Tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay mở mắt

Lần đầu tiên làm mẹ, nhất cử nhất động của con đều khiến chúng ta lo lắng. Nhiều người đã thực sự hoảng hốt khi nhìn thấy bé ngủ nhưng mắt vẫn mở. Trông hơi “kì quặc”, nhưng đó là hiện tượng không đáng lo, mẹ nhé!

Đừng hoảng hốt khi trẻ ngủ mở mắt

Bởi theo y khoa, hiện tượng bé ngủ mở mắt là hoàn toàn vô hại và cũng không phải là bệnh tật gì cả. Mẹ có thể nghĩ rằng đó là hành vi không bình thường, nhưng thực ra, nhiều đứa trẻ vẫn có giấc ngủ rất ngon ngay cả khi mắt vẫn mở. Hiện tượng này thường gặp ở trẻ trong giai đoạn đầu đời, nhất là vào độ tuổi từ 12-18 tháng.

Hiện tượng ngủ mắt vẫn mở tương đối phổ biến ở nhiều trẻ sơ sinh

Vẫn chưa có nghiên cứu nào có thể lý giải chính xác được tại sao trẻ ngủ mà mắt vẫn mở. Một số bác sĩ nhi khoa cho rằng, hiện tượng này xảy ra trong quá trình giấc ngủ REM. Thông thường, chúng ta trải qua 2 dạng giấc ngủ khác nhau, đó là giấc ngủ chuyển động mắt nhanh hay giai đoạn mơ – REM và giấc ngủ không mơ – non REM.

Có thể do giấc ngủ REM ở trẻ sơ sinh thường dài hơn người lớn và nó bao gồm khoảng 50% tổng thời gian ngủ nên bên cạnh việc chuyển động mắt nhanh, trẻ sẽ có thêm hiện tượng ngủ mà mắt vẫn chưa nhắm.

Khi nào mẹ nên lo lắng?

Nếu thấy việc bé mở mắt khi ngủ làm bạn lo sợ, lúc con đã chìm sâu vào giấc ngủ, mẹ hãy dùng tay nhẹ nhàng khép mí mắt bé lại cho đến khi mắt nhắm hoàn toàn. Không nên lo lắng hay căng thẳng thái quá mà hãy yên tâm rằng đó là hành vi tương đối phổ biến ở nhiều trẻ.

Tuy nhiên, mẹ cũng nên trao đổi với bác sĩ nếu bé ngủ mở mắt trong nhiều giờ liền hoặc thường xuyên như vậy khi bé trên 18 tháng tuổi. Vì trong một vài trường hợp, bé có thể bị tật bẩm sinh ở phần đuôi mắt khiến không thể nhắm mắt bình thường được. Đôi khi nguyên nhân của hiện tượng này lại là do di truyền.

Thêm 1 trường hợp rất hiếm gặp và chỉ xảy ra với những lớn, đó có thể là dấu hiệu không tốt về sức khỏe như tổn thương dây thần kinh mặt, các bệnh về tuyến giáp hay khối u nào đó. Lúc này, cần phải trao đổi với các chuyên gia y tế để hiểu rõ hơn và có cách chữa trị phù hợp.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Trẻ sơ sinh ngủ mở mắt có ảnh hưởng sức khỏe hay không?

[VOH] – Nhiều ông bố bà mẹ thường lo lắng, thậm chí là sợ hãi khi thấy trẻ ngủ mở mắt. Vậy thực tế, hiện tượng trẻ ngủ mở mắt có ảnh hưởng gì đến sức khỏe hay không?

Khi trẻ chào đời, cha mẹ có rất nhiều vấn đề cần phải lo lắng và một trong số những vấn đề được nhiều bậc phụ huynh quan tâm đến chính là giấc ngủ của con có đạt chất lượng? Trong quá trình quan sát bé yêu ngủ, nhiều bậc cha mẹ đã giật mình khi thấy bé ngủ mở mắt dù con đã say giấc từ lâu. Nếu bạn cũng đang có những lo lắng về hiện tượng trẻ ngủ mở mắt thì hãy theo dõi ngay những thông tin được chia sẻ bên dưới.

1. Vì sao trẻ sơ sinh ngủ mở mắt?

Thực tế, hiện tượng ngủ mở mắt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là một tình trạng khá phổ biến. Không phải là bé ngủ với đôi mắt ở to tròn mà là mắt nhìn gần giống như mở.

Theo các bác sĩ y khoa thì đây là một hiện tượng hoàn toàn vô hại và cũng không phải là bệnh tật gì cả. Tình trạng trẻ ngủ mở mắt thường gặp nhiều nhất là vào độ tuổi từ sơ sinh đến 18 tháng tuổi.

Mặc dù chưa có một công trình khoa học nào lý giải được nguyên nhân chính xác dẫn đến hiện tượng trẻ ngủ mở mắt, nhưng một số nhà khoa học cho rằng tình trạng thường xảy ra khi bé có một giấc ngủ REM – giấc ngủ mắt chuyển động nhanh. Đây là một giai đoạn rất tốt trong chu kỳ ngủ của bé.

Trẻ ngủ mở mắt thường xảy ra khi bé có một giấc ngủ REM [Nguồn: Internet]

Thông thường, ở trẻ sơ sinh có giấc ngủ REM chiếm đến 50% tổng thời gian ngủ vì hàng ngày bé ngủ khoảng 14  - 16 tiếng, trong đó chỉ có 8 tiếng là giấc ngủ sâu. Thời gian còn lại ngoài việc chuyển động mắt nhanh, bé sẽ ngủ trong trạng thái mắt chưa nhắm hẳn.

Tuy mắt chưa nhắm nhưng điều này không hề liên quan tới chất lượng giấc ngủ của trẻ vì cơ thể bé vẫn được thư giãn và thể chất vẫn tăng trưởng một cách bình thường, khỏe mạnh.

2. Trẻ ngủ mở mắt: Khi nào mẹ cần lo lắng?

Như đã nói, việc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ngủ mở mắt là một hiện tượng hoàn toàn bình thường và khá phổ biến ở nhiều em bé nên các mẹ không cần phải quá lo lắng. Nếu cảm thấy không quen với việc con ngủ mở mắt thì mẹ có thể nhẹ nhàng vuốt mí mắt bé cho đến khi mắt bé khép lại.

Tuy vậy, nếu trong trường hợp mẹ thấy bé ngủ mở mắt trong nhiều giờ liền hoặc thường xuyên như vậy khi bé  đã trên 18 tháng tuổi thì mẹ nên trao đổi cùng bác sĩ. Bởi trong một vài trường hợp, bé có thể bị dị tật bẩm sinh ở phần đuôi mắt khiến mắt không thể nhắm bình thường được.

Ngoài ra, việc trẻ ngủ mở mắt cũng có thể là do di truyền. Nếu trong gia đình, cha hoặc mẹ có thói quen ngủ mở mắt thì nhiều khả năng bé cũng sẽ thừa hưởng điều này từ người lớn.

Lưu ý: Trong số ít trường hợp rất hiếm, thường gặp ở những trẻ lớn hơn khi ngủ mở mắt trong thời gian dài có thể là dấu hiệu tổn thương thần kinh trên khuôn mặt, do khối u hoặc các vấn đề về tuyến giáp. Cha mẹ cần đưa bé để gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám chính xác.

Như vậy, phần lớn trẻ mở mắt khi ngủ là một điều khá phổ biến và thường không đem đến bất kỳ một biến chứng nào. Vì thế các bậc cha mẹ không nên quá lo lắng, nếu cảm thấy không an tâm về thói quen ngủ của bé, hãy đến gặp bác sĩ để được tìm hiểu kỹ hơn.

Group Mẹ và Bé VOH - Những bà mẹ thông thái

NGUỒN THAM KHẢO

 

Tình trạng trẻ 1 tuổi ngủ mở mắt cũng là một trong số những điều khiến các bậc phụ huynh lo lắng. Vậy trẻ 1 tuổi ngủ mở mắt có nguy hiểm hay không? Nguyên nhân khiến điều này xảy ra là gì? Cùng Monkey giải đáp qua bài viết bên dưới nhé!

Nguyên nhân khiến trẻ 1 tuổi ngủ mở mắt

Trên thực tế, tình trạng ngủ mở mắt là điều khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Theo các bác sĩ chuyên khoa Nhi thì đây là một hiện tượng hoàn toàn không có hại và thường đến từ những nguyên nhân sau đây:

Di truyền

Y học đã nghiên cứu tình trạng trẻ 1 tuổi ngủ mở mắt có tính di truyền từ ba và mẹ, nếu một trong hai vợ chồng có thói quen này thì con cũng sẽ có tỉ lệ mở mắt khi ngủ cao hơn so với những đứa trẻ khác.

Tuy nhiên, trường hợp trẻ bị di truyền không gây ra những bệnh lý nguy hiểm, mặc dù trẻ mở mắt nhưng hầu hết các con đều ngủ rất ngon và thói quen này có thể sẽ duy trì cho đến khi con trưởng thành.

Sức khỏe

Đôi mắt của trẻ 1 tuổi luôn là một cơ quan rất nhạy cảm mà các yếu tố từ bên ngoài như ánh sáng, bụi bẩn… có thể làm tổn thương đến.

Trường hợp do sức khỏe ảnh hưởng đến tình trạng ngủ mở mắt thường không phổ biến, tuy nhiên ba mẹ vẫn phải theo dõi và có thể can thiệp. Sau đây là những vấn đề khiến mắt trẻ không nhắm mắt kín được khi ngủ:

  • Thần kinh: Bị liệt dây thần kinh vận động mở nhắm mắt, cơ mặt bị tổn thương, hội chứng rối loạn giấc ngủ…
  • Mắt: Hở mắt, lồi mắt, bị tổn thương vùng mặt gần mắt, có khối u gần mặt…
  • Bị rối loạn giấc ngủ, teo liệt vận động cơ mặt, có vấn đề về tuyến giáp: Vấn đề về tuyến giáp là một trong số ít những trường hợp hiếm xảy ra, bên cạnh đó còn có thể là dấu hiệu tổn thương thần kinh trên khuôn mặt, khối u. Vì vậy, điều tốt nhất vẫn là cha mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra cho ra kết quả chính xác nhất.

Trẻ 1 tuổi ngủ mở mắt có hại hay không?

 

Các bác sĩ xác nhận rằng trẻ ngủ mở mắt thường không gây hại và bạn cũng không cần phải lo lắng quá nhiều. Bởi tình trạng trẻ 1 tuổi ngủ mở mắt không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mắt, hai bên mắt vẫn sẽ hoạt động bình thường và cha mẹ không cần phải lo lắng.

Ngược lại, nếu nhận thấy mắt con có dấu hiệu bị khô do mở mắt, hãy cho con sử dụng thuốc nhỏ mắt dịu nhẹ để con cảm thấy dễ chịu hơn.

Ngủ mở mắt thường xảy ra trong giai đoạn giấc ngủ REM [giấc ngủ mắt chuyển động nhanh]. Đây là giai đoạn rất tốt trong chu kỳ ngủ của bé. Bé thường có thời gian ngủ REM nhiều hơn người lớn, chiếm khoảng 50% tổng thời gian ngủ của bé.

Tuy nhiên, nếu tình trạng ngủ mở mắt của trẻ xảy ra kéo dài sẽ làm bụi bẩn dễ rơi vào mắt kèm theo rối loạn hoạt động chớp mắt và nhắm mở mí mắt.

Nếu 2 bên mắt đều nhau và bé sinh hoạt bình thường thì bạn không cần làm gì thêm. Tuy nhiên, vì đặc điểm của mắt là cần được cung cấp đủ độ ướt nhờ hoạt động chớp mắt.

Nếu 2 bên mắt nhắm không đều, bạn cần đưa bé đến khám tại cơ sở y tế để tìm nguyên nhân và kiểm tra xem bé có bị tình trạng khô mắt hay không và nên dùng thuốc gì để khắc phục tình trạng này.

Nên làm gì khi trẻ 1 tuổi ngủ mở mắt

Chất lượng giấc ngủ của bé luôn là một trong những vấn đề mà ba mẹ quan tâm nhất, khi quan sát bé yêu ngủ, có nhiều trường hợp ba mẹ nhìn thấy con ngủ trong trạng thái mở mắt hờ nên lo lắng không biết con có đang gặp phải triệu chứng gì hay không.

Để giúp cho bé có một giấc ngủ ngon mà không bị khô hay bị các vấn đề khác về mắt, bạn có thể thực hiện theo một trong những gợi ý sau:

  • Khi trẻ 1 tuổi ngủ mở mắt, bạn hãy nhẹ nhàng vuốt mí mắt cho bé cho đến khi mắt bé khép lại. Hãy chắc chắn rằng bé đã ngủ trước khi bạn làm nhé, thực hiện động tác này giúp bé có một giấc ngủ ngon và tránh bị khô mắt hơn.
  • Thông thường, bé vẫn sẽ ngủ ngon ngay cả khi đang mở mắt. Nhưng nếu thói quen này của bé vẫn khiến bạn lo lắng cho chất lượng ngủ của con thì hãy đưa con đến gặp bác sỹ để được tư vấn và tìm ra giải pháp phù hợp hơn nhé.

Xem thêm: [GIẢI ĐÁP] Trẻ 1 tuổi ra nhiều mồ hôi khi ngủ là do đâu?

Trên đây là những chia sẻ của Monkey về tình trạng trẻ 1 tuổi ngủ mở mắt, hy vọng có thể đem đến cho ba mẹ những thông tin bổ ích trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy con.

Video liên quan

Chủ Đề