Theo tác giả tự hào dân tộc là gì

Bài làm

Tự hào dân tộc là một trong những đức tính quý báu mà chúng ta ai cũng cần phải có. Bởi lẽ nó chính là cách thể hiện cụ thể nhất tình yêu nước thiết tha cháy bỏng của mỗi người. Vậy làm thế nào để chúng ta thể hiện sự tự hào đó ra bên ngoài? Có phải bằng cách vỗ ngực xưng tên hay xem nhẹ văn hóa của nước khác không?

Tự hào dân tộc tức là cảm giác hãnh diện và hạnh phúc khi được sinh ra và lớn lên ở một đất nước và một quốc gia nào đó. Đó cũng là một cách thức để bạn thể hiện tình yêu đất nước, yêu dân tộc sâu sắc của mình. Suốt chiều dài lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước chúng ta tự hào bởi “dân tộc ta có một truyền thống yêu nước nồng nàn, đó chính là truyền thống quý báu của ta”. Tinh thần đó đã kết thành sức mạnh phi thường để chúng ta nhấn chìm những bè lũ cướp nước và bán nước. Không chỉ trong thời chiến mà ngay cả trong thời bình truyền thống đó lúc nào cũng rực cháy trong trái tim khối óc của mỗi người dân Việt Nam.

Thế nhưng yêu nước, tự hào dân tộc thế nào cho văn minh là điều mà rất nhiều băn khoăn. Liệu có phải yêu nước là việc đi đến đây cũng vỗ ngực khoe ta là người Việt Nam, khoe ta có bề dày lịch sử rồi giẫm đạp nên nền văn khóa khác? Không, chúng ta đừng bao giờ yêu nước một cách đầy cực đoan như vậy. Thế giới biết đến dân tộc Việt Nam không chỉ bởi chúng ta đã làm nên những trận chiến “lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu” mà bởi những con người Việt Nam vốn rất bình dị và gần gũi. Đó là hình ảnh của những bà Trưng bà Triệu, hình ảnh của chị Sáu kiên cường bất diệt, của những người mẹ tảo tần nuôi con trong kháng chiến. Hình ảnh của cả dân tộc đau thương nhưng đầy bao dung, đã thả về biết bao nhiêu tù chính trị chứ nhất quyết không giết bớ sát hại.

Tình yêu nước của chúng ta không phải lúc nào cũng là chửi bới, giẫm đạp nên nền văn hóa của nước khác. Mà chúng ta hãy mang niềm tự hào, mang những điều bình dị vốn có của đất nước nhỏ bé này đi chinh phục lòng người bốn phương. Nhà văn Nam Cao đã từng viết “ Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm trên vai của kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai của chính mình”. Chẳng hay ho chút nào việc chúng ta dìm dập người khác để nâng cao mình, điều khiến cho mọi người khâm phục đó chính là chúng ta đứng ở vị thế ngang hàng với họ nhưng vẫn cao hơn họ. Mỗi một con người sinh ra đều mang trong mình niềm tự hào dân tộc sâu sắc, họ cũng yêu quê hương bản sứ của mình như chúng ta yêu đất nước ta đấy thôi. Vì thế chẳng ai cho ai cái quyền được trì triết hay xem nhẹ văn hóa của ai cả.

Văn hóa của người Việt Nam đó chính là khiêm tốn, bình dị và gần gũi. Trên thực tế suốt bao nhiêu năm qua, những người du khách đặt chân tới du lịch hay lựa chọn gắn bó với mảnh đất này đều vì bởi con người Việt Nam rất dễ thương, nồng ấm. Bởi nền văn hóa Á Đông đậm đà bản sắc dân tộc, bởi quá khứ hào hùng đầy máu và hoa. Vì thế tại sao chúng ta lại phải vỗ ngực làm gì khi điều đó ai cũng biết và trân trọng?

Tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước là điều mà bất cứ ai đều có. Nó chính là thứ tình cảm thiêng liêng và đáng quý nhất trong mỗi người. Chúng ta những thế hệ trẻ hãy thể hiện niềm tự hào dân tộc bằng cách lan tỏa niềm tin, tuyên truyền văn hóa đến với mọi người trên thế giới. Bởi chỉ có như thế thì niềm tự hào mới được nhân lên và lan tỏa mà thôi.

Đề 1

Môn: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

[Đề thi có 02 trang, 2 phần]

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

[1] …Thật khó để rao giảng sự tự hào dân tộc. Hầu như chúng ta có cảm xúc đó trong một hoàn cảnh cụ thể khi chúng ta đứng trước một biển người cùng hòa vang quốc ca hoặc khi chúng ta nghe một câu chuyện thành công của những nhân tài của đất nước hay chúng ta bất bình trước một vấn đề ảnh hưởng đến con người và quê hương mình. Nhưng hãy nói về một câu chuyện đơn giản hơn, ở lứa tuổi học sinh, chúng ta sẽ thể hiện sự tự hào đó như thế nào?

[2] Tự hào dân tộc không phải là việc chúng ta thuộc ca dao, tục ngữ, thơ văn lưu loát mà là có sự cảm nhận về vẻ đẹp của văn hóa dân tộc và mang trong mình tâm thế chia sẻ, quảng bá những vẻ đẹp truyền thống của đất nước ra thế giới. Tự hào dân tộc không phải là việc chúng ta thuộc lòng những tình tiết lịch sử nước nhà mà là tôn trọng các nền văn hóa, các quốc gia khác nhau và biết hành động vì vị thế của đất nước. Tự hào dân tộc không phải là việc vỗ ngực xưng tên, xem nhẹ các nền văn hóa khác mà là thể hiện bản sắc người Việt trong bối cảnh quốc tế.

 [Trích Thư gửi học sinh nhân ngày tựu trường năm học 2016-2017, Marcel van Miert, chủ tịch điều hành hệ thống Trường Quốc tế Việt - Úc]

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2: Đoạn [2] Tác giả đã sử dụng thao tác lập luận nào?

Câu 3: Chỉ rõ biện pháp tu từ cú pháp trong đoạn [2] của văn bản và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ đó.

Câu 4: Quan điểm của anh chị về ý kiến: “Tự hào dân tộc không phải là việc chúng ta thuộc ca dao, tục ngữ, thơ văn lưu loát mà là có sự cảm nhận về vẻ đẹp của văn hóa dân tộc và mang trong mình tâm thế chia sẻ, quảng bá những vẻ đẹp truyền thống của đất nước ra thế giới”.

II. LÀM VĂN [7,0 điểm]

Câu 1. [2,0 điểm]

        Hãy viết một đoạn văn ngắn [khoảng 200 chữ] trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: Tự hào dân tộc không phải là việc vỗ ngực xưng tên, xem nhẹ các nền văn hóa khác mà là thể hiện bản sắc người Việt trong bối cảnh quốc tế.

Câu 2 [5,0] điểm

         Phân tích bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao 

Đề 2

Môn : NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

[Đề thi có 02 trang, 2 phần]

1.ĐỌC HIỂU [3 điểm]

   Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

   “Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó”

                                                      [Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn…- Phạm Lữ Ân]

Câu 1. Nêu nội dung chính của văn bản trên.

Câu 2. Văn bản đã sử dụng thao tác lập luận nào?

Câu 3 Chỉ ra điểm giống nhau về cách lập luận trong 4 câu đầu của đoạn trích.

Câu 4. Anh / chị có tán thành với quan điểm “Chắc chắn mỗi người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn”? Vì sao?

2. LÀM VĂN [7 điểm]

     Câu 1[2 điểm] Từ văn bản phần Đọc - hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn ngắn [khoảng 200 chữ], trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến: Chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết phải biết mình, phải nhận ra những giá trị có sẵn của mình.

    Câu 2[5 điểm]

      Hãy trình bày cảm nhận của anh/ chị về bức tranh thiên nhiên trong đoạn thơ sau:

  “Của ong bướm này đây tuần tháng mật;

  Này đây hoa của cỏ nội xanh rì;

  Này đây lá của cành tơ phơ phất;

  Của yến anh này đây khúc tình si;

  Và này đây ánh sáng chớp hàng mi.

  Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ của;

  Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;”

                                               [Trích Vộị vàng - Xuân Diệu]

Đề 3

Môn: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

[Đề thi có 01 trang, 2 phần]

Đọc hiểu [3,0 điểm] 

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi 

“Trên những bãi sông kia, trong những làng mạc, những khóm xanh xanh kia có biết bao nhiêu người sống như y, nhưng không bao giờ dám cưỡng lại đời mình. Đời họ là một đời tù đày. Nhưng cũng như một con trâu, họ vẫn cắm cúi kéo cày, ăn cỏ, chịu roi. Ở bên kia những cánh đồng bùn lầy, là rừng xanh, cuộc sống tự do, cỏ ngập sừng. Con trâu có lẽ cũng biết vậy, nhưng chẳng bao giờ nó dám đi, chẳng bao giờ nó dám dứt sợi dây thừng. Cái gì giữ con trâu lại đồng bằng và ngăn người ta đến một cuộc đời rộng rãi hơn, đẹp đẽ hơn? Ấy là thói quen, lòng sợ hãi sự đổi thay, sự  hãi những cái gì chưa tới. Ấy thế mà trên đời này lại chẳng có cái gì tới hai lần. Sống tức là thay đổi…”.

[Nam Cao – Sống mòn]

Câu 1. Đoạn trích sử dụng những thao tác lập luận nào? 

Câu 2. Theo tác giả, “đời tù đày” là gì?

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của 2 phép tu từ trong những câu văn sau:“Trên những bãi sông kia, trong những làng mạc, những khóm xanh xanh kia có biết bao nhiêu người sống như y, nhưng không bao giờ dám cưỡng lại đời mình. Đời họ là một đời tù đày. Nhưng cũng như một con trâu, họ vẫn cắm cúi kéo cày, ăn cỏ, chịu roi.”

Làm văn  [7,0 điểm] 

Câu 1 [2,0 điểm]

        Hãy viết 01 đoạn văn [khoảng 200 chữ] trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “Sống tức là thay đổi…”.      

Câu 2 [5,0 điểm]

        Bàn về truyện Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, có ý kiến cho rằng: viên quản ngục là một nhân vật độc đáo, đáng được ngợi ca.
Anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.

………………………….Hết………………………….

 Đề 4

Môn: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

[Đề thi có 01 trang, 2 phần]

Phần I : Đọc hiểu [ 3 điểm ]

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới :

    “ Đến giai đoạn này, nền văn học nước nhà đã hoàn tất quá trình hiện đại hóa với nhiều cuộc cách tân sâu sắc trên mọi thể loại, đặc biệt là tiểu thuyết, truyện ngắn và thơ.

    Nhờ tiếp thu kinh nghiệm của văn học phương Tây mà chủ yếu là của văn học Pháp, truyện ngắn và tiểu thuyết ở giai đoạn này được viết theo lối mới khác xa với cách viết trong văn học cổ, từ cách xây dựng nhân vật đến nghệ thuật kể chuyện và ngôn ngữ nghệ thuật. Thơ ca cũng đổi mới sâu sắc với phong trào Thơ mới – “một cuộc cách mạng trong thi ca“ [ Hoài Thanh ]. Cuộc cách mạng này không chỉ diễn ra ở phương diện nghệ thuật [phá bỏ những lối diễn đạt ước lệ, những quy tắc cứng nhắc, công thức gò bó,…] mà còn diễn ra ở cả phương diện nội dung [cách nhìn, cách cảm xúc mới mẻ đối với con người và thế giới]. Những thể loại mới như kịch nói, phóng sự và phê bình văn học xuất hiện cũng khẳng định sự đổi mới của văn học. Tóm lại, hiện đại hóa đã diễn ra trên mọi mặt của hoạt động văn học, làm biến đổi toàn diện và sâu sắc diện mạo nền văn học Việt Nam.”

1. Em hiểu thế nào là hiện đại hóa văn học?

2. Đoạn trích viết về quá trình hiện đại hóa văn học ở giai đoạn nào của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 ? Nêu một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu của giai đoạn đó.

3. Nêu những thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 về hai phương diện nội dung tư tưởng và nghệ thuật.

Phần II : Làm văn [7 điểm]

Cảm nhận của anh [chị] về vẻ đẹp của hình tượng người nông dân trong bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu.

Bài viết gợi ý:

Video liên quan

Chủ Đề