Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp là gì

một số chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp bạn nên biết

Share

Đạo đức nghề nghiệp là một phạm trù khó có thể định nghĩa một cách cụ thể. Tuy nhiên đây lại là một khía cạnh để đánh giá ý thức, giá trị của mỗi con người.

Mỗi nghề nghiệp khác nhau có thể đòi hỏi những phẩm chất đạo đức khác nhau. Vậy làm thế nào để chúng ta biết được những điều bản thân hay người nào đó làm có phù hợp với đạo đức nghề nghiệp không? Hãy thử tìm hiểu với bài viết dưới đây nhé!

>> xem thêm chủ đề: Nghề nghiệp là gì?

1. Đạo đức nghề nghiệp là gì?

Định nghĩa về đạo đức nghề nghiệp hiểu đơn giản là những tiêu chuẩn, nguyên tắc, thước đo cho những hành vi của mọi người trong quá trình công tác, hoạt động tại một lĩnh vực đó. Nó có sự linh hoạt và đặc trưng của từng nghề nghiệp, nó thể hiện những yêu cầu cụ thể của ngành nghề đó. 

Những quan điểm đạo đức này được xã hội thừa nhận và mang tính kế thừa, phát huy. Tất nhiên đạo đức trong nghề nghiệp cũng có những mối liên hệ chặt chẽ. Nó được thể hiện một phần thông qua đạo đức cá nhân. 

Trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau, dưới từng chế độ xã hội khác nhau. Những quy chuẩn về đạo đức trong nghề nghiệp có những sự thay đổi nhất định. Tiêu chuẩn này đối với mỗi cá nhân hay tập thể đều được coi là tài sản vô giá. Nó quyết định sự thành công của cá nhân hay tổ chức đó.

Đạo đức nghề nghiệp là phạm trù rất khó định nghĩa

Lịch sử hình thành của đạo đức nghề nghiệp thay đổi theo từng hình thức xã hội:

– Dưới thời phong kiến, đạo đức nghề nghiệp chưa được coi trọng và có rất nhiều nhận thức sai lầm về vấn đề này. Chế độ này coi trọng nho sĩ nên nhân dân lao động không được coi trọng. Do vậy người lao động cũng không thực sự coi trọng nghề nghiệp của mình. 

Họ chỉ cần làm giàu cho bản thân chứ không nghĩ nhiều đến lợi ích xã hội. Phần đông nho sĩ đều bị nhiễm tư tưởng “dòng tộc” nên chủ yếu nghĩ đến “vinh gia” chứ không nghĩ nhiều đến cống hiến hay quan tâm đến đạo đức nghề nghiệp.

– Khi chế độ tư bản chủ nghĩa ra đời, con người chỉ có giá trị như một món hàng. Giai cấp tư sản hoàn toàn thực dụng, họ chỉ dùng người lao động như công cụ kiếm tiền cho mình.

Người lao động cũng chỉ coi mình như máy móc, chỉ biết làm việc và không nghĩ nhiều đến đạo đức nghề nghiệp.

– Xã hội chủ nghĩa phát triển là thời điểm đạo đức nghề nghiệp bắt đầu được coi trọng. Khi đó người dân làm việc vì chính bản thân mình và cống hiến cho xã hội.

Những chuẩn mực như giữ chữ tín, tận tình, trung thành được cụ thể hoá và đem lại hiệu quả cao. 

– Và trong thời buổi hiện nay, đạo đức nghề nghiệp vẫn đang có những sự phát triển và thay đổi đa dạng theo những biến chuyển của đời sống xã hội.

3. Những hành vi biểu hiện đạo đức nghề nghiệp

Cũng giống như tính cách của con người thì đạo đức nghề nghiệp cũng được biểu hiện bằng những hành vi cụ thể.

Làm việc có nguyên tắc

Làm việc có nguyên tắc tức là khi làm việc thái độ của bạn cần nghiêm túc, tập trung tuân theo nguyên tắc đã được đặt ra. Đặc biệt cần có trách nhiệm với những gì mình làm để không ảnh hưởng đến người khác.

Mối quan hệ với đồng nghiệp

Đồng nghiệp sẽ là những người cùng hợp tác, giúp đỡ chúng ta và là những phần không thể thiếu trong thành công của tập thể. Do đó đối với đồng nghiệp cần xây dựng mối quan hệ tốt và lành mạnh.

Tính trung thực

Trung thực trong công việc thể hiện ở rất nhiều khía cạnh. Ví dụ như cái gì biết thì nhận là biết, không biết thì lắng nghe ý kiến của người khác. Bạn không nên phô trương hiểu biết hay vị thế để ảnh hưởng hiệu quả công việc.

Tuân thủ thời gian làm việc là biểu hiện của đạo đức nghề nghiệp

Bên cạnh những hành vi phù hợp với đạo đức thì vẫn có những hành vi đi ngược lại với điều này.

Làm việc qua loa

Thời gian làm việc của mỗi người đã có quy định. Nhưng có những người lại lạm dụng quỹ thời gian đó vào việc riêng. Điều này dẫn đến hiệu quả công việc không cao, mọi công việc đều bị làm một cách hời hợt và thiếu trách nhiệm.

Lạm dụng của công

Công ty thường cung cấp cho nhân viên những vật dụng cơ bản để phục vụ công việc. Những tài sản chung đó không ai có thể ghi chép hay quản lý quá tỉ mỉ nhưng không vì thế mà bạn có thể chiếm dụng nó vào mục đích cá nhân của mình.  

5. Đặc thù chung của đạo đức nghề nghiệp

Tuy rằng những ngành nghề khác nhau sẽ có những tiêu chuẩn đạo đức khác nhau nhưng vẫn có những đặc thù chung mà chúng ta nên biết:

Nhưng đặt thù chung của đạo đức nghề nghiệp

– Độc lập: Tức là chúng ta nên làm đúng chức trách nhiệm vụ của mình thay vì trông chờ vào người khác.

– Khách quan và chính trực: Đối với việc đánh giá bản thân, đồng nghiệp hay công việc đều cần nhìn nhận một các công tâm nhất để đưa ra nhận xét chính xác.

– Năng lực chuyên môn và tính thận trọng: Không ngừng trau dồi và nâng cao kiến thức của bản thân nhưng cũng không vì chuyên môn quan mà chủ quan, coi thường công việc.

– Tư cách nghề nghiệp: Nói một cách khác đây chính là tính chuyên nghiệp của một người khi thực hiện một công việc.

– Tuân thủ chuẩn mực và quy định: Không tự làm theo ý mình mà làm việc có nguyên tắc, có cân nhắc theo những quy định của tập thể.

– Liêm chính: Không vì lợi ích cá nhân mà làm sai so với những gì bản thân nên làm và có thể làm.

– Khả năng, hành vi chuyên nghiệp và tận tâm: Đối với những việc bản thân làm cần phù hợp với năng lực và sử dụng sự tập trung cao nhất.

– Sự tôn trọng với mọi người: Tôn trọng bản thân, thái độ hoà thuận với đồng nghiệp và lắng nghe ý kiến khách hàng/ đối tác.

– Trung thành: Nếu bạn làm cho đơn vị nào bạn nên phục vụ cho lợi ích của đơn vị đó.

Tạo mối quan hệ tốt với đồng nghiệp để hoàn thành công việc

Những ngành nghề khác nhau thông thường sẽ đặt ra những tiêu chuẩn đạo đức có tính đặc thù riêng:

6.1. Ngành truyền thông

Báo chí là cơ quan ngôn luận giúp người dân tiếp cận với những thông tin nhanh và chính xác nhất. Tiêu chuẩn của những người làm báo là cần phải đưa ra những thông tin trung thực, nỗ lực tìm kiếm sự thật và bảo vệ những điều đúng đắn. Mỗi nhà báo cần khách quan và công tâm khi đưa ra ý kiến của mình để định hướng dư luận hay duy trì niềm tin của công chúng.

6.2. Ngành kỹ thuật

Đây là ngành có ảnh hưởng rất nhiều đến tương lai của xã hội. Ngày càng có nhiều những hành vi lừa đảo tinh vi bằng công nghệ cao hay những vụ theo dõi, xâm phạm quyền riêng tư trên mạng internet. Do vậy đối với ngành kỹ thuật quan trọng nhất chính là tôn trọng người sử dụng và có trách nhiệm với các sản phẩm của mình.

6.3. Bất động sản

Đây là ngành thường xuyên có những hiện tượng gian lận hay chiếm dụng tài sản và cạnh tranh không công bằng. Cho nên đối với ngành này quan trọng nhất là việc duy trì uy tín, trung thành với lợi ích của người tiêu dùng.

6.4. Một số ngành nghề khác

Thực hành đạo đức nghề nghiệp tại các ngành nghề khác nhau sẽ tương đối khác biệt. Và mỗi ngành nghề sẽ có những quy tắc riêng biệt. Nhưng chung quy lại những ngành nghề này đều cần những phẩm chất phù hợp với quy chuẩn được xã hội thừa nhận và mong muốn.

Bất kể công việc gì cũng cần đòi hỏi đạo đức

Có thể mỗi doanh nghiệp sẽ có văn hoá riêng, và có những chuẩn mực riêng và sự tiến bộ của xã hội. Vì thế đòi hỏi người ta tuân thủ những điều đó.

Tuy nhiên mỗi người sẽ có những nguyên tắc riêng phù hợp với lương tâm và sự tự tôn của mình. Đó mới là thứ quy chuẩn tốt nhất trong công việc cũng như trong đời sống.

>> xen thêm: kiến thức về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp

Mong rằng mỗi người sẽ nỗ lực hơn mỗi ngày làm đúng với lương tâm, đạo đức nghề nghiệp của mình để cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn!

Video liên quan

Chủ Đề