thông tư hướng dẫn nghị định 116/2010

Trước và sau khi chuyển công tác cho tới tháng 8/2018, ông Thiết đều chưa được nhận tiền trợ cấp lần đầu. Ông Thiết hỏi, sau khi điều chuyển công tác sang huyện mới cũng là vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, ông có được hưởng trợ cấp lần đầu không?

Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng luật sư Khánh Hưng - Đoàn luật sư Hà Nội trả lời ông Nguyễn Phú Thiết như sau:

Theo quy định tại Điều 2, Điều 6 Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ [có hiệu lực từ ngày 1/3/2011, tình trạng còn hiệu lực], đối tượng được áp dụng trợ cấp lần đầu là những người đang công tác và người đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn sau ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

Trợ cấp lần đầu chỉ thực hiện một lần trong cả thời gian công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Như vậy, trợ cấp lần đầu được áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức đang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn tại thời điểm 1/3/2011 và tiếp tục công tác ở vùng đó sau thời điểm này; hoặc đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ 1/3/2011 trở về sau. Không áp dụng trợ cấp lần đầu đối với trường hợp đến công tác trước ngày 1/3/2011 nhưng đã chuyển ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn trước ngày 1/3/2011.

Nội dung về trợ cấp lần đầu, trợ cấp chuyển vùng được hướng dẫn cụ thể tại Điều 5 Thông tư liên tịch 08/2011/TTLT-BNV-BTC ngày 31/8/2011 của liên Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính [có hiệu lực từ ngày 15/10/2011, tình trạng còn hiệu lực].

Việc xác định địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thực hiện theo Khoản 2, Điều 1 Nghị định số 116/2010/NĐ-CP, được hướng dẫn tại Điều 1 Thông tư liên tịch 08/2011/TTLT-BNV-BTC; Công văn số 1458/UBDT-VP135 ngày 31/12/2015 của Ủy ban Dân tộc và Mục 1 Công văn 1784/BNV-TL ngày 3/4/2017 của Bộ Nội vụ.

Điều kiện hưởng trợ cấp lần đầu

Căn cứ ý kiến phản ánh của các Bộ, ngành, địa phương về những vướng mắc trong thực hiện Nghị định số 116/2010/NĐ-CP; sau khi trao đổi với Bộ Tài chính tại Công văn số 3170/BTC-HCSN ngày 13/3/2017, Bộ Nội vụ đã có ý kiến hướng dẫn tại Mục 2 Công văn 1784/BNV-TL ngày 3/4/2017 về trợ cấp lần đầu và trợ cấp chuyển vùng quy định tại Điều 6 Nghị định số 116/2010/NĐ-CP như sau: 

Cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang được cơ quan có thẩm quyền quyết định đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn kể từ ngày 1/3/2011 [ngày Nghị định số 116/2010/NĐ-CP có hiệu lực thi hành] được chi trả trợ cấp lần đầu và trợ cấp chuyển vùng ngay khi cán bộ, công chức, viên chức đến nhận công tác và được tính theo mức lương cơ sở do Chính phủ quy định tại thời điểm chi trả.

Trường hợp ông Nguyễn Phú Thiết phản ánh, ông công tác tại một địa bàn thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn trước ngày Nghị định số 116/2010/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, sau khi Nghị định này có hiệu lực [ngày 1/3/2011] ông chưa được nhận trợ cấp lần đầu. Nhưng ông Thiết không nêu rõ tại thời điểm Nghị định số 116/2010/NĐ-CP có hiệu lực, ông có đang công tác và tiếp tục công tác tại địa bàn đó sau ngày Nghị định này có hiệu lực hay không?

Đến năm 2013, ông nhận được quyết định điều chuyển công tác sang một huyện mới cũng là vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nhưng cho đến tháng 8/2018 ông vẫn chưa được nhận trợ cấp lần đầu theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 116/2010/NĐ-CP.

Nếu địa bàn ông Thiết đang công tác tại thời điểm ngày 1/3/2011 và tiếp tục công tác tại địa bàn đó sau ngày 1/3/2011 [giai đoạn đầu] và địa bàn chuyển đến công tác năm 2013 [giai đoạn thứ hai] đều là vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn [được xác định theo quy định tại Khoản 2, Điều 1 Nghị định số 116/2010/NĐ-CP và được hướng dẫn tại Điều 1 Thông tư liên tịch 08/2011/TTLT-BNV-BTC; Công văn số 1458/UBDT-VP135 ngày 31/12/2015 của Ủy ban Dân tộc và Mục 1 Công văn 1784/BNV-TL ngày 3/4/2017 của Bộ Nội vụ] thì ông Thiết là đối tượng được chi trả trợ cấp lần đầu theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 116/2010/NĐ-CP và chỉ được thực hiện mức trợ cấp một lần trong cả thời gian công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Theo luật sư, tại thời điểm Nghị định số 116/2010/NĐ-CP có hiệu lực [ngày 1/3/2011], mà ông Thiết đang công tác tại địa bàn thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và tiếp tục công tác tại địa bàn đó sau ngày 1/3/2011 thì thuộc đối tượng hưởng trợ cấp lần đầu. Trường hợp chưa được nhận trợ cấp lần đầu ở giai đoạn này, thì ở giai đoạn tiếp theo, sau khi ông Thiết nhận quyết định vào năm 2013, điều chuyển ông đến công tác ở một huyện mới cũng là vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, ông sẽ được cơ quan, đơn vị chi trả trợ cấp lần đầu.

So sánh hướng dẫn thời điểm chi trả trợ cấp lần đầu nêu tại Mục 2 Công văn 1784/BNV-TL ngày 3/4/2017 của Bộ Nội vụ với việc ông Thiết phản ánh cho đến thời điểm tháng 8/2018 ông vẫn chưa được nhận trợ cấp lần đầu theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 116/2010/NĐ-CP, nhận thấy việc thực hiện chính sách có sự chậm trễ, ảnh hưởng đến quyền lợi của ông Thiết.

Vì vậy, ông Thiết cần có văn bản đề nghị cơ quan, đơn vị khẩn trương thực hiện việc chi trả trợ cấp lần đầu theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 116/2010/NĐ-CP và hướng dẫn thời điểm chi trả nêu tại Mục 2 Công văn 1784/BNV-TL ngày 3/4/2017 của Bộ Nội vụ.

Luật sư Trần Văn Toàn

VPLS Khánh Hưng, Đoàn luật sư Hà Nội

* Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật.


Tôi được bầu là Chủ tịch MTTQ xã từ tháng 8/2013. Tôi đang được hưởng phụ cấp thu hút theo NĐ 116/2010 của Thủ tướng Chính phủ, theo QĐ 204 ngày 01/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ xã tôi tiếp tục thuộc diện đầu tư vậy xin hỏi tôi có tiếp tục được hưởng phụ cấp thu hút không?

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mụcTư vấn luậtdân sựcủa Công ty Luật Minh Khuê.

>>Luật sư tư vấn Luật dân sựtrực tuyếngọi:1900.6162

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Căn cứ pháp lý:

Nghị định số 116/2010/NĐ-CPcủaChính phủ : Về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Quyết định 204/QĐ-TTgcủa Thủ tướngChính phủ vềdanh sách xã đặc biệt khó khăn xã biên giới diện đầu tư Chương trình 135 2016

Nộidung phân tích:

Dựa trên thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi , chúng tôi xin tư vấn vấn đề của bạn như sau:

- Xác định đối tượng hưởng theoĐiều 2Nghị định số 116/2010/NĐ-CP của Chính phủ bao gồm :

" Cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, bao gồm:

1. Cán bộ, công chức, viên chức và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động, kể cả người tập sự, thử việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến xã, phường, thị trấn;

2. Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan chuyên môn kỹ thuật và người hưởng lương từ ngân sách nhà nước, kể cả người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong quân đội nhân dân và công an nhân dân;

3. Các đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này công tác ở các xã không thuộc diện đặc biệt khó khăn thuộc các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ được áp dụng chính sách quy định tại Nghị định này.

Đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này bao gồm người đang công tác và người đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn sau ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.".

Như vậy, bạn thuộc đối tượng hưởng phụ cấp khi công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

- Đối với phụ cấp thu hút theoĐiều 4 Nghị định số 116/2010/NĐ-CP quy địnhPhụ cấp thu hút như sau:

" 1. Đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này được hưởng phụ cấp thu hút bằng 70% tiền lương tháng hiện hưởng, bao gồm: mức lương chức vụ, ngạch, bậc hoặc cấp hàm và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, nếu có.

2. Thời gian hưởng phụ cấp thu hút là thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và không quá 5 năm. Thời điểm tính hưởng phụ cấp thu hút được quy định như sau:

a] Nếu đang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được tính hưởng phụ cấp thu hút kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành;

b] Nếu đến công tác sau ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì được tính hưởng phụ cấp thu hút kể từ ngày có quyết định của cơ quan có thẩm quyền. "

Theo đó, bạnđược hưởng phụ cấp thu hút khi công tác tại xã đặc biệt khó khăn trong vòng 5 năm với điều kiện trong vòng5 năm đó xã đó vẫn là xã có điều kiện đặc biệt khó khăn. Thời gian 5 năm ở đây là muốn nói đến thời gian tối đa được hưởng phụ cấp thu hút, kể cả bạn công tác ở xã đặc biệt khó khăn từ 5 năm trở lên [trong điều kiện chưa kịp quyết định luân chuyển] thì vẫn chỉ được hưởng phụ cấp thu hút với thời gian là 5 năm.Do vậy, theo Quyết định 204/QĐ-TTg quy định xã bạn đang công tác vẫn thuộc diệnlà xã đặc biệt khó khăn và bạn mới được hưởng phụ cấp 3 nămthì bạn vẫnsẽđược hưởng phụ cấp thu hút.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyếnqua tổng đàigọi số:1900.6162hoặc gửi qua email:Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Emailđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn LuậtDân sự.

Video liên quan

Chủ Đề