Thời gian gia hạn đóng học phí cho mỗi học kỳ đối với sinh viên có làm đơn xin gia hạn là

Học phí [tiếng Anh: tuition] là tiền để trả cho giáo viên, các trường học, trường cao đẳng, đại học. Mỗi trường sẽ có những mức học phí và hệ số đóng học phí khác nhau, tuy nhiên phải phù hợp với điều kiện xã hội và theo quy định của pháp luật. Việc đóng học phí là nghĩa vụ bắt buộc đối với mỗi học sinh sinh viên khi sử dụng chương trình học tập của Nhà Trường, trừ trường hợp thuộc những đối tượng được miễn giảm và hỗ trợ học phí. Trong thực tế thì do những điều kiện khách quan và lý do đặc biệt mà học sinh sinh viên phải nộp học phí muộn và học sinh sinh viên hải viết đơn gửi lên Ban giám hiệu nhà trường. Vây đơn xin nộp học phí muộn là gì?

Căn cứ pháp lý:

– Nghị định 86/2015/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập.

1. Đơn xin nộp học phí muộn dành cho học sinh, sinh viên là gì?

Đơn xin nộp học phí muộn là mẫu đơn được học sinh, sinh viết gửi cho Ban giám hiệu Nhà trường, phòng công tác học sinh sinh viên, phòng tài chính- kế toán để được xem xét việc nộp học phí muộn.

2. Quy định về miễn giảm học phí, hỗ trợ học phí

Theo quy định tại Nghị định 86/2015/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập:

Đối tượng không cần đóng học phí: Đi tượng không phải đóng học phí tại các cơ sở giáo dục công lập bao gồm: Học sinh tiểu học; Học sinh, sinh viên sư phạm; Người học các ngành chuyên môn đặc thù đáp ng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giáo dục đại học.

Đối tượng được miễn học phí: được quy định tại Điều 7 của nghị định 86/2015/NĐ-CP:

1. Người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005, Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16 tháng 7 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.

2. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế.

3. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.

Xem thêm: Điều kiện được xét kết nạp Đảng, điều kiện kết nạp Đảng của sinh viên

Người từ 16 tuổi đến 22 tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội mà đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đng, đại học văn bằng thứ nhất.

4. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

5. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông là con của hạ sĩ quan và binh sĩ, chiến sĩ đang phục vụ có thời hạn trong lực lượng vũ trang nhân dân.

6. Học sinh, sinh viên hệ cử tuyển [kể cả học sinh cử tuyển học nghề nội trú với thời gian đào tạo từ 3 tháng trở lên].

7. Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học, khoa dự bị đại học.

8. Học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

9. Sinh viên học chuyên ngành Mác – Lê nin và Tư tưng Hồ Chí Minh.

10. Học sinh, sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh các chuyên ngành: Lao, Phong, Tâm thần, Giám định pháp y, Pháp y tâm thần và Giải phu bệnh.

Xem thêm: Quy định về xử lý kỷ luật với sinh viên đào tạo đại học hệ chính quy

11. Học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

12. Sinh viên cao đẳng, đại học, học viên cao học, nghiên cứu sinh học các chuyên ngành trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.

13. Người tốt nghiệp trung học cơ sở học tiếp lên trình độ trung cấp.

14. Người học các trình độ trung cấp, cao đẳng, đối với các ngành, nghề khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu theo danh mục do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở Trung ương quy định.

15. Người học các ngành chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát trin kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.

Ngoài ra, bạn đọc có thể tham khảo những đối tượng được giảm học phí tại Điều 8 của  Theo quy định tại Nghị định 86/2015/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập.

Đối tượng được hỗ trợ chi phí học tập:

1. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế.

Xem thêm: Đánh giá về tình trạng tệ nạn xã hội của sinh viên hiện nay

2. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ

Như vậy có thể thấy Nhà nước luôn có những chính sách ưu đãi đối với những học sinh, sinh viên có hoàn cảnh, điều kiện khó khăn trong xã hội, thể hiện sự công bằng, văn minh.

Học phí được thu định kỳ hàng tháng; nếu học sinh, sinh viên tự nguyện, nhà trường có thể thu một lần cho cả học kỳ hoặc cả năm học. Đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục thường xuyên, đào tạo thường xuyên và các khóa đào tạo ngắn hạn, học phí được thu theo số tháng thực học. Đối với cơ sở giáo dục phổ thông, học phí được thu 9 tháng/năm. Đối với cơ sở giáo dục đại học, học phí được thu 10 tháng/năm. Trong trường hợp tổ chức giảng dạy, học tập theo học chế tín chỉ, cơ sở giáo dục có thể quy đi để thu học phí theo tín chỉ, song tổng số học phí thu theo tín chỉ của cả khóa học không được vượt quá mức học phí quy định cho khóa học nếu thu theo năm học.

Việc sử dụng học phí cũng sẽ được quy định rõ ràng theo quy định của pháp luật. Đối với cơ sở giáo dục công lập sử dụng học phí theo quy định của Chính phủ về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập. Đối với cơ sở giáo dục ngoài công lập sử dụng học phí theo quy định của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường.

3. Mục đích của đơn xin nộp học phí muộn dành cho học sinh, sinh viên

Đơn xin nộp học phí muộn là mẫu đơn ghi nhận những thông tin của học sinh sinh viên cùng lời đề nghị xem xét được nộp học phí muộn. Ngoài ra đơn xin nộp học phí muộn còn là căn cứ, cơ sở cho Ban giám hiệu Nhà trường, phòng công tác học sinh sinh viên, phòng tài chính- kế toán xem xét việc chấp thuận cho học sinh sinh viên nộp học phí muộn trong một khoảng thời gian nhất định nào đó.

4. Mẫu đơn xin nộp học phí muộn dành cho học sinh, sinh viên

Mẫu 1:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Xem thêm: Những yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến việc học của bản thân

—————–

ĐƠN XIN NỘP HỌC PHÍ MUỘN

Kính gửi: – Ban giám hiệu trường ………..

                 – Phòng Công tác HSSV

                 – Phòng Tài chính – Kế toán

Họ và tên: …… MSV: …..

Ngày sinh: …… Tại: ….

Địa chỉ liên hệ: ….

Xem thêm: Quy định miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh, sinh viên

Số điện thoại:….. Email: …….

Sinh viên tổ …….. lớp: …… Năm học: …..

Khóa: ….. Ngành: …….

Em xin được nộp học phí muộn so với thời gian quy định của Nhà trường: .. tháng.

Lý do nộp muộn: ……..

Em xin hứa sẽ không vi phạm việc nộp học phí muộn vào những học kỳ sau. Nếu sai em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Xin trân trọng cảm ơn!

…….., ngày…tháng…năm.

Xem thêm: Trách nhiệm của nhà trường trong việc phòng, chống ma túy cho học sinh

NGƯỜI LÀM ĐƠN

Mẫu 2:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———————-

……, ngày…..tháng……năm…..

ĐƠN XIN HOÃN, CHẬM NỘP HỌC PHÍ

Kính gửi: ……

Xem thêm: Ứng dụng của tư duy trong hoạt động học tập của sinh viên

Họ và tên: …. Ngày sinh: ….

Lớp: …… Khóa học: ….

Mã HSSV: …….. Điện thoại [nếu có] ..

Hộ khẩu thường trú tại: …..

Tôi làm đơn xin được hoãn, chậm đóng học phí của học kỳ …. năm học …

Số tiền: ….

Lý do xin chậm, hoãn nộp: ….

[Có các hồ sơ kèm theo [nếu có]: ……]

Xem thêm: Sinh viên luật có được phép tư vấn pháp luật cho người khác không?

Thời gian xin chậm, hoãn nộp: ……. tháng, thời gian sẽ nộp trước ngày ……./……../20…..

Sau thời hạn trên nếu tôi không nộp học phí thì tôi xin chịu mọi hình thức xử lý kỷ luật theo quy định của nhà trường.

Rất mong nhận được sự chấp thuận của ban giám hiệu nhà trường!

Xác nhận của nhà trường

Ý kiến của gia đình Người làm đơn

5. Hướng dẫn soạn đơn xin nộp học phí muộn dành cho học sinh, sinh viên

Phần kính gửi: học sinh, sinh viên ghi rõ, cụ thể Ban giám hiệu Nhà trường, phòng công tác học sinh sinh viên, phòng tài chính- kế toán nơi xem xét việc nộp học phí muộn.

Phần thông tin của học sinh, sinh viên: ghi cụ thể, đầy đủ, chính xác, rõ ràng, chi tiết những thông tin cá nhân như họ và tên, mã sinh viên, địa chỉ liên hệ, số điện thoại, khoa, ngành. Lý do nộp học phí muộn phải chính đáng, phù hợp và nêu rõ thời gian nộp học phí muộn.

Cuối đơn sẽ là lời hứa sẽ nộp học phí sau thời gian đó và ký và ghi rõ họ tên.

Xem thêm: Sinh viên mới ra trường có phải đi nghĩa vụ quân sự?

Video liên quan

Chủ Đề