Thế nào là cạnh tranh lành mạnh cho ví dụ

Hiện nay, nền kinh tế ngày càng phát triển, cạnh tranh là động lực để phát triển các thành phần kinh tế. Nhiều khách hàng vẫn thường thắc mắc và lo ngại về môi trường kinh doanh không bình đẳng, hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Vậy cạnh tranh là gì, sức mạnh của cạnh tranh, một số hành vi cạnh tranh không lành mạnh là như thế nào. Để giải đáp thắc mắc và hỗ trợ tư vấn thêm Luật Hoàng Phi xin chia sẻ bài viết dưới đây.

Cạnh tranh là sự thi đua, đấu tranh giữa các nhà kinh doanh về mặt kinh tế để có thể đạt được những điều kiện thuận lợi trên cùng thị trường bằng một số phương thức khác nhau.

Cạnh tranh là thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến trong một số lĩnh vực như: kinh tế, thương mại, chính trị, thể thao…để có thể phát triển và đưa tổ chức mình đi lên, cần phải có những mục tiêu cạnh tranh nhất định nhằm đáp ứng được nhu cầu và sự phát của tổ chức.

Mục đích của cạnh tranh

Ngoài hiểu rõ thông tin cạnh tranh là gì, chúng tôi xin cung cấp thêm thông tin về mục đích cạnh tranh như sau:

– Cạnh tranh giành được nhiều lợi nhuận từ cá nhân, tổ chức khác.

– Có chỗ đứng trong thị trường, nguồn nguyên liệu dồi dào, thu hút nhiều khách hàng….sẽ có nhiều ưu thế, thuận lợi cho sự phát triển và doanh thu cao.

– Cạnh tranh giúp giành được nhiều lợi thế, tránh được những rủi ro và thiệt hại trong suốt quá trình kinh doanh.

– Cạnh tranh là động lực để cá nhân, tổ chức phấn đấu, thay đổi và nỗ lực phát triển về mọi mặt

– Sự cần thiết về cạnh tranh chính là động lực để phát triển kinh tế thị trường. Cạnh tranh sẽ tạo ra sức ép và kích thích sự tìm tòi, sáng tạo và phát triển về mọi mặt.

– Hiện nay, thị trường ngày càng hội nhập cạnh tranh đã được các quốc gia trên thế giới thừa nhận và coi trọng, mục đích là phát triển kinh tế, các mối quan hệ xã hội, nâng cao hiểu biết toàn xã hội.

– Cạnh tranh là con đường để tồn tại , duy trì của doanh nghiệp.

– Ví dụ về cạnh tranh như sau:

+ Cạnh tranh về các cửa hàng trên một dãy phố, các bên cửa hàng thường chọn và trưng bày các sản phẩm đẹp, giá cả hợp lý, nhân viên tư vấn tốt…

+ Cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng: hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều ngân hàng như ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn, ngân hàng Việt Nam thịnh vượng, ngân hàng thương mại cổ phần công thương….Các ngân hàng sẽ có hình thức chuyển tiền, cho vay vốn, gửi tiết kiệm khác nhau để thu hút khách hàng.

Đặc điểm cơ bản của cạnh tranh

Đặc điểm cơ bản của cạnh tranh như sau

– Thứ nhất: Giữa các chủ thể kinh doanh cạnh tranh là hiện tượng xã hội đang diễn ra khá phổ biến

+ Các doanh nghiệp muốn  tồn tại và kinh tế đi lên thì có cạnh trạnh, nhằm mục đích mở rộng thị trường, đây là động lực để thúc đẩy việc kinh doanh tốt hơn.

+ Cạnh tranh chỉ tồn tại trong trường hợp có quyền tự do hành xử trên thị trường, tự chịu trách nhiệm tiến hành các cuộc cạnh tranh giành cơ hội phát triển trên thị trường.

– Thứ hai: Có thể hiểu cạnh tranh chính là sự thi đua giữa các doanh nghiệp. Đây là phương thức giải quyết mâu thuẫn về lợi ích giữa các nhà kinh doanh

Trong hoạt động kinh doanh, động lực để gia nhập thị trường, là thước đo chứng minh sự thành đạt và mục tiêu hướng tới của doanh nghiệp

Cạnh tranh không lành mạnh

Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi thực hiện trong suốt quá trình kinh doanh không tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật và trái với chuẩn mực thông thường.

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh  có thể gây ra thiệt hại và ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh giữa các doanh nghiệp với nhau. Ngoài ra còn có thể ảnh hưởng đến lợi ích nhà nước và quyền lợi của tất cả người tiêu dùng.

Chủ thể đứng đầu thực hiện tiếp quản các hoạt động cạnh tranh  gồm:

+ Tổ chức

+ Doanh nghiệp

+ Cá nhân kinh doanh

+ Hiệp hội các ngành nghề hoạt động tại Việt Nam

Đặc điểm của một số hành vi cạnh tranh không lành mạnh

– Thực hiện các hành vi cạnh tranh không chính đáng, phù hợp với các hoạt động kinh doanh.

– Hoạt động mang tính chất đối lập, trái với các quy chuẩn, nguyên tắc trong hoạt động kinh doanh.

– Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là một trong những hành động phải ngăn chặn và xử lý kịp thời trước khi để phát triển manh mẽ và lan rộng gây ra hậu quả thiệt hại nghiêm trọng.

Một số hành vi cạnh tranh không lành mạnh như sau:

– Hành vi cố ý mỉa mai, bêu xấu, hạ thấp doanh nghiệp khác.

– Hành vi ép buộc trong hoạt động kinh doanh

– Hành vi làm loạn, gây rối các hoạt động kinh doanh

– Hành vi có liên quan đến bí mật kinh doanh

– Cố tình thực hiện các hành vi gây ra nhầm lẫn trong kinh doanh

– Thực hiện truyền bá, quảng bá các hành vi không lành mạnh nhằm cạnh tranh bất tranh.

– Và một số hành vi không lành mạnh khác như: sở hữu trí tuệ, phân biệt đối xử….

Hậu quả của cạnh tranh không lành mạnh như sau:

– Gây ra thiệt hại nghiêm trọng về mọi mặt, ảnh hưởng xấu tới chuẩn mực và nguyên tắc xã hội.

– Tạo nên những sự không công bằng ảnh hưởng tới sự phát triển của cộng đồng và cả xã hội.

– Làm mất lòng tin của tất cả mọi người, gây ra những vấn đề không tin tưởng lẫn nhau trong kinh doanh.

Trên đây là toàn bộ những thông tin tư vấn về cạnh tranh là gì, sức mạnh của cạnh tranh, một số hành vi cạnh tranh không lành mạnh là như thế nào để quý khách hàng tham khảo.

   - Cạnh tranh lành mạnh là cạnh tranh đúng pháp luật và chuẩn mực đạo đức, có tác dụng kích thích kinh tế thị trường phát triển đúng hướng.

   - Cạnh tranh không lành mạnh là sự cạnh tranh vi phạm pháp luật và chuẩn mực đạo đức, làm rối loạn và kìm hãm sự phát triển của kinh tế thị trường.

   - Khi thấy có hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh em sẽ báo ngay với các cơ quan chức năng để có biện pháp giải quyết kịp thời.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Từ tính hai mặt tích cực và hạn chế của cạnh tranh, hãy cho biết Nhà nước cần làm gì để phát huy mặt tích cực và khắc phục được mặt hạn chế của cạnh tranh hiện nay ở nước ta?

Xem đáp án » 26/03/2020 2,658

Cạnh tranh là gì? Phân tích tính tất yếu khách quan và mục đích của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa.

Xem đáp án » 26/03/2020 1,900

Cạnh tranh có những loại nào? Lấy ví dụ để minh họa.

Xem đáp án » 26/03/2020 1,838

Khi nước ta là thành viên của tổ chức Thương mại thế giới [WTO], theo em, tính chất và mức độ cạnh tranh sẽ diễn ra theo hướng nào [êm dịu hay gay gắt quyết liệt]? Tại sao?

Xem đáp án » 26/03/2020 982

Có ý kiến cho rằng: Để phát huy mặt tích cực của cạnh tranh ở nước ta hiện nay, Nhà nước chỉ cần để ra giải pháp khắc phục mặt hạn chế của cạnh tranh. Điều đó đúng hay sai? Tại sao?

Xem đáp án » 26/03/2020 590

Video liên quan

Chủ Đề