The chấp nhà ở hình thành trong tương lai

Câu hỏi: Thủ tục thế chấp nhà chung cư hình thành trong tương lai

Xin chào Luật sư,

Vợ chồng tôi mua một căn hộ chung cư của dự án bất động sản thuộc Quận Cầu Giấy, Hà Nội, đến đầu năm 2019 mới được giao nhà. Hiện nay chúng tôi chưa có sổ đỏ, nhưng vì cần tiền nên muốn đi thế thế chấp hợp đồng mua nhà chung cư. Nhân viên ở Ngân hàng yêu cầu chúng tôi phải giao thêm cả biên bản nghiệm thu đã hoàn thành xong phần móng để làm căn cứ rằng căn hộ được phép đưa vào kinh doanh. Vậy xin hỏi Luật sư, nhân viên ngân hàng yêu cầu như vậy là đúng hay sai? Và khi được thế chấp căn hộ thì việc đăng ký thế chấp thực hiện như thế nào?

Chúng tôi xin cảm ơn Luật sư.

Thủ tục thế chấp nhà chung cư hình thành trong tương lai

Trả lời: [Câu trả lời chỉ mang tính chất tham khảo]

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Phamlaw.

Nhà ở hình thành trong tương lai là một loại tài sản đặc biệt do tính chất “hình thành trong tương lai” và giá trị của nó. Pháp luật hiện nay cho phép cá nhân, hộ gia đình… được mua bán và sở hữu loại nhà ở này. Tuy nhiên, vì tính chất “hình thành trong tương lai” mà loại tài sản này phải đáp ứng được những điều kiện nhất định. Với trường hợp của bạn, Phamlaw xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Thứ nhất, về điều kiện đưa nhà ở hình thành trong tương lai vào kinh doanh

Theo quy định tại khoản 1 điều 55 Luật kinh doanh bất động sản 2014, điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh gồm:

“1. Có giấy tờ về quyền sử dụng đất, hồ sơ dự án, thiết kế bản vẽ thi công đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải có Giấy phép xây dựng, giấy tờ về nghiệm thu việc hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương ứng theo tiến độ dự án; trường hợp là nhà chung cư, tòa nhà hỗn hợp có mục đích để ở hình thành trong tương lai thì phải có biên bản nghiệm thu đã hoàn thành xong phần móng của tòa nhà đó.

2. Trước khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai, chủ đầu tư phải có văn bản thông báo cho cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh về việc nhà ở đủ điều kiện được bán, cho thuê mua.”

Căn cứ vào quy định trên, thì nhà ở hình thành trong tương cần phải có các giấy tờ nêu trên, đồng thời,  khoản 1,  khoản 3 điều 56 Luật kinh doanh bất động sản 2014 quy định điều kiện của chủ đầu tư, phải được ngân hàng thương mại đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với khách hàng, và chịu trách nhiệm hoàn lại số tiền ứng trước và các khoản tiền khác cho khách hàng theo hợp đồng mua bán đã ký kết.

Thứ hai, quy định điều kiện thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai

Nhà ở hình thành trong tương lai theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 cũng là một loại tài sản, và có thể trở thành đối tượng của hợp đồng thế chấp. Theo Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, khi dùng tài sản hình thành trong tương lai để bảo đảm nghĩa vụ, thì việc giao kết giao dịch bảo đảm được thực hiện như đối với các loại tài sản khác. Nghĩa là hợp đồng thế chấp phải được công chứng hoặc chứng thực trong trường hợp pháp luật có quy định; hiệu lực, cách thức thực hiện cũng như việc xử lý tài sản bảo đảm theo những gì các bên đã thỏa thuận.

Trình tự, thủ tục thế chấp tài sản là nhà ở hình thành trong tương lai được hướng dẫn tại Thông tư số 26/2015/TT-NHNN ngày 09/12/2015 của Ngân hàng nhà nước hướng dẫn trình tự, thủ tục thế chấp và giải chấp tài sản là dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhà ở hình thành trong trương lai. Theo Điều 9 Thông tư này, hồ sơ thế chấp vay vốn tại tổ chức tín dụng gồm:

a] Hợp đồng mua bán nhà ở được ký giữa bên thế chấp với chủ đầu tư phù hợp quy định của pháp luật về nhà ở [bản gốc];

b] Văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở đối với trường hợp bên thế chấp là bên nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở [bản gốc];

c] Giấy tờ chứng minh đã đóng tiền mua nhà ở cho chủ đầu tư theo tiến độ thỏa thuận trong hợp đồng mua bán nhà ở [bản gốc];

d] Hợp đồng thế chấp phù hợp với quy định của pháp luật;

đ] Các giấy tờ khác [nếu có].

Như vậy, căn cứ vào các quy định trên, Ngân hàng nơi bạn thế chấp tài sản có quyền được yêu cầu các loại giấy tờ cần thiết, có thể là biên bản nghiệm thu đã hoàn thành phần móng của chung cư.

Thứ ba, trình tự, thủ tục đăng ký thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai

Việc đăng ký thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai được thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Người thực hiện thủ tục cần chuẩn bị các loại văn bản sau đây:

– Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp lập theo Mẫu số 01/ĐKTC-NTL [01 bản chính]; trường hợp Mẫu số 01/ĐKTC-NTL không đủ để kê khai nội dung đăng ký thì kê khai bổ sung vào Mẫu số 04/ĐKTC-NTL;

– Hợp đồng thế chấp có công chứng theo quy định [01 bản gốc];

– Hợp đồng mua bán nhà ở của cá nhân mua nhà ở ký với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật về nhà ở. Trường hợp bên thế chấp là bên nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thì phải có thêm bản sao văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở được lập theo quy định của pháp luật về nhà ở [01 bản sao];

– Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký thế chấp là người được ủy quyền.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Hồ sơ được nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính – Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai. Người nộp hồ sơ nhận lại phiếu hẹn trả kết quả.

Bước 3: Giải quyết hồ sơ

Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; xác nhận đơn đăng ký thế chấp, sao y bản gốc đơn đăng ký để lưu hồ sơ; ghi thông tin đăng ký thế chấp vào Sổ đăng ký thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai; trường hợp có căn cứ để từ chối đăng ký thì phải từ chối đăng ký bằng văn bản và trả hồ sơ đăng ký.

Bước 4: Trả kết quả

Trên đây là những ý kiến tư vấn của PHAMLAW về Thủ tục thế chấp nhà chung cư hình thành trong tương lai. Nếu Quý khách có bất kỳ thắc mắc hay cần thêm thông tin chi tiết, xin hãy liên hệ với tổng đài tư vấn thủ tục hành chính hoặc bộ phận tư vấn pháp lý chuyên sâu 1900 của PHAMLAW. Để được tư vấn về thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm, thay đổi thông tin đăng ký thế chấp, xóa thế chấp, các thủ tục đăng ký biến động đất đai khác… Quý khách hàng vui lòng kết nối tới số hotline: 097 393 8866, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ.

Xem thêm:

Khách hàng cung cấp bản chính và bản sao các văn bản, giấy tờ sau:

Bên thế chấp:

Trường hợp bên thế chấp là cá nhân:

  • Bản sao giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Giấy chứng minh sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam/Hộ chiếu
  • Sổ hộ khẩu
  • Giấy tờ chứng minh về tình trạng tài sản chung/riêng [trong trường hợp là cá nhân]:
  • Án ly hôn chia tài sản/án phân chia thừa kế/văn bản tặng cho tài sản…;
  • Thỏa thuận phân chia tài sản chung riêng/nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung vợ chồng, thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng;
  • Văn bản cam kết/thỏa thuận về tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân;
  • Giấy chứng nhận kết hôn/xác nhận về quan hệ hôn nhân [trong trường hợp sống chung nhưng chưa làm thủ tục đăng ký kết hôn];
  • Giấy tờ xác định về việc tài sản nằm ngoài thời kỳ hôn nhân: Giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân [trên cơ sở đối chiếu với thời điểm tạo dựng tài sản]…

Trong trường hợp bên thế chấp là tổ chức:

Có các giấy tờ thể hiện tư cách pháp nhân và thẩm quyền quyết định thực hiện giao dịch theo pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về đầu tư:

  • Giấy đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy phép đầu tư;
  • Con dấu của pháp nhân [để đóng dấu vào văn bản công chứng theo Điều lệ của doanh nghiệp];
  • Biên bản họp của Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị/Đại hội cổ đông/Ban chủ nhiệm hợp tác xã/Đại hội xã viên về việc chấp thuận hợp đồng giao dịch hoặc văn bản đồng ý của chủ sở hữu doanh nghiệp đối với giao dịch không thuộc thẩm quyền quyết định của người đại diện theo pháp luật [theo quy định của điều lệ doanh nghiệp và văn bản pháp luật]…;
  • Điều lệ của doanh nghiệp/hợp tác xã;

Báo cáo tài chính [trong trường hợp chứng minh thẩm quyền của hội đồng quản trị, hội đồng thành viên, ban chủ nhiệm Hợp tác xã].

Bên nhận thế chấp:

[Thực hiện đăng ký chữ ký mẫu và cung cấp các giấy tờ theo danh mục đính kèm]

  • Tài sản: Giấy tờ tài sản theo quy định pháp luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và các quy định pháp lý có liên quan.
  • Một số quy định pháp luật cần lưu ý:

Điều kiện chung đối với nhà ở khi thực hiện việc thế chấp:

  • Có các giấy tờ chứng minh điều kiện nhà ở tham gia giao dịch theo quy định của Chính phủ;
  • Điều kiện thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở, thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai được quy định như sau:
  • Trường hợp chủ đầu tư thế chấp một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư xây dựng nhà ở: phải có hồ sơ dự án, có thiết kế kỹ thuật của dự án được phê duyệt và đã có Giấy chứng nhận hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Trường hợp chủ đầu tư thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai xây dựng trong dự án: ngoài điều kiện phải có hồ sơ dự án, có thiết kế kỹ thuật của dự án được phê duyệt và đã có Giấy chứng nhận hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì nhà ở thế chấp phải thuộc diện đã xây dựng xong phần móng theo quy định của pháp luật về xây dựng và không nằm trong phần dự án hoặc toàn bộ dự án mà chủ đầu tư đã thế chấp theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 148 Luật Nhà ở năm 2014;
  • Trường hợp tổ chức, cá nhân mua nhà ở hình thành trong tương lai trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở của chủ đầu tư: phải có giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất ở hợp pháp theo quy định của pháp luật về đất đai, Giấy phép xây dựng nếu thuộc diện phải có Giấy phép xây dựng, hợp đồng mua bán nhà ở ký kết với chủ đầu tư và văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở nếu là bên nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở theo quy định, giấy tờ chứng minh đã đóng tiền mua nhà ở cho chủ đầu tư theo tiến độ thỏa thuận trong hợp đồng mua bán và không thuộc diện đang có khiếu nại, khiếu kiện, tranh chấp về hợp đồng mua bán nhà ở hoặc về việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở này;
  • Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu; đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn;
  • Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền;
  • Không được bán, chuyển nhượng tài sản thế chấp, trừ trường hợp được bên nhận thế chấp đồng ý.

Điều kiện đối với nhà ở khi thực hiện việc thế chấp theo Thông tư liên tịch số 01/2014/TTLT-NHNN-BXD-BTP-BTNMT ngày 25/4/2014:

  • Nhà ở hình thành trong tương lai được thế chấp để vay vốn bao gồm nhà ở thương mại và nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật về nhà ở, cụ thể là:
  • Căn hộ chung cư được xây dựng trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở;
  • Nhà ở riêng lẻ [bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề] được xây dựng trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở.
  • Nhà ở hình thành trong tương lai được thế chấp tại tổ chức tín dụng phải có đủ các điều kiện sau đây:
  • Đã có thiết kế kỹ thuật nhà ở được phê duyệt, đã xây dựng xong phần móng nhà ở, đã hoàn thành thủ tục mua bán và có hợp đồng mua bán ký kết với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật về nhà ở hoặc nhà ở đã được bàn giao cho người mua nhưng chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật;
  • Không bị kê biên để thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với nhà ở đã được bàn giao cho người mua nhưng chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật;
  • Thuộc dự án đầu tư xây dựng nhà ở mà dự án này đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hoặc đã có quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư dự án theo quy định của pháp luật đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.
  • Trường hợp dự án đầu tư xây dựng nhà ở đã được doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thế chấp để thực hiện nghĩa vụ dân sự khác thì doanh nghiệp kinh doanh bất động sản phải thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi nội dung thế chấp đã đăng ký [rút bớt tài sản thế chấp] trước khi bán nhà ở trong dự án đó cho tổ chức, cá nhân;
  • Trường hợp nhà ở hình thành trong tương lai đang được thế chấp theo hình thức thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai thì không được tiếp tục thế chấp nhà ở đó tại tổ chức tín dụng theo quy định tại Thông tư này. Trường hợp nhà ở hình thành trong tương lai đang được thế chấp theo quy định tại Thông tư này thì không được tiếp tục thế chấp theo hình thức thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở đó;
  • Bên thế chấp chỉ được thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai tại một tổ chức tín dụng để vay vốn mua nhà ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản;
  • Giá trị nhà ở hình thành trong tương lai dùng để thế chấp do hai bên thỏa thuận trên cơ sở giá trị nhà ở được xác định tại thời điểm ký kết hợp đồng mua bán nhà ở;
  • Tổ chức tín dụng nhận thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai của tổ chức cá nhân để cho vay vốn mua nhà ở của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản.

– Tổ chức, cá nhân mua nhà ở hình thành trong tương lai trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở của chủ đầu tư được thế chấp nhà ở này tại tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam để vay vốn phục vụ cho xây dựng nhà ở hoặc để mua chính nhà ở đó;

– Việc thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở và thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai chỉ được thực hiện theo quy định tại Luật Nhà ở năm 2014; các trường hợp thế chấp tài sản là dự án đầu tư xây dựng nhà ở hoặc nhà ở hình thành trong tương lai không đúng với quy định tại Luật Nhà ở năm 2014 thì không có giá trị pháp lý;

– Việc xử lý tài sản thế chấp là nhà ở bao gồm cả xử lý thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai được thực hiện theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014, pháp luật về dân sự và pháp luật có liên quan;

– Việc xử lý tài sản thế chấp là dự án đầu tư xây dựng nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự và pháp luật có liên quan; tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng dự án phải có đủ điều kiện làm chủ đầu tư dự án theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 và phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao dự án theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.

Điều kiện chung về các bên tham gia:

  • Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện;
  • Trường hợp giao dịch tài sản của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự chỉ được thực hiện vì lợi ích của người đó;
  • Trường hợp người yêu cầu công chứng không đọc được, không nghe được, không ký, điểm chỉ được hoặc trong những trường hợp khác do pháp luật quy định thì việc công chứng phải có người làm chứng:
  • Người làm chứng phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến việc công chứng;
  • Người làm chứng do người yêu cầu công chứng mời, nếu người yêu cầu công chứng không mời được thì công chứng viên chỉ định.
  • Trường hợp người yêu cầu công chứng không thông thạo tiếng Việt thì họ phải có người phiên dịch:
  • Người phiên dịch phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, thông thạo tiếng Việt và ngôn ngữ mà người yêu cầu công chứng sử dụng;
  • Người phiên dịch do người yêu cầu công chứng mời và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc phiên dịch của mình.
  • Người yêu cầu công chứng là cá nhân phải có năng lực hành vi dân sự;
  • Trường hợp người yêu cầu công chứng là tổ chức thì việc yêu cầu công chứng được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của tổ chức đó.

Điều kiện chung đối với bên thế chấp nhà ở:

  • Là chủ sở hữu nhà ở hoặc người được chủ sở hữu cho phép, ủy quyền để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở và pháp luật về dân sự;
  • Nếu là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở và pháp luật dân sự; phải thuộc trường hợp được thế chấp nhà ở theo Luật Nhà ở năm 2014;
  • Nếu là tổ chức thì phải có tư cách pháp nhân và việc yêu cầu công chứng được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của tổ chức đó. Tổ chức phải thuộc trường hợp được thế chấp nhà ở theo Luật Nhà ở năm 2014.

Điều kiện bên nhận thế chấp:

Các tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng;

– Công chứng viên của tổ chức hành, nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng thế chấp nhà ở trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở;

– Trường hợp một bất động sản đã được thế chấp để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ và hợp đồng thế chấp đã được công chứng mà sau đó được tiếp tục thế chấp để bảo đảm cho một nghĩa vụ khác trong phạm vi pháp luật cho phép thì các hợp đồng thế chấp tiếp theo phải được công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng đã công chứng hợp đồng thế chấp lần đầu. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng hợp đồng thế chấp tiếp theo đó;

– Trong trường hợp có căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa rõ, việc giao kết hợp đồng, giao dịch có dấu hiệu bị đe doạ, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng hoặc có sự nghi ngờ đối tượng của hợp đồng, giao dịch là không có thật thì công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định; trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng;

– Giấy tờ do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp hoặc công chứng, chứng thực ở nước ngoài để sử dụng cho giao dịch dân sự tại Việt Nam phải được Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam hoặc Bộ Ngoại giao hợp pháp hóa lãnh sự [trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi, có lại];

– Giấy tờ bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt, bản dịch phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Cơ sở pháp lý:

  • Bộ luật Dân sự ngày 24 tháng 11 năm 2015 [có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017];
  • Luật Công chứng ngày 20 tháng 6 năm 2014 [có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015];
  • Luật Nhà ở ngày 25 tháng 11 năm 2014 [có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2015];
  • Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013 [có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2014];
  • Luật Kinh doanh bất động sản ngày 25 tháng 11 năm 2014 [có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2015];
  • Luật Hôn nhân và gia đình ngày 19 tháng 6 năm 2014 [có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015];
  • Luật Hộ tịch ngày 20 tháng 11 năm 2014 [có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016];
  • Luật Cư trú ngày 29 tháng 11 năm 2006 [có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2007];
  • Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cư trú ngày 20 tháng 06 năm 2013 [có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014];
  • Luật Doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014 [có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2015];
  • Luật Căn cước công dân năm 2014 ngày 20 tháng 11 năm 2014 [có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016];
  • Luật Hợp tác xã ngày 20 tháng 11 năm 2012 [có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2013];
  • Luật Thương mại ngày 14 tháng 06 năm 2005 [có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2006];
  • Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài ngày 18 tháng 06 năm 2009 [có hiệu lực kể từ ngày 02 tháng 09 năm 2009];
  • Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch [có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016];
  • Nghị định số 76/2015/NĐ-CP ngày 10 tháng 09 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bất động sản [có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2015];
  • Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở [có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2015];
  • Nghị định số 96/2015/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp [có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 12 năm 2015];
  • Nghị định số 29/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 03 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật công chứng [có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 05 năm 2015];
  • Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình [có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2015];
  • Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước [có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2014];
  • Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất [có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2014];
  • Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ quy định về giá đất [có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2014];
  • Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai [có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2014];
  • Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai [có hiệu lực kể từ ngày 03 tháng 03 năm 2017];
  • Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18 tháng 04 năm 2014 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú [có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 06 năm 2014];
  • Nghị định 106/2013/NĐ-CP ngày 17 tháng 09 năm 2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 1999 của Chính phủ về chứng minh nhân dân đã được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 170/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 1999 của Chính phủ [có hiệu lực kể từ ngày 02 tháng 11 năm 2013];
  • Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 02 năm 2012 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm [có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 04 năm 2012];
  • Nghị định số 111/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự [có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2012];
  • Nghị định số 130/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Giấy chứng minh sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam [có hiệu lực kể từ ngày 16 tháng 01 năm 2009];
  • Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17 tháng 08 năm 2007 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam [có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 09 năm 2007];
  • Nghị định số 170/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 1999 của Chính phủ về chứng minh nhân dân [có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2007];
  • Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm [có hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 01 năm 2007];
  • Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 1999 của Chính phủ về chứng minh nhân dân [có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 5 năm 1999];
  • Thông tư số 26/2015/TT-NHNN ngày 09 tháng 12 năm 2015 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn trình tự, thủ tục thế chấp và giải chấp tài sản là dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhà ở hình thành trong tương lai [có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2015];
  • Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch [có hiệu lực kể từ ngày 02 tháng 01 năm 2016];
  • Thông tư số 257/2016/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động Văn phòng Công chứng; lệ phí cấp thẻ công chứng viên [có hiệu lực kể ngày từ 01 tháng 01 năm 2017];
  • Thông tư số 06/2015/TT-BTP ngày 15 tháng 06 năm 2015 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật công chứng [có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 08 năm 2015];
  • Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 05 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất [có hiệu lực kể từ ngày 05 tháng 7 năm 2014];
  • Quyết định số 60/2017/QĐ-UBND ngày 05 tháng 12 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa [có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018];
  • Quyết định số 08/2016/QĐ-UBND ngày 21 tháng 3 năm 2016 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quy định mức trần thù lao công chứng trên địa bàn Thành phố [có hiệu lực kể từ ngày 31 tháng 03 năm 2016].

Quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn về hợp đồng, giao dịch nêu trên:

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG CHÂU Á

44 Võ Văn Tần Phường 6, Quận 3, TPHCM [Xem trên bản đồ]
Điện thoại: [08] 39 300 903 – Fax: [08] 39 300 908
Email: – Website: congchungchaua.vn

Thời gian làm việc:
Thứ hai – Thứ sáu: 08:00 đến 12:00 – 13:00 đến 17:00
Thứ bảy: 08:00 đến 12:00

Ngoài ra, ASN cung cấp dịch vụ công chứng ngoài ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước để đáp ứng nhu cầu công chứng của khách hàng.

Video liên quan

Chủ Đề