Test sản phẩm là gì

Doanh nghiệp thường mất rất nhiều công sức và tiền bạc đổ vào việc tung ra một sản phẩm mới. Tuy nhiên, trước khi tung ra thị trường, doanh nghiệp nên thu thập ý kiến ​​của khách hàng về sản phẩm và xem họ sẽ phản ứng thế nào với ý tưởng về sản phẩm này. Dựa vào phản ứng của khách hàng để tìm ra kỳ vọng của họ hay xem xét liệu sản phẩm này có phù hợp hay không.

Thu thập các ý kiến của khách hàng xoay quanh sản phẩm mới, doanh nghiệp cần thiết kế các câu hỏi test sản phẩm [ Product testing questions] và dựa vào các câu trả lời từ phía khách hàng để đưa ra những quyết định hợp lý cho việc tung ra sản phẩm mới.

Dưới đây là một số câu hỏi về test sản phẩm [ Product testing questions] doanh nghiệp có thể áp dụng cho sản phẩm của mình.

9 Product testing questions cho sản phẩm hiện có

Việc test sản phẩm không chỉ dành cho các sản phẩm mới sắp ra thị trường mà đưa ra những câu hỏi test sản phẩm [product testing questions] cũng dành cho các sản phẩm sẵn có của doanh nghiệp. Để từ đó doanh nghiệp biết được sản phẩm của mình có đang đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, có điều gì cần cải thiện,….

1 Tần suất anh/chị sử dụng sản phẩm của chúng tôi như thế nào?

Với câu hỏi này doanh nghiệp có thể biết được khách hàng của mình đang sử dụng sản phẩm nào và tần suất sử dụng chúng ra sao. Doanh nghiệp có thể biết sản phẩm nào đang khiến mọi người hài lòng, sản phẩm nào không và sản phẩm nào mà khách hàng trung thành đang sử dụng.

2 Những tính năng nào của sản phẩm có giá trị nhất đối với anh/chị?

Doanh nghiệp thường không chỉ cung cấp một sản phẩm với một tính năng duy nhất. Do đó, câu hỏi này cho biết đặc điểm nào của sản phẩm có giá trị nhất đối với khách hàng. Có thể một tính năng nhỏ, một tính năng mà doanh nghiệp có thể thêm vào mới là thứ giữ chân khách hàng ở lại.

3 Anh/Chị sẽ so sánh sản phẩm này với đối thủ cạnh tranh như thế nào?

Câu hỏi này cho biết sản phẩm của doanh nghiệp đang ở vị trí nào trên thị trường hoặc ít nhất là cách khách hàng nhìn thấy sản phẩm đó, hay khi nghĩ đến nó họ còn đánh giá với các đối thủ nào của doanh nghiệp. Nó có thể cho doanh nghiệp biết cách tiếp thị sản phẩm theo cách phù hợp, đến đúng người.

4 Sản phẩm này đang thiếu những tính năng quan trọng nào?

Câu hỏi này vừa nhằm mục đích giúp doanh nghiệp có hướng cải thiện sản phẩm vừa có thể là một ý tưởng để phát triển sản phẩm mới phù hợp với insights của khách hàng.

5 Anh/Chị sử dụng sản phẩm này nhằm giải quyết nhu cầu gì?

Khách hàng sử dụng sản phẩm vì nó giải quyết được vấn đề/ nhu cầu của họ. Đặt câu hỏi này có thể giúp doanh nghiệp khám phá các khía cạnh của sản phẩm cần được thay đổi/ cải thiện. Nó thậm chí có thể mở ra một con đường cho các sản phẩm hoặc tính năng trong tương lai.

6 Anh/Chị nghĩ rằng những khách hàng như thế nào sẽ thích sản phẩm này?

Câu hỏi này là một cách để tìm ra khách hàng tiềm năng cho sản phẩm. Việc tìm kiếm khách hàng mới để bán sản phẩm là một điều khó vì vậy dựa vào ý kiến của khách hàng hiện tại để phát hiện thêm những khách hàng tiềm năng khác.

7 Theo anh/chị thì khách hàng sẽ dễ dàng tiếp cận sản phẩm này qua đâu?

Câu hỏi này có thể giúp doanh nghiệp biết nên tập trung các hoạt động truyền thông quảng bá qua đâu để mang lại hiệu quả, biết được khách hàng thường tiếp cận sản phẩm thông qua kênh nào giúp doanh nghiệp không tập trung nguồn lực vào đúng chỗ.

8 Anh/Chị có sẵn sàng giới thiệu sản phẩm này cho người khác không?

Câu hỏi này phản ánh khả năng giới thiệu sản phẩm đến với mọi người. Việc khách hàng có sẵn sàng giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp đến với người khác hay không cũng đang ngầm thể hiện thái độ của họ đối với sản phẩm. Chỉ khi sản phẩm được đánh giá tích cực thì khách hàng mới có suy nghĩ giới thiệu, lan tỏa đến với người thân quen của họ.

9 Sản phẩm này cần cải thiện gì để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của anh/chị?

Câu hỏi này khá rộng nhưng nó cũng rất quan trọng. Khách hàng sẽ hiểu rõ hơn bất kỳ ai rằng sản phẩm hữu mang lại những lợi ích nào hay cần cải thiện điều gì. Đặt câu hỏi này cho doanh nghiệp biết nên tập trung nguồn lực vào đâu để khiến khách hàng hài lòng nhất có thể.

>> Xem thêm: Concept Testing Methods – Phương pháp test concept sản phẩm

11 Product testing questions cho sản phẩm mới

Trước khi đưa sản phẩm mới ra thị trường, việc test concept sản phẩm hay nói cách khác là tìm hiểu ý kiến của khách hàng đối với sản phẩm mới là một bước quan trọng. Điều này giúp doanh nghiệp biết được concept sản phẩm ấy có tiềm năng được khách hàng đánh giá cao hay cần cải thiện gì để khi ra mắt thị trường sản phẩm sẽ được ưa chuộng.

1 Điều đầu tiên anh/chị nghĩ đến khi nhìn thấy quảng cáo hay đọc phần mô tả về sản phẩm này là gì?

2 Phản ứng đầu tiên của anh/chị với sản phẩm này là gì?

3 Anh/Chị đánh giá thế nào về chất lượng của sản phẩm này?

4 Sản phẩm này sáng tạo như thế nào?

5 Khi nghĩ về sản phẩm này, anh/chị có nghĩ đây là sản phẩm anh/chị cần hay không?

6 Anh/Chị đánh giá thế nào về giá trị của sản phẩm này?

7 Nếu sản phẩm này được bày bán, anh/chị có dừng lại để xem sản phẩm này như thế nào?

8 Tính năng nào của sản phẩm này thu hút và khiến anh/chị quan tâm?

9 Sau khi xem sản phẩm, anh/chị có khả năng mua thử sản phẩm này như thế nào?

10 Anh/Chị có khả năng thay thế sản phẩm đang dùng hiện tại bằng sản phẩm này không?

11 Anh/Chị có khả năng giới thiệu sản phẩm này cho bạn bè hoặc đồng nghiệp không?

Dù là sản phẩm mới hay sản phẩm hiện có thì đều cần được biết ý kiến của khách hàng đối với sản phẩm ấy ra sao từ đó doanh nghiệp mới có thể đưa ra những quyết định chính xác và phù hợp nhất. Thiết kế một bảng Product Testing Questions thăm dò ý kiến của khách hàng là điều cực kỳ cần thiết mà doanh nghiệp phải làm để đạt được hiệu quả kinh doanh mong muốn.

Nguồn tham khảo: Suzy & Typeform

source //dtmconsulting.vn/huong-dan-thiet-ke-product-testing-questions/

via Blogger //ift.tt/2KvI69e

See more posts like this on Tumblr

#Blogger #nghiên cứu thị trường

Trong kinh doanh, sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm hoặc dịch vụ là vô cùng quan trọng. Đây là nền móng, là điều kiện cần trong bất kỳ chiến lược giữ chân khách hàng nào của doanh nghiệp cũng như để xây dựng hệ thống khách hàng trung thành.

Vậy sự hài lòng của khách hàng là gì? Các yếu tố nào của khách hàng thể hiện sự hài lòng? Làm thế nào để khách hàng cảm thấy hài lòng?

Để giải đáp các thắc mắc trên, hãy cùng DTM Consulting tham khảo qua bài viết dưới đây!

Thế nào là sự hài lòng của khách hàng?

Philip Kotler – cha đẻ của marketing hiện đại cho rằng “Sự hài lòng như là một cảm giác hài lòng hoặc thất vọng của một người bằng kết quả của việc so sánh thực tế nhận được của sản phẩm [hàng hóa/dịch vụ] [hay kết quả] trong mối liên hệ với những mong đợi của họ”. 

Bên cạnh đó, Hansemark và Albinsson thì cho rằng: “Sự hài lòng của khách hàng là một thái độ tổng thể của khách hàng đối với một nhà cung cấp sản phẩm/dịch vụ, hoặc một cảm xúc phản ứng với sự khác biệt giữa những gì khách hàng dự đoán trước và những gì họ tiếp nhận thực tế, đối với sự đáp ứng một số nhu cầu, mục tiêu hay mong muốn”.

Từ những nhận định đa dạng trên, có thể hiểu đơn giản rằng sự hài lòng là một dạng trạng thái cảm giác thiên về tâm lý sau khi nhu cầu, kỳ vọng của khách hàng được thỏa mãn. Sự hài lòng của khách hàng được hình thành dựa trên cơ sở kinh nghiệm, đặc biệt được khi được tích lũy lúc mua sắm và sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ.

5 yếu tố tạo nên sự hài lòng của khách hàng

1. Chất lượng cảm nhận của sản phẩm/dịch vụ [Perceived quality]

Chất lượng cảm nhận [Perceived quality] có thể được định nghĩa là nhận thức của khách hàng về chất lượng tổng thể hoặc tính ưu việt của sản phẩm hoặc dịch vụ đối với mục đích đã định của nó, so với các lựa chọn thay thế. Chất lượng cảm nhận, trước tiên, là cảm nhận của khách hàng. Do đó, nó khác với một số khái niệm liên quan như:

  • Chất lượng thực tế hoặc khách quan: mức độ mà sản phẩm hoặc dịch vụ mang lại dịch vụ cao cấp
  • Chất lượng dựa trên sản phẩm: bản chất và số lượng của các thành phần, tính năng hoặc dịch vụ bao gồm
  • Chất lượng sản xuất: sự phù hợp với đặc điểm kỹ thuật, không có lỗi kỹ thuật,…

Chất lượng cảm nhận không nhất thiết phải được xác định một cách khách quan, một phần bởi vì đó là một nhận thức và cũng bởi vì những đánh giá về những gì quan trọng đối với khách hàng đều có liên quan.

2. Giá trị cảm nhận của khách hàng [Perceived Value] đối với sản phẩm/dịch vụ

Giá trị cảm nhận [Perceived Value] là thể hiện sự đánh giá của khách hàng về giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ và khả năng chúng đáp ứng nhu cầu và mong đợi của họ. Giá trị cảm nhận của khách hàng chỉ sự ấn tượng và cảm xúc thông qua hành trình mua hàng. Đôi khi khách hàng sẽ chỉ mất vài giây để đánh giá và quyết định.

Khách hàng cần cảm thấy có giá trị khi lựa chọn và tiêu dùng sản phẩm/dịch vụ. Do đó, doanh nghiệp nên giao tiếp, tương tác với khách hàng bằng cảm giác ấm áp và chân thật. Nếu có vấn đề gì xảy ra, hãy lắng nghe khách hàng để họ chia sẻ một cách rõ ràng và chính xác. Từ đó đưa ra một giải pháp khả thi, cách giải quyết cho khách hàng.

Điều quan trọng là khách hàng cảm thấy rằng doanh nghiệp có thể đưa ra các giải pháp giải quyết vấn đề của họ thông qua việc đồng cảm và thấu hiểu khách hàng. Thể hiện sự quan tâm và chân thành khi giải quyết vấn đề, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Ngoài ra, việc định giá sản phẩm phải xem xét tới giá trị cảm nhận. Trong một số trường hợp, giá của sản phẩm hoặc dịch vụ có thể liên quan nhiều đến sự hấp dẫn về mặt cảm xúc của nó hơn là chi phí sản xuất thực tế. Thương hiệu của một công ty có chức năng truyền đạt các kì vọng liên quan đến các sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty.

3. Kỳ vọng của khách hàng [Customer expectations] đối với sản phẩm/dịch vụ

Kỳ vọng khách hàng là những gì khách hàng mong muốn khi sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp. Kỳ vọng khách hàng có thể được tạo ra dựa vào nhiều yếu tố khác nhau, có thể từ trải nghiệm trong quá khứ, từ những tin quảng cáo hay qua việc giới thiệu từ bạn bè. Khách hàng có xu hướng so sánh cảm nhận thực tế với những gì họ đã kỳ vọng.

Kỳ vọng của khách hàng sẽ thay đổi và tùy thuộc vào thương hiệu để hiểu được nhu cầu và kỳ vọng của khách hàng trong những thời điểm không chắc chắn này. Theo báo cáo của Microsoft đã cho thấy rằng 54% khách hàng có kỳ vọng cao hơn đối với dịch vụ khách hàng ngày nay so với thời gian một năm trước. Theo nghiên cứu của Accenture, do sự gia tăng quyền lực của người tiêu dùng và thị trường mở rộng, 48% người tiêu dùng mong đợi được đối xử chuyên biệt để trở thành một khách hàng tốt.

4. Hình ảnh thương hiệu [Brand Image]

Brand Image hay hình ảnh thương hiệu là sự phản ánh trực tiếp lời hứa thương hiệu của bạn, là cảm nhận của khách hàng về thương hiệu dựa trên những tương tác của họ. Hình ảnh thương hiệu có thể phát triển theo thời gian và không nhất thiết phải liên quan đến việc khách hàng mua hay sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp ngày nay dành nhiều thời gian và công sức để quản lý danh tiếng và định vị thương hiệu của mình trên thị trường. Tất cả những điều này góp phần vào việc định hướng khách hàng về cách họ cảm nhận và tương tác với thương hiệu.

>> Xem thêm: Brand Image Measurement – Đo lường hình ảnh thương hiệu thế nào cho đúng?

5. Giải quyết vấn đề trước mua và sau mua

Ngoài chất lượng sản phẩm được đảm bảo ra thì dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ khách hàng trước và sau khi bán cũng đóng vai trò rất quan trọng. Nó giúp khách hàng cảm thấy họ thật sự tạo ra giá trị cho doanh nghiệp. Đồng thời doanh nghiệp cũng bày tỏ sự yêu mến và quan tâm đối với khách hàng khi họ quyết định mua sản phẩm của doanh nghiệp.

Đánh giá cao và quan tâm đến người tiêu dùng là chìa khóa để họ sẽ mua lại các sản phẩm của doanh nghiệp. Ngoài ra, khách hàng nhận được dịch vụ tốt cũng có thể đóng vai trò là người quảng bá cho sản phẩm và dịch vụ cho người khác, điều này làm tăng khả năng hiển thị của doanh nghiệp bạn.

Do đó, đối với các doanh nhân kỹ thuật số , đầu tư vào việc thu hút người tiêu dùng quay lại cũng quan trọng như việc tìm kiếm và chăm sóc khách hàng trước bán hàng, những người tiêu dùng mới bằng cách thu hút họ bằng các chương trình hậu mãi.

Làm thế nào để đ lường sự hài lòng của khách hàng?

Đo lường sự hài lòng khách hàng là một công việc vô cùng quan trọng mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng không nên bỏ qua. Việc đo lường sẽ đem đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích để cải thiện tình hình, đưa ra các quyết định và dự báo.

Để đánh giá về sự hài lòng khách hàng một cách chuẩn xác nhất, bạn nên áp dụng việc đo lường để thu nhận kết quả. Hiện nay, các doanh nghiệp thường áp dụng phương pháp đo lường trực tiếp thông qua các dự án nghiên cứu thị trường, khảo sát, xin ý kiến khách hàng. Phương pháp này thường được sử dụng do khá rõ ràng với người được hỏi bởi nó tạo nên khả năng đo lường các nhận thức, trực tiếp yêu cầu người được khảo sát phải đánh giá. Một số cách áp dụng phổ biến như:

  •  Tiến hành triển khai nghiên cứu định tính ở quy mô hạn chế: Phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn nhóm,…
  •  Khảo sát xin ý kiến khách hàng trên quy mô lớn: Khảo sát qua điện thoại, khảo sát online qua bảng hỏi, thư, email…

Các doanh nghiệp nên khuyến khích khách hàng góp ý, phản hồi về sản phẩm/ dịch vụ hay chỉ ra các điểm để bạn cải thiện. Bởi nếu khách hàng không hài lòng, khả năng rất lớn là họ sẽ chia sẻ điều này đến với bạn bè, người thân.

Thông qua việc đo lường sự hài lòng của khách hàng, doanh nghiệp sẽ tìm được insight khách hàng và những điểm chạm trong quá trình mua hàng. Thế nhưng để khai thác và sử dụng insight đúng cách và hiệu quả thì không phải doanh nghiệp nào cũng có thể làm được. Với đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm cũng như có chuyên môn sâu trong ngành, DTM Consulting chúng tôi luôn sẵn sàng thực hiện nghiên cứu thị trường, khai thác insight khách hàng và tư vấn marketing tối ưu cho doanh nghiệp của bạn!

Hãy LIÊN HỆ NGAY với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ!

source //dtmconsulting.vn/su-hai-long-cua-khach-hang/

via Blogger //ift.tt/M4u5hQW

Phân khúc thị trường thành công có nghĩa là thỏa mãn nhu cầu của khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng trong một thị trường được xác định rõ ràng. Điều này liên quan đến việc hiểu rõ thái độ của khách hàng và sở thích của khách hàng, cũng như những lợi ích được tìm kiếm.

Phân khúc thị trường dịch vụ [market segment]

Phân khúc thị trường là quá trình tập hợp những khách hàng có mong muốn, nhu cầu, sở thích hoặc hành vi mua giống nhau. Việc nhắm mục tiêu thị trường liên quan đến việc đánh giá mức độ hấp dẫn của các phân khúc và lựa chọn những phân khúc mà doanh nghiệp sẽ phục vụ.

Điều này cần thiết cho doanh nghiệp định vị thị trường hiệu quả, liên quan đến việc thiết lập vị thế cạnh tranh cho dịch vụ trong tâm trí khách hàng và tạo ra hoặc điều chỉnh kết hợp dịch vụ để phù hợp với vị trí.

Quá trình phân đoạn được liên quan đến việc phân chia một khối không đồng nhất theo bốn bước chính:

  • Xác định về thị trường cần giải quyết
  • Xác định các yếu tố đánh giá để phân đoạn
  • Kiểm tra các yếu tố đánh giá này và lựa chọn các yếu tố và ưu tiên để phân đoạn thị trường
  • Xác định các phân đoạn thị trường riêng lẻ, đánh giá mức độ hấp dẫn của chúng và lựa chọn các phân đoạn mục tiêu cụ thể

Khi phân khúc thị trường đã được chọn, quá trình tiếp theo là marketing mục tiêu bao gồm việc phát triển một định vị cho các phân khúc mục tiêu đã chọn và sau đó phát triển một chiến lược marketing cho từng thị trường mục tiêu.

>> Xem thêm: Chiến lược marketing dịch vụ theo định hướng Khách hàng

Cách phân khúc thị trường dịch vụ

Cơ sở phân khúc thị trường dịch vụ

Phân khúc thị trường được hình thành bằng cách nhóm những khách hàng có chung những đặc điểm có ý nghĩa về mặt nào đó đối với việc thiết kế, phân phối, khuyến mại hoặc định giá dịch vụ.

  • Phân khúc dựa trên nhân khẩu học và phân khúc kinh tế xã hội: Phân khúc nhân khẩu học bao gồm một số yếu tố bao gồm: giới tính, độ tuổi, quy mô gia đình,… Các biến kinh tế xã hội cũng có thể được xem xét ở đây, bao gồm giáo dục, thu nhập, tầng lớp xã hội và nguồn gốc dân tộc. Nhiều cửa hàng bán lẻ nhắm đến các nhóm khách hàng khác nhau.
  • Phân khúc dựa trên tâm lý: Hình thức phân đoạn này không thể được giải thích bằng các thước đo định lượng được xác định rõ ràng mà nó liên quan đến hành vi và cách sống của con người.
  • Phân khúc địa lý: là một phương tiện tương đối đơn giản để phân đoạn thị trường, nó thường là một trong những biến số phân đoạn đầu tiên được công ty dịch vụ xem xét. Các yếu tố phạm vi thị trường bao gồm việc xem xét vị trí của thị trường có thể là địa phương, quốc gia, khu vực hoặc kiểm tra mật độ dân số, khí hậu và các khu vực thị trường được tiêu chuẩn hóa. Các biện pháp địa lý đặc biệt quan trọng trong việc lựa chọn các phương tiện thông tin đại chúng chuyên biệt.
  • Phân khúc lợi ích: Các biến phân đoạn được liệt kê ở trên tập trung vào các thuộc tính cá nhân của khách hàng. Việc phân đoạn cũng có thể được thực hiện trên cơ sở phản hồi của khách hàng.
  • Phân đoạn sử dụng: Phân đoạn sử dụng tập trung vào loại và mức độ của các mẫu sử dụng. Người tiêu dùng thường được chia thành người dùng nặng, người dùng trung bình, người dùng không thường xuyên hoặc người không sử dụng dịch vụ đang được xem xét.
  • Phân đoạn phản hồi quảng cáo: xem xét cách khách hàng phản ứng với một hình thức hoạt động khuyến mại cụ thể. Điều này có thể bao gồm phản ứng với quảng cáo, khuyến mãi bán hàng, trưng bày tại cửa hàng và triển lãm.
  • Phân khúc theo dịch vụ: Một lĩnh vực tương đối ít được chú ý là việc xem xét cách khách hàng phản ứng với các dịch vụ khác nhau. Phân khúc thị trường theo dịch vụ liên quan đến việc giải quyết các vấn đề sau:
    • Có thể xác định các nhóm khách hàng có yêu cầu dịch vụ tương tự không?
    • Có thể phân biệt việc cung cấp dịch vụ của mình không?
    • Tất cả các sản phẩm của doanh nghiệp có yêu cầu cùng một mức độ dịch vụ không?

Các hình thức phân khúc nêu trên là minh họa cho các hình thức phân khúc chính mà các công ty dịch vụ sử dụng, tuy nhiên vẫn chưa phải là đầy đủ nhất.

Định vị và khác biệt hóa dịch vụ cho từng phân khúc dịch vụ

Định vị có thể được định nghĩa như sau: “Định vị quan tâm đến lợi thế được phân biệt riêng biệt, điều này làm cho sản phẩm của doanh nghiệp trở thành sản phẩm khác biệt với sản phẩm, dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh trong tâm trí khách hàng.”

Do đó, điều quan trọng là phải lựa chọn các đặc điểm khác biệt thỏa mãn các tiêu chí sau:

  • Tầm quan trọng – sự khác biệt được đánh giá cao đối với một thị trường đủ lớn
  • Tính riêng biệt – sự khác biệt rõ ràng vượt trội so với các sản phẩm khác sẵn có
  • Khả năng truyền đạt – có thể truyền đạt sự khác biệt một cách đơn giản và mạnh mẽ
  • Sự vượt trội – sự khác biệt không dễ bị đối thủ cạnh tranh sao chép
  • Khả năng chi trả –khách hàng mục tiêu sẽ có thể và sẵn sàng trả cho sự khác biệt. Bất kỳ chi phí bổ sung nào của [các] đặc điểm phân biệt sẽ được coi là đủ giá trị để bù đắp cho bất kỳ chi phí bổ sung nào
  • Khả năng sinh lợi – công ty sẽ đạt được lợi nhuận bổ sung do giới thiệu sự khác biệt.

>> Xem thêm: Cách xác định thị trường mục tiêu cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ

KẾT LUẬN

Các công ty dịch vụ thường dành nhiều thời gian, nỗ lực để xác định các phân khúc thị trường chính của họ và sau đó xác định cách họ mong muốn người tiêu dùng cảm nhận về cả công ty của họ và các sản phẩm và dịch vụ của công ty. Trên đây là những cơ sở giúp đơn vị kinh doanh dịch vụ phân khúc thị trường đơn giản, hiệu quả hơn. Tuy nhiên, trường hợp doanh nghiệp của bạn còn vướng mắc trong quá trình thực hiện thì đừng quá lo lắng.

Với đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm và chuyên môn sâu trong ngành, DTM Consulting chúng tôi rất vui và sẵn sàng thực hiện  nghiên cứu thị trường, khai thác insight khách hàng và tư vấn marketing tối ưu với trường hợp kinh doanh của bạn!

LIÊN HỆ TƯ VẤN để nhận phân tích, đánh giá từ chuyên gia của DTM Consulting và xem thêm các dịch vụ chúng tôi cung cấp và tìm hiểu cách chúng tôi có thể giúp doanh nghiệp bạn phát triển vững mạnh hơn.

Tham khảo: //www.brainkart.com

source //dtmconsulting.vn/phan-khuc-thi-truong-dich-vu/

via Blogger //ift.tt/K8VXd6e

Nghiên cứu thị trường giúp doanh nghiệp tìm ra khúc thị trường tiềm năng nhất, giúp hiểu rõ về đối thủ cạnh tranh đồng thời cũng là cách để tìm hiểu insight khách hàng tốt nhất. Và việc chọn đúng công cụ nghiên cứu thị trường giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho các doanh nghiệp startups và doanh nghiệp nhỏ.

Một công cụ nghiên cứu thị trường tốt giúp dễ dàng hơn nhiều trong việc thu thập thông tin quan trọng cho các quyết định về quy mô cơ hội thị trường, cách định giá sản phẩm và dịch vụ, sử dụng tên thương hiệu hay thông điệp quảng cáo nào gây ấn tượng với khách hàng.

Dưới đây là Top 21 công cụ nghiên cứu thị trường [market research tool] tốt nhất doanh nghiệp có thể sử dụng để thu về những thông tin hữu ích đối với hoạt động kinh doanh của mình.

15 market research tools miễn phí

1 Living Facts

Living Facts là một trang web có thể cung cấp thông tin giúp bạn tiếp cận khách hàng tiềm năng. Trang web có đồ họa thông tin hình ảnh, video và câu đố đầy màu sắc về xu hướng tiêu dùng, nhân khẩu học, sức khỏe, công việc và các chủ đề khác về cuộc sống…

2 Pew Research Center

Pew Research Center có dữ liệu phong phú về các xu hướng xã hội, sử dụng công nghệ, khoa học và nhiều chủ đề hiện hành khác. Đăng ký là có thể truy cập vào tập dữ liệu và báo cáo với các biểu đồ với các bản phân tích nhân khẩu học hữu ích cho các nhóm khách hàng. Dữ liệu Pew có thể giúp xác định các cơ hội mới và hiểu thị trường mục tiêu và insights khách hàng của mình.

Xem thêm: Top 7 tool thu thập insights khách hàng

3 Google Analytics

Google Analytics có thể cung cấp phản hồi về cách khách hàng đang hoạt động trong khi truy cập trang web. Nó có thể cho biết sản phẩm nào nhiều người xem nhưng ít người mua [hoặc ngược lại] và nó có thể minh họa những kênh truyền thông xã hội mà khách hàng đang phản hồi và nhiều thông tin chi tiết khác.

Google Analytics là một công cụ được cung cấp miễn phí mà doanh nghiệp có thể dễ dàng sử dụng cũng như phân tích các chỉ số phục vụ cho hoạt động kinh doanh hiệu quả.

4 Keyword Surfer

Cài đặt Keyword Surfer trên trình duyệt Chrome và sau đó khi tìm kiếm trong Google, nó sẽ hiển thị lượng tìm kiếm hàng tháng cho các từ khóa khác nhau. Keyword Surfer giúp doanh nghiệp biết đối tượng mục tiêu của mình có thể đang tìm kiếm những cụm từ nào, vì vậy doanh nghiệp có thể điều chỉnh các trang trên trang web của mình để đáp ứng mong đợi của khách hàng.

5 Google Trends

Đây là một trong những công cụ tốt nhất để nghiên cứu xu hướng thị trường và theo dõi lượng tìm kiếm về sản phẩm hoặc dịch vụ theo thời gian và theo vị trí địa lý. Nó cũng giúp tìm hiểu rõ hơn về các chủ đề liên quan và các truy vấn tìm kiếm có liên quan, để phát hiện các mẫu và xác định thuật ngữ mà người dùng có nhiều khả năng sử dụng nhất.

6 Social Mention

Phương tiện truyền thông xã hội hiện nay quan trọng hơn bao giờ hết và việc theo sát tất cả những gì đang diễn ra liên quan đến ngành trên mạng xã hội giờ đây vừa quan trọng hơn, vừa dễ dàng hơn bao giờ hết. Các trang web như Social Mention cung cấp một nơi duy nhất để tìm kiếm các cụm từ có liên quan đến bạn. Nó cũng cho phép xem những gì có xu hướng chung hơn vào bất kỳ thời điểm nào.

7 Facebook Audience Insights

Facebook Audience Insights giúp tìm hiểu về nhân khẩu học và hành vi của những khách hàng đang sử dụng mạng xã hội. Insights khách hàng có thể tìm thấy thông qua một số thông tin như số lượt xem trang trên trang Facebook, phạm vi tiếp cận bài đăng, lượt thích trang, hành động được thực hiện trên trang,…

Ngoài ra tính năng “Pages to Watch” có thể để xác định và so sánh hiệu suất trang của doanh nghiệp với các trang khác trong một thị trường ngách tương tự.

8 NFIB Economic Trends

Mỗi tháng, Liên đoàn Doanh nghiệp Độc lập Quốc gia [NFIB] phát hành báo cáo Xu hướng Kinh tế Doanh nghiệp Nhỏ. Báo cáo xác định xu hướng và kế hoạch chi tiêu của các doanh nghiệp nhỏ. NFIB Economic Trends có thể là một nguồn market research tuyệt vời cho các công ty B2B kinh doanh với các doanh nghiệp nhỏ.

>> Xem thêm: [BÁO CÁO] Hành vi chia sẻ thông tin sản phẩm thời trang trên Facebook của giới trẻ Việt Nam – Download PDF

9 Yelp

Yelp được xem là một trong những công cụ hàng đầu để nghiên cứu đối thủ cạnh tranh. Tại đây doanh nghiệp có thể tìm hiểu xem khách hàng thích gì ở đối thủ cạnh tranh và những điều khách hàng không thích ở đối thủ cạnh tranh để thay đổi nhằm tránh những vấn đề tương tự.

10 Market Data Websites: BizStats

BizStats là một công cụ trực tuyến cho phép lọc thông tin tài chính của mọi ngành, cung cấp thông tin về chi tiêu hàng năm cũng như những hiểu biết sâu sắc khác về marketing cho các công ty.

11 TripAdvisor

Một market research tool quan trọng dành cho các doanh nghiệp kinh doanh mảng du lịch thì không thể thiếu sự góp mặt của TripAdvisor. Nếu doanh nghiệp đang kết nối với ngành khách sạn, hãy sử dụng trang web này để thực hiện nghiên cứu thị trường [market research] về insights khách hàng tại các điểm đến và du lịch, hoặc xác định các đối tác tiềm năng cho doanh nghiệp của mình.

12 Export Solutions

Để tận dụng các cơ hội xuất khẩu doanh nghiệp nên xem Export Solutions từ Hiệp hội Thương mại Quốc tế. Tool này sẽ bao gồm thông tin về học cách xuất khẩu, nghiên cứu thị trường nước ngoài, tìm kiếm khách hàng và đối tác tiềm năng,…

13 Franchise Industry Research

Đây là một công cụ hữu hiệu dành cho các doanh nghiệp đang và sẽ kinh doanh theo hình thức nhượng quyền [Franchise]. Công cụ này giúp nghiên cứu thị trường về các khía cạnh khác nhau của ngành nhượng quyền.

14 Small Business Statistics

Small Business Statistics của Small Business Trends là một nguồn tài nguyên cần thiết để hiểu các doanh nghiệp nhỏ [SMEs]. Nó có thống kê về số lượng các doanh nghiệp nhỏ theo khu vực địa lý. Nó cũng bao gồm thông tin về tỷ lệ phần trăm các doanh nghiệp nhỏ, số lượng người mà họ sử dụng, số người trung bình trong một doanh nghiệp nhỏ và số liệu thống kê theo ngành và nhân khẩu học.

15 National Retail Federation

Đối với nghiên cứu về ngành bán lẻ thì không thể bỏ qua National Retail Federation. Tại đây sẽ bao gồm đánh giá kinh tế hàng tháng với chỉ số niềm tin của người tiêu dùng.

Các tools trả phí

Ngoài các công cụ có thể dùng miễn phí còn có một số công cụ khác dù phải trả phí nhưng mức phí không quá cao dưới đây:

16 Survey Monkey

Survey Monkey là công cụ nổi tiếng hỗ trợ thăm dò ý kiến ​​người dùng hoặc thu thập phản hồi của khách hàng thông qua các bảng khảo sát điện tử. Survey Monkey có cung hai gói: gói Cơ bản được cung cấp miễn phí, cho phép có 10 câu hỏi cho mỗi khảo sát, với tối đa 40 câu trả lời cho mỗi khảo sát. Nếu cần nhiều hơn các câu hỏi doanh nghiệp có thể nâng cấp lên gói trả phí với mức phí từ 32$/ tháng.

17 Zoho Survey

Khá giống với Survey Monkey, Zoho Survey cũng các tiện ích hỗ trợ trong việc khảo sát, xin ý kiến người dùng hay thu thập phản hồi từ phía khách hàng thông qua các bảng khảo sát điện tử. Zoho Survey có phiên bản miễn phí cho phép thực hiện 10 câu hỏi và nhận được tối đa 100 câu trả lời cho mỗi cuộc khảo sát. Ngoài ra, Zoho có hơn 250 mẫu bảng khảo sát chuyên nghiệp.

Nếu cần một phiên bản linh hoạt hơn, đa dạng các tính năng hơn thì doanh nghiệp có thể đăng ký gói trả phí với mức giá từ 20$/ tháng.

18 Hootsuite

Hootsuite được biết đến là một công cụ lập lịch biểu trên mạng xã hội. Nó hoạt động như một cách để theo dõi hoạt động xã hội đề cập về thương hiệu và các cụm từ tìm kiếm khác nhau trên các kênh như Facebook, LinkedIn và Twitter. Gói miễn phí rất hạn chế với 3 hồ sơ và 30 tin nhắn đã lên lịch. Hầu hết các doanh nghiệp nhỏ [SMEs] và các marketer sẽ cần một gói trả phí. Mức phí bắt đầu từ 29$/tháng.

19 Twitonomy

Cụ thể hơn Hootsuite, Twitonomy là một công cụ để theo dõi hoạt động tương tác và đề cập xã hội của doanh nghiệp trên Twitter. Ngoài ra doanh nghiệp cũng có thể nghiên cứu hoạt động liên quan đến những người dùng khác với các hastag #. Nếu muốn dùng Twitter Analytics để nghiên cứu thì sẽ có mức phí là 20$/ tháng.

20 Pick FU

Pick FU không có phiên bản miễn phí [từ 50$/ tháng], nhưng nó cho phép doanh nghiệp thăm dò ý kiến khách hàng bằng cách hỏi ý kiến ​​của họ về điều gì đó hoặc bằng cách thu thập ý kiến từ việc bỏ phiếu tùy thích của họ. Ngoài ra còn có nhiều biến nhân khẩu học khác nhau để lựa chọn, vì vậy, doanh nghiệp có thể tiếp cận hầu hết mọi đối tượng khách hàng mục tiêu phù hợp với sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.

21 SEMrush

SEMrush là một công cụ SEO [tối ưu hóa công cụ tìm kiếm]. Công cụ Keyword Magic của tool này là một cách để phân tích một chủ đề rộng và xác định các chủ đề phụ thích hợp. Điều này giúp phân tích sự hiện diện trực tuyến hoặc cũng có thể thực hiện phân tích khoảng cách cho thấy những từ khóa mà đối thủ cạnh tranh đang có thứ hạng tìm kiếm và cách để doanh nghiệp so sánh. Dù mức phí cũng khá cao 99,95$/ tháng nhưng nó thực sự rất hữu ích đối với doanh nghiệp.

Nghiên cứu thị trường có thể giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về thói quen và hành vi mua hàng của khách hàng mục tiêu. Chỉ cần thử bất kỳ công cụ nào được cung cấp ở trên và doanh nghiệp sẽ có thể hiểu khách hàng của mình một cách tốt hơn.

Nguồn: Small Business Trends

source //dtmconsulting.vn/top-21-tools-nghien-cuu-thi-truong-tot-nhat/

via Blogger //ift.tt/31TB6c2

Nếu bạn đang cần tìm một bài viết cung cấp  đầy đủ những thông tin cần thiết về nghiên cứu thị trường như khái niệm, tầm quan trọng, cách thức triển khai, các phương pháp tiến hành,…

Nghiên cứu thị trường là gì?

“Nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập, phân tích và giải thích thông tin về sản phẩm, dịch vụ, thị trường, ngành hoặc về khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. Nghiên cứu hành vi tiêu dùng, định vị thị trường, nhu cầu và mong muốn của thị trường mục tiêu, của toàn ngành hoặc nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh mà doanh nghiệp đang gặp phải.”

Với nền kinh tế ngày càng cạnh tranh hơn mỗi ngày, việc có kiến ​​thức thích hợp về mối quan tâm và sở thích của khách hàng đã trở thành điều không thể thiếu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Nghiên cứu thị trường là cách tốt nhất để doanh nghiệp tìm ra cách tăng sự hài lòng của khách hàng, hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp của bạn và nâng cao hiệu suất làm việc.

Lợi ích

Thế giới luôn thay đổi, đặc biệt là trong nền công nghiệp 4.0 hiện nay, việc nghiên cứu giúp cho doanh nghiệp bắt kịp với các xu hướng thị trường mới nhất và đạt được lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh. Hiểu thị trường, khách hàng cũng là một loại lợi thế cạnh tranh giúp cho doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc tiếp cận khách hàng mục tiêu và tăng trưởng doanh số.

Việc nghiên cứu thị trường giúp doanh nghiệp:

  • Xác định được các vấn đề về sản phẩm, vấn đề về doanh nghiệp
  • Hiểu nhu cầu, hành vi, sở thích và tâm lý khách hàng; Hiểu Insight khách hàng
  • Xác định cơ hội kinh doanh mới
  • Có thông tin để phát triển sản phẩm
  • Phát triển các chiến lược hiệu quả

Nhờ đó, doanh nghiệp có thể đảm bảo sự thành công cho các chiến lược marketing và bán hàng của mình. Đồng thời đạt được lợi thế so với các đối thủ canh tranh. Để có cái nhìn toàn cảnh hơn về vấn đề này, bạn có thể tham khảo 5 lý do doanh nghiệp nên nghiên cứu thị trường hoặc Tại sao doanh nghiệp phải tìm hiểu thị trường.

Hiện nay, dịch vụ này không chỉ được sử dụng bởi các công ty lớn, Nghiên cứu thị trường cho doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng không còn là điều lạ lẫm. Để hiểu hơn về dịch vụ này, doanh nghiệp có thể thể tìm hiểu về Các bước tiến hành nghiên cứu thị trường hoặc Cách nghiên cứu thị trường trong kinh doanh trước khi quyết định đầu tư cho nó.

Phương pháp nghiên cứu thị trường

Trong một dự án nghiên cứu thị trường, có nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau được sử dụng đồng thời. Việc này giúp cho dự án nghiên cứu được toàn diện, có độ chính xác cao, đảm bảo logic và khoa học.

Phương pháp nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính là phương pháp liên quan đến việc tiếp cận theo một cách tự nhiên để giải quyết vấn đề. Nghiên cứu định tính giúp nhà nghiên cứu nắm bắt được toàn bộ kinh nghiệm của con người, trải nghiệm và bản chất của họ thông qua nghiên cứu mọi thứ trong môi trường tự nhiên, cố gắng hiểu và giải thích theo nghĩa tự nhiên, theo cách tác động của con người.

Dữ liệu thu thập được trong nghiên cứu định tính vì vậy không ở dạng số.

Để thực hiện nghiên cứu định tính, có một số phương pháp mà nhà nghiên cứu có thể áp dụng:

Phương pháp nghiên cứu định lượng

Song hành cùng nghiên cứu định tính là phương pháp nghiên cứu định lượng, phương pháp này liên quan đến các cuộc điều tra có hệ thống để thu thập dữ liệu dưới dạng số [dữ liệu định lượng]. Các nhà nghiên cứu sử dụng dữ liệu để xây dựng các mô hình dự đoán, kiểm tra các giả định, thiết lập các định luật chung về hành vi,… [Phân biệt nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng]

Để có thể thu thập dữ liệu cho nghiên cứu định lượng, nhà nghiên cứu có thể thực hiện phương pháp khảo sát. Việc này thường do các công ty cung cấp dịch vụ nghiên cứu thị trường thực hiện. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng có thể Tự thiết kế bảng câu hỏi khảo sát bằng cách tham khảo Mẫu bảng câu hỏi khảo sát khách hàng hay các Hướng dẫn xây dựng bảng câu hỏi nghiên cứu thị trường.

Bạn cũng có thể dùng bảng câu hỏi để Khảo sát ý tưởng cho start-up của mình.

Phương pháp chọn mẫu

Trong nghiên cứu thị trường, không thể thu thập thông tin từ tất cả khách hàng tiềm năng được do giới hạn về thời gian và tiền bạc. Do đó, nhà nghiên cứu cần phải chọn mẫu và thu thập thông tin từ tập mẫu này làm cơ sở cho nghiên cứu.

Việc chọn mẫu là vô cùng quan trọng do điều này ảnh hưởng đến nguồn thông tin thu thập được nên ảnh hưởng đến chất lượng của nghiên cứu. Vì vậy, việc nắm rõ kiến thức về Phương pháp chọn mẫu là điều cần thiết.

Thu thập và phân tích dữ liệu

Để có thể thực hiện dự án nghiên cứu thị trường thì việc thu thập và phân tích dữ liệu là công việc quan trọng và cơ bản nhất. Việc thu thập dữ liệu marketing, dữ liệu thị trường, khách hàng có thể được thực hiện thông qua các phương pháp định tính và định lượng đã được nhắc đến ở phần trên.

Về phân tích dữ liệu, bên cạnh việc cần có một nhà nghiên cứu có năng lực thì còn có cả sự tham gia của Các phần mềm phân tích dữ liệu trong nghiên cứu thị trường giúp đỡ. Các công cụ tiêu biểu có thể kể đến trong việc hỗ trợ phân tích dữ liệu là IBM SPSS, Power BI, Tableu, ngôn ngữ Python, Phân tích dữ liệu với ngôn ngữ R.

Để hiểu về dữ liệu và biết Cách phân tích dữ liệu tốt nhất, bạn có thể tham khảo Khóa học phân tích dữ liệu miễn phí và tìm hiểu thêm về vấn đề này. Nhờ hiểu biết này bạn có thể Ứng dụng phân tích dữ liệu vào kinh doanh và marketing cho doanh nghiệp.

Ứng dụng của nghiên cứu thị trường

Dự án nghiên cứu thị trường có thể được sử dụng để giải quyết cho nhiều vấn đề marketing khác nhau, sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau của doanh nghiệp:

Dịch vụ nghiên cứu thị trường

Dịch vụ nghiên cứu thị trường trước kia chỉ dành cho các doanh nghiệp lớn bởi ngân sách khổng lồ cần phải đổ vào cho nó. NHƯNG hiện nay, Các công ty nghiên cứu thị trường cũng cung cấp Dịch vụ nghiên cứu thị trường dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ với ngân sách không cao, phù hợp với khả năng chi trả.

Báo cáo nghiên cứu thị trường

Kết quả của một dự án là Báo cáo nghiên cứu thị trường thể hiện các thông tin đã được thu thập, phân tích. Dựa vào báo cáo này, các chuyên gia có thể đưa ra các nhận xét, đề xuất cho doanh nghiệp về mặt chiến lược cho các hoạt động marketing.

Bên cạnh việc thuê trọn gói Dịch vụ nghiên cứu thị trường cá biệt hóa cho doanh nghiệp của mình. Nếu doanh nghiệp bạn là doanh nghiệp vừa và nhỏ [SMEs], startups với ngân sách thấp thì bạn cũng có thể Mua báo cáo thị trường, insight khách hàng về ngành bạn đang kinh doanh theo yêu cầu kèm theo tư vấn, khuyến nghị từ chuyên gia một cách phù hợp với tình hình và nguồn lực doanh nghiệp.

Bài viết Nghiên cứu thị trường là gì? Phương pháp – Lợi ích – Cách làm – Dịch vụ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày DTM Consulting.

source //dtmconsulting.vn/nghien-cuu-thi-truong/

via Blogger //ift.tt/2zYYJ84

Việc đặt câu hỏi nghiên cứu thị trường có thể mang lại những hiểu biết mới để thúc đẩy tất cả các hoạt động của doanh nghiệp trở nên hiệu quả hơn, đặc biệt là hoạt động marketing, truyền thông.

Nghiên cứu thị trường có thể mang lại nhiều thông tin liên quan đến cạnh tranh để giúp doanh nghiệp quyết định về chiến lược sản phẩm, phát triển sản phẩm mới. Các câu hỏi nghiên cứu thị trường cũng có thể mang đến các thông tin về khách hàng mục tiêu để doanh nghiệp có thể xây dựng chân dung khách hàng chính xác. Hay cũng có thể là những thông tin phản hồi của khách hàng về mức độ hài lòng để doanh nghiệp có phương hướng cải thiện sản phẩm, dịch vụ của mình.

Dưới đây là mẫu 75 câu hỏi nghiên cứu thị trường mà doanh nghiệp có thể sử dụng để thu về những thông tin có ích cho hoạt động kinh doanh của mình.

Mẫu câu hỏi nghiên cứu thị trường

Một doanh nghiệp cần phải xác định chính xác thị trường mục tiêu của mình, và những câu hỏi dưới đây sẽ giúp doanh nghiệp có được nhiều thông tin hữu ích về thị trường:

  • Quy mô thị trường [market size] là bao nhiêu? Thị trường mà doanh nghiệp đang nhắm đến có bao nhiêu khách hàng tiềm năng?
  • Doanh nghiệp đã xây dựng PERSONAs đủ chính xác chưa?
  • Câu hỏi về nhân khẩu học: giới tính, độ tuổi, thu nhập, học vấn, tình trạng hôn nhân.
  • Câu hỏi về tâm lý: thói quen, sở thích.
  • Những xu hướng nào của người tiêu dùng mà doanh nghiệp có thể nhìn thấy?
  • Làm thế nào để xác định phân khúc khách hàng mục tiêu mới? Những phân khúc mới này có điểm gì khác so với phân khúc hiện tại?
  • Khách hàng hiện nay của doanh nghiệp đến từ đâu, vùng nào là chủ yếu?
  • Khách hàng ở vùng địa lý nào đang có xu hướng phát triển?
  • Doanh nghiệp có cơ hội phát triển thương mại điện tử hay dịch vụ online hay không? Đối thủ cạnh tranh có đang cung cấp các dịch vụ trực tuyến không?
  • Doanh nghiệp có thể tìm kiếm các đối tác marketing để mở rộng hơn hoạt động kinh doanh hay không?

Mẫu câu hỏi nghiên cứu khách hàng

Doanh nghiệp có thể sử dụng các câu hỏi nghiên cứu khách hàng này để khảo sát, phỏng vấn cá nhân hoặc phỏng vấn nhóm tập trung. Nếu có thể, hãy tạo điều kiện để có cơ hội trò chuyện với những khách hàng không hài lòng về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bởi họ sẽ mang đến nhiều điều mà doanh nghiệp cần cải thiện.

  • Bạn nghĩ về chúng tôi như thế nào?
  • Điều gì khiến bạn lựa chọn chúng tôi?
  • Bạn thích tính năng nào nhất ở sản phẩm của chúng tôi?
  • Sản phẩm của chúng tôi có thuận tiện để sử dụng không?
  • Bạn cảm thấy sản phẩm của chúng tôi còn thiếu sót ở điểm nào?
  • Bạn đánh giá nhân viên của chúng tôi có lịch sự trong mọi giao dịch không?
  • Các vấn đề của bạn đã được chúng tôi hỗ trợ, giải đáp hay chưa?
  • Bạn có hài lòng với tốc độ cung cấp dịch vụ của chúng tôi không?
  • Bạn có sẵn sàng giới thiệu với mọi người về chúng tôi không?
  • Bạn đánh giá thế nào về trải nghiệm mua hàng với chúng tôi?
  • Bạn có sẵn sàng tiếp tục mua sản phẩm từ chúng tôi không?
  • Vì sao bạn không còn muốn sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của chúng tôi?

Mẫu câu hỏi về giá cả & giá trị

Dưới đây là những câu hỏi nghiên cứu thị trường về giá cả.

  • Nhóm của doanh nghiệp có đưa ra những đề xuất bán dựa trên giá trị thay vì giá?
  • Làm thế nào doanh nghiệp chứng minh được giá trị của sản phẩm xứng đáng với mức giá của nó?
  • Làm thế nào để doanh nghiệp định vị sản phẩm của mình là cao cấp?
  • Người bán hàng có thường xuyên gặp những phản đối về giá từ khách hàng không? Họ đã xử lý chúng như thế nào?
  • Doanh nghiệp có thể xác định được số khách hàng sẵn sàng chi trả cho sản phẩm không [market size]?
  • Doanh nghiệp có thể nhắm mục tiêu khách hàng tiềm năng chính xác hơn về thu nhập, địa lý và những yếu tố khác để xác định nhóm khách hàng tiếp nhận mức giá doanh nghiệp đưa ra?
  • Trong thị trường B2B, doanh nghiệp có thể đặt mục tiêu đúng ngành hàng, lĩnh vực có nhu cầu và những vấn đề mà doanh nghiệp có khả năng xử lý?
  • Doanh nghiệp đã nhắm đúng chức danh công việc chưa? Đối tượng mục tiêu đã đủ thầm quyền để đưa ra quyết định hay có ảnh hưởng lớn tới quyết định không?
  • Đối thủ đang sử dụng những công cụ xúc tiến nào?

Nguồn: Small Biz Trends

[còn tiếp]

source //dtmconsulting.vn/75-cau-hoi-nghien-cuu-thi-truong/

via Blogger //ift.tt/2ZcvhW4

Phương pháp quan sát là một phương pháp nghiên cứu định tính thường được sử dụng trong nghiên cứu thị trường trong giai đoạn đầu và giai đoạn cuối của mỗi dự án nghiên cứu thị trường.

Vậy phương pháp quan sát là gì? Và phương pháp quan sát được thực hiện như thế nào?

1-Phương pháp quan sát là gì?

Phương pháp quan sát là một phương pháp nghiên cứu định tính. Được thực hiện bằng cách quan sát có mục đích, có kế hoạch các sự vật, hiện tượng trong các hoàn cảnh tự nhiên khác nhau nhằm thu thập dữ liệu đặc trưng cho quá trình diễn biến của sự vật, hiện tượng đó.

Quan sát là một trong những phương thức cơ bản nhất để nhận thức được các sự vật và hiện tượng. Phương pháp này thường được sử dụng trong trường hợp phát hiện vấn đề nghiên cứu, đặt giả thuyết hoặc kiểm chứng giả thuyết.

Những yêu cầu đối với phương pháp quan sát

Để phương pháp quan sát có thể đem lại những thông tin có ý nghĩa, cần phải đảm bảo một số yêu cầu sau:

  • Tình huống diễn ra hành vi để quan sát phải diễn ra thường xuyên theo một chu kỳ có thể đoán trước được.
  • Thời gian cần thiết để tiến hành quan sát chỉ trong một khoảng thời gian ngắn.

2-Ưu nhược điểm của phương pháp quan sát

Ưu điểm

Phương pháp quan sát có 3 ưu điểm chính:

  • Cung cấp thông tin về hành vi thực tế của đối tượng được điều tra, cho phép hiểu rõ hơn hành vi được nghiên cứu.
  • Nhà nghiên cứu có thể quan sát trực tiếp các hành vi thực tế hoặc có thể quan sát các dấu hiệu hành vi người quan sát. Thậm chí đôi khi có thể gián tiếp quan sát các dấu hiệu phản ánh hành vi.
  • Các dữ liệu thu thập thường khách quan, chính xác do được quan sát và ghi chép trực tiếp thay vì dựa vào câu trả lời hay trí nhớ của đối tượng.

Nhờ vào những ưu điểm này, nhà nghiên cứu thường sử dụng phương pháp quan sát trong trường hợp đối tượng nghiên cứu có xu hướng từ chối phỏng vấn, đặc biệt trong các nghiên cứu mang tính riêng tư.

Nó cũng được sử dụng trong các trường hợp đối tượng nghiên cứu có xu hướng trả lời sai sự thật khi được hỏi trực tiếp. Có thể đó là những điều được phóng đại qua câu trả lời cho câu hỏi đã từng từ thiện bao nhiêu tiền. Hoặc cũng có thể là cho những câu hỏi về thông tin mà đối tượng cho là không quan trọng hoặc không thể nhớ nổi.

Hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm, phương pháp quan sát cũng để lộ ra những hạn chế nhất định:

  • Chỉ có thể sử dụng cho đối tượng xảy ra trong hiện tại. Có nghĩa là các đối tượng trong quá khứ và tương lai thì không thể sử dụng phương pháp quan sát.
  • Cỡ mẫu nghiên cứu thường bị hạn chế do nhà nghiên cứu không thể quan sát trên cỡ mẫu lớn vì lý do thời gian và tài chính.
  • Mặc dù dữ liệu thu thập được là tương đối khách quan và chính xác, nhưng nhà nghiên cứu không vững vàng có thể mắc phải sự suy đoán chủ quan hoặc mang định kiến khi suy đoán đối tượng.

3-Xây dựng kế hoạch quan sát

Để thực hiện phương pháp quan sát một cách tốt nhất, nhà nghiên cứu cần phải xây dựng một kế hoạch quan sát rõ ràng và chi tiết.

Xác định mục tiêu quan sát

Cần phải làm rõ thông tin họ muốn đạt được khi thực hiện phương pháp quan sát. Thông tin đó có thể trả lời những câu hỏi nào?

Xác định đối tượng quan sát

Nhà nghiên cứu cần phải xác định được mình muốn quan sát ai. Đối tượng quan sát có thể là cá nhân, hộ gia đình hay tổ chức. Đối với mỗi nhóm đối tượng trên vẫn có thể phân đoạn nhỏ hơn dựa vào những đặc điểm của đối tượng cần quan sát.

Xác định thời điểm quan sát

Nhà nghiên cứu cần phải xác định việc quan sát diễn ra trong khoảng thời gian nào.

Xác định hình thức quan sát

Tại đây, nhà nghiên cứu cần làm rõ hình thức ghi lại thông tin quan sát.

Tổ chức quan sát

Việc quan sát cần phải được tiến hành chặt chẽ, có sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa những quan sát viên và tuân thủ theo kế hoạch đã đề ra.

4-Các hình thức quan sát

Khi xây dựng kế hoạch quan sát thì nhà nghiên cứu cần phải lựa chọn các phương pháp quan sát cụ thể.

Theo mức độ chuẩn bị

Khi phân loại theo mức độ chuẩn bị, có hai hình thức quan sát là:

  • Quan sát có chuẩn bị: người nghiên cứu đã xác định vấn đề cần quan sát [có thể là những yếu tố liên quan đến câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu hoặc những vấn đề cần làm rõ hơn từ những kết quả thu được từ phương pháp khác].
  • Quan sát không chuẩn bị: là dạng quan sát và người nghiên cứu chưa xác định rõ những vấn đề cần quan sát. Hình thức quan sát này thường được sử dụng trong những cuộc nghiên cứu mang tính thăm dò, khám phá.

Theo sự tham gia của người quan sát

  • Quan sát có tham dự: người quan sát tham gia vào nhóm đối tượng quan sát.
  • Quan sát không tham dự:  người quan sát không tham gia vào nhóm đối tượng quan sát mà đứng bên ngoài để quan sát.

Theo mức độ công khai của người quan sát

  • Quan sát công khai: Là dạng quan sát mà trong đó người bị quan sát biết rõ mình đang bị quan sát. Hoặc người quan sát cho đối tượng biết mình là ai và mục đích công việc của mình.
  • Quan sát không công khai: Là dạng quan sát mà trong đó người bị quan sát không biết rằng mình bị quan sát. Hoặc người quan sát không cho đối tượng biết mình là ai và mục đích công việc của mình.

Phương pháp quan sát là một phương pháp quan trọng trong nghiên cứu định tính

Bài viết Phương pháp quan sát trong nghiên cứu thị trường thực hiện như thế nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày DTM Consulting.

source //dtmconsulting.vn/phuong-phap-quan-sat-trong-nghien-cuu-thi-truong-thuc-hien-nhu-the-nao/

via Blogger //ift.tt/2xGpTQr

Nghiên cứu thị trường [Market Research] là một hoạt động quan trọng và cần được tiến hành sớm nhất cho bất cứ dự án kinh doanh nào. Nghiên cứu thị trường sẽ giúp doanh nghiệp xác định được khách hàng và thị trường mục tiêu trước khi đưa ra một chiến lược kinh doanh cho bất kỳ một sản phẩm nào. Quá trình này doanh nghiệp sẽ sử dụng nguồn lực của chính công ty hoặc thuê các công ty cung cấp dịch vụ nghiên cứu thị trường uy tín.

Nhưng khoan hãy tra google hay tìm hiểu về dịch vụ nghiên cứu thị trường, mà trước tiên bạn hãy xác định xem doanh nghiệp của mình đang gặp vấn đề gì? Nếu cần nghiên cứu thị trường thì cần nghiên cứu thị trường ra sao?

Doanh nghiệp bạn có đang gặp vấn đề sau đây?

Doanh nghiệp đã hoặc đang phát triển một sản phẩm mới

Bắt đầu một dự án, một kế hoạch luôn khó khăn và bước đầu đã xây dựng được chân dung khách hàng tiềm năng va lựa chọn thị trường cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, sản phẩm khi đưa ra thị trường đã không được người tiêu dùng đón nhận như kỳ vọng.

Mặc dù rất nhiều doanh nghiệp đã xác định được thị trường và khách hàng mục tiêu. Tuy nhiên, những gì doanh nghiệp đưa ra đa phần mới chỉ dừng lại ở thông tin cơ bản và bề nổi như thị trường nào, thông tin nhân khẩu học hay những thói quen, hành vi chung chung của khách hàng. Trong khi đó, những thông tin sâu hơn về đối thủ cạnh tranh, chân dung khách hàng như tính cách, lối sống hay nhận thức, động lực của khách hàng lại chưa được tìm hiểu thấu đáo.

Điều này có thể dẫn đến việc sản phẩm đưa ra thị trường không được khách hàng đón nhận như kỳ vọng hoặc doanh nghiệp có thể tiếp cận sai đối tượng khách hàng tiềm năng cũng như lép vé so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

>>> Xem thêm: Những điều cần biết khi đưa sản phẩm ra thị trường

Vậy giải pháp là gì?

Giải pháp – Dịch vụ nghiên cứu thị trường của DTM Consulting

Với mong muốn doanh nghiệp đạt được những bước đi thuận lợi khi đưa sản phẩm ra thị trường, chúng tôi cung cấp các dịch vụ về Nghiên cứu thị trường, khách hàng nhằm giúp doanh nghiệp xác định đươc phân khúc thị trường và khách hàng mình muốn hướng đến.

 DTM Consulting sẽ sử dụng các kỹ thuật và phương pháp nghiên cứu phù hợp thông qua chuyên gia hàng đầu về nghiên cứu thị trường để tìm kiếm cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp
Với những dữ liệu thu thập được từ quá trình nghiên cứu doanh nghiệp sẽ dễ dàng đánh giá và xác định được thị trường và khách hàng mục tiêu.

Với dịch vụ này DTM Consulting sẽ xây dựng chân dung khách hàng tiềm năng [persona] dựa trên các dữ liệu thu được từ thị trường, khách hàng. Các dữ liệu này có thể là dữ liệu sẵn có trong và ngoài doanh nghiệp, dữ liệu sơ cấp [dữ liệu định tính, định lượng], dữ liệu khách hàng để lại trên internet,…

Persona sẽ cung cấp cho doanh nghiệp nắm được pain-point [tạm dịch là nỗi lo lắng], nhu cầu, hành trình khách hàng, các điểm chạm [touch-point] hay thậm chí công việc của các công ty thuê ngoài là chỉ ra được insight khách hàng, đề xuất cách khai thác insight khách hàng vào các quyết định kinh doanh, các hoạt động marketing, xúc tiến bán, chiến lược kênh, chiến lược sản phẩm và thương hiệu, chiến lược marketing mix,…

Tuy nhiên, chân dung khách hàng [persona] hay hành trình khách hàng [CJM] chỉ là công cụ giúp thể hiện dữ liệu, thông tin nhằm đưa ra các quyết định nhanh và hiệu quả hơn. Quan trọng nhất vẫn là dữ liệu được thu thập một cách chất lượng và khách quan từ thị trường, khách hàng, từ đó các quyết định đưa ra theo sau mới giúp ích cho doanh nghiệp.

Chính vì lẽ đó, tại DTM Cosnulting với vai trò là một công ty tư vấn marketing, chúng tôi luôn đặt yếu tố chất lượng, khách quan lên trên hết. Bên cạnh đó, nhằm tối đa hóa được mục tiêu đầu ra, có thêm những góc nhìn đa chiều từ khách hàng,… chúng tôi luôn cố gắng kết hợp đa dạng các phương pháp, kỹ thuật nghiên cứu [khảo sát] thị trường, khách hàng.

Với các vấn đề của doanh nghiệp DTM Consultng nhận báo cáo chi tiết về thị trường và insight khách hàng từ đó đưa ra các câu trả lời, tư vấn về các vấn đề cụ thể hướng khách hàng tới các giải pháp dài hạn.

Theo dõi và đánh giá hiệu quả của các hoạt động marketing thông qua việc khảo sát và phân tích dữ liệu trên thực tế. Đồng thời
tìm hiểu thêm các phương án và đề xuất chỉnh sửa sao cho phù hợp với mục tiêu kinh doanh, marketing

Nhận báo cáo chi tiết và tư vấn các giải pháp marketing dựa trên dữ liệu thu được
Hỗ trợ giải đáp theo tình hình doanh nghiệp

source //dtmconsulting.vn/dich-vu-nghien-cuu-thi-truong-khach-hang-dtm-consulting/

via Blogger //ift.tt/2SJwyDB

source //dtmconsulting.vn/hieu-nham-lam-tuong-ve-nghien-cuu-thi-truong-khao-sat-khach-hang/

via Blogger //ift.tt/3wdRYrZ

Điều cần thiết cho bất kỳ kế hoạch kinh doanh nào là lượng thông tin đầu vào đầy đủ và hữu ích. Với những thông tin có ích, doanh nghiệp mới có thể xác định phương hướng chính xác và đưa ra những quyết định hợp lý cho tương lai.

Thực hiện nghiên cứu thị trường sẽ giúp cho doanh nghiệp có được các nguồn thông tin đầy đủ và cần thiết cho các quyết định kinh doanh của mình, và có ích đặc biệt cho các công việc cần tầm nhìn xa như kế hoạch kinh doanh 5 năm, kế hoạch năm,…

Nghiên cứu thị trường là gì?

“Nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập, phân tích và giải thích thông tin về sản phẩm, dịch vụ, thị trường, ngành hoặc về khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. Nghiên cứu hành vi tiêu dùng, định vị thị trường, nhu cầu và mong muốn của thị trường mục tiêu, của toàn ngành hoặc nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh mà doanh nghiệp đang gặp phải.”

Nghiên cứu thị trường mang lại gì?

Nghiên cứu thị trường nhằm mục đích tìm hiểu lý do người tiêu dùng sẽ mua sản phẩm của doanh nghiệp. Nó nghiên cứu những thứ như hành vi của người tiêu dùng, bao gồm cách các yếu tố văn hóa, xã hội và cá nhân ảnh hưởng đến hành vi đó.

Nghiên cứu sơ cấp và thứ cấp

Nghiên cứu thị trường có thể chia làm nghiên cứu sơ cấp và nghiên cứu thứ cấp.

Nghiên cứu sơ cấp nghiên cứu trực tiếp khách hàng, trong khi nghiên cứu thứ cấp nghiên cứu thông tin mà những người khác đã thu thập được về khách hàng.

Nghiên cứu sơ cấp có thể là phỏng vấn qua điện thoại hoặc thăm dò ý kiến ​​trực tuyến với các thành viên được chọn ngẫu nhiên của nhóm mục tiêu. Doanh nghiệp cũng có thể nghiên cứu hồ sơ bán hàng của riêng mình để thu thập dữ liệu cho nghiên cứu sơ cấp.

Nghiên cứu thứ cấp có thể đến từ các báo cáo được tìm thấy trên các trang web của nhiều tổ chức khác hoặc các blog viết về ngành hàng của doanh nghiêjpp.

Đối với việc lên kế hoạch, doanh nghiệp có thể sử dụng một trong hai loại nghiên cứu hoặc kết hợp cả hai.

Tìm hiểu kỹ hơn về các phương pháp nghiên cứu thị trường.

Thông tin thu được từ các nghiên cứu thị trường

Các thông tin mà một doanh nghiệp cố gắng thu được từ nghiên cứu thị trường bao gồm:

Khách hàng của doanh nghiệp là ai?

Mô tả họ về độ tuổi, nghề nghiệp, thu nhập, lối sống, trình độ học vấn, v.v.

Khách hàng mua gì?

Mô tả thói quen mua hàng của họ liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, bao gồm số lượng họ mua, các nhà cung cấp ưa thích của họ, các tính năng phổ biến nhất và mức giá chủ yếu.

Tại sao khách hàng mua?

Đây là một vấn đề không dễ dàng, cố gắng đi sâu vào người tiêu dùng, tìm hiểu Insights của họ. Việc này sẽ cần kỹ thuật và sự nhạy cảm của người phân tích dữ liệu. Câu trả lời sẽ phụ thuộc vào sản phẩm và công dụng của nó. Người mua dụng cụ nấu ăn có thể mua các sản phẩm có bề mặt chống dính hiệu quả nhất hoặc những sản phẩm cung cấp nhiều chảo nhất trong một gói với số tiền nhất định hoặc những sản phẩm có màu sắc trang trí nhất.

Điều gì thúc đẩy khách hàng mua?

Để có thể tìm ra điều này cũng không hề dễ dàng, nhưng doanh nghiệp thông tin chi tiết có sẵn về thị trường, số liệu bán hàng và động cơ mua hàng của người tiêu dùng… đủ để có thể tìm ra lý do thúc đẩy khách hàng thực hiện hoạt động mua hàng. Khai thác các nguồn thông tin để cung cấp câu trả lời cho càng nhiều câu hỏi càng tốt sẽ làm cho kế hoạch của doanh nghiệp thuyết phục hơn và tỷ lệ thành công cao hơn.

Các dịch vụ về nghiên cứu thị trường

Doanh nghiệp có thể tìm thấy các công ty sẽ bán cho bạn mọi thứ, từ các nghiên cứu trong ngành đến báo cáo tín dụng về các công ty riêng lẻ. Nghiên cứu thị trường thông thường không hề rẻ. Nó đòi hỏi một lượng lớn chuyên môn, nhân lực và công nghệ để phát triển nghiên cứu vững chắc. Các công ty lớn thường chi hàng chục nghìn đô la để nghiên cứu những thứ mà cuối cùng họ quyết định rằng họ không quan tâm.

Chính vì lý do vậy các công ty nhỏ cần tìm một con đường khác để nghiên cứu thị trường khi mà họ không thể bỏ ra một chi phí quá lớn. Doanh nghiệp có thể tự nghiên cứu thị trường và tìm ra nhiều thông tin có ích. Tuy nhiên về phân tích dữ liệu và xác định ý nghĩa của dữ liệu đó thì không phải bất kỳ ai cũng có thể làm được.

Chúng tôi, DTM Consulting đem đến giải pháp nghiên cứu thị trường với giá cả hợp lý, phải chăng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hãy xem Dịch vụ nghiên cứu thị trường hoặc Liên hệ với chúng tôi để tìm hiểu thêm.

Tìm hiểu việc kinh doanh trong ngành

Doanh nghiệp có thể thực hiện tìm hiểu trong ngành kinh doanh của mình thông qua xem xét và tìm hiểu các doanh nghiệp khác. Dưới đây là một số doanh nghiệp nên xem xét khi thực hiện tìm hiểu và so sánh:

  • Các doanh nghiệp có quy mô tương đương
  • Các doanh nghiệp cùng kinh doanh trên một khu vực địa lý
  • Các doanh nghiệp có cơ cấu sở hữu giống nhau
  • Các doanh nghiệp mới, hoặc tương đối mới

Những dữ liệu thu thập từ đây không chỉ giúp xác định được mức độ kinh doanh, thị phần có thể đạt được… mà còn giúp doanh nghiệp tìm ra các hòa nhập và thích ứng với thị trường tốt hơn.

Chuẩn bị nghiên cứu thị trường

Trước khi thực hiện một nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp nên tham khảo những bước sau để đưa ra những quyết định khôn ngoan:

  • Xác định những gì doanh nghiệp cần biết về thị trường: Nghiên cứu càng tập trung thì càng có giá trị.
  • Ưu tiên các mục tiêu cần thiết: Doanh nghiệp không thể nghiên cứu mọi thứ. Vì vậy cần phải tập trung vào những thông tin có giá trị nhất.
  • Xem xét các lựa chọn nghiên cứu ít tốn kém: Nếu bạn là doanh nghiệp vừa và nhỏ, không thể chi trả hàng tỷ đồng cho công ty lớn nghiên cứu thị trường. Thì chỉ từ 20 triệu đồng, bạn đã có thể tiếp cận đến dịch vụ nghiên cứu thị trường dành riêng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ của DTM Consulting – Tìm hiểu ngay.
  • Xác định chi phí nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường có thể cung cấp các thông tin giá trị giúp doanh nghiệp có tầm nhìn tương lai và lên một kế hoạch kinh doanh hiệu quả.

Nguồn: Entrepreneur

source //dtmconsulting.vn/nghien-cuu-thi-truong-lap-ke-hoach/

via Blogger //ift.tt/3nBCuZz

Việc chọn mẫu và xác định cỡ mẫu là một công việc quan trọng và cần thiết trong nghiên cứu marketing đối với cả phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng.

Nhưng làm thế nào để chọn mẫu và xác định cỡ mẫu ra sao cho hợp lý là câu hỏi mà không phải ai cũng trả lời được.

1-Mẫu trong nghiên cứu thị trường là gì?

Mẫu là trong một dự án nghiên cứu thị trường gồm tập hợp các phần tử. Trong đó, mỗi phần tử được thu thập thông tin để làm cơ sở cho việc nghiên cứu. Thông thường thì trong nghiên cứu marketing, phần tử là con người hoặc có thể là cửa hàng, doanh nghiệp.

Tiêu chí xác định cỡ mẫu

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc xác định cỡ mẫu nghiên cứu như mục tiêu, nội dung, phạm vi nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu,… Tuy nhiên, những yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến việc xác định cỡ mẫu là:

  • Sự phong phú của tổng thể nghiên cứu: tổng thể nghiên cứu càng lớn, thường cần chọn mẫu càng lớn.
  • Độ tin cậy muốn đạt được. Mẫu càng lớn thì độ tin cậy càng cao.
  • Sai số cho phép

2-Vì sao cần phải chọn mẫu

Việc lấy mẫu trong nghiên cứu trong marketing được thực hiện bởi những lý do sau:

  • Người thu thập thông tin bị giới hạn về mặt thời gian. Do đó, không thể thực hiện được số lượng người quá lớn trong thời gian bị hạn chế.
  • Vấn đề chi phí là một quan trọng khi mà một nghiên cứu thị trường thường cần một chi phí khá lớn. Việc điều tra trên một mẫu hợp lý sẽ giúp cho nghiên cứu tối ưu được về mặt chi phí, đồng thời vẫn đảm bảo thu thập đầy đủ thông tin thích hợp.
  • Trong một số trường hợp, việc điều tra tổng thể không thể tăng thêm độ chính xác cho nghiên cứu mà lại khiến tốn kém chi phí và mất thời gian.

3-Các phương pháp chọn mẫu

3.1-Chọn mẫu phi xác suất

Chọn mẫu thuận tiện

Trong phương pháp này, người nghiên cứu chọn ra các đon vị lấy mẫu dựa vào “sụ thuận tiện” hay “tính dễ tiếp cận”. Với phương pháp chọn mẫu thuận tiện, nhà nghiên cứu rất khó xác định tính đại diện của mẫu.

Sự lựa chọn các đơn vị mẫu mang tính chủ quan của người nghiên cứu, do đó, phương pháp này ít được sử dụng rộng rãi.

Chọn mẫu phán đoán

Những đơn vị của mẫu được lựa chọn bởi nhà nghiên cứu nghĩ có thể thỏa mãn một tiêu chuẩn nào đó.

Sự lựa chọn mẫu mang tính chủ quan, nên cũng ít được sử dụng.

Chọn mẫu tỷ lệ

Đây là phương pháp chọn mẫu mà trong đó nhà nghiên cứu đảm bảo mẫu được lựa chọn có tỷ lệ tương ứng theo các tham số quan trọng như tuổi, nghề nghiệp, giới tính.

Các phần tử cũng được lựa chọn theo chủ ý của nhà nghiên cứu, mang tính chủ quan.

Chọn mẫu tích lũy nhanh

Những phần tử ban đầu được lựa chọn bằng phương pháp xác suất, nhưng những phần tử bổ sung tiếp đó được cung cấp bởi các đơn vị lấy mẫu ban đầu [nhờ giới thiệu].

3.2-Chọn mẫu xác suất

Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản

Chọn mẫu ngẫu nhiên là phương pháp chọn mẫu với đúng như tên gọi của nó, hoàn toàn ngẫu nhiên. Do đó, mỗi đơn vị lấy mẫu đều có cơ hội hiện diện trong mẫu bằng nhau.

Chọn mẫu ngẫu nhiên có hai loại: chọn mẫu ngẫu nhiên có sự thay thế hoặc không có sự thay thế. Trong lấy mẫu ngẫu nhiên có sự thay thế, các phần tử được chọn mẫu luôn được thay thế trước khi thực hiện sự lựa chọn kế tiếp.

Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là sự đơn giản và dễ thực hiện.

Tuy nhiên, nhược điểm chết người của phương pháp này mẫu có thể sai lệch, không mang tính đại diện, do đó kém chính xác.

Chọn mẫu ngẫu nhiên có hệ thống

Chọn mẫu có hệ thống với sự bắt đầu ngẫu nhiên là một phương pháp chọn mẫu được tiến hành bằng cách lấy từng đơn vị thứ k từ một tổng thể nghiên cứu có thứ tự.

Đơn vị đầu tiên được chọn một cách ngẫu nhiên, k là khoảng cách lấy mẫu.

Ví dụ: chọn k là 3. Đơn vị đầu tiên có số thứ tự là 2, tương tự, các đơn vị được chọn tiếp theo có số thứ tự là  5, 8, 11,…

Chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng

Khi mà tổng thể nghiên cứu được cấu tạo từ nhiều đơn vị nghiên cứu không đồng nhất với nhau liên quan đến những đặc điểm nghiên cứu. Để có thể thực hiện lấy mẫu thì cần phải phân chia tổng thể này thành từng nhóm có đặc điểm tương đồng với nhau.

Chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng là chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản từ từng nhóm tương đồng.

Ưu điểm của phương pháp này là tăng mức độ chính xác của việc đánh giá các đặc điểm của tổng thể nghiên cứu, thực hiện thuận tiện và mẫu khá toàn diện.

Chọn mẫu theo cụm

Chọn mẫu theo cụm là phương pháp chọn mẫu được tiến hành bằng cách lấy những nhóm riêng biệt hoặc những cụm của đơn vị nhỏ hơn.

Các cụm được chọn ngẫu nhiên với sự khởi đầu ngẫu nhiên.

Bài viết Các phương pháp chọn mẫu trong nghiên cứu thị trường mà bạn cần phải biết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày DTM Consulting.

source //dtmconsulting.vn/cac-phuong-phap-chon-mau-trong-nghien-cuu-thi-truong-ma-ban-can-phai-biet/

via Blogger //ift.tt/2VACvSk

See this in the app Show more

Video liên quan

Chủ Đề