Tại sao thổ nhĩ kỳ tấn công syria

Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố tiến hành chiến dịch quân sự ở Syria có thể nằm trong toan tính của nước này rằng Nga, châu Âu và Mỹ đang bị chi phối bởi cuộc xung đột ở Ukraine, nên không quan tâm nhiều đến Syria.

  • Đằng sau cuộc đàm phán giữa Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Điển và Phần Lan về gia nhập NATO

  • Thổ Nhĩ Kỳ ra 'tối hậu thư' cho phương Tây

Binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ trong một cuộc tuần tra chung ở Syria. Ảnh: EPA

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan mới đây cho biết nước này sẽ phát động một chiến dịch quân sự ở Syria để tạo ra một "khu vực an toàn".Theo tờ Bưu điện Jerrusalem ngày 29/5, đánh giá về tuyên bố trên của ông Erdoğan, các chuyên gia cho rằng đó có thể là nằm trong toan tính của Thổ Nhĩ Kỳ.

Oytun Orhan, chuyên gia phân tích tại Trung tâm Nghiên cứu Trung Đông có trụ sở tại Ankara, nhận định, tuyên bố của Tổng thống Erdoğan về việc tạo ra một “vùng an toàn” có thể là một cách để đánh giá quan điểm của các quốc gia khác: “Thổ Nhĩ Kỳ muốn kiểm tra phản ứng của các đồng minh NATO, xem họ có ủng hộ một cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ hay không".

Theo vị chuyên gia trên, hiện ông Erdoğan sẽ nỗ lực cải thiện các điều kiện để tiến hành một cuộc tấn công vào lãnh thổSyria, thông qua việc tìm cách làm giảm bớt sự phản đối từ các quốc gia khác.

Một trong số các biện pháp đó là Thổ Nhĩ Kỳ có thể "mặc cả" với các nước NATO liên quan đến tư cách thành viên của Phần Lan và Thụy Điển để đổi lấy sự ủng hộ của họ vềchiến dịch chống lại lực lượng người Kurd ở Syria.

Bên cạnh đó, chiến dịch quân sự ở Syria của Thổ Nhĩ Kỳ có thể nằm trong toan tính của nước này rằng Nga, châu Âu và Mỹ đang bị chi phối bởi cuộc xung đột ở Ukraine.Theo đó, cuộc xung đột ở Ukraine đã cải thiện điều kiện để Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành một cuộc tấn công vào Syria vì Ukraine đã làm suy yếu và giảm nguồn lực của quân đội Nga, lực lượng ủng hộ đối thủ của Ankara, Tổng thống Syria Bashar Assad.

Đồng quan điểm trên, Berk Esen, chuyên gia nghiên cứu về chính trị Thổ Nhĩ Kỳ tại Viện Các vấn đề Quốc tế và An ninh Đức bình luận, chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine và vị thế đang suy yếu của Moskvacó thể là một phần trong tính toán của ông Erdoğan. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cũng có thể toan tính rằng châu Âu và Mỹ đangtập trung vào cuộc xung đột ở Ukraine nên khôngquan tâm nhiều đến Syria.

Chuyên gia Esen cũng lưu ý rằng cuộc chiến nhằm vào các lực lượng người Kurd sẽ giúp ôngTổng thống Erdoğanthu hút sự ủng hộ từ các cử tri Thổ Nhĩ Kỳ, đặc biệt khi ông nói rằng nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc trở lại quê hương của những người tị nạn Syria.

“Mức tín nhiệm của ông Erdoğan sẽ tăng lên khiông ấy giải quyết được cả hai câu hỏi: câu hỏi về người Kurd và câu hỏi về di cư. Điều này thực sự sẽ khiến phe đối lập trong tình trạng không chắc chắn”, ông Esen kết luận.

Công Thuận/Báo Tin tức

Nguy cơ căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ về chiến dịch quân sự ở Syria

Chiến dịch quân sự mới của Thổ Nhĩ Kỳ có thể khiến mối quan hệ của nước này với Mỹ căng thẳng.

Chia sẻ:

Từ khóa:

  • Thổ Nhĩ Kỳ,
  • Syria,
  • chiến dịch quân sự,
  • Nga,
  • Ukraine,
  • xung đột,
  • bầu cử,
  • cử tri,
  • di cư,
  • Mỹ,
  • toan tính,
  • mặc cử,
  • phần lan,
  • thụy điển,
  • NATO,
  • tổng thống,
  • toan tính,

Lý do Thổ Nhĩ Kỳ tấn công người Kurd ở Syria

Cập nhật: 09/10/2019

Tổng thống Mỹ Donald Trump bị chỉ trích vì quyết định bỏ mặc liên minh do người Kurd dẫn đầu – lực lượng đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống IS ở Iraq và Syria, đồng thời bật đèn đèn xanh cho cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ vào khu vực miền Bắc Syria có đông người Kurd sinh sống.

Xe quân sự Thổ Nhĩ Kỳ ở miền Bắc Syria. Ảnh: Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ

Quyết định của Tổng thống Trump đã vấp phải sự chỉ trích thậm chí từ chính các thành viên đảng Cộng hòa của ông. Họ gọi đây là “một sai lầm thảm họa” đồng thời kêu gọi ông xem xét lại quyết định của mình.

“Nếu Tổng thống vẫn kiên quyết muốn rút quân, ông cần phải biết rằng quyết định tồi tệ này sẽ dẫn tới việc “đồ sát” các đồng minh – những người đã chiến đấu với chúng ta, trong đó có cả phụ nữ và trẻ em”, Ben Sasse, một thành viên đảng Cộng hòa trong Ủy ban Tình báo Thượng viện nói.

Tuy nhiên, Tổng thống Trump bảo vệ quan điểm của mình bằng một tuyên bố trên Twitter, nói rằng, mặc dù người Kurd “đã chiến đấu cùng chúng ta” nhưng họ đã được trả tiền và thiết bị để làm điều đó.

“Giờ là lúc chúng ta phải rút khỏi những cuộc chiến không hồi kết và đưa các binh sỹ của chúng ta về nhà”, ông Trump tuyên bố trên Twitter.

Vì sao Thổ Nhĩ Kỳ muốn tấn công người Kurd ở Syria?

Người Kurd là dân tộc thiểu số lớn nhất thế giới mà không có đất nước riêng của mình. Có gần 35 triệu người Kurd đang sống dọc biên giới các nước Iraq, Syria, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ. Trong đó, dân số người Kurd cao nhất là ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Vấn đề nan giải trong cuộc khủng hoảng người Kurd có từ thời hậu Thế chiến 1, sau sự sụp đổ của Đế chế Ottoman khi Pháp và Anh vẽ ra bản đồ cho một Trung Đông thất bại trong việc hòa đồng các nhóm thiểu số sống khắp khu vực, điều đã khiến người Kurd sống rải rác khắp 4 nước khác nhau.

Suốt nhiều thập kỷ, họ đã đấu tranh để thành lập nhà nước người Kurd, trong khi đối mặt với các cuộc trấn áp từ các chính phủ. Điều này dẫn tới việc có nhiều nhóm người Kurd khác nhau khắp khu vực – một số là phiến quân, một số thì khác – như Đảng Công nhân người Kurd [PKK] ở Thổ Nhĩ Kỳ, YPG ở Syria và Peshmerga ở Iraq cùng nhiều nhóm khác.

Khi Tổ chức Nhà nước Hồi giáo trỗi dậy ở Trung Đông năm 2014 và chia cắt các đường biên giới phía Tây khắp Syria và Iraq, thì người Kurd, một cách trùng hợp, nhận thấy chính mình là nhóm thành công nhất trong việc kiềm chế IS.

Sau đó, được Mỹ hậu thuẫn chống lại IS, cuộc chiến đã lôi kéo nhiều nhóm người Kurd khác lại với nhau. Họ nghĩ tới việc một nhà nước người Kurd có thể được hiện thực hóa một ngày nào đó nếu họ giúp Mỹ đánh bại IS.

Tuy nhiên, đối với những nước như Thổ Nhĩ Kỳ, vốn có cuộc chiến kéo dài với người Kurd tại khu vực Đông Nam nước này, lại nhìn thấy một bối cảnh phức tạp.

Đảng Công nhân người Kurd [PKK] ở Thổ Nhĩ Kỳ đã vũ trang năm 1984 với mục đích thành lập khu vực tự trị người Kurd bằng vũ lực. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ và nhiều nước khác trong đó có Mỹ, Australia, coi PKK là một nhóm khủng bố.

Dù các lãnh đạo người Kurd ở Syria nói rằng họ tách biệt với PKK thì Thổ Nhĩ Kỳ vẫn coi họ là nhánh mở rộng của PKK, và viễn cảnh về một lực lượng vũ trang người Kurd thống nhất, mạnh mẽ dọc biên giới Đông Nam của Thổ Nhĩ Kỳ là điều mà Ankara không bao giờ mong muốn.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan từng tuyên bố sẽ “đánh bại” các lực lượng người Kurd mà ông nói là “khủng bố” và là mối đe dọa với an ninh Thổ Nhĩ Kỳ.

Đằng sau quyết định bị chỉ trích của Trump

Lực lượng Mỹ đã làm việc bên cạnh các lực lượng người Kurd trên thực địa và đã cung cấp những hỗ trợ thiết yếu suốt nhiều năm cho cuộc chiến chống IS.

Nhiều người Kurd trong khu vực đã hy vọng rằng nếu và một khi chiến thắng trước IS, họ có thể hy vọng về việc thành lập một đất nước độc lập – động lực chính khiến họ tham gia vào cuộc chiến chống IS và liên minh với Mỹ.

Tuy nhiên, cũng giống như thời hậu Thế chiến 1, người Kurd lại bị đối xử một cách bất công.

Ví dụ, năm 2017, sau khi đánh bại IS ở Iraq, người Kurd ở Iraq đã tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân giành độc lập với hơn 90% số người ủng hộ. Tuy nhiên, các đồng minh phương Tây phản đối việc tổ chức trưng cầu ý dân này, và chính quyền Iraq cũng không công nhận tính hợp pháp của nó.

Sau đó, năm 2018, khi Mỹ tuyên bố đánh bại IS ở Syria, Tổng thống Trump đặt ra kế hoạch bắt đầu rút lính Mỹ khỏi Syria, nhưng sau những lời cáo buộc “bỏ rơi” đồng minh người Kurd, ông đã đình chỉ kế hoạch rút quân.

Tháng 8/2019, Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đồng ý thiết lập một vùng đệm dọc biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, điều mà giới chức người Kurd cũng bày tỏ sự ủng hộ và tiến tới dỡ bỏ các công sự biên giới trong bối cảnh có sự đảm bảo Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không tấn công.

Tuy nhiên mọi chuyện thay đổi nhanh chóng khi Tổng thống Trump lại tuyên bố Mỹ sẽ rút khỏi miền Bắc Syria.

Tương lai nào cho người Kurd ở Syria?

Cả đảng Dân chủ và Cộng hòa đều đã cảnh báo việc để Thổ Nhĩ Kỳ tấn công vào miền Bắc Syria đồng nghĩa với việc gửi đi một thông điệp đầy bất trắc tới các đồng minh của Mỹ trên toàn cầu.

“Nó sẽ mở ra những mặt trận mới trong cuộc xung đột và hàng trăm nghìn người mất nhà ở trong khu vực sẽ rơi vào cuộc khủng hoảng nhân đạo”, Eric Schwart, người đứng đầy tổ chức Người tị nạn quốc tế nói.

Thổ Nhĩ Kỳ muốn thiết lập “vùng an toàn” 32km dọc biên giới Syria với hy vọng sử dụng khu vực này để hồi hương 3,6 triệu người Syria hiện đang sống tị nạn ở Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, ông Schwartz cho rằng kế hoạch này là vô trách nhiệm và đặt cuộc sống của họ vào rủi ro”.

“Với cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ, người Kurd ở Syria có thể mất tất cả”, Wladimir van Wilgenburg, một nhà phân tích, đồng thời là tác giả cuốn sách “Người Kurd ở miền Bắc Syria”.

Theo ông Van Wilgenburg, SDF đã dỡ các hào chiến đấu và công sự vì lời hứa từ các quan chức Mỹ rằng sẽ không có cuộc tấn công nào. Nhưng sau 1 cuộc gọi của Erdogan, ông Trump đã thay đổi suy nghĩ.

Ông Van Wilgenburg cũng nói rằng, dù người Kurd để ngỏ việc đối thoại với Thổ Nhĩ Kỳ, thì họ vẫn sẵn sàng tự bảo vệ mình trước cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ.

“Họ đã rút các lực lượng khỏi các khu vực biên giới với chính quyền Syria như ở giếng dầu Oman”, ông nói. Họ cũng có thể chuyển hướng tới chính quyền Tổng thống Bashar al Assad thỏa thuận.

“Tuy nhiên, đó sẽ là một cuộc mặc cả rất khó khăn”, ông nói./.

Video liên quan

Chủ Đề