng ngày giữa con người với nhau Chẳng hạn: Việc trò chuyện trực tiếp bằng lời nói, giúp:

+ Có cơ hội thổ lộ giải bày rõ ràng những suy nghĩ của mình tránh hiểu nhầm, mâu thuần, xung đột

+ Cảm nhận sâu sắc hơn thái độ tình cảm của người khác.

+ Từ đó con người cởi mở, gần gũi, chan hòa, gắn bó với nhau hơn ….

Bài văn nghị luận xã hội về vấn đề Giao tiếp thời công nghệ

Nghị luận về vấn đề Giao tiếp thời công nghệ - Mẫu số 1

Ngay từ lúc còn bé chúng ta đã được dạy rằng giao tiếp là sự trao đổi thông tin, tiếp xúc giữa con người với con người thông qua ngôn ngữ, phi ngôn ngữ. Còn công nghệ là từ dùng để chỉ thiết bị kĩ thuật hiện đại như máy tính, điện thoại,... Nếu ngày trước ta chỉ biết rằng giao tiếp cần phải có sự gặp gỡ, trao đổi trực tiếp giữa con người với nhau thì bây giờ xuất hiện thêm một kiểu giao tiếp mới, đó là giao tiếp bằng công nghệ. Thay vì những lần tụ họp, những cái nói cười, bắt tay chào nhau, người ta gửi cho nhau những chia sẻ thông qua một cái màn hình lạnh lẽo.

Ngày nay, cùng với sự phát triển của công nghệ là sự ra đời của hàng loạt trang mạng xã hội. Kéo theo đó là cuộc sống thực của con người gần như chuyển sang một thế giới ảo. Hay nói cách khác, công nghệ đã và đang xâm chiếm thế giới con người. Ta chẳng còn lạ khi đi đến các quán cà phê hay nhà hàng thấy trên tay ai cũng cầm điện thoại. Một nhóm bạn ngồi trên bàn xoay quanh nhau nhưng học họ trò chuyện được khoảng mười lăm phút đầu rồi sau đó điện thoại ai nấy cầm. Người thì nhắn tin, người thì chơi game hay đăng hình lên mạng xã hội. Lên gặp nhau chụp vài tấm hình, đăng lên facebook cho mọi người biết nhưng thực tế không ai nói chuyện với nhau được quá mười câu. Hay những chuyện tình yêu "thời @", bắt đầu từ vài tin nhắn làm quen, vài tấm hình và nhận lời yêu chưa tới ba ngày, tuần sau lại thấy chia tay. Lời yêu hay lời chia tay được nói qua những dòng chữ khô khan. Thế thì lấy đâu ra sự chân thành? Chưa kể đến, khi nhu cầu cuộc sống tăng cao thì ba mẹ cũng phải chạy đua theo để kiếm tiền. Những đứa trẻ chỉ có thể nghe giọng ba qua điện thoại, trò chuyện với mẹ qua "video call", chúng cần một cái ôm dịu dàng của ba mẹ cũng trở nên khó khăn. Đặc biệt giao tiếp thời công nghệ còn biểu hiện ở mọi thông báo, cuộc họp của công việc gần như đều diễn ra qua mạng xã hội. Sếp có việc cần bật màn hình lên và họp "online", mặc dù rất tiện ích nhưng sẽ làm giảm đi sự tương tác trong công việc. Có thể nói con người đang dần xây dựng và nuôi dưỡng các mối quan hệ của mình thông qua các thiết bị công nghệ. Hay giao tiếp bằng công nghệ thật sự đã và đang len lỏi ăn sâu vào từng tiềm thức của con người.

Nhưng nguyên nhân vì sao con người lại dần lựa chọn công nghệ để giao tiếp? Trước nhất phải nói đến xã hội, xã hội phát triển, nhu cầu sống tăng cao, con người bị cuốn vào vòng xoáy thời gian, cơm áo, gạo tiền, công việc. Thời gian ở cơ quan nhiều hơn thời gian ở nhà, chính vì thế chỉ có thể trò chuyện, giao tiếp với mọi người bằng máy tính, điện thoại. Thứ hai, các thiết bị kĩ thuật xuất hiện nhiều và tiện ích, giúp con người giải quyết được vấn đề tiết kiệm thời gian. Ví dụ như thay vì phải tốn tiền và thời gian đến thăm một người bạn ở xa, bạn vẫn có thể trò chuyện với người ấy qua tính năng "video call" của facebook hay zalo. Hoặc những người bạn lâu ngày không gặp có thể biết thông tin nhau qua mạng xã hội. Chính vì những lẽ đó mà con người ngày càng ưa chuộng sự có mặt của các thiết bị công nghệ. Điều cuối cùng, giao tiếp bằng công nghệ có thể dễ dàng chia sẻ mọi thứ hơn. Nếu phải đứng trước người mình thích bày tỏ trực tiếp tình cảm và lựa chọn nói qua tin nhắn bạn sẽ thấy cái nào đơn giản hơn? Đặc biệt, ta thấy giới trẻ ngày nay có rất nhiều áp lực, tâm tư nhưng chúng chẳng bao giờ nói trực tiếp với ba mẹ, do không đủ can đảm. Vì thế nên đã lựa chọn phương thức gián tiếp là thông qua thiết bị công nghệ.

Bởi có nhiều tiện ích như vậy mà con người quên mất những hậu quả có thể để lại của việc lạm dụng quá nhiều công nghệ trong đời sống. Đầu tiên, có bao giờ bạn nghĩ nếu một ngày mạng xã hội biến mất đồng nghĩa với các mối quan hệ cũng theo đó mà đi vào quên lãng? Thứ hai, sự giao tiếp bằng công nghệ sẽ làm cho khoảng cách giữa người với người sẽ xa hơn. Có chăng cũng chỉ là xã giao, lâu lâu dăm ba câu hỏi thăm. Một điều bạn có thể thấy rõ nhất chính là ngày sinh nhật, nếu facebook hay zalo không thông báo thì liệu có được bao nhiêu người nhớ ngày sinh của bạn? Thứ ba, những người cha, người mẹ cứ nghĩ rằng lâu lâu hỏi thăm con cái vài câu, chỉ cần mua cho chúng điện thoại để tiện liên lạc là mọi thứ đều ổn. Nhưng họ đâu biết, trẻ em cần sự chăm sóc, cần tình yêu thương, vỗ về. Dần dần chúng thu nhỏ tầm nhìn vào chiếc điện thoại, từ đó dẫn đến những hệ lụy không đáng. Có thể kể ra như mê game, sống ảo, rơi vào trạng thái trầm cảm hoặc thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe. Giao tiếp là một nhu cầu của con người, rất cần thiết trong cuộc sống. Mỗi ngày đi làm, đi học chúng ta luôn mong muốn được trò chuyện, được chia sẻ chứ không phải nhìn những dòng chữ khô khan qua màn hình xanh, trắng. Chính sự giao tiếp bằng công nghệ đã đẩy con người vào lối sống vô cảm, hùa theo đám đông, Chỉ cần có một sự việc gì đó được đưa lên họ sẽ lập tức soi xét mà không cần biết thực hư ra sao. Đó cũng chính là hậu quả của việc giao tiếp bằng công nghệ.

Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng giao tiếp bằng công nghệ ngày một phổ biến như thế này? Thiết nghĩ con người cần có sự chủ động trong việc sử dụng các thiết bị công nghệ, đừng để nó chi phối đến các mối quan hệ của mình. Mỗi ngày tập thói quen giao tiếp bằng ngôn ngữ, trực tiếp thay vì sử dụng thiết bị công nghệ. Hiện nay có phần mềm tính thời gian các bạn sử dụng điện thoại, hãy cài đặt và tự đặt ra giới hạn mỗi ngày. Hãy đặt điện thoại xuống và bước ra ngoài mỉm cười chào nhau một cái sẽ thấy cuộc sống này thật tươi đẹp. Thiết bị công nghệ không xấu, thậm chí giúp ích cho con người rất nhiều nhưng nếu lạm dụng sẽ có tác dụng ngược ảnh hưởng đến cuộc sống, tâm lí. Thời đại công nghệ nên ai cũng không muốn mình là người lạc hậu. Bạn có thể nhờ đến sự giúp đỡ của thiết bị điện tử ở một số vấn đề nhưng tuyệt nhiên đừng ấn định nó trong giao tiếp. Con người chúng ta sinh ra có ngôn ngữ - hãy dùng chính ngôn ngữ để duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người.

Nghị luận về vấn đề Giao tiếp thời công nghệ - Mẫu số 2

Nếu bạn đặt chân vào một nhà hàng sang trọng hay một quán nước vỉa hè, rồi sân bay, nhà ga, hay bất cứ nơi công cộng nào… Bạn có nhận thấy một điều rất phổ biến hiện nay, đó là mọi người ai cũng cầm trên tay một chiếc điện thoại thông minh, ngồi bấm bầm và không nói chuyện với nhau. Hình ảnh này đã được nhiều phương tiện thông tin đại chúng đưa tin và nó gợi cho ta suy ngẫm về vấn đề giao tiếp thời công nghệ. Công nghệ ra đời, đến nay được đánh dấu ở mốc 4.0 thể hiện những bước tiến vĩ đại của loài người. Lợi ích nó mang lại không hề nhỏ, trong đó vấn đề giao tiếp cũng được cải thiện đáng kể. Bạn có những mối quan hệ quá lâu không liên lạc, nhờ công nghệ bạn đã kết nối được với họ. Người thân của bạn đi xa, có công nghệ bạn thường xuyên trò chuyện được với họ. Việc mua đồ không phải đến tận nơi, trò chuyện với chủ cửa hàng, không bị những ánh mắt dò xét của những bà chủ khó tính. Cả những tâm tư thầm kín cũng dễ dàng chia sẻ mà không sợ ngại, xấu hổ… Rõ ràng, công nghệ phát triển việc giao tiếp của con người trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, khoảng cách đã dần thu hẹp và gia tăng hiệu quả giao tiếp hơn. Tuy nhiên, mặt trái của công nghệ trong vấn đề giao tiếp cũng đã được đề cập ngay ở phần mở đầu. Công nghệ có thực sự khiến con người ta xích lại gần nhau? Nhìn viễn cảnh mà chúng ta đã nhắc tới ở trên thì con người bận giao tiếp trong một thế giới ảo, mải mê quan tâm đến những mối quan hệ qua màn hình… Điều này thật đáng báo động. Hơn nữa, cứ ngỡ quan tâm, tương tác nhau trên mạng xã hội thì bên ngoài cũng sẽ như vậy, nhưng không, sự thật hoàn toàn ngược lại. Bên cạnh đó, điều đáng sợ là giao tiếp thời công nghệ có thể thoải mái, dễ dãi đến mức thái quá. Đặc biệt là các bạn học sinh. Muốn biết học sinh có nói tục chửi bậy không cứ lên facebook. Đa số các vụ bạo lực học đường hiện nay đều có liên quan đến vấn đề giao tiếp trên mạng xã hội. Vậy, giao tiếp thời công nghệ có cần phải có những quy chuẩn không? Hoàn toàn có, vì việc giao tiếp là sử dụng ngôn ngữ. Chỉ cần bất cứ giao tiếp nào gây ảnh hưởng đến ngôn ngữ đều khiến cho trình độ văn minh của một đất nước đi xuống. Bạn và tôi, chúng ta đang sống trong bối cảnh như hiện nay, giao tiếp tốt hay xấu cũng đều do xuất phát từ chính mỗi người.

Nghị luận về vấn đề Giao tiếp thời công nghệ - Mẫu số 3

Cuộc sống phong phú hơn, tiện ích hơn với những công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, có những người quá “đắm đuối” giao tiếp do lạm dụng công nghệ đến nỗi bỏ quên việc trò chuyện trực tiếp cũng như những mối quan hệ ngoài đời. Chúng ta có thể hiểu “giao tiếp” là trao đổi, tiếp xúc với nhau. Cụ thể giữa con người với con người, giao tiếp có thể qua: ngôn ngữ hoặc phi ngôn ng [bao gồm ngôn ngữ cơ thể]. “Công nghệ” là thuật ngữ nói chung chỉ các phương tiện kỹ thuật, máy móc hiện đại, như: điện thoại, máy tính,.. Hiện nay đi ra các quán cà phê cuối tuần đông đúc hơn thường nhật chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh: Mỗi bàn có 5 -7 người, có điều suốt thời gian ngồi bên nhau, họ cùng nhâm nhi cà phê nhưng không ai nói chuyện với ai mà trao đổi với người khác qua các phương tiện công nghệ. Ngay cả trong quan hệ công việc, tình yêu hay gia đình, nhiều người cũng thích nói chuyện trên mạng hơn. Nhiều bạn trẻ ngày nay đã lười giao tiếp hẳn, quá lạm dụng công cụ trò chuyện trên những mạng xã hội. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do một số bạn còn quá lệthuộc vào công nghệ, chưa biết kiểm soát bản thân. Dẫn tới hậu quả là giao tiếp bằng cách trò chuyện trực diện ngày càng bị chối bỏ: Khi trò chuyện trên mạng thì rất thân mật nhưng gặp ở ngoài thì toàn bơ nhau như chưa hề quen biết. Các mối quan hệ bị rạn nứt hoặc mất đi: Quan hệ thân thiết giữa những người trong gia đình, bạn bè, xã hội ngày càng “nhạt” đi, khó thấu hiểu và cảm thông lẫn nhau. Để cải thiện tình hình trên, chúng ta hãy cùng thực hiện qua khẩu hiệu: “Hãy tắt máy tính, ra ngoài và gặp ai đó”, hay “Hãy đối mặt với vấn đề của bạn, đừng mang nó lên Facebook”. Bản thân mỗi người cần biết kiểm soát việc sử dụng công nghệ của bản thân.

Video liên quan

Chủ Đề