Thai nhi nhân dinh dưỡng từ mẹ như thế nào

Suy dinh dưỡng bào thai là gì?

Suy dinh dưỡng bào thai là thể suy dinh dưỡng sớm nhất mà trẻ có thể mắc phải. Đây là sự phát triển chậm hoặc kém của thai nhi khi còn trong bụng mẹ. Nếu bé sinh đủ tháng mà nặng dưới 2,5kg thì được xem là bị suy dinh dưỡng bào thai. 

Dựa vào các thông số như vòng bụng, chiều dài, cân nặng, trong mỗi kì khám thai, bác sĩ có thể sớm phát hiện bé có bị suy dinh dưỡng bào thai hay không. 

Theo dõi chiều dài, cân nặng của thai nhi định kỳ sẽ giúp bác sĩ phát hiện bé có đang bị suy dinh dưỡng bào thai hay không. [Ảnh minh họa]

Ngoài ra, qua mức độ tăng cân của mẹ trong giai đoạn mang thai cũng giúp nhận biết thai nhi có bị suy sinh dưỡng hay không. Thông thường, trong suốt thai kỳ mẹ bầu tăng từ 10-12kg. Đối với những mẹ ở cuối thai kỳ nhưng cân nặng chỉ tăng 6kg, nguy cơ bị suy dinh dưỡng bào thai khá cao.

Ảnh hưởng của suy dinh dưỡng bào thai 

Các bé bị suy dinh dưỡng từ trong thai lúc đẻ ra thường thấp còi, chậm phát triển cả chiều cao, cân nặng, ảnh hưởng đến não, gan, thận… Não bộ của trẻ phát triển rất mạnh trong ba tháng cuối của thai kỳ, và 3 năm đầu đời. Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng trong giai đoạn này sẽ gây hậu quả làm cho não chậm phát triển, trẻ không được nhanh nhẹn thông minh như các bạn đồng trang lứa.

Bé bị suy dinh dưỡng bào thai, dù sinh đủ tháng vẫn nhẹ cân hơn nhiều so với bạn cùng tuổi. [Ảnh minh họa]

Những việc làm của mẹ dễ dẫn đến suy dinh dưỡng bào thai 

Những nguyên nhân gây ra suy dinh dưỡng bào thai bao gồm: mẹ mang thai ở độ tuổi ngoài 30, mẹ có sức khỏe không tốt, bổ sung dinh dưỡng không hợp lý trong thai kỳ hoặc mẹ làm việc trong môi trường không lành mạnh, thường xuyên bị áp lực, ô nhiễm. 

Ngoài ra, những việc làm dưới đây của mẹ cũng có thể dẫn đến suy dinh dưỡng bào thai: 

Bổ sung thiếu sắt

Nếu mẹ bầu không bổ sung đủ sắt khi mang thai thì quá trình dưỡng thai cũng sẽ không hiệu quả, trẻ sinh ra dễ bị nhiễm trùng, nhẹ cân, chỉ số thông minh thấp… hay nói cách khác trẻ đã bị suy dinh dưỡng bào thai.

Ăn quá nhiều

Mẹ ăn nhiều nhưng nguồn dinh dưỡng kém cộng với không ăn đầy đủ các loại thực phẩm cũng sẽ khiến thai nhi bị thiếu đa vi chất dẫn đến chậm phát triển.

Thai phụ ăn quá nhiều dẫn tới thừa cân, béo phì cũng có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi như sinh non, sinh mổ, tiểu đường, thậm chí có thể khiến thai chết lưu. Với người mẹ, việc ăn quá nhiều cũng dễ mắc các bệnh như tiểu đường, cao huyết áp, tiền sản giật.

Mẹ ăn nhiều nhưng thiếu chất cũng có thể khiến bé bị suy dinh dưỡng bào thai. [Ảnh minh họa]

Ăn đêm

Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng ăn đêm không những không cung cấp được chút dinh dưỡng nào cho thai nhi mà còn gây hại nhiều đến người mẹ. Trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng mẹ chỉ nên uống một cốc sữa ấm để ngủ ngon hơn và có lợi cho sức khỏe của mình cũng như em bé.

Bổ sung canxi quá sớm

Không như nhiều mẹ nghĩ bổ sung canxi sớm là tốt, đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng. Sử dụng quá nhiều và sớm sẽ khiến canxi đọng ở bánh nhau, làm giảm chất lượng bánh nhau, giảm sự trao đổi dưỡng chất khiến thai kém phát triển. Mẹ bầu uống quá nhiều canxi còn có thể mắc sỏi đường tiết niệu và sỏi thận.

Nhau thai kém phát triển

Sự phát triển của nhau thai cũng ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của thai nhi. Nhau thai có tác dụng kiểm soát quá trình vận chuyển hormone và những dưỡng chất thiết yếu khác cho bào thai. Bánh nhau nhỏ đi làm cho các sản phẩm chuyển hóa vào bào thai bị giảm, cản trở quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng từ mẹ do đó dễ còi cọc sau sinh.

Cách phòng tránh suy dinh dưỡng bào thai 

- Mẹ bầu cần ăn no, ăn đủ chất để đảm bảo thai nhi phát triển tốt như các loại đậu, trứng, tôm, cá, rau, hoa quả tươi...

- Mẹ bầu cần uống thêm viên sắt từ khi có thai đến sau khi sinh để chống thiếu máu.

- Ngoài vấn đề cung cấp các chất dinh dưỡng còn cần một chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lý, tránh mọi lo âu phiền muộn trong cuộc sống làm ảnh hưởng đến bào thai.

Chế độ ăn uống đủ chất, khoa học sẽ giúp mẹ đề phòng suy dinh dưỡng bào thai. [Ảnh minh họa]

- Tuyệt đối không uống rượu bia, hút thuốc là và sử dụng các chất kích thích khi mang thai. 

- Đảm bảo khám thai định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Khi phát hiện bé bị suy dinh dưỡng bào thai, mẹ cần thay đổi chế độ ăn uống, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý để khắc phục tình trạng này. 

Tham khảo bảng cân nặng và chiều dài thai nhi chuẩn xác theo từng tuần. 

- Từ tuần 8 đến tuần 20 [chiều dài đo từ đầu đến mông]

Tuổi thai Chiều dài [cm] Cân nặng[gam]
Tuần 8 1,6 1
Tuần 9 2,3 2
Tuần 10 3,1 4
Tuần 11 4,1 7
Tuần 12 5,4 14
Tuần 13 7,4 23
Tuần 14 8,7 43
Tuần 15 10,1 70
Tuần 16 11,6 100
Tuần 17 13 140
Tuần 18 14,2 190
Tuần 19 15,3 240
Tuần 20 16,4 300

- Từ tuần 21 đến tuần 42 [chiều dài đo từ đầu đến chân]

Tuổi thai Chiều dài [cm] Cân nặng [gam]
Tuần 21

26,7

360

Tuần 22

27,8

430

Tuần 23

28,9

501

Tuần 24

30

600

Tuần 25

34,6

660

Tuần 26

35,6

760

Tuần 27

36,6

875

Tuần 28

37,6

1005

Tuần 29

38,6

1153

Tuần 30

39,9

1319

Tuần 31

41,1

1502

Tuần 32

42,4

1702

Tuần 33

43,7

1918

Tuần 34

45

2146

Tuần 35

46,2

2383

Tuần 36

47,4

2622

Tuần 37

48,6

2859

Tuần 38

49,8

3083

Tuần 39

50,7

3288

Tuần 40

51,2

3462

Tuần 41

51,5

3597

Tuần 42

51,7

3685 

Xem thêm chủ đề Tin tức mẹ bầu

Minh An [T/h] [Khám Phá]

Dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của thai nhi. Do đó, bản thân mẹ bầu cần trang bị những kiến thức hữu ích để đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho thai kỳ. Em bé và nguồn dưỡng chất từ mẹ luôn có sự liên kết chặt chẽ không thể tách rời. Vậy thai nhi lấy dinh dưỡng từ mẹ như thế nào? Nhu cầu năng lượng cho bà bầu ra sao? Hãy cùng khám phá trong bài viết này nhé!

Sự phát triển của thai nhi

Để tìm hiểu thai nhi lấy dinh dưỡng từ mẹ như thế nào, chúng ta cần biết tiến trình phát triển của em bé trước, cụ thể như sau:

Quá trình thụ thai: Quá trình thụ tinh diễn ra khi tinh trùng từ bố xâm nhập vào trứng của mẹ. Tiếp theo, em bé cũng được hình thành. Trứng thụ tinh thành công sẽ phân chia thành nhiều tế bào, rồi di chuyển đến tử cung. Sau đó, phôi thai sẽ làm tổ và gắn vào nội mạc tử cung.

Thai nhi trong tháng đầu tiên: Túi ối và nhau thai bắt đầu xuất hiện trong tháng đầu tiên. Túi ối có nhiệm vụ tạo điều kiện cho em bé phát triển bình thường. Còn nhau thai truyền dinh dưỡng từ cơ thể người mẹ sang em bé để giúp ích cho tiến trình phát triển, đồng thời vận chuyển chất thải ra ngoài. Một số bộ phận cơ thể hình thành như tế bào máu, cổ họng, miệng, hệ thống tuần hoàn,…

Ở tháng thứ 4 tay chân của bé đã dần hoàn thiện

Thai nhi trong tháng thứ 2: Kích thước của em bé dài khoảng 1,5 – 1,6 cm khi bước sang tháng thứ 2. Bên cạnh những cơ quan bên ngoài, các bộ phận ở trong cơ thể cũng đang phát triển như đường tiêu hóa, ống thần kinh và cơ quan cảm giác.

Thai nhi trong tháng thứ 3: Trong tháng thứ 3, ngón chân, ngón tay trở nên rõ rệt. Đồng thời, cơ quan sinh dục bắt đầu xuất hiện. Nhịp tim của thai nhi cũng có thể được bác sĩ đo được. Hệ tiết niệu, tuần hoàn và các cơ quan bên trong dần hoàn thành ở giai đoạn này.

Thai nhi trong tháng thứ 4: Vào tháng thứ 4, tay và chân của con đã dần hoàn thiện, bộ phận sinh dục cũng hiện lên rõ ràng hơn. Song song đó, tóc, lông mi, mí mắt bắt đầu phát triển. Hệ thần kinh của con yêu cũng đi vào hoạt động.

Thai nhi trong tháng thứ 5: Sang tháng thứ 5, một lớp gây hình thành trên da bé, lông tơ cũng mọc lên. Nhiều thai nhi có trọng lượng khoảng 300 gam và phát triển nhanh chóng, khiến bụng mẹ to hơn.

Thai nhi trong tháng thứ 6: Cơ thể con yêu gần như hoàn thiện trong giai đoạn này, nhất là khuôn mặt. Em bé đã có thể cảm nhận được ánh sáng và âm thanh. Thai nhi biết chuyển động để hồi đáp lại khi bạn giao tiếp với con.

Thai nhi trong tháng thứ 7: Trọng lượng của bé trong giai đoạn này đạt khoảng 1 – 1,5 kg. Khả năng phản xạ với âm thanh và ánh sáng nhạy cảm hơn nhiều. Chuyển động cũng mạnh mẽ và dễ để mẹ bầu cảm nhận. Thời điểm này nguy cơ sinh non rất cao. Do đó, mẹ bầu cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, sinh hoạt điều độ để bảo vệ sức khỏe bản thân và con yêu.

Thai nhi trong tháng thứ 8: Cơ thể bé gần như hoàn thiện ở tháng thứ 8, riêng phổi là chưa. Chuyển động của con vô cùng rõ ràng. Mẹ bầu nên dành thời gian khám thai 2 lần ở giai đoạn cuối thai kỳ, nhằm chuẩn bị kỹ lưỡng cho thời điểm lâm bồn. Lúc này, bé nặng khoảng 2 kg, lớp mỡ dưới da tiếp tục phát triển.

Thai nhi trong tháng thứ 9: Não và phổi của con phát triển cực nhanh chóng ở tháng thứ 9, các cơ quan khác đã hoàn thiện. Trọng lượng của bé dao động từ 2,9 – 3,5 kg.

Nhìn chúng, trong bất kỳ giai đoạn nào bé cũng cần được mẹ bảo vệ và cung cấp dưỡng chất để phát triển. Nếu thiếu hụt chất dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển của thai nhi, tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy hiểm. Vậy thai nhi lấy dinh dưỡng từ mẹ như thế nào?

Thai nhi lấy dinh dưỡng từ mẹ như thế nào?

Nhằm giải đáp thắc mắc thai nhi lấy dinh dưỡng từ mẹ như thế nào. Phòng khám Đa khoa Phương Nam sẽ mô tả lại con đường đi của thức ăn đến thai nhi.

Dưỡng chất ngấm vào máu mẹ bầu rồi truyền sang con qua nhau thai

Ban đầu, thức ăn sẽ đi qua thực quản của mẹ. Sau khi di chuyển xuống dạ dày, thức ăn phân chia thành Protein, chất béo và Glucose. Tiêu hóa xong, dưỡng chất sẽ ngấm vào máu của mẹ bầu, rồi truyền sang cho con qua nhau thai.

Các yếu tố gây hại cho thai nhi sẽ bị loại bỏ trong quá trình thẩm thấu hiệu quả. Song song đó, những nguyên tố khác được giữ lại như chất cồn, Cafein, khoáng chất, Vitamin, Protein, chất béo, Glucose, Oxy,… Các dưỡng chất này sẽ truyền sang thai nhi thông qua dây rốn, bằng cách đi qua đường máu. Trong quá trình nhận dưỡng chất, nhau thai đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Quá trình trao đổi chất giữa mẹ và em bé diễn ra như sau: Máu của mẹ bầu chảy qua các mao mạch bên trong nhau thai, đồng thời mang theo những dưỡng chất như Oxy, chất béo, Protein, Glucose,… chuyển đến bào thai. Yếu tố gây hại bị loại bỏ, chất dinh dưỡng thì vượt qua và được hấp thụ bởi mạng lưới các mạch máu dày đặc trong nhau thai. Sau đó, thông qua dây rốn, chúng sẽ được chuyển vào cơ thể bé.

Bất kỳ thứ gì mẹ bầu ăn được cũng sẽ chuyển xuống ruột non và hấp thụ vào máu trong thời gian mang thai. Tiếp theo, nguồn máu giàu dinh dưỡng sẽ được vận chuyển đến nhau thai, rồi thông qua dây rốn truyền cho em bé. Bây giờ bạn đã hiểu thai nhi lấy dinh dưỡng từ mẹ như thế nào rồi phải không. Mong rằng các thông tin trên sẽ hữu ích với bạn.

Tìm Hiểu Thêm Về Sản Khoa

Nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng cho bà bầu

Sau khi tìm hiểu thai nhi lấy dinh dưỡng từ mẹ như thế nào. Chúng ta hãy cùng khám phá nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng mẹ bầu cần trong thai kỳ thông qua bảng dưới đây nhé.

Giai đoạn thai kỳ Trọng lượng thai nhi Số cân mẹ bầu cần tăng Nhóm chất thiết yếu mỗi ngày và nhu cầu năng lượng cho phụ nữ mang thai
Năng lượng [Kcal] Chất bột đường [gam] Chất đạm [gam] Chất béo [gam] Chất xơ [gam]
Trước mang thai 2050 290 – 360 60 45 – 57 25
3 tháng đầu 100 gam 0 – 1 kg 2100 300 – 370 61 46,5 – 58,5 28
3 tháng giữa 1 kg 4 – 5 kg 2300 325 – 400 70 52,5 – 64,5 28
3 tháng cuối 2 kg 5 – 6 kg 2500 385 – 430 91 60 – 72 28
Tổng 9 tháng 9 – 12 kg

[Chi tiết!]

Chỉ số cân nặng cần tăng cao hơn đối với những mẹ bầu mang song thai và bác sĩ sẽ đưa ra khuyến cáo về tốc độ tăng trưởng sao cho phù hợp.

Những quan niệm sai lầm về chế độ ăn cho bà bầu

Tất cả chúng ta đã biết thai nhi lấy dinh dưỡng từ mẹ như thế nào. Đồng thời, Đa khoa Phương Nam cũng vừa cung cấp thêm cho bạn nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng mà mẹ bầu cần trong thai kỳ. Trước khi kết thúc bài viết, hãy cùng nhau nhận ra những quan điểm sai lầm trong chế độ dinh dưỡng nhé.

Nhịn ăn khi ốm nghén là quan điểm sai lầm

Ăn cho hai người

Nhiều thai phụ cố gắng ăn thật nhiều, gấp đôi nhu cầu năng lượng so với bình thường, bổ sung liên tục thực phẩm bổ dưỡng với mong muốn con yêu thêm to khỏe. Thế nhưng, lối suy nghĩ “mang thai ăn cho hai người” này dễ dẫn đến tình trạng tăng cân mất kiểm soát, làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh đột quỵ, tim mạch, tiểu đường, trầm cảm, vô sinh thứ phát,… Ngoài ra, việc chuyển dạ sẽ gặp khó khăn nếu thai nhi to quá mức. Không những thế, hành trình giảm cân sau sinh của chị em cũng trở nên gian nan hơn.

Nhịn ăn khi bị ốm nghén

Nhiều mẹ bầu mệt mỏi, khó chịu khi bị nôn mửa, ốm nghén trong thai kỳ. Có ý kiến cho rằng nếu thai phụ nhịn ăn, không nạp thêm thực phẩm sẽ tránh được tình trạng nôn mửa. Tuy nhiên, suy nghĩ này hoàn toàn phản khoa học. Việc nhịn ăn sẽ khiến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi bị ảnh hưởng. Thể trạng thai phụ nhanh chóng suy kiệt, còn em bé chậm phát triển. Để giảm tình trạng ốm nghén, mẹ bầu nên chia nhỏ khẩu phần ăn đồng thơi thay đổi phương pháp chế biến.

Thắc mắc thai nhi lấy dinh dưỡng từ mẹ như thế nào đã được Phòng khám Đa khoa Phương Nam giải đáp xong. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp mẹ bầu nâng cao kiến thức, từ đó có những quyết định đúng đắn hơn trong quá trình chăm sóc thai kỳ. Nếu còn câu hỏi khác cần tư vấn, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1900 633 698 nhé!

Video liên quan

Chủ Đề