Theo em công dân có Trách nhiệm như thế nào đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Ảnh minh họa công nghiệp hóa thời 4.0.

- Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa là quá trình chuyển từ nền văn minh nông nghiệp sang nền văn minh hậu công nghiệp, xây dựng và phát triển nền văn hóa tri thức.

2. Nhiệm vụ Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa

- Ứng với công nghệ mới, công nghệ hiện đại vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Để thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa thì yếu tố con người và chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quyết định. Vì vậy Đảng và nhà nước ta đã xác định "Giáo dục là quốc sách hàng đầu".

CNH - HĐH mọi lĩnh vực đời sống xã hội.

- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trọng tâm của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, tạo tiền đề về mọi mặt [Kinh tế - xã hội - con người] để thực hiện mục tiêu "Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh".

CNH - HĐH là nhiệm vụ trọng tâm của thời kì quá độ lên CNXH

@91178@@91180@

- Ra sức học tập văn hóa, khoa học kĩ thuật, tu dưỡng đạo đức, tư tưởng chính trị. 

- Có lối sống lành mạnh, rèn luyện kĩ năng, phát triển năng lực.

- Tham gia các hoạt động sản xuất.

- Tham gia các hoạt động chính trị.

4. Nhiệm vụ của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước

- Ra sức học tập toàn diện.

- Xác định lý tưởng sống đúng đắn.

- Có kế hoạch học tập, rèn luyện, lao động để phấn đấu trở thành chủa nhân của đất nước trong thời kì đổi mới.

Trong quá trình học tập , nếu có bất kỳ thắc mắc nào , các em hãy để lại câu hỏi ở mục hỏi đáp để cộng đồng Hoc24.vn cùng thảo luận và trả lời nhé . Chúc các em học tốt!

Giải Bài Tập Giáo Dục Công Dân 9 – Bài 11: Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Sách Giáo Khoa Giáo Dục Công Dân Lớp 9

  • Giải Giáo Dục Công Dân Lớp 9

  • Giải Vở Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 9

  • Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 9

  • Sách Giáo Viên Giáo Dục Công Dân Lớp 9

Trả lời:

– Là các thế hệ trí thức trẻ đua tài cống hiến cho sự phát triển bền vững và thịnh vượng của dân tộc

– Là lực lượng xung kích, lực lượng nòng cốt khơi dậy hào khí Việt Nam và lòng tự hào dân tộc;

– Quyết tâm đưa đất nước ra khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển;

– Thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá…

Trả lời:

– Bởi xây dựng và bảo vệ tổ quốc là lí tưởng của Đảng, đồng thời là trách nhiệm và lí tưởng của mỗi người dân yêu nước, trong đó có thế hệ thanh niên ngày nay.

– Vì vậy, mỗi thanh niên phải ra sức học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, kĩ năng, đem tài năng của mình cống hiến cho đất nước. Đó là cơ hội đồng thời cũng là trách nhiệm của thanh niên trong giai đoạn hiện nay.

Trả lời:

– Thanh niên phải cố gắng lao động, học tập, chăm lo rèn luyện tư cách, đạo đức và sức khoẻ;

– Vươn lên chiếm lĩnh đỉnh cao văn hoá – khoa học;

– Tiếp thu tinh hoa văn hoá của loài người, kế thừa và phát huy truyền thống văn hoá dân tộc;

– Có lòng yêu nước nồng nàn, sống tình nghĩa, thuỷ chung với gia đình, bạn bè, lòng biết ơn các thế hệ cha anh..

– Lấy việc đem lại hạnh phúc cho nhân dân, cho mọi người làm niềm vui lớn, là hạnh phúc lớn cho đời mình.

Trả lời:

+ Thế hệ thanh niên ngày nay được sống và học tập trong một điều kiện thuận lợi và phát triển toàn diện về mọi mặt.

+ Họ là những người năng động, sáng tạo và tự tin; dám nghĩ dám làm, không ngại khó ngại khổ.

+ Họ có lí tưởng sống cao đẹp, có đầy nhiệt huyết trẻ.

+ Họ có điều kiện để tiếp cận với những nguồn tri thức tiên tiến hơn.

Trả lời:

– Tấm gương trước đây: Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc, Võ Thị Sáu, Lý Tự Trọng…

– Tấm gương ngày nay: Một số gương mặt trẻ tiêu biểu năm 2016

     + Đinh Thị Hương Thảo, sinh năm 1998, Đại học Khoa học Tự nhiên [Đại học Quốc gia Hà Nội]. Thảo 2 lần đoạt Huy chương vàng Olympic Vật lý quốc tế năm 2015, 2016; năm 2016, nhận giải đặc biệt “Nữ sinh châu Á đạt kết quả cao nhất” do Hội Vật lý châu Á Thái Bình Dương trao tặng. 

     + Giàng Seo Châu, sinh năm 1986, dân tộc Mông, xã Mản Thẩn, huyện Si Ma Cai, Lào Cai. Qua 4 năm, Châu đã huy động hàng trăm triệu đồng, vận động nhân dân hiến trên 10 ha đất nông nghiệp và đất ở, trên 150.000 ngày công lao động phục vụ xây dựng nông thôn mới.

     + Tạ Đình Huy, sinh năm 1983, xã Thượng Vực, Chương Mỹ, Hà Nội; nhận Bằng khen của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sáng chế “Máy nông nghiệp đa năng 12 trong 1”. Trong năm 2016, Huy đã cải tiến máy nông nghiệp từ 12 chức năng lên 15 chức năng, bán được 3.000 sản phẩm.

-Em học được ở họ sự phấn đấu, nỗ lực hết mình cho công việc, góp phần xây dựng quê hương, đất nước. Họ không ngại khó khăn, gian khổ, luôn phấn đấu đến đỉnh cao nhất để chiếm lĩnh tri thức.

Trả lời:

-Đây là những học sinh sống không có lí tưởng, không có mục đích, không có hoài bão ước mơ; sống dựa dẫm, ỷ lại vào cha mẹ.

-Họ chỉ biết thoả mãn bản thân và đi vào con đường không lành mạnh; không biết nghĩ đến người khác.

– Kiểu sống đó sẽ dẫn tới những hậu quả vô cùng xấu.

Em có đồng tình với quan niệm đó không? Vì sao?

Trả lời:

-Em không đồng ý.

-Vì muốn đạt được thành quả cần phải tự mình cố gắng, nỗ lực và phấn đấu. Không có thành công nào đến với ta dễ dàng, vậy nên nếu buông xuôi và phó mặc mọi thứ thì sẽ chỉ nhận về thất bại.

Trả lời:

– Khi mình công hiến sức lực của mình cho lí tưởng cao đẹp cần luôn luôn khiêm tốn, học hỏi và luôn hoàn thiện bản thân.

– Khi nhìn lại những thành quả mình đạt được, mình hãy nhớ công lao của bao thế hệ cha anh, của những người đi trước đã đổ xuống để mình có được ngày hôm nay.

a] Nỗ lực học tập, rèn luyện toàn diện;

b] Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội;

c] Chưa có ý thức vận dụng những điều đã học vào thực tế;

d] Có ý thức giúp đỡ bạn bè và mọi người xung quanh;

đ] Sống, học tập, làm việc luôn nghĩ đến bổn phận đối với gia đình và xã hội:

e] Học tập vì quyền lợi của bản thân;

g] Học tập, làm việc vì sự phát triển thịnh vượng và bền vững của dân vì hạnh phúc của nhân dân;

h] Vượt mọi khó khăn thực hiện kế hoạch đặt ra;

i] Ngại tham gia các phong trào của Đoàn và nhà trường tổ chức;

k] Dồn hết sức lực vào việc học tập.

Trả lời:

– Những việc làm thể hiện có trách nhiệm: [a], [b], [d], [đ], [g], [h]. Vì đây là những biểu hiện sống có lí tưởng, ước mơ và mục tiêu; đồng thời luôn cố gắng đạt được ước mơ và kế hoạch đề ra.

– Những việc làm thể hiện thiếu trách nhiệm: [c], [e], [i], [k]. Vì sống chỉ biết nghĩ cho bản thân, không phấn đấu tham gia các hoạt động chung của tập thể, ích kỉ và lười nhác.

Trả lời:

– Xây dựng một kế hoạch học tập tu dưỡng rèn luyện theo một số định hướng như:

     + Mục tiêu học tập năm lớp 9.

     + Mục tiêu ngoại ngữ.

     + Phát triển kĩ năng sống của bản thân.

-Ra sức học tập văn hóa, khoa học kĩ thuật, tu dưỡng đạo đức, tư tưởng chính trị.

-Có lối sống lành mạnh, rèn luyện kĩ năng, phát triển năng lực.

-Tham gia các hoạt động sản xuất

-Tham gia các hoạt động chính trị

Công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước luôn là một trong những công cuộc được đặt lên hàng đầu. Trong bài viết lần này chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc bài viết xoay quanh vấn đề trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hin đại hóa đất nước.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước được hiểu như thế nào?

Trước khi tìm hiểu về Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước chúng tôi sẽ chia sẻ những nét khái quát để Quý vị hiểu đúng hơn về khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển từ nền văn minh nông nghiệp sang nền văn minh hậu công nghiệp, xây dựng và phát triển nền văn hóa tri thức.

Nhiệm vụ của công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Ứng với công nghệ mới, công nghệ hiện đại vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Để thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa thì yếu tố con người và chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quyết định. Vì vậy Đảng và Nhà nước ta đã xác định “giáo dục là quốc sách hàng đầu”.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trọng tâm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, tạo tiền đề về mọi mặt [kinh tế – xã hội – cong người] để thực hiện mục tiêu “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III Đảng [1960] đã xác định:

“Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ ở nước ta”.

Trong 20 năm đầu, công nghiệp hóa nước ta diễn ra trong diều kiện có chiến tranh. Những năm sau, công nghiệp hóa diễn ra trong điều kiện vừa khủng hoảng kinh tế – xã hội vừa tìm tòi đổi mới nền kinh tế.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội [bổ sung, phát triển năm 2021] đã xác định: “coi trọng phát triển các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp chế tạo có tính nền tảng và các ngành công nghiệp có lợi thế”. Đại hội Đảng XI [năm 2011] đã bổ sung thêm: cơ cấu lại nền công nghiệp theo hướng phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững, nâng cao tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế, từng bước có khả năng tham gia sâu, có hiệu quả vào mạng lưới sản xuất và phân phối toàn cầu; ưu tiên phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp và nông thôn; phát triển hợp lý công nghiệp sử dụng nhiều lao động, góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động.

Sau gần 35 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa nước ta từ một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới trở thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp và ngày càng hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới. Đời sống của người dân càng ngày càng được cải thiện, vị thế và uy tín của đất nước ta trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao, đóng góp vào những thành quả to lớn này của phát triển đất nước có vai trò hết sức quan trọng của ngành công thương với việc Việt Nam đac và đang dần khẳng định được vị thế là một trong những trung tâm sản xuất công nghiệp cả khu vực và của thế giới.

Công nghiệp là ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các ngành kinh tế quốc dân với đóng góp xấp xỉ 30% GDP và trở thành ngành xuất khẩu chủ lực của đất nước, góp phần đưa Việt Nam lên vị trí thứ 22 quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới vào những năm tiếp theo. Một số ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn theo định hướng chiến lược của ta đã trở thành các ngành công nghiệp lớn nhất đất nước, qua đó đưa nước ta cơ bản đã hội nhập thành công vào chuỗi giá trị toàn cầu với sự dẫn dắt của một số doanh nghiệp công nghiệp lớn như điện tử, dệt may, da dày…

Trong tổng số 32 mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch trên 1 tỷ ÚD vào năm 2019, hàng công nghiệp chiếm 29/32 mặt hàng và 5/5 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD [điện tử, dệt may, đồ gỗ, máy móc thiết bị]. Một số ngành công nghiệp hiện có vị trí vững chắc trên thị trường thế giới hiện nay như dệt may [đứng thứ 7 về xuất khẩu], da giày [thứ 3 về sản xuất và thứ 2 về xuất khẩu], điện tử [đứng thứ 12 về xuất khẩu, trong đó mặt hàng điện thoại di động đứng thứ 2 về xuất khẩu], đồ gỗ [đứng thứ 5 về xuất khẩu].

Theo xếp hạng doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2019, trong số 10 doanh nghiệp lớn nhất thì có tới 8/10 doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, trong đó 7/10 doanh nghiệp nội địa, chiếm 5/10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất cả nước. Các doanh nghiệp công nghiệp lớn của Việt Nam chủ yếu tập trung vào lĩnh vực dầu khí, điện, khoáng sản, ô tô, thép, sữa và thực phẩm.

Quá trình tái cơ cấu ngành công nghiệp gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng nâng cao năng suất lao động đã đi vào thực chất hơn, ngày càng hướng vào lõi công nghiệp hóa. Theo đó, công nghiệp tiếp tục duy trì là ngành có năng suất lao động cao nhất trong các ngành kinh tế quốc dân với tỷ trọng trong GDP tăng từ 26,63% năm 2011 lên 27,81% năm 2015 và 28.55% năm 2019.

Cơ cấu nội ngành công nghiệp đã chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng công nghiệp khai khoáng [từ 36.47% năm 2011 xuống còn 25.61% năm 2019] và tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến chế tạo [từ 49.82% năm 2011 lên 54.57% năm 2019] và trở thành động lực tăng trưởng chính của ngành công nghiệp [ước tăng 10.99% giai đoạn 2011- 2020 và 12.64% giai đoạn 2016  – 2020].

Cơ cấu công nghiệp trong ngành công nghiệp đã có nhiều thay đổi theo hướng tiếp cận công nghệ tiên tiến, hiện đại hơn với sự dịch chuyển mạnh từ các ngành thâm dụng lao động như dệt may, da dày sang các ngành công nghiệp công nghệ cao như máy vi tính, sản phẩm điện tử, điện thoại.

Trách nhiệm cụ thể của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là điều tất yếu trong thời kỳ hiện nay. Hiểu được đường lối phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của Đảng, thanh niên cần nâng cao trách nhiệm của bản thân thông qua các công việc cụ thể.

Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước như sau:

+ Ra sức học tập văn hóa, khoa học kỹ thuật, tu dưỡng đạo đức, tư tưởng chính trị

+ Có lối sống lành mạnh, rèn luyện kỹ năng, phát triển năng lực

+ Tham gia các hoạt động sản xuất

+ Xác định lý tưởng sống đúng đắn

+ Có kế hoạch học tập rèn luyện, lao động để phấn đấu trở thành chủ nhân tương lai của đất nước trong thời kỳ mới.

Như vậy, trên đây là toàn bộ nội dung trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với những chia sẻ của chúng tôi, mong rằng Quý độc giả hiểu đúng và nâng cao nhận thức về trách nhiệm của thanh niên trong thời kỳ hiện nay, giúp cho bản thân, gia đình và xã hội phát triển theo hướng tốt đẹp hơn.

Video liên quan

Chủ Đề