Tăng huyết áp nguyên phát là gì năm 2024

Tăng huyết áp vô căn [nguyên phát]: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh - Ảnh: BookingCare

Phần lớn các trường hợp được chẩn đoán tăng huyết áp đều được xác định là tăng huyết áp vô căn [tăng huyết áp nguyên phát]. Vậy cụ thể tình trạng này là gì và có nguy hiểm không, làm thế nào để kiểm soát? Tìm hiểu chi tiết về tăng huyết áp vô căn qua bài viết dưới đây từ BookingCare.

Tăng huyết áp vô căn [nguyên phát] là tình trạng gì? Khác gì so với các tình trạng tăng huyết áp khác?

Tăng huyết áp vô căn, hay tăng huyết áp nguyên phát, là tình trạng huyết áp cao không xác định được rõ nguyên nhân.

Huyết áp là lực của máu tác động lên thành động mạch khi tim bơm máu đi khắp cơ thể. Tăng huyết áp xảy ra khi áp lực của dòng máu chảy trong thành mạch mạnh hơn mức bình thường, tức là trên 140/90 mmHg. Huyết áp tăng trong thời gian dài gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe, chẳng hạn như bệnh tim mạch.

Hầu hết các trường hợp tăng huyết áp đều được phân loại là tăng huyết áp vô căn do không tìm thấy nguyên nhân đặc hiệu. Tăng huyết áp thứ phát là tình trạng huyết áp cao xác định được nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bệnh, có thể do một loại bệnh lý gây ra hoặc do tác dụng phụ của thuốc.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng huyết áp vô căn

Không thể xác định được nguyên nhân trực tiếp gây ra tăng huyết áp vô căn mà các nhà nghiên cứu chỉ chỉ ra một số yếu tố rủi ro khiến bệnh tăng huyết áp vô căn phát triển, bao gồm:

  • Người cao tuổi, từ 65 tuổi trở lên
  • Người mắc bệnh tiểu đường
  • Chế độ ăn uống không hợp lý, đặc biệt là quá nhiều muối
  • Người thừa cân và béo phì
  • Lối sống ít vận động với hoạt động thể chất hạn chế
  • Lạm dụng các chất kích thích như caffeine hoặc rượu bia
  • Các vấn đề về giấc ngủ, chẳng hạn như mất ngủ

Yếu tố di truyền là một trong những yếu tố nguy cơ chính dẫn đến bệnh tăng huyết áp vô căn. Nếu bạn có người thân trong gia đình có tiền sử mắc bệnh cao huyết áp bất kỳ, bạn nên chú ý theo dõi chỉ số huyết áp của mình và có biện pháp kiểm soát nếu nhận thấy có dấu hiệu của tăng huyết áp.

Triệu chứng tăng huyết áp vô căn

Ở giai đoạn đầu, tăng huyết áp vô căn thường không có triệu chứng. Theo thời gian, áp lực máu cao gây tổn thương mạch máu có thể bắt đầu phát triển thành các triệu chứng. Khi đó, bạn có thể gặp phải các triệu chứng:

  • Đi tiểu ra máu
  • Mờ mắt
  • Đau ngực và khó thở
  • Chóng mặt và choáng váng
  • Mệt mỏi.
  • Sương mù não, với các triệu chứng đi kèm bao gồm: suy giảm trí nhớ, giảm khả năng tập trung, suy nghĩ chậm chạp,...
  • Chảy máu mũi
  • Đau đầu dữ dội

Phương pháp chẩn đoán tăng huyết áp vô căn

Phương pháp trực quan và nhanh nhất để chẩn đoán các bệnh lý cao huyết áp chính là đo huyết áp của người bệnh. Các bác sĩ sẽ kiểm tra huyết áp của bạn bằng máy đo huyết áp trước tiên. Trường hợp bạn mắc huyết áp cao hoặc tình trạng huyết áp không ổn định, bác sĩ sẽ yêu cầu và hướng dẫn bạn kiểm tra huyết áp tại nhà đều đặn.

Sau một khoảng thời gian tự theo dõi, bác sĩ hẹn bạn tái khám để đánh giá một lần nữa tình trạng sức khỏe. Mức độ nghiêm trọng của bệnh tăng huyết áp sẽ được các bác sĩ đánh giá qua giá trị trung bình của các chỉ số huyết áp được đo tại các thời điểm khác nhau.

Ngoài việc kiểm tra huyết áp, bác sĩ cũng sẽ thực hiện kiểm tra chức năng tim của người bệnh. Việc kiểm tra được thực hiện qua ống nghe tim và phổi và lưu lượng máu ở cổ. Các bác sĩ cũng có thể tiến hành soi đáy mắt để phát hiện các mạch máu của võng mạc bị tổn thương do tăng huyết áp gây ra.

Nếu cần thiết, một số phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán cận lâm sàng khác cũng sẽ được chỉ định để phát hiện các vấn đề về tim và thận, bao gồm:

  • Xét nghiệm cholesterol máu
  • Siêu âm tim
  • Điện tâm đồ
  • Xét nghiệm chức năng thận và các cơ quan khác

Phương pháp điều trị bệnh

Điều trị tăng huyết áp vô căn dựa vào việc thay đổi lối sống kết hợp với dùng thuốc để giúp huyết áp ổn định, tránh các biến chứng nguy hiểm như suy tim, suy thận hay nguy hiểm nhất là đột quỵ não, nhồi máu cơ tim.

Thay đổi lối sống

Các biện pháp giúp thực hành lối sống lành mạnh được chuyên gia khuyến nghị thực hiện bao gồm:

  • Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, 150 giờ/ tuần
  • Giảm cân nếu bạn thừa cân
  • Bỏ thuốc
  • Hạn chế uống rượu: không quá một ly mỗi ngày nếu bạn là phụ nữ và hai ly mỗi ngày nếu bạn là nam giới
  • Ăn một chế độ ăn giảm muối [

Chủ Đề